Lý Văn Khánh * , Trần Thanh Sơn , Nguyễn Văn Hiển , Trần Ngọc Hải , Võ Nam Sơn Lê Quốc Việt

* Tác giả liên hệ (lvkhanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The technical assessment of cage culture in Ngang island, Nam Du Islands, Kien Hai District, Kien Giang province was carried out in order to provide basis knowledge to improve marine cage aquaculture as well as planning and management. This study was conducted through interviewing 60 cobia and grouper farms from June to August, 2013. In cobia cage culture, the average cage size was 85.8 m3 with stocking density at 2.54 ind/m3. The average fingerling size was 20.9 cm and culture period from 8-12 months depending on fingerling size. Harvest size ranged from 5.0-8.5 kg/ind. and survival rate was 75% (with the range from35-95%) and FCR was 10.1. The average productivity and net income was 1,296 kg/100 m3 and 4.71 million VND/100m3, with the cost benefit ratio was 0.03. In grouper cage aquaculture, the average cage size was 68.3 m3 with stocking density at 6.96 ind/m3. The average fingerling size was15.3 cm and harvest size was 0.8-1.0 kg/ind. The culture period lasted for 8-12 months depending on fingerling size of stocking. Survival rate was 45.5% and FCR was 10.7. The average productivity and net income was 286 kg/100 m3 and 19.1 million VND/100 m3 with the cost benefit ratio was 0.18. In general, cage culture of grouper and cobia can get high net income but showing unstable economic efficiency.
Keywords: Rachycentron canadum, Epinephalus sp., cobia, grouper, cages, Ngang island

Tóm tắt

Nghiên cứu tình hình kỹ thuật của nghề nuôi cá lồng ở Hòn Ngang, Quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang được thực hiện với nội dung phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá bóp và cá mú trong lồng nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật nghề nuôi cá lồng và làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý nghề nuôi cá lồng của tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi cá bóp và cá mú trong lồng ở Hòn Ngang, Quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang từ tháng 6-8/2013. Với mô hình nuôi cá bóp: thể tích lồng trung bình là 85,8 m3 với mật độ thả nuôi là 2,54 con/m3; kích cỡ giống trung bình 20,9 cm; thời gian nuôi dao động 8-12 tháng, kích cỡ cá thu hoạch dao động từ 5-8,5 kg/con; tỷ lệ sống của cá nuôi trung bình 75,3 % (dao động 35-95 %). FCR trung bình là 10,1; năng suất trung bình 1.296 kg/100 m3; lợi nhuận trung bình của cá nuôi 4,71 triệu đồng/100 m3, tỉ suất lợi nhuận 0,03. Với mô hình nuôi cá mú: thể tích lồng trung bình là 68,3 m3 với mật độ thả nuôi là 6,96 con/m3; kích cỡ giống trung bình 15,3 cm; thời gian nuôi thường từ 8-12 tháng; kích cỡ cá thu hoạch dao động từ 0,8-1 kg/con; tỷ lệ sống thấp trung bình 45,2%. FCR ở là 10,7; năng suất trung bình 286 kg/100 m3; lợi nhuận trung bình là 19,1 triệu đồng/100 m3 với tỉ suất lợi nhuận 0,18. Nhìn chung, nghề nuôi cá bóp và cá mú trong lồng ở Hòn Ngang mang lại hiệu quả cao nhưng chưa ổn định. Cần quy hoạch sắp xếp lại vùng nuôi, có khu neo đậu tàu riêng biệt. Thiết kế lồng nuôi chắc chắn để hạn chế tối đa di chuyển trong thời gian nuôi, phát triển con giống nhân tạo và thức ăn viên để đảm bảo nguồn giống đủ và đảm bảo chất lượng, cá tăng tưởng tốt và đạt tỷ lệ
sống cao.
Từ khóa: Rachycentron Canadum, Epinephalus .sp, cá bóp, cá mú, cá lồng, Hòn Ngang

Article Details

Tài liệu tham khảo

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2012. Niên giám thống kê Kiên Giang, 2007-2013.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.09 trang.

Cục Nuôi trồng Thủy sản, 2008. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2011-2020. Bộ Nông nghiệp & PTNT.75 trang.

Đinh Thắng, 2009. Tìm giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. http://www.baohoabinh.com.vn, truy cập ngày: 18/05/2012.

Khuyến ngư Quốc gia, 2010. Kỹ thuật nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế.

Lê Anh Tuấn, 2007. Báo cáo tổng hợp tình hình nuôi cá giò ở Việt Nam.

Lê Xân, 2007. Công nghệ sản xuất giống cá biển và những giải pháp nhanh chóng làm chủ, hoàn thiện và chuyển giao cho sản xuất. Kỷ yếu hội nghị nuôi biển toàn quốc 9-10, 2006. Hà Nội, Trang 10-25.

Trần Ngô Minh Toàn, 2012. Phân tích hiện trạng nghề nuôi cá lồng ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ.

Trương Hoàng Minh, Trần Ngô Minh Toàn, Trần Hoàng Tuân và Nguyễn Thị Hồng Điệp, 2013. Hiện trạng môi trường kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi cá bóp trên lồng ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 26 (2013), Trang 246-254.

UBND tỉnh Kiên Giang, 2010. Quy hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.

Vũ Trọng Hội, 2010. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Xuân Bình, 2011. Nuôi cá biển hướng đi cho các tỉnh ven biển.www.tamnhin.net/Nhipdaptinhthanhcu/13195/Nuoi-ca-bien-huong-di-cho-cac-tinh-ven-bien.html ngày truy cập 17/09/2012.