Nguyễn Võ Châu Ngân * , Nguyễn Thị Kim Ngân , Huỳnh Quốc Trưởng Lê Hoàng Việt

* Tác giả liên hệ (nvcngan@ctu.edu.vn)

Abstract

The study on “Evaluating treatment efficient of fish processing wastewater by trickling filter tank with cocopeat medium and sawdust medium” was done on two lab-scale trickling filter models with the application of local materials as filter to treat fish processing wastewater. Two trickling filter models were set-up at lab-scale conditions. To evaluate wastewater quality, different indicators (including: pH, DO, SS, COD, BOD5, Ntotal, Ptotal, NH4+, and NO3-) were used. When operating the models with input flow-rate of 162 L/m2*day-1 and the return rate of 150%, the effluent wastewater analysis results showed that pH and Ntotal reached the standard of QCVN 11:2008/BTNMT (column A) and Ptotal reached QCVN 40:2011/BTNMT (column B). With input flow-rate of 180 L/ m2*day-1 and the return rate of 150%, the effluent wastewater of model with sawdust medium had pH, Ntotal, SS reached QCVN 11:2008/ BTNMT (column A) and Ptotal reached QCVN 40:2011/BTNMT (column A). In addition, effluent wastewater of model with cocopeat medium had pH, Ntotal, NH4+ reached QCVN 11:2008/BTNMT (column A) and Ptotal reached QCVN 40:2011/BTNMT (column A). The results showed that applying sawdust and cocopeat as medium for trickling filter tank to treat wastewater from fish processing industry is meaningful in terms of financial benefits with high treatment efficient.
Keywords: Cocopeat, fish processing wastewater, medium, sawdust, trickling filter tank

Tóm tắt

Nghiên cứu “Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể mụn dừa và giá thể mùn cưa” được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản của mô hình bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể làm từ các vật liệu địa phương. Thí nghiệm được tiến hành trên 02 mô hình bể lọc sinh học nhỏ giọt ở quy mô phòng thí nghiệm. Các chỉ tiêu đánh giá gồm pH, DO, SS, COD, BOD5, Ntổng, Ptổng, NH4+, NO3-. Kết quả vận hành với tải lượng nạp 162 L/m2*ngày-1, tỷ lệ hoàn lưu 150% cho thấy nước thải sau xử lý của cả 2 mô hình có các chỉ tiêu pH, Ntổng đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; Ptổng đạt loại B QCVN 40:2011/BTNMT. Với lưu lượng 180 L/m2*ngày-1, tỉ lệ hoàn lưu là 150%, nước thải sau xử lý của mô hình sử dụng giá thể mụn dừa có các chỉ tiêu pH, Ntổng, SS đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; Ptổng đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT; nước thải sau xử lý của mô hình giá thể mùn cưa có các chỉ tiêu pH, Ntổng, NH4+ đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; nồng độ Ptổng đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tận dụng mùn cưa và mụn dừa làm giá thể cho bể lọc sinh học nhỏ giọt để xử lý nước thải tiết kiệm được chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả xử lý khá cao.
Từ khóa: Bể lọc sinh học nhỏ giọt, giá thể, mùn cưa, mụn dừa, nước thải chế biến thủy sản

Article Details

Tài liệu tham khảo

Annele Hatakka, 2001. Biodegradation of Lignin. University of Helsinki Finland.

APHA, AWWA & WEF, 2005. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 21st ed. American Public Health Association, American Water Works Association, Water Environment Federation. Washington DC.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản (QCVN 11:2008/BTNMT). Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT). Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đỗ Hồng Lan Chi và Lâm Minh Triết, 2009. Vi sinh vật môi trường. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

Đỗ Khánh Ngân, 2012. Xử lý nước thải căn tin Khoa MT&TNTN bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể xơ dừa. Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Lâm Minh Triết và Lê Hoàng Việt, 2009. Vi sinh vật nước và nước thải. NXB Xây dựng.

Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014. Kỹ thuật xử lý nước thải. NXB Đại học Cần Thơ.

Lương Đức Phẩm, 2009. Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB Giáo dục.

Nguyễn Ngọc Phương, 2006. Xác định một số điều kiện hoạt động tối ưu cho các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải lignin và celulose trong mạt dừa. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh.

Phạm Anh Đào, 2012. Xử lý nước thải căn tin Khoa MT&TNTN bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể xơ dừa. Luận văn Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Tổng Cục Môi trường, 2011. Sổ tay tài liệu kỹ thuật. Tổng Cục Môi trường.

Tổng Cục Thủy sản, 2013. Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm 2013. Tổng Cục Thủy sản.

Trịnh Xuân Lai, 2013. Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải. NXB Xây dựng.

Võ Minh Mẫn. 2009. Nghiên cứu và đánh giá xử lý sinh học bằng giá thể xơ dừa và dây cước nhựa trong xử lý nước thải sinh hoạt. Luận văn tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học. Trường Đại học Dân lập Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.