Nguyễn Thanh Long * Huỳnh Văn Hiền

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

White leg shrimp culture is one of the most important aquaculture systems in the coastal areas of Ca Mau province. In order to evaluate technical and economic aspects and to identify advantages and disadvantages of white leg shrimp farming system, this study was conducted from December 2013 to May 2014 through interviewing 34 households culturing white leg shrimps. Results showed that the average culture area for each household was 0.72 ha and the average pond area was 0.22 ha/pond. The post larvae in stages of PL8 to PL12 sourced from central provinces of Vietnam were stocked at density of 74.7 PL/m2. Shrimps were mainly fed with pellet feed. After culture period of 87.4±16.4 days, shrimps were harvested with body weight of 92.4 individuals/kg, survival rate around 71%, feed conversion ratio (FCR) was 1.07 and average yield of 6,366 kg/ha/crop. Results showed that the production cost of 390 million VND/ha/crop, gross income of 1048 million VND/ha/crop, net income was rather high of 657 million VND/ha/crop and cost benefit ratio was 1.66. Some major difficulties were found from this system such as high feed cost, lack of funds, shrimp disease and high PL price.
Keywords: White leg shrimps, Penaeus vannamei, shrimp culture, financial and technical aspects, Ca Mau

Tóm tắt

Nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Nhằm phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014 thông qua phỏng vấn 34 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao. Tôm giống có kích cỡ từ PL8 đến PL12, có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung, và được thả nuôi với mật độ 74,7 con/m2. Tôm được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn viên. Sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 và năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 390 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân khá cao là 657 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn như chi phí thức ăn tăng cao, vốn đầu tư lớn, dịch bệnh và giá con giống cao.
Từ khóa: Tôm chân trắng, Penaeus vannamei, nuôi tôm, khía cạnh kỹ thuật và tài chính, Cà Mau

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2012.

Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Truyền, 2006. Tác động về mặt xã hội của hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, quyển 2, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre. Số 155, Tạp chí Thương mại Thủy sản.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kĩ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. 2010:14 222-232.

Nguyễn Thanh Long, Dương Vĩnh Hảo và Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2010: Số 14: 119-127.

Phùng Thị Hồng Gấm, 2014. Phân tích hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thủy sản (2014)(2):37-43.

Tổng cục thống kê, 2013. Niên giám Thống kê 2012. NXB Thống kê Hà Nội.

Tổng cục Thủy Sản (2013). Hiện trạng nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo về Chiến lược phát triển nuôi tôm ở Việt Nam. Bạc Liêu, ngày 06/8/2013. 12 trang.

Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyên và Nguyễn Thanh Phương, 2014. So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thủy sản (2014)(2):70-478.