Nguyễn Hồ Bảo Trân * , Trần Ngọc Bích Nguyễn Phúc Khánh

* Tác giả liên hệ (nhbtran@ctu.edu.vn)

Abstract

The study of “The prevalence of helminth infection and some parameters of blood physiology on chickens in Binh Thuy district” was conducted using the Skrjabin’s necropsy method to identify species of helminths and determine some haematological parameters. A total of 108 chickens were tested for the presence of helminthes. Among them, 8 normal chickens and 8 parasitic chickens were used in the experiment of comparing haematological parameters. The prevalence of parasitic rate in chicken at Binh Thuy district was rather high 25.93%. Chickens were infected with 2 helminthic classes: Nematoda and Cestoda with the infectious rate of 92.86% and 50.00%, respectively. Seven species were found in infected chickens. Among them, five species were belonged to Cestoda class; namely Raillietina tetragona, Raillietina echinobothrida, Raillietina georgiensis, Raillietina penetrans, and Raillietina tinguiana. Only 2 species in Nematoda class namely Heterakis beramporia and Ascaridia galli were found. The highest infectious rate of Heterakis beramporia was 64.29%, following closely by Ascaridia galli with 50%. The infectious rate of Raillietina tetragona and Raillietina echinobothrida was 25.00% and 21,43%, respectively. Infected chickens had a decrease in the number of erythrocytes (2.4±0.54 (106/mm3)) and hemoglobin (6.46±0.95 (g%)), while the number of leukocytes increased to 28.58±4.43 (103/mm3). Hematocrit (20.38±5.10 (%)), M.C.V (85.81±15.82 (fL)), M.C.H (27.52±4.11 (pg)), M.C.H.C (32.82±6.48 g/dL) were fluctuated in normal reference ranges of blood test for chickens.
Keywords: Gastrointestinal helminth infection, blood physiology, chickens, Binh Thuy District

Tóm tắt

Nghiên cứu tình tình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa và một số chỉ tiêu sinh lý máu trên gà được tiến hành dựa trên phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin, để định danh phân loại các thành phần loài giun sán ký sinh và xác định chỉ tiêu sinh lý máu của 108 con gà (trong đó 16 con được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu sinh lý máu ở gà nhiễm giun sán (8 con) với gà không bệnh (8 con)), kết quả thu được như sau: Tỷ lệ nhiễm giun sán ở đàn gà tại quận Bình Thủy là 25,93%. Gà nhiễm 2 lớp giun sán, trong đó lớp Nematoda và Cestoda nhiễm với tỷ lệ lần lượt là 92,86% và 50%. Thành phần loài giun sán ký sinh trên gà gồm 7 loài. Trong đó, lớp Cestoda gồm 5 loài là: Raillietina tetragona, Raillietina echinobothrida, Raillietina georgiensis, Raillietina penetrans, Raillietina tinguiana. Và lớp Nematoda gồm 2 loài: Heterakis beramporia và Ascaridia galli. Các loài có tỷ lệ nhiễm cao là Heterakis beramporia với tỷ lệ là 64,29%, và Ascaridia galli là 50%, Raillietina tetragona  là 25%, và Raillietina echinobothrida  là 21,43%. Gà bị nhiễm giun sán thì số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, huyết sắc tố giảm. Các chỉ số Hematocrit, M.C.V, M.C.H, M.C.H.C vẫn còn nằm trong giới hạn bình thường. Số lượng hồng cầu: 2,4±0,54 (106/mm3), số lượng bạch cầu là 28,58±4,43 (103/mm3), huyết sắc tố 6,46±0,95 (g%), Hematocrit 20,38±5,10 (%), chỉ số Wintrobe M.C.V 85,81±15,82 (µ3), M.C.H 27,52±4,11 (pg), M.C.H.C 32,82±6,48.
Từ khóa: Giun sán, đường tiêu hóa, chỉ tiêu sinh lý máu, gà, Bình Thủy

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978. Công trình nghiên cứu ký sinh trùng Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Đoàn Quỳnh Như, 2010. Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở gà thả vườn, hiệu quả tẩy trừ Mebendazole và Praziquantel tại 3 quận huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ.

Javid Ahmad Dar and Syed Tanveer, 2013. Prevalence of cestode parasites in free-range backyard chickens (Gallus gallus domestics) of Kashmir, India. Agriculture and biology journal of North America.

Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2002. Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị. Từ trang 35 – 81.

Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996. Ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Từ trang 130 – 133, 138 – 140.

Phan Thế Việt, 1983. Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật số 3. Trang 326 – 327.

Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê 1977. Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Skrijanine and Petrov (Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vinh dịch), 1979. Nguyên lý giun tròn thú y. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Trang 112.

Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1982. Giáo trình ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.