Vũ Ngọc Út * Huỳnh Phước Vinh

* Tác giả liên hệ (vnut@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted with two experiments to determine the ability of using bread yeast and optimal harvesting rate in mass culture of copepod Schmackeria dubia. Experiment 1 was randomly designed with 5 treatments with 6 replicates each including (i) 100 % algae (Chaetoceros calcitrans), (ii) 100 % yeast, (iii) 25 % algae and 75 % yeast, (iv) 50 % algae and 50 % yeats; (v) 75 % algae and 25 % yeats. Experiment 2 was set up with 4 treatments of different harvesting rates of biomass including 0, 15, 20 and 30%. Copepods were fed with 100% algae (from Exp. 1).  The biomass was harvested every three days when copepod density reached 5,000 to 6,000 ind/L. The experiments were designed in 1L beaker system with copepod density of 1 ind/mL at salinity of 20 ppt and fed with Chaetoceros calcitrans. The results showed that after 30 days of culture, highest density of copepods (9,200 ± 938 ind/mL) was obtained at the day 6th in treatment fed with 100% algae in Exp. 1. The combination ratio of 75% algae and 25% yeast resulted in best result (higher density compared to other combination ratio). Periodic harvest of 30% of biomass resulted in highest recruitment and density, up to 11.510±817 inds/mL.
Keywords: Copepod, Schmackeria dubia, yeast, biomass harvesting

Tóm tắt

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm nhằm xác định khả năng thay thế tảo bằng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch tối ưu trong nuôi sinh khối copepod S. dubia. Thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 lần lặp lại bao gồm (i) 100% tảo, (ii) 100% men bánh mì, (iii) 25% tảo và 75% men, (iv) 50% tảo và 50% men và (v) 75% tảo và 25% men.  Thí nghiệm 2 được bố trí với 4 tỉ lệ thu hoạch khác nhau bao gồm 0, 15, 20, 30%. Sinh khối copepoda được thu hoạch khi mật độ quần thể đạt 5.000-6.000 cá thể/L với chu kỳ 3 ngày/lần. Các thí nghiệm được bố trí trong hệ thống cốc thủy tinh 1L ở độ mặn 20‰, mật độ copepoda là 1 cá thể/mL và cho ăn bằng tảo Chaetoceros calcitrans.  Kết quả sau 30 ngày nuôi, ở thí nghiệm 1, mật độ copepoda cao nhất (9.200±938 cá thể/L) ở nghiệm thức cho ăn 100% tảo vào ngày thứ 6. Tỉ lệ kết hợp 75% tảo và 25% men bánh mì cho kết quả tốt nhất (mật độ copepoda cao hơn). Tỉ lệ thu hoạch 30%/lần cho khả năng hồi phục của quần thể copepoda nhanh nhất và cho số lượng cao nhất, lên đến 11.510±817 cá thể/L.
Từ khóa: Copepoda, Smackeria dubia, men bánh mì, thu sinh khối

Article Details

Tài liệu tham khảo

Carli, G.L. Mariottini, L. Pane.,1995. Influence of nutrition on fecundity and survival in Tigriopus fulvus Fischer (Copepoda: Harpacticoida). The Scientific World ELSEVIER Aquaculture 134 (1995) 113-119.

Dert, P. and Sorgeloos, P. 1996. Live feed in aquaculture. A quaculture towards the 21st Century Nambiar K .P.P. and Tarlochan Singh (Eds) Infolish, K uala Lumpur, Malaysia.

Lavens, P. & Sorgeloos, P., 1996. Manual on the production and use of live food for aquaculture. Technical paper, Published by Food and Agriculture Organisation of the United Nations (FAO), 375pp.

Li C., Luo X., Huang X. and Gu B., 2008. Effects of temperature, salinity, pH, and light on filtering and grazing rates of a calanoid copepoda (Schmackeria dubia). The Scientific World JOURNAL 8, 1219–1227. DOI 10.1100/tsw.2008.153.

Payne M.F and Rippingale R.J, 2000. Evaluation of diets for culture of the calanoid Copepod Gladioferens imparipes. Aquaculture 187: 85–96.

Rippingale R. J and Payne M. F., 2001. Intensive cultivation pf a calanoid copepoda for live food in fish culture. Department of Environmental Biology, Curtin University of Technology, 61pp.