Ngày xuất bản: 25-06-2015

Tổng hợp vật liệu FexMnyOz/tro trấu với hàm lượng sắt tẩm cao hấp phụ asen trong nước ngầm

Nguyễn Trung Thành
Tóm tắt | PDF
Như đã biết, tùy vào đặc tính của môi trường nước các ion asen có thể tồn tại dưới dạng arsenate (H2AsO4- và H2AsO42-) hoặc arsenite (H3AsO30 và H3AsO3-); và các vật liệu oxit sắt có khả năng hấp phụ tốt asen. Trong nghiên cứu này, vật liệu FexMnyOz/tro trấu (RHA) được giới thiệu như một loại vật liệu hấp phụ mới đầy tiềm năng và có nhiều ưu điểm so với vật liệu FexOy/RHA trong xử lý asen trong nước ngầm bằng kỹ thuật hấp phụ; cụ thể là vật liệu 10 KL.% (FeCl3 + MnCl2) Fe7Mn3Ox/RHA cho hiệu quả hấp phụ asen cao gấp ~1,1 và ~1,3 lần so sánh tương ứng với vật liệu 10 KL.% FexOy/RHA và 10 KL.% (MnCl2) MnOx/RHAtính trên một đơn vị khối lượng chất hấp phụ. Việc nâng cao hiệu quả hấp phụ asen của vật liệu FexMnyOz/tro trấu (RHA) có thể là sự hiện diện đồng thời của mangan oxit và silic oxit (trong chất mang) có thể làm tăng điện tích dương trên bề mặt oxit sắt.

Một số đặc tính của nanochitosan có kích thước nhỏ được tổng hợp bằng phương pháp tạo gel ion

Lê Hồ Khánh Hỷ, Nguyễn Thu Hồng, Phan Bảo Vy, Đặng Quốc Minh, Đoàn Thị Thiết, Đào Việt Hà, Phạm Xuân Kỳ
Tóm tắt | PDF
Bài báo này đề cập đến một số đặc tính của hạt nanochitosan được tổng hợp bằng phương pháp tạo gel ion. Các hạt nanochitosan hình thành có kích thước siêu nhỏ, trung bình 12 nm. Các đặc tính hóa lý của hạt nanochitosan được đánh giá thông qua các kỹ thuật phân tích hóa lý khác nhau như FT-IR, XRD, SEM. Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của các hạt siêu nhỏ này cũng được chúng tôi quan tâm, góp phần tìm hiểu những tiềm năng mà hạt nanochitosan mang lại.

Sự hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí ở các lưu lượng sục khí khác nhau trên bể phản ứng theo mẻ

TRA?N QUANG LO?C, Nguye?n Dang Ha?i, Tra?n Thi? Tu?, Hoa?ng Ngo?c Tuo?ng Van, Nguyễn Quang Hưng
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng của các mức sục khí khác nhau đến sự hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí trên bể phản ứng theo mẻ luân phiên (SBR). Nghiên cứu được thực hiện với hai mức lưu lượng sục khí 2,5 L/phút và 4 L/phút với nước thải tổng hợp có nguồn cacbon từ glucose. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, với lưu lượng sục khí 2,5 L/phút, bùn hạt hình thành sau 25 ngày với kích thước lớn 4-5 mm nhưng không đồng đều và không ổn định với sự phát triển và chiếm ưu thế của vi khuẩn dạng sợi. Trong khí đó với lưu lượng sục khí 4 L/phút, bùn hạt hiếu khí hình thành lâu hơn sau 35 ngày với kích thước hạt bùn nhỏ hơn, dao động trong khoảng 2-3 mm nhưng tròn đều và ổn định hơn. Bùn hạt hiếu khí tạo được đều cho khả năng xử lý COD tốt dao động trong khoảng 85-95%.

Thiết kế một bộ điều khiển trò chơi dựa trên sự di chuyển của bàn tay trên nền FPGA

Trương Phong Tuyên, Lương Vinh Quốc Danh
Tóm tắt | PDF
Trong những năm gần đây, các ứng dụng sử dụng phương pháp điều khiển giao diện tự nhiên như thông qua cử động của đầu, tay... đang là một xu thế. Tuy nhiên, các giải pháp phần mềm cho việc điều khiển trên hiện tại vẫn còn hạn chế về tốc độ xử lý, đặc biệt là trong các ứng dụng thời gian thực. Từ đó, trên cơ sở thực hiện hệ thống nhúng trên nền FPGA, nghiên cứu này đề xuất một giải pháp phần cứng cho vấn đề đã nêu. Hệ thống được thực hiện sử dụng board Altera DE2-115 và một camera có độ phân giải 5 Mega pixel cho phép phát hiện và bám theo sự di chuyển của bàn tay người để điều khiển một trò chơi một cách tức thời. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ứng dụng nhúng tương tác thông minh trên nền FPGA.

Phương pháp gia công hầm ủ biogas từ sợi xơ dừa

Cao Lưu Ngọc Hạnh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thành Nhiều
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả khảo sát tính chất cơ học của tấm composite gia cường bằng tấm mat sợi xơ dừa có sử dụng chất độn là CaCO3. Thêm vào đó, bài báo cũng trình bày phương pháp gia công hầm ủ biogas từ sợi xơ dừa, phù hợp cho các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Xơ dừa từ huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre, nhựa polyester và chất độn CaCO3 được sử dụng làm nguyên liệu. Hầm ủ biogas được gia công theo phương pháp thủ công với các tấm mat xơ dừa được gia công theo phương pháp ép nóng bằng máy ép nóng Panstone (có xuất xứ từ Đài Loan), máy hoạt động nhờ hệ thống thủy lực, điều khiển tự động và các thiết bị gia nhiệt trên khuôn ép. Các khảo sát được đánh giá thông qua cơ tính kéo và uốn của các tấm composite gia cường bằng tấm mat sợi xơ dừa. Các kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ chất độn CaCO3 thích hợp cho gia công hầm ủ là 60% so với trọng lượng nhựa polyester (UPE) và xây dựng được các bước gia công hầm ủ từ khuôn cho đến sản phẩm.

Một số thực nghiệm để xác định tải cho ứng dụng thi trực tuyến trên Moodle

Ngô Bá Hùng, Quách Kim Hải
Tóm tắt | PDF
Moodle Quiz là một môđun của hệ thống quản lý học tập trực tuyến mã nguồn mở Moodle. Moodle Quiz có thể giúp những người giảng dạy triển khai hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học bằng hình thức trắc nghiệm khách quan trực tuyến một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm. Các chức năng của Moodle Quiz hầu như hoạt động ổn định không phát sinh lỗi. Tuy nhiên khi số lượng người tham gia thi đồng thời lớn, hệ thống triển khai Moodle Quiz thường dễ rơi vào tình trạng quá tải, người tham gia thi không thể thực hiện được bài thi của mình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ thi. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về việc xác định mối quan hệ giữa tải sinh ra tương ứng với một số lượng người dùng tham gia thi trực tuyến trên Moodle. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở cho việc xác định hạ tầng phần cứng cần cung cấp cho Moodle đủ để đáp ứng một lượng người dùng thi trực tuyến đồng thời của một kỳ thi nào đó nhằm đảm bảo kỳ thi được diễn ra an toàn.

Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể mụn dừa và giá thể mùn cưa

Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Quốc Trưởng, Lê Hoàng Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể mụn dừa và giá thể mùn cưa” được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản của mô hình bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể làm từ các vật liệu địa phương. Thí nghiệm được tiến hành trên 02 mô hình bể lọc sinh học nhỏ giọt ở quy mô phòng thí nghiệm. Các chỉ tiêu đánh giá gồm pH, DO, SS, COD, BOD5, Ntổng, Ptổng, NH4+, NO3-. Kết quả vận hành với tải lượng nạp 162 L/m2*ngày-1, tỷ lệ hoàn lưu 150% cho thấy nước thải sau xử lý của cả 2 mô hình có các chỉ tiêu pH, Ntổng đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; Ptổng đạt loại B QCVN 40:2011/BTNMT. Với lưu lượng 180 L/m2*ngày-1, tỉ lệ hoàn lưu là 150%, nước thải sau xử lý của mô hình sử dụng giá thể mụn dừa có các chỉ tiêu pH, Ntổng, SS đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; Ptổng đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT; nước thải sau xử lý của mô hình giá thể mùn cưa có các chỉ tiêu pH, Ntổng, NH4+ đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; nồng độ Ptổng đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tận dụng mùn cưa và mụn dừa làm giá thể cho bể lọc sinh học nhỏ giọt để xử lý nước thải tiết kiệm được chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả xử lý khá cao.

Phân tích định lượng tính không chắc chắn của kết quả mô hình dự đoán lượng phát thải khí dinitơ monoxid của khu vực tự nhiên ở Phần Lan

Trương Ngọc Phương
Tóm tắt | PDF
Mục đích của các mô hình môi trường là nhằm dự đoán giá trị của các biến môi trường và xu hướng thay đổi của các giá trị này trong tương lai. Các mô hình môi trường thường được phát triển sử dụng các dữ liệu đo đạc, dựa trên các mối tương quan giữa các biến môi trường và các đặc tính của các quá trình môi trường. Trong nghiên cứu này, mô hình dự đoán lượng phát thải khí dinitơ monoxid (N2O) được áp dụng trên khu vực đất tự nhiên của Phần Lan. Kết quả dự đoán của mô hình có khả năng không chính xác do sai số từ các dữ liệu đo đạc và dữ liệu nội suy được sử dụng để điều chỉnh mô hình và làm dữ liệu đầu vào cho mô hình. Hàm phân bố xác suất được áp dụng trong nghiên cứu này để định lượng tính không chắc chắn. Phương pháp Monte Carlo được áp dụng để phân tích sự lan truyền của tính không chắc chắn đến kết quả đầu ra của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị dự đoán lượng phát thải N2O nằm trong khoảng 0,4 – 3,1 kgN/hecta/năm. Độ lệch chuẩn của giá trị dự đoán nằm trong khoảng 0,1 – 5,5 kgN/hecta/năm. Đây là kết quả định lượng tính không chắc chắn của kết quả từ mô hình dự đoán lượng phát thải N2O cho khu vực tự nhiên của Phần Lan.

Sinh khối rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

Trần Thị Kim Hồng, Quách Trường Xuân, Trần Thị Ngọc Hằng
Tóm tắt | PDF
Cây tràm Melaleuca cajuputi là loài cây phổ biến ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Rừng tràm vừa cho giá trị về mặt xã hội, vừa có giá trị về môi trường. Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất của cây tràm được thực hiện ở tràm nhỏ hơn 10 tuổi và tràm lớn hơn 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tràm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng có mật độ rất dày, dao động từ 6.100 – 7.000 cây/ha. Đường kính trung bình của cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 4,56 cm và cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 5,48 cm. Chiều cao của cây có xu hướng tăng khi tuổi cây tràm tăng. Sinh khối của cây tràm phụ thuộc vào các bộ phận của cây và tuổi cây. Sinh khối cao nhất là ở phần thân (61,3% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 76,8%  đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi), kế đến là sinh khối ở phần cành, nhánh (đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 21,6% và đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 12,6%) và lá (17,1% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 10,6% đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi). Các số liệu cho thấy có mối quan hệ giữa sinh khối cây tràm với đường kính và chiều cao của cây. Tổng sinh khối trên mặt đất của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 65,63 tấn/ha nhỏ hơn tổng sinh khối ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi có giá trị là 89,98 tấn/ha.

Tổng hợp dẫn xuất 2-Benzimidazolyl-4-oxo-4H-Quinolizine bằng phương pháp hỗ trợ vi sóng

Phạm Cảnh Em, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Phương pháp nhanh chóng và hiệu quả ứng dụng sự hỗ trợ của vi sóng đã được phát triển thành công để tổng hợp các dẫn xuất 2-benzimidazolyl-4-oxo-4H quinolizine. Bằng phương pháp này, ba dẫn xuất 2-(1H-benzimidazol-2-yl)-4H-quinolizin-4-one đã được tổng hợp từ 4-oxo-4H-quinolizine-2-carbaldehyde với các ortho-phenylenediamine hoặc ortho-nitroaniline sử dụng Na2S2O4 hoặc Na2S2O5 làm tác nhân oxy hóa. Trong cả ba trường hợp khảo sát đều cho hiệu suất tổng hợp cao (76-92%) và thời gian tổng hợp ngắn (tối đa 10 phút). Cấu trúc của các dẫn xuất 2-(1H-benzimidazol-2-yl)-4H-quinolizin-4-one mới được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm 1H-NMR, 13C-NMR và MS.

Phân bố khí điện tử giả hai chiều trong giếng lượng tử bán parabol phân cực

Nguyễn Thành Tiên, Nguyễn Duy Khánh, Phạm Hải Dương, Phạm Thị Bích Thảo
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát sự phân bố khí điện tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích thứ nhất trong cấu trúc giếng lượng tử bán parabol dựa trên vật liệu có tính phân cực điện. Chúng tôi đã xác định các thế giam cầm và tính giá trị năng lượng trung bình ứng với một electron bằng phương pháp biến phân, từ đó xác định các tham số biến phân để khảo sát sự phân bố khí điện tử. Đặc biệt, nghiên cứu đã xác định được vai trò của phân cực điện đến hiệu ứng giam giữ lượng tử khí điện tử hai chiều trong cấu trúc giếng lượng tử bán parabol hình thành dựa trên hệ vật liệu AlN/GaN/AlGaN pha tạp điều biến. Kết quả nhận được cho thấy sự phân bố khí điện tử bị chi phối mạnh bởi các điện tích phân cực tồn tại ở tiếp giáp dị chất.

Nghiên cứu quy trình tách chiết và khảo sát hoạt tính sinh học của 6-gingerol từ củ gừng (Zingiber officinale-rosc)

Nguyễn Lập Đức, Trần Trung Tín, Lê Nguyễn Việt Hoàng, Nguyễn Văn Phú Vinh, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Ba phương pháp tách chiết 6-gingerol thô từ củ gừng thu mua ở xã Vị Tân, tỉnh Hậu Giang đã được nghiên cứu bao gồm phương pháp ngâm dầm cổ điển (TCG6N), phương pháp khuấy từ không gia nhiệt (TCG6K) và phương pháp siêu âm (TCG6S). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp TCG6N cho hàm lượng cao thô nhiều nhất (16,36%), trong khi  phương pháp TCG6S cho hàm lượng cao thô tuy hơi thấp hơn (14,18%) nhưng thời gian chiết ngắn hơn (75 phút so với 9 ngày của phương pháp TCG6N). Sắc ký cột cao ethyl acetate sử dụng hệ dung môi giải ly hexane:ethyl acetate = 3:2 thu được sản phẩm 6-gingerol thô (hiệu suất đạt 37,37%) với hàm lượng 6-gingerol tinh khiết đạt 75,73% (xác định bằng phương pháp GC-MS). Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy mẫu 6-gingerol thô không có hoạt tính kháng virus (PEDV) và virus cúm H1N1 nhưng có hoạt tính kháng ung thư vú (MCF-7) yếu cũng như kháng Staphylococcus areus yếu.

Sự tương tác giữa cis-[PtCl2(NH3)2] and cis-PtCl2(iPram)(Hpz)] với guanine: Một nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết phiếm hà

Phạm Vũ Nhật, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Đình Cung Tiến
Tóm tắt | PDF
Sự tương tác giữa các sản phẩm thủy phân của cisplatin và một dẫn xuất mới của nó với nucleobase guanine lần đầu tiên được khảo sát một cách hệ thống bằng các phương pháp tính toán hóa học lượng tử. Lý thuyết phiếm hàm mật độ (B3LYP) kết hợp với các bộ cơ sở phù hợp tương quan (cc-pVTZ cho phi kim và cc-pVTZ-PP cho platinum) được sử dụng để khảo sát các tham số nhiệt động, cấu trúc điện tử, đặc điểm liên kết, tính chất quang phổ,... trên một loạt các cấu trúc khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy liên kết H đóng vai trò trung tâm trong việc ổn định liên kết và điện tích được dịch chuyển từ nguyên tử H sang nguyên tử O6 guanine khi liên kết hyđro được hình thành. Điểm đáng lưu ý khác là sự thay thế các phối tử ammine trong cisplatin bởi những nhóm có kích thước lớn hơn làm cho sự tương tác giữa PtII với guanine trở nên ôn hòa hơn.

Bước đầu nghiên cứu bệnh tiểu đường trên chó tại bệnh xá thú y, Đại học Cần Thơ

Trần Thị Thảo, Nguyễn Thoại Phương Khanh, Nguyễn Dương Bảo, Trần Ngọc Bích
Tóm tắt | PDF
Tiểu đường trên chó là một bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh rối loạn chuyển hóa và đang có xu hướng gia tăng. Trong tổng số 1.245 chó được khám tại Bệnh xá thú y, Đại học Cần Thơ, thông qua bệnh sử, chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm đường huyết (ĐH) mao mạch sau khi ăn 8 giờ bằng giấy thử One Touch Basic với phương pháp đặc hiệu dựa trên phản ứng glucose oxydasa, đọc kết quả sau 5 giây bằng máy đọc tự động One Touch Basic Plus glucose meter của Mỹ. Nghiên cứu được chia làm 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 bao gồm 17 chó tiểu đường tiền lâm sàng (TĐTLS) và 18 chó tiểu đường lâm sàng (TĐLS) được điều trị bằng Diamicron MR 30 mg, nghiệm thức 2 gồm 17 chó tiểu đường tiền lâm sàng (TĐTLS) và 19 chó tiểu đường lâm sàng (TĐLS) được điều trị bằng  Pioglite 30 mg. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường là 5,7%. Trong đó tiểu đường tiền lâm sàng 47,89%, tiểu đường lâm sàng 52,11%. Những biểu hiện lâm sàng đặc trưng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân và béo phì. Bệnh tiểu đường phụ thuộc vào giới tính, và tuổi. Bệnh lý tiểu đường xuất hiện trên chó từ 4 năm tuổi, tăng dần theo độ tuổi và nhiều nhất ở chó già, chó trên 10 năm tuổi (27,91%). Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trên chó không phụ thuộc vào nhóm giống. Thuốc hạ ĐH Diamicron MR 30 mg và Pioglite 30 mg kiểm soát ĐH tốt trên chó tiểu đường tiền lâm sàng (94,12%), và ở mức chấp nhận được (thuyên giảm) trên chó tiểu đường lâm sàng (89.19%).

Ảnh hưởng của các mức độ đạm thô trong khẩu phần bằng bổ sung bánh đa dưỡng chất đến sự ti

Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin với 4 nghiệm thức và 4 giai đoạn trên 4 bò đực Lai Sind khoảng 2,5 năm tuổi. Mỗi giai đoạn gồm 2 tuần lễ trong đó 7 ngày đầu cho bò tập ăn với khẩu phần thí nghiệm và 7 ngày sau lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu. Bốn nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm gồm các các khẩu phần có mức 140, 170, 200 và 230 g CP/100 kg thể trọng tương ứng với nghiệm thức CP140, CP170, CP200 và CP230. Kết quả cho thấy sự tiêu thụ thức ăn (kgDM/con/day) ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên đường tiêu hóa và một số chỉ tiêu sinh lý máu trên gà nuôi nhốt tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Nguyễn Hồ Bảo Trân, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tình tình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa và một số chỉ tiêu sinh lý máu trên gà được tiến hành dựa trên phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin, để định danh phân loại các thành phần loài giun sán ký sinh và xác định chỉ tiêu sinh lý máu của 108 con gà (trong đó 16 con được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu sinh lý máu ở gà nhiễm giun sán (8 con) với gà không bệnh (8 con)), kết quả thu được như sau: Tỷ lệ nhiễm giun sán ở đàn gà tại quận Bình Thủy là 25,93%. Gà nhiễm 2 lớp giun sán, trong đó lớp Nematoda và Cestoda nhiễm với tỷ lệ lần lượt là 92,86% và 50%. Thành phần loài giun sán ký sinh trên gà gồm 7 loài. Trong đó, lớp Cestoda gồm 5 loài là: Raillietina tetragona, Raillietina echinobothrida, Raillietina georgiensis, Raillietina penetrans, Raillietina tinguiana. Và lớp Nematoda gồm 2 loài: Heterakis beramporia và Ascaridia galli. Các loài có tỷ lệ nhiễm cao là Heterakis beramporia với tỷ lệ là 64,29%, và Ascaridia galli là 50%, Raillietina tetragona  là 25%, và Raillietina echinobothrida  là 21,43%. Gà bị nhiễm giun sán thì số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, huyết sắc tố giảm. Các chỉ số Hematocrit, M.C.V, M.C.H, M.C.H.C vẫn còn nằm trong giới hạn bình thường. Số lượng hồng cầu: 2,4±0,54 (106/mm3), số lượng bạch cầu là 28,58±4,43 (103/mm3), huyết sắc tố 6,46±0,95 (g%), Hematocrit 20,38±5,10 (%), chỉ số Wintrobe M.C.V 85,81±15,82 (µ3), M.C.H 27,52±4,11 (pg), M.C.H.C 32,82±6,48.

Phân lập và nhận diện vi tảo dị dưỡng thraustochytrid sản xuất carotenoid

Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Thị Liên
Tóm tắt | PDF
Carotenoid,một loại quan trọng của các sắc tố tự nhiên, có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm y học, mỹ phẩm,thức ăn chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm.Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhu cầu sử dụng carotenoid từ các nguồn tự nhiên đã thúc đẩy nhiều nỗ lực lớn để cải thiện sản xuất carotenoid từ các nguồn sinh học, do đó mở ra cơ hội phát triển vi tảo. Trong nghiên cứu này, một loại vi tảo biển dị dưỡng, dòng BCM05 có khả năng sản xuất carotenoid đã được phân lập thành công từ các mẫu lá bần đang trong giai đoạn phân hủy ở rừng ngập mặn của tỉnh Cà Mau. Xác định trọng lượng khô sinh khối tế bào là một tiến trình mất nhiều thời gian, do đó một đường chuẩn cho sự tương quan giữa trọng lượng sinh khối khô với mật độ quang của dòng BCM05 đã được xây dựng. Hàm lượng carotenoid tổng số của dòng BCM05 là 7.600µg/kg trọng lượng khô. Kết quả phân tích trình tự một phần vùng gen 18S rRNA của dòng BCM05 đã cho thấy có 97% đồng hình với trình tự của loài Aurantiochytrium sp. B072.Qua phân tích cây phả hệ bằng phần mềm MEGA 5.05 và sử dụng giá trị bootstrap cao với 1.000 lần lặp lại, dòng BCM05 đã được xác định và được đặt tên Aurantiochytrium sp. BCM05....

Phân lập nấm Aspergillus fumigatus với khả năng sinh tổng hợp phytase cao

Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Tính
Tóm tắt | PDF
Phytase là enzyme có khả năng thủy phân acid phytic hay phytate tạo thành những gốc phosphate tự do để cung cấp nguồn dinh dưỡng phosphorus thiết yếu cho sinh vật. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy chủng nấm mốc Aspergillus fumigatus là nguồn sản xuất phytase ngoại bào tiềm năng và ưu điểm nổi bật của phytase từ chủng nấm này là khả năng chịu nhiệt cao, đặc điểm này phù hợp với điều kiện gia nhiệt trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì thế, việc phân lập A. fumigatus với khả năng sinh tổng hợp phytase là điều cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 chủng nấm mốc được phân lập từ 5 mẫu lúa khảo sát nhưng chỉ có 3 chủng nấm mốc với ký hiệu ET3, ET7 và ET8 có khả năng sinh tổng hợp phytase cao dựa trên sự hình thành vòng halo trên môi trường tuyển chọn M2 ở nhiệt độ 30ºC. Trong đó, chủng ET3 có khả năng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ cao (45ºC) và các đặc điểm hình thái tương đồng với chủng A. fumigatus đã công bố. Định danh chủng ET3 bằng phương pháp sinh học phân tử, sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen trên vùng ITS.Kkết quả cho thấy, chủng ET3 thuộc Aspergillus fumigatus với mức độ đồng hình 98%.

Ứng dụng vi khuẩn chuyển hóa nitơ Pseudomonas stutzeri và vi khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis để loại bỏ đạm, lân trong quy trình xử lý nước thải lò giết mổ gia cầm

Cao Ngọc Điệp, Hà Thanh Toàn, Trần Thị Thưa
Tóm tắt | PDF
Các chất ô nhiễm đặc trưng của nước thải lò giết mổ gia cầm công nghiệp là phức hợp các chất béo, protein, carbohydrate từ thịt, máu, da và lông, kết quả làm cho nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn (TSS) trong nước thải rất cao. Vi khuẩn chuyển hóa nitơ Pseudomonas stutzeri dòng D3b và vi khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis dòng DTT.001L có khả năng loại bỏ nitơ và chuyển hoá phospho, đặc biệt là hàm lượng ammonium (NH4+) và lân hoà tan (orthophosphate-PO43-) trong qui trình xử lý nước thải từ lò giết mổ gia cầm. Kết quả ghi nhận ở mô hình phòng thí nghiệm (thể tích 10-lít), bổ sung glucose (2,5 g/L), kết hợp với giá bám và sục khí, mật số vi khuẩn dao động trong khoảng 6,68-7,14 log10 cfu/mL, hiệu suất loại bỏ NH4+  từ  98,9%-100% và hiệu suất xử lý PO43- từ  90,6%-100%, pH trung bình 7-9 sau 1 ngày xử lý nhưng hàm lượng COD, TSS, TN còn cao, vượt ngưỡng cho phép của QCVN40:2011/BTNMT. Ứng dụng vào mô hình có thể tích lớn hơn (100-lít); kết quả đạt được là: hàm lượng NH4+, PO43-, TN, TP, COD, TSS, N-NO2-, N-NO3- trong nước thải lò mổ gia cầm đạt loại A theo QCVN40:2011/BTNMT sau 24 giờ ở mô hình 100-L.

Khảo sát môi trường nuôi cấy nấm Aspergillus fumigatus ET3 để tăng hiệu suất sản sinh phytase

Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt | PDF
Phytase là enzyme có khả năng giải phóng phosphorus từ phytate, khiến phosphorus trở nên dễ hấp thu nên được dùng phổ biến trong thức ăn gia súc. Trong nghiên cứu trước đó, chủng nấm Aspergillus fumigatus ET3 được xem có tiềm năng trong việc sản sinh enzyme phytase. Việc thiết lập được môi trường nuôi cấy thích hợp nhất để thu nhận hàm lượng phytase cao để hạ giá thành sản xuất enzyme từ chủng nấm mốc này là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chủng nấm mốc Aspergillus fumigatus ET3 với mật số bào tử chủng vào môi trường là 108 bào tử/mL, pH dung dịch khoáng bổ sung là 4 có khả năng sinh tổng hợp phytase cao nhất trên nguồn cơ chất là bột mì sau 2 ngày nuôi ở nhiệt độ môi trường là 35oC.

Tối ưu hóa khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học của chủng vi khuẩn Bacillus aryabhattai KG12S và thử nghiệm xử lý nước thải sau biogas từ trại chăn nuôi heo

Huỳnh Văn Tiền, Cao Ngọc Điệp, Trương Trọng Ngôn
Tóm tắt | PDF
Nước thải chăn nuôi heo sau khi được xử lý bằng hệ thống biogas vẫn còn chứa hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Chất kết tụ sinh học (bioflocculants) là một hợp chất cao phân tử được tổng hợp trong quá trình phát triển của các vi sinh vật. Chúng có tác dụng lắng tụ nhanh chóng, có khả năng tự phân hủy, an toàn cho con người và môi trường nên được nghiên cứu và ứng dụng để xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas. Chủng vi khuẩn Bacillus aryabhattai KG12S được phân lập từ mẫu nước thải sau hệ thống biogas của trại chăn nuôi heo ở tỉnh Kiên Giang, có khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học với thành phần môi trường tối ưu cho khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học gồm glucose (1,12%), glutamate (5,7%), K2HPO4 (0,4%) và KH2PO4 (0,8%) ở pH 6 cho tỷ lệ kết tụ 96,87% với dung dịch kaolin sau 5 phút để lắng, bổ sung dung dịch CaCl2 và 0,2% dịch nuôi sinh khối vi khuẩn. Kết quả ứng dụng chủng vi khuẩn này trong xử lý nước thải sau hệ thống biogas của trại chăn nuôi heo đã làm giảm COD, TSS, Nitơ tổng, photpho tổng và hàm lượng Amonium lần lượt là 50,85%, 67,21%, 75,00%, 85,42% và 77,78% so với chỉ số ban đầu. Chỉ tiêu Photpho tổng đạt cột A của quy chuẩn QCVN_ 40/2011/BTNMT.

Nghiên cứu sự ổn định của acid ascorbic trong điều kiện xử lý nhiệt kết hợp với áp suất cao (mô hình mẫu)

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Động học phân hủy nhiệt và kết hợp nhiệt độ – áp suất của acid ascorbic (với tỷ lệ phân tử giữa oxy và acid ascorbic khác nhau) trong dung dịch đệm acetate (0,2 M, pH 5,0) và phosphate (0,1 M, pH 7,0) đã được nghiên cứu. Sự phân hủy nhiệt của acid ascorbic (AA) có thể được mô tả theo mô hình hai giai đoạn, cho thấy sự phân hủy xảy ra thông qua con đường hiếu khí và kỵ khí. Hơn nữa, sự phân hủy AA xảy ra ngay trong giai đoạn gia áp khi xử lý áp suất, chủ yếu do quá trình oxy hóa (phân hủy hiếu khí). Khi oxy được tiêu thụ hết trong phản ứng, sự phân hủy yếm khí chiếm ưu thế và diễn ra chậm hơn rất nhiều so với phân hủy hiếu khí. Do đó, acid ascorbic thể hiện khả năng ổn định ở áp suất cao (700 MPa kết hợp với nhiệt độ lên đến 70°C) sau 100 phút xử lý. Tuy nhiên, AA bị phân hủy ở điều kiện kết hợp nhiệt và áp suất cực cao, nhiệt độ trên 70°C kết hợp với áp suất trên 700 MPa. Tỷ lệ phân tử giữa acid ascorbic và oxy là thông số quan trọng để ước tính hàm lượng acid ascorbic bị phân hủy hiếu khí và để xác định nồng độ acid ascorbic cần thiết để bảo vệ các chất dinh dưỡng khác trong quá trình chế biến.

Tối ưu hóa quá trình thủy phân tinh bột bằng enzyme amylase trong chế biến sữa gạo sử dụng mô hình phức hợp trung tâm và bề mặt đáp ứng

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Giai đoạn thủy phân tinh bột gạo trong quy trình sản xuất sữa gạo được thực hiện theo hai bước với 2 loại enzyme amylase (α- amylase và gluco-amylase). Ảnh hưởng của nhiệt độ, tỷ lệ enzyme (α-amylase, gluco-amylase) và thời gian thủy phân đến hiệu quả thủy phân tinh bột được khảo sát (thông qua độ nhớt và chỉ số DE - Dextrose Equivalence). Ở cả hai bước thủy phân, mô hình bề mặt đáp ứng có ý nghĩa và thỏa các điều kiện được xây dựng dựa trên 32 đơn vị thí nghiệm ở mỗi bước thủy phân. Mô hình dự đoán độ nhớt thấp nhất có thể đạt được (30,899 cP) tại điều kiện thủy phân tối ưu ở nhiệt độ 74,71oC, tỷ lệ enzyme α-amylase sử dụng 0,13% và thời gian thủy phân 40,54 phút. Chỉ số DE cao 77,38% có thể thu được khi quá trình đường hóa được thực hiện ở nhiệt độ 60,39oC trong 210 phút với tỷ lệ enzyme gluco-amylase 0,077%. Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy giá trị độ nhớt và chỉ số DE lý thuyết và giá trị thực tế tương đồng với nhau.

Ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chính, hồi quy logistic và giản đồ yêu thích trong đánh giá cảm quan sản phẩm sữa gạo

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), hồi quy logistic (Logistic Regression) và giản đồ yêu thích (Preference map) sản phẩm được sử dụng để mô tả các thuộc tính quan trọng và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa gạo được chế biến với các nồng độ chất béo và hàm lượng chất khô hòa tan khác nhau. Các cảm quan viên được huấn luyện để đánh giá các thuộc tính cảm quan đặc biệt của sữa như màu, mùi, vị, trạng thái, điểm ưa thích trung bình và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng. Phân tích thành phần chính xác định được hai thành phần chủ yếu có ý nghĩa và chiếm 89,86% của phương sai trong các dữ liệu thuộc tính cảm quan. Kết quả cho thấy các thuộc tính quan trọng của sữa gạo là vị ngọt, vị béo, mùi gạo, mùi sữa bò, khả năng tách béo (váng sữa), lắng cặn, màu nâu. Tỷ số Odd phân tích theo phương pháp hồi quy logistic được mô hình hóa với các biến là hàm lượng béo và tổng chất khô hoà tan, giá trị P của mô hình < 0,05. Giản đồ yêu thích cũng đồng thời được xây dựng. Các kết quả thu nhận đã cho thấy tiện ích của các phương pháp phân tích để xác định các thuộc tính cảm quan của sữa gạo là rất quan trọng cho sự chấp nhận của người tiêu dùng và xác định nhóm khách hàng tiềm năng.

Tác dụng của xung ánh sáng trên Bacillus subtilis dạng huyền phù và gây nhiễm trên gia vị

Nguyễn Bảo Lộc, Nicorescu Irina, Orange Nicole, Chevalir Sylvie
Tóm tắt | PDF
Mục đích của thí nghiệm là nhằm đánh giá tác động của xung ánh sáng (PL) trên B. subtilis trong hai dạng môi trường (dạng huyền phù và gây nhiễm trên gia vị) thông qua hai chỉ tiêu chính là khả năng tiêu diệt vi sinh vật và tác động lên cấu trúc tế bào vi sinh vật. Đầu tiên, thí nghiệm về tác động của phương pháp xử lý xung ánh sáng (với cường độ năng lượng 0,6 J.cm-2/xung) trên huyền phù của tế bào sinh dưỡng B. subtilis (DO580nm = 0,8) được thực hiện. Kết quả cho thấy phương pháp này tiêu diệt được 8 log tế bào trong khi hình dạng của tế bào không bị ảnh hưởng. Khi phân tích sự di chuyển của ADN trên gel agar, thì kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu xử lý và mẫu đối chứng.  Tiếp theo, thí nghiệm nghiên cứu tác động của xung ánh sáng (với cường độ năng lượng 1 J.cm-2/xung) trên ba loại gia vị (tiểu hồi, ớt đỏ và tiêu đen) được gây nhiễm nhân tạo với tế bào sinh dưỡng của B. subtilis (giai đoạn phát triển logarit) được thực hiện. ..

Nghiên cứu khả năng thủy phân dịch protein của thịt đầu tôm sú bằng enzyme protease nội tại

Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Vi Nhã Tuấn, Võ Thị Anh Minh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát khả năng thủy phân protein bằng enzyme protease nội bào có trong thịt đầu tôm sú. Thông qua nội dung nghiên cứu, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân protein như thời gian thủy phân thích hợp, ảnh hưởng của pH môi trường thủy phân đã được quan tâm. Đặc biệt, điều kiện tiền xử lý nhiệt nhằm kích hoạt enzyme protease nội bào đã được tối ưu hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng với 2 thừa số bao gồm 24 đơn vị thí nghiệm. Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian thủy phân protein tốt nhất, dịch thủy phân không có mùi lạ là 8 giờ. Đồng thời, quá trình thủy phân protein đạt tốt nhất khi điều chỉnh pH môi trường là 9, kết hợp với thông số tối ưu của điều kiện tiền xử lý nhiệt nguyên liệu là 50,73°C và thời gian 4,43 phút.

Tái sinh chồi cây khổ qua (Momordica charantia L.) in vitro từ tử diệp

Lê Minh Lý, Triệu Phương Thảo, Huỳnh Lê Anh Nhi
Tóm tắt | PDF
Đề tài “Tái sinh chồi cây khổ qua (Momordica charantia L.) in vitro từ tử diệp” được thực hiện nhằm tìm ra tuổi của tử diệp, nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng (BA, kinetin and IBA) thích hợp cho sự tái sinh chồi, nhân chồi và tạo rễ cây khổ qua tái sinh từ tử diệp in vitro. Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng nuôi cấy mô của Bộ môn Sinh lý - Sinh hoá, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014. Kết quả thí nghiệm cho thấy: i) tử diệp từ hạt 12 ngày sau khi nảy mầm trong điều kiện tối cho tỉ lệ tái sinh chồi 93,8% sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường MS+BA 2,5 mg/L; ii) Môi trường MS có bổ sung BA 1 mg/L + kinetin 0,2 mg/L cho hiệu quả nhân chồi từ cây khổ qua tái sinh tốt nhất; iii) Tỉ lệ chồi tạo rễ cao (85,4-96,9%) trên môi trường MS + than hoạt tính 2 g/L +IBA 0-1 mg/L  sau 3 tuần nuôi cấy.

Nhận diện tính kháng bệnh đốm đen ở cây hoa hồng (Rosa L. Hybrid) bằng chỉ thị phân tử SSR

Nguyễn Lộc Hiền, Huỳnh Kỳ
Tóm tắt | PDF
Bệnh đốm đen là một bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại trên cây hoa hồng. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây và gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của hoa hồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nhận diện những giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen trong tập đoàn 20 giống hoa hồng được trồng tại Trường Đại học Cần Thơ bằng 2 chỉ thị phân tử SSR là 155SSR và 69Mic đối với gen Rdr1. Đánh giá sự xuất hiện bệnh ngoài vườn cho thấy có 13/20 giống không bị bệnh và 7/20 giống nhiễm bệnh đốm đen. Trong 13 giống không bị bệnh đốm đen, ngoại trừ giống Mussay, cả 12 giống còn lại đều xuất hiện các băng DNA liên kết với gen kháng bệnh đốm đen Rdr1 ở 2 chỉ thị phân tử 155SSR (157 bp) và 69Mic (249 bp). Có 4 giống nhiễm cũng được nhận diện bằng 2 chỉ thị phân tử này. Kết quả này cho thấy có thể sử dụng 2 chỉ thị SSR 155SSR và 69Mic để nhận diện nhanh tính kháng bệnh đốm đen ở cây hoa hồng, và có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc lai tạo và chọn lọc các giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen.

Xác định thời điểm thu hoạch của trái xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Trần Văn Hâu, Nguyễn Chí Linh, Nguyễn Long Hồ
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định độ tuổi thu hoạch thích hợp của trái xoài cát Hòa Lộc ở vụ thuận (tháng 4-5), vụ muộn (tháng 7-9) và vụ nghịch (tháng 12-1). Thí nghiệm được thực hiện trên ba vườn, mỗi vườn sáu cây xoài cát Hòa Lộc 8-10 năm tuổi tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ tháng 5/2012 đến tháng 01/2013. Trái xoài cát Hòa Lộc được thu hoạch ở các thời điểm: 70, 75, 80, 85, 90 và 95 ngày sau khi đậu trái (NSKĐT). Mỗi lần thu 3 trái/cây để ghi nhận khối lượng, màu sắc và phẩm chất trái. Kết quả cho thấy trái xoài tăng trưởng và trưởng thành ở thời điểm 85-90 NSKĐT và sau đó chuyển sang giai đoạn chín. Trong vụ thuận nên thu hoạch ở thời điểm từ 85-90 NSKĐT, trong vụ nghịch và vụ muộn nên thu hoạch ở thời điểm từ 80-85 NSKĐT lúc này các chỉ tiêu về phẩm chất cũng như thành phần trái ổn định, oBrix đạt từ 20-21%, hàm lượng chất khô đạt 22-28%, tỉ lệ thịt trái 80-82% và tỉ trọng trái 1,02, lúc này trái xoài cát Hòa Lộc sẽ có chất lượng tốt nhất.

Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất lúa 1 phải 5 giảm của hai nhóm hộ trong và ngoài hợp tác xã ở Kiên Giang và An Giang

Nguyễn Hồng Tín, Lê Thị Cẩm Hương, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Sánh, Châu Mỹ Duyên
Tóm tắt | PDF
Kỹ thuật một phải năm giảm (1P5G) trong canh tác lúa được công nhận là một tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ứng dụng và mở rộng kỹ thuật này thay đổi rất khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quản lý nước, kỹ thuật canh tác, quản lý đồng ruộng. Trong số đó, hình thức tổ chức sản xuất là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp lên hiệu quả của kỹ thuật 1P5G. Bài viết này phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của nông dân sản xuất lúa 1P5G theo hai hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, sản xuất riêng lẻ và sản xuất tập thể (HTX). Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức tổ chức sản xuất HTX giúp kỹ thuật 1P5G phát huy hiệu quả, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của kỹ thuật này tùy thuộc vào những điều kiện canh tác khác nhau của mỗi địa phương. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho việc qui hoạch, phát triển và nhân rộng mô hình 1P5G nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa.

Tăng cường khả năng chịu ngập của cây lúa giai đoạn mạ bằng bạc nitrate

Phạm Phước Nhẫn, Lê Thị Kim Mai, Nguyễn Thị Diễm Kiều, Bùi Thị Tố Như
Tóm tắt | PDF
Lúa là cây lương thực chủ lực nuôi sống hơn một nữa dân số thế giới được trồng nhiều ở Châu Á. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa chủ lực của Việt Nam nhưng là vùng đất thấp và bị ngập do lũ hằng năm gây khó khăn cho sản xuất lúa. Cơ chế thích nghi của cây lúa với ngập úng là hạn chế sự vương lóng và tiêu hao năng lượng bằng cách giảm thiểu quá trình biến dưỡng. Bạc là tác nhân ức chế tổng hợp ethylene có nhiều chức năng ở thực vật. Nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ AgNO3 cho hiệu quả cao nhất lên tính chống chịu úng trên cây lúa và định lượng các hợp chất biến dưỡng như hàm lượng đường và nồng độ oxy. Tỷ lệ sống của cây lúa sau 7 ngày ngập cao nhất khi xử lý với AgNO3 3 mg/L là 83% so với đối chứng 29%. Giống OM6976 cho tỷ lệ sống cao nhất 70% và thấp nhất là OM4218 47% nhưng khi xử lý ngập với AgNO3 tỷ lệ sống là như nhau, khoảng 75%. Oxy trong nước giảm dần sau khi ngập nhưng với sự hiện diện của AgNO3 hàm lượng oxy giảm chậm hơn so với đối chứng có thể là nguyên nhân kéo dài khả năng chịu đựng của cây lúa bên cạnh hạn chế tiêu hao hàm lượng đường trong quá trình biến dưỡng yếm khí.

Ảnh hưởng của bao trái trước thu hoạch đến trọng lượng và chất lượng trái bòn bon (Lansium domesticum Corr.) khi thu hoạch tại Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Phạm Thị Phương Thảo, Huỳnh Thị Tuyền, Lê Văn Hòa, Lê Phước Thạnh
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định loại bao trái (i) và thời điểm bao trái (ii) thích hợp trước thu hoạch lên năng suất và chất lượng của chùm trái bòn bon. Thí nghiệm được bố trí trên vườn bòn bon Thái 11 năm tuổi tại Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long từ tháng 4-8/2013. Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố: (1) vật liệu bao trái gồm nghiệm thức đối chứng (không bao) và 12 loại bao chùm trái khác nhau (5 loại bao PE có màu sắc khác nhau (kết hợp hoặc không kết hợp với giấy báo bên trong), bao giấy trắng và bao giấy vàng); và (2) bố trí tại 3 thời điểm bao chùm trái khác nhau (14, 28 và 42 ngày sau khi đậu trái).. Thí nghiệm có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại một chùm trái. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức bao chùm trái ở thời điểm 14 ngày sau khi đậu trái là phù hợp nhất. Hai nghiệm thức bao giấy dầu vàng và giấy dầu trắng có hiệu quả tốt nhất do duy trì số lượng trái trên chùm nhiều (>21 trái), trọng lượng chùm trái (g) cao, giảm rụng trái non và tỉ lệ nấm bệnh bồ hóng giảm, màu sắc trái đẹp, độ Brix và pH ổn định.

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân bón cho lúa cao sản OM4900 trên đất phù sa tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Lê Vĩnh Thúc, Võ Thị Thảo Nguyên, Chu Văn Hách
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông Xuân (ĐX) 2009-2010 và Hè Thu (HT) 2010, sau đó ứng dụng mô hình trong vụ ĐX 2010-2011 và HT 2011. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (ô khuyết N bón đầy đủ P, K; ô khuyết P bón đầy đủ N, K; ô khuyết K bón đầy đủ N, P; ô bón đầy đủ N, P, K) và 4 lần lặp lại. Sau khi tìm được công thức phân tiến hành ứng dụng cho mô hình bằng cách chia đôi ruộng nông dân, bón phân theo địa điểm chuyên biệt (SSNM) và QTND. Kết quả thí nghiệm cho biết được lượng dinh dưỡng N, P, K nội tại do đất cung cấp cho một hecta vụ ĐX  là 65 kg N + 33 kg P2O5 + 115 kg K2O và công thức phân bón N, P, K đề xuất 90 kg N + 36 kg P2O5 + 22 kg K2O/ha; vụ HT là 49 kg N + 26 kg P2O5 + 88 kg K2O và công thức phân bón N, P, K đề xuất 85 kg N + 40 kg P2O5 + 28 kg K2O/ha. Năng suất lúa ở mô hình bón phân theo SSNM cao hơn cách bón theo QTND là 0,33-0,48 tấn/ha. Trong vụ ĐX 2010-2011 và HT 2011, QTND đã bón lượng phân bón cao hơn so với SSNM, lượng N từ 6 - 9 kg/ha; lượng P2O5 từ 13-18 kg/ha; lượng K2O từ 27-28 kg/ha.

Phân tích các khó khăn và quan tâm của nông dân thực hiện các mô hình canh tác tại huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Lê Thanh Phong, Trần Hồng Thúy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện để phân tích các khó khăn và quan tâm của nông dân trong 5 mô hình  mô hình canh tác là Lúa (L), Thủy sản (TS), Lúa-Thủy sản (L-TS), Lúa-Màu (L-M) và Lúa-Màu-Thủy sản (L-M-TS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lúa là cây trồng phổ biến trong các mô hình canh tác và nông dân thực hiện mô hình có kinh nghiệm canh tác. Việc đa dạng hóa cây trồng, thủy sản có chiều hướng giúp nông hộ đạt lợi nhuận cao. Các khó khăn của nông dân trong các mô hình canh tác tập trung vào những vấn đề Thị trường, Môi trường canh tác và Quản lý sản lượng. Trong các mô hình canh tác có lúa, sự Tích lũy tiền của nông hộ được dự đoán bởi Thời vụ canh tác, Tập huấn khuyến nông, Nguồn nước canh tác, Chất lượng nước canh tác và Sức khỏe nông hộ. Trong mô hình chuyên canh thủy sản, sự Tích lũy tiền của nông hộ được dự đoán bởi Tập huấn khuyến nông và Chất lượng nước canh tác. Phân tích nhân tố xác định 3 nhân tố được nông dân quan tâm là An toàn nông hộ, Cải tiến kỹ thuật canh tác, Yêu cầu giống và nước.

Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp với cua biển (Scylla paramamosain) ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Lê Quốc Việt, Ngô Tuyết Hồng, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8-12/2014, thông qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ nuôi tôm sú kết hợp với cua biển ở huyện Năm Căn,tỉnh Cà Mau.Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình.Kết quả cho thấy, diện tích trung bình của các hộ nuôi 1,5 ha/ao, mương bao chiếm 28,6%, độ sâu mực nước ở mương 1,1 m và trảng là 0,5 m.Số lần thả tôm giống và cua trong năm lần lượt là 5,8 và 4,6 lần;tương ứng với mật độ tôm là 19,0 con/m2 và cua là 0,5 con/m2. Năng suất trung bình của tôm sú,cua, tôm tự nhiên và cá lần lượt là: 365; 76,9; 109 và 40,3 kg/ha/năm. Trung bình tổng chi phí của mô hình nuôi 26,6 triệu đồng/ha/năm; tổng thu nhập bình quân 118,8 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận đạt 91,3 triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 3,7. Có 3 yếu tố tác động làm tăng hiệu quả của mô hình nuôi gồm: (i) sử dụng chế phẩm sinh học; (ii) thả tôm không vượt quá 8 lần/năm và (iii) thả cua không nhiều hơn 3 lần/năm. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho việc khuyến cáo các hộ nuôi tôm sú kết hợp với cua biển ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.

Ảnh hưởng của mức độ chọn lọc và tuổi cá bố mẹ lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn nuôi thương phẩm

Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, Dương Nhựt Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định hệ số di truyền thực về tăng trưởng với 2 mức độ chọn lọc hàng loạt (cá có khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) và tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi cá bố mẹ lên tăng trưởng của dòng cá rô đầu vuông (ĐV) giai đoạn nuôi thương phẩm. Bốn nghiệm thức cá rô ĐV là đàn con của cá bố mẹ G1 (10 tháng tuổi) chọn lọc ở mức 5% (G2-CL1) và 25% (G2-CL2), cá bố mẹ ngẫu nhiên (G2-NN) và cá bố mẹ ban đầu 26 tháng tuổi (G1-0). Cá giống 2 tháng tuổi (4,6 - 6,4g) được nuôi trong giai với mật độ100 con/2m2, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Cá được cho ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm giảm từ 40% xuống 30% theo thời gian nuôi. Kết quả sau 4 tháng, tỷ lệ sống của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), đạt từ 82,8 – 94,8%. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của nhóm cá chọn lọc (1,53 - 1,58) thấp hơn cá ngẫu nhiên (1,82±0,49). Tăng trưởng của cá G2-CL1 nhanh nhất, khối lượng cuối (126,4±25,2) tăng 43,6% so với cá không chọn lọc. Hệ số di truyền về khối lượng ở mức chọn lọc 5% là 0,31±0,16 và ở mức chọn lọc 25% là ~ 0. Tuổi cá bố mẹ (10 và 26 tháng) không ảnh hưởng đến tăng trưởng và FCR của cá rô đầu vuông.

Sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Hong & Tu, 2011) bằng các chất kích thích khác nhau

Phạm Thanh Liêm, Bùi Minh Tâm
Tóm tắt | PDF
Cá trê Phú Quốc (Clarias gracilentus) là một loài thuộc họ cá trê Clariidae mới được phát hiện năm 2011 ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự thành thục và khả năng kích thích sinh sản loài này trong điều kiện nuôi giữ. Cá bố mẹ có khối lượng trung bình 192,1 ± 54,3 g được nuôi trong hệ thống nước tuần hoàn và cho ăn bằng thức ăn viên (chứa 41% đạm) trong 8 tháng trước khi tiến hành kích thích sinh sản. Kết quả ban đầu cho thấy cá thích nghi và thành thục tốt trong điều kiện nuôi nhân tạo. Chất kích thích sinh sản sử dụng trong thí nghiệm bao gồm đơn chất kích thích như não thùy thể cá chép (CP), hCG (human chorionic gonadotropin), Ovaprim, LHRHa (Luteinizing Hormone - Releasing Hormone analogue) hay kết hợp giữa não thùy thể với Ovaprim, hCG hoặc LHRHa. Kết quả thí nghiệm cho thấy đối với đơn chất kích thích thì não thùy thể, hCG hay LHRHa đều kích thích quá trình chín và rụng trứng, trong đó cá đáp ứng tốt với liều đơn não thùy thể (8 mg/kg khối lượng thân cá cái) với tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở tương ứng là 32,7±10,7% and 69,1±11,2%. Trong các nghiệm thức sử dụng kết hợp não thùy thể với các chất kích thích khác thì cá được tiêm 2 liều cách nhau 8 giờ, trong đó liều sơ bộ với 2 mg não thùy/kg và liều quyết định với 4.000 IU hCG/kg cho kết quả cao nhất về tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở. Kết quả đạt được là những dữ liệu quan trọng có thể áp dụng trực tiếp trong sản xuất giống cá trê Phú Quốc.

Khả năng phòng bệnh đốm trắng của bào tử Bacillus subtilis biểu hiện gen VP28 trên tôm sú (Penaeus monodon)

Hồng Mộng Huyền, Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Protein tái tổ hợp VP28 (rVP28) của WSSV đã được thể hiện trong các hệ thống biểu hiện khác nhau như trong vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli), vi khuẩn Gram dương, các tế bào côn trùng, nấm men và tằm. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động tích cực của VP28 trên Procambarus clarkii, Fenneropenaeus chinensis, Penaeus japonicus, Litopenaeus vannamei chống lại WSSV. Trong nghiên cứu này, bào tử Bacillus subtilis biểu hiện gen VP28 được thử nghiệm và sử dụng như một loại vaccin giúp tôm sú (Penaeus monodon) kháng lại WSSV. Tôm sú được cho ăn thức ăn có chứa bào tử B. subtilis biểu hiện gen VP28 ở các dạng CotB-VP28, CotB-GST-VP28 trong vòng 7 ngày, sau đó cảm nhiễm với WSSV. Đánh giá hiệu quả của bào tử thông qua: (i) chỉ tiêu miễn dịch bao gồm chỉ tiêu tổng tế bào máu, phân loại tế bào máu, hoạt độ PO, hoạt độ SOD và (ii) tỉ lệ sống của tôm sau cảm nhiễm với WSSV. Kết quả ghi nhận: sau 14 ngày cảm nhiễm, tôm sú ăn thức ăn chứa CotB-VP28, CotB-GST-VP28, có tỉ lệ sống cao hơn nhóm đối chứng PY79. Trong đó, tỉ lệ bảo hộ tương đối (RPS) đạt được cao nhất với nhóm tôm cho ăn thức ăn chứa bào tử CotB-VP28 ở mức 53,4%.

Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ương giống theo công

Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong quá trình ương giống theo công nghệ bio-floc. Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức ở các mật độ khác nhau là (i) 500 con/m³, (ii) 1.000 con/m³, (iii) 2.000 con/m³, (iv) 3.000 con/m³ và (v) 4.000 con/m³. Tôm giống có khối lượng 0,03 g/con được bố trí trên các bể composite có thể tích 0,5 m3, độ mặn 15 ‰, thời gian ương là 28 ngày, sử dụng 2 nguồn bột mì và bột đậu nành để tạo bio-floc với tỉ lệ C/N >12. Kết quả nghiên cứu cho thấy thể tích bio-floc dao động từ 9,1±4,1mL/lít đến 11,8±6,5 mL/lít khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Sau 28 ngày nuôi ở nghiệm thức 3 tôm có chiều dài (4,69 ± 0,43 mm) và trọng lượng (0,70 ± 0,15 g) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiện thức 1 và nghiệm thức 2. Tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức 5 (74,8 ± 5,4%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá lồng ở quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Lý Văn Khánh, Trần Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiển, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn, Lê Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tình hình kỹ thuật của nghề nuôi cá lồng ở Hòn Ngang, Quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang được thực hiện với nội dung phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá bóp và cá mú trong lồng nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật nghề nuôi cá lồng và làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý nghề nuôi cá lồng của tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi cá bóp và cá mú trong lồng ở Hòn Ngang, Quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang từ tháng 6-8/2013. Với mô hình nuôi cá bóp: thể tích lồng trung bình là 85,8 m3 với mật độ thả nuôi là 2,54 con/m3; kích cỡ giống trung bình 20,9 cm; thời gian nuôi dao động 8-12 tháng, kích cỡ cá thu hoạch dao động từ 5-8,5 kg/con; tỷ lệ sống của cá nuôi trung bình 75,3 % (dao động 35-95 %). FCR trung bình là 10,1; năng suất trung bình 1.296 kg/100 m3; lợi nhuận trung bình của cá nuôi 4,71 triệu đồng/100 m3, tỉ suất lợi nhuận 0,03. Với mô hình nuôi cá mú: thể tích lồng trung bình là 68,3 m3 với mật độ thả nuôi là 6,96 con/m3; kích cỡ giống trung bình 15,3 cm; thời gian nuôi thường từ 8-12 tháng; kích cỡ cá thu hoạch dao động từ 0,8-1 kg/con; tỷ lệ sống thấp trung bình 45,2%. FCR ở là 10,7; năng suất trung bình 286 kg/100 m3; lợi nhuận trung bình là 19,1 triệu đồng/100 m3 với tỉ suất lợi nhuận 0,18. Nhìn chung, nghề nuôi cá bóp và cá mú trong lồng ở Hòn Ngang mang lại hiệu quả cao nhưng chưa ổn định. Cần quy hoạch sắp xếp lại vùng nuôi, có khu neo đậu tàu riêng biệt. Thiết kế lồng nuôi chắc chắn để hạn chế tối đa di chuyển trong thời gian nuôi, phát triển con giống nhân tạo và thức ăn viên để đảm bảo nguồn giống đủ và đảm bảo chất lượng, cá tăng tưởng tốt và đạt tỷ lệ sống cao.

Khả năng sử dụng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch tối ưu trong nuôi sinh khối Schmackeria dubia

Vũ Ngọc Út, Huỳnh Phước Vinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm nhằm xác định khả năng thay thế tảo bằng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch tối ưu trong nuôi sinh khối copepod S. dubia. Thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 lần lặp lại bao gồm (i) 100% tảo, (ii) 100% men bánh mì, (iii) 25% tảo và 75% men, (iv) 50% tảo và 50% men và (v) 75% tảo và 25% men.  Thí nghiệm 2 được bố trí với 4 tỉ lệ thu hoạch khác nhau bao gồm 0, 15, 20, 30%. Sinh khối copepoda được thu hoạch khi mật độ quần thể đạt 5.000-6.000 cá thể/L với chu kỳ 3 ngày/lần. Các thí nghiệm được bố trí trong hệ thống cốc thủy tinh 1L ở độ mặn 20‰, mật độ copepoda là 1 cá thể/mL và cho ăn bằng tảo Chaetoceros calcitrans.  Kết quả sau 30 ngày nuôi, ở thí nghiệm 1, mật độ copepoda cao nhất (9.200±938 cá thể/L) ở nghiệm thức cho ăn 100% tảo vào ngày thứ 6. Tỉ lệ kết hợp 75% tảo và 25% men bánh mì cho kết quả tốt nhất (mật độ copepoda cao hơn). Tỉ lệ thu hoạch 30%/lần cho khả năng hồi phục của quần thể copepoda nhanh nhất và cho số lượng cao nhất, lên đến 11.510±817 cá thể/L.

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau

Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền
Tóm tắt | PDF
Nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Nhằm phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014 thông qua phỏng vấn 34 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao. Tôm giống có kích cỡ từ PL8 đến PL12, có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung, và được thả nuôi với mật độ 74,7 con/m2. Tôm được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn viên. Sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 và năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 390 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân khá cao là 657 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn như chi phí thức ăn tăng cao, vốn đầu tư lớn, dịch bệnh và giá con giống cao.