Ngày xuất bản: 20-11-2014

LOạI ION ĐồNG (II) BằNG TRO TRấU

Đoàn Văn Hồng Thiện, Lê Đức Duy, Nguyễn Minh Nhựt, Phạm Thị Mè, Phạm Hòa Thái
Tóm tắt | PDF
Vỏ trấu được đốt cháy ngoài không khí, sau đó sản phẩm được nung trong lò nung ở nhiệt độ 650oC trong thời gian 1 giờ. Sản phẩm tro trấu (RHA) thu được chứa nhiều silica tinh thể và được ứng dụng cho việc loại bỏ ion Cu(II) bằng phương pháp hấp phụ. Các phương pháp phân tích phổ hồng ngoại (FTIR), phổ nhiễu xạ tia X (XRD), ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) và hấp phụ BET được sử dụng để xác định thành phần cấu trúc silica trong RHA và các đặc tính của RHA. Bể hấp phụ gián đoạn được tiến hành để khảo sát khả năng loại bỏ ion Cu (II) trong nghiên cứu này. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ được khảo sát gồm có: pH, lượng chất hấp phụ, thời gian tiếp xúc và nồng độ đầu của ion Cu(II). Dung lượng hấp phụ cực đại của RHA đối với ion Cu(II) là 4,1 mg/g.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG CÔNG TÁC CHỮA CHÁY KHẨN CẤP Ở QUẬN CẦU GIẤY, THANH XUÂN VÀ ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Nguyễn Bá Duy, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Thùy Linh, Lương Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thanh Hòa
Tóm tắt | PDF
Bài báo giới thiệu khả năng ứng dụng của công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu và đưa ra các giải pháp nhanh nhằm phụ vụ công tác chữa cháy khẩn cấp khu vực đô thị cho cơ quan Phòng cháy chữa cháy (PCCC) như việc xác định các tuyến đường tối ưu từ vị trí của Trụ sở cơ quan PCCC tới vị trí có sự cố cháy nổ. Với việc sử dụng chức năng truy vấn (query), vị trí xảy ra cháy nổ và việc xác định các tuyến đường tối ưu được mô hình hóa dựa trên khoảng cách, thời gian, độ dốc của đường bộ và sự chậm trễ trong thời gian di chuyển. Ngoài việc sử dụng những phép phân tích không gian và thuộc tính này để kịp thời đáp ứng công tác chữa cháy khẩn cấp, cơ quan PCCC còn có thể thực hiện phân tích về số lượng và phân bố không gian của khu vực lấy nước chữa cháy (Trụ nước chữa cháy, hệ thống thủy văn).

KếT HợP NGữ NGHĩA VớI MÔ HìNH TúI Từ Để CảI TIếN GIảI THUậT K LáNG GIềNG TRONG PHÂN LớP VăN BảN NGắN

Đỗ Thanh Nghị, Trần Cao Đệ
Tóm tắt | PDF
Trong bài này, chúng tôi giới thiệu tiếp cận tích hợp ngữ nghĩa với mô hình túi từ nhằm cải tiến hiệu quả dự đoán lớp dương của giải thuật k láng giềng trong phân lớp văn bản ngắn. Mô hình túi từ là mô hình biểu diễn văn bản như véc tơ tần số xuất hiện của từ trong văn bản, được sử dụng phổ biến hiện nay trong vấn đề phân lớp văn bản. Tuy nhiên, khuyết điểm của mô hình túi từ là không quan tâm đến sự đồng nghĩa của từ, điều này làm giảm hiệu quả dự đoán lớp dương (lớp quan tâm) của giải thuật k láng giềng trong phân lớp văn bản ngắn. Chúng tôi đề xuất tích hợp ngữ nghĩa vào mô hình túi từ để cải thiện kết quả dự đoán lớp dương của k láng giềng. Kết quả thực nghiệm với tập dữ liệu thực cho thấy rằng các phương pháp của chúng tôi đề xuất cải thiện dự đoán lớp dương hơn 8% trong giảm chưa đến 1% dự đoán lớp âm của giải thuật k láng giềng trong phân lớp văn bản ngắn.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG GỢI Ý BÀI HÁT DỰA TRÊN PHẢN HỒI TIỀM ẨN

Nguyễn Thái Nghe, Nguyễn Tấn Phong
Tóm tắt | PDF
Hệ thống gợi ý (recommender systems ? RS) thường được sử dụng để dự đoán sở thích của người dùng dựa vào những phản hồi (feedbacks) của họ nhằm gợi ý các sản phẩm (item) mà người dùng có thể thích. RS hiện đang được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: trong thương mại điện tử (bán hàng trực tuyến), trong giải trí (âm nhạc, phim ảnh...), trong giáo dục đào tạo (gợi ý nguồn tài nguyên học tập như: sách, báo,...). Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một giải pháp xây dựng Hệ thống gợi ý bài hát dựa vào phản hồi tiềm ẩn (implicit feedback) từ người dùng để gợi ý những bài hát mà họ có thể thích nghe. Chúng tôi lựa chọn phương pháp biểu diễn dữ liệu, cài đặt và tích hợp giải thuật gợi ý vào hệ thống, thu thập phản hồi từ người dùng và đánh giá hiệu quả của hệ thống dựa trên những phản hồi đó. Thực nghiệm cho thấy giải pháp này hoàn toàn có thể tích hợp vào các hệ thống gợi ý âm nhạc hiện có trên thị trường.

QUÉT MÃ VẠCH TRÊN THẺ BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỂM DANH

Đoàn Hòa Minh, Lưu Minh Thái
Tóm tắt | PDF
Với sự hỗ trợ của thư viện ZXing, chúng ta có thể sử dụng chức năng chụp ảnh của điện thoại di động để quét mã vạch mà không cần phải kết nối với thiết bị chuyên dùng hay máy chủ. Thêm vào đó, các cơ quan, doanh nghiệp và trường học đã dùng thẻ có in mã vạch để quản lý cán bộ, công nhân và viên chức. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu khai thác khả năng quét mã vạch của điện thoại di động trong việc điểm danh. Phương pháp điểm danh này có nhiều tiện lợi hơn các cách điểm danh truyền thống. Hệ thống điểm danh mà chúng tôi xây dựng gồm phần mềm trên điện thoại di động và phần mềm trên máy tính (PC). Các thư viện Zxing, Mcrypt và winzipaes đã được vận dụng để phát triển phần mềm trên điện thoại với các chức năng chính như: điểm danh theo sự kiện bằng cách quét mã vạch trên thẻ, xem lịch sử điểm danh, đóng gói dữ liệu điểm danh thành tập tin nén có mật mã để gửi đến PC. Phần mềm trên PC có chức năng xử lý, tổng hợp, thống kê và trình bày kết quả điểm danh. Hệ thống đã được thử nghiệm thành công thông qua việc điểm danh trên thẻ sinh viên và thẻ viên chức ở Trường Đại học Cần Thơ.

QUAN TRẮC VÀ ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU SÔNG CU ĐÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nguyễn Minh Kỳ
Tóm tắt | PDF
Mục đích của bài báo này nhằm trình bày các kết quả phân tích xu hướng biến động chất lượng nước hạ lưu sông Cu Đê bằng phương pháp thống kê. Các thông số chất lượng nước được nghiên cứu tiến hành lấy mẫu, quan trắc bao gồm Nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD) và tổng chất rắn hòa tan (TDS). Nghiên cứu lựa chọn các trạm quan trắc theo hướng dòng chảy từ tây sang đông, cụ thể tại cầu Trường Định, Hòa Liên, Hòa Vang (S1) và cầu Nam Ô, Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu (S2). Kết quả nghiên cứu được phân tích và kiểm định tham số bằng mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp phi tham số Mann-Kendall. Hàm lượng DO có xu hướng tăng ở mức 10,5 và 13,3%/năm lần lượt ở các trạm quan trắc S1 và S2 (p

PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ DÒNG VI KHUẨN BẢN ĐỊA PHÂN HỦY CHUYÊN BIỆT HOẠT CHẤT PROPOXUR TỪ NỀN ĐẤT BẢO QUẢN HÀNH TÍM TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

Đỗ Hoàng Sang, Dương Minh Viễn, Đỗ Thị Xuân, Nguyễn Khởi Nghĩa, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Ba mẫu đất có lịch sử sử dụng hoạt chất Propoxur trong canh tác và bảo quản hành tím lâu năm tại khu vực trồng hành tím tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng được thu thập để phân lập một số dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy chuyên biệt Propoxur. Vi khuẩn được làm giàu mật số trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng có bổ sung 30 ppm Propoxur như là nguồn carbon duy nhất. Toàn bộ tiến trình phân lập được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, trên máy lắc và trong tối với tổng số 5 lần cấy chuyển liên tục. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai hệ vi sinh vật ký hiệu P1-2 và P2-3 thể hiện khả năng phân hủy cao Propoxur (90% Propoxur sau 10 ngày nuôi cấy). Tổng cộng có 78 dòng vi khuẩn được phân lập từ hai hệ vi sinh vật này. Hai trong số bốn dòng vi khuẩn được chọn để đánh giá khả năng phân hủy Propoxur trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng có bổ sung 45 ppm trong 18 ngày ký hiệu P23-7 và P23-6 phân hủy 100% Propxur sau 4 ngày thí nghiệm. Dựa vào trình tự gen 16S rRNA giải mã cho thấy hai dòng vi khuẩn này thuộc lớp Prokaryote, Bacteria, Paracoccus và được định danh lần lượt như loài Paracoccus sp. P23-7 và Paracoccus sp. P23-26.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH, QUẢN LÝ BÃI RÁC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Hữu Sang
Tóm tắt | PDF
Việc quy hoạch và quản lý bãi rác hiện nay đang ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp do quỹ đất càng khan hiếm và các vấn đề môi trường đô thị phát sinh t? b?i rác đã tạo nên nhiều áp lực cho các nhà quản lý. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hầu như toàn bộ rác thu gom được tập trung, trung chuy?n và vận chuyển đến bãi rác với các hình thức chôn lấp đơn giản và chưa đạt tiêu chuẩn một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp rác luôn gây ra nhiều vấn đề môi trường như mất mỹ quan đô thị, gây cản trở giao thông, tạo mùi hôi, nước rỉ, và cả phát thải nhà kính?Việc quy hoạch hợp lý các bãi rác cùng với các giải pháp xử lý rác thích hợp không chỉ giảm tác động trực tiếp của bãi rác đến môi trường mà còn giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Trên cơ sở đó, bài viết này xây dựng một bức tranh toàn cảnh về quản lý các bãi rác ở ĐBSCL nhằm vụ tốt cho công tác quản lý và quy hoạch.

DIỄN BIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPTHALMUS) THÂM CANH

Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt | PDF
Diễn biến chất lượng nước trong ao cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện ta?i 3 ao nuôi ở quận Ô Môn TP Cần Thơ. Mâ?u nươ?c được thu theo chu kỳ ngày đêm (3 giờ/lần trong 24 giờ; 5 điểm/ao) ơ? tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy va?o đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ ta?i 3 ao nuôi ca? Tra thâm canh cho thấy nhiệt độ, pH, DO, TAN, Nitrite, Nitrate trong ao nuôi đều khác biệt có ý nghĩa (p

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ MÔ HÌNH BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG KẾT

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Thị Mỹ Phương, Đặng Thị Thúy, Nguyễn Võ Châu Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu xử lý nước thải lò giết mổ bằng phương pháp keo tụ được tiến hành qua các thí nghiệm Jartest và trên mô hình bể keo tụ tạo bông kết hợp lắng để đánh giá hiệu quả và xác định một số thông số liên quan đến vận hành và thiết kế qui trình. Đối tượng nghiên cứu là nước thải từ lò giết mổ gia súc của Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm I, Thành phố Cần Thơ; hóa chất dùng để keo tụ là phèn sắt FeCl3.6H2O và phèn nhôm Al2(SO4)3. 18H2O. Các kết quả của các thí nghiệm Jartest cho thấy FeCl3.6H2O có hiệu quả keo tụ cao hơn Al2(SO4)3.18H2O; liều lượng chất keo tụ là 400 mg/L FeCl3.6H2O kết hợp 600 mg/L vôi là liều lượng khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế. Kết quả vận hành mô hình bể keo tụ tạo bông kết hợp lắng ở liều lượng 400 mg/L FeCl3.6H2O kết hợp 600 mg/L vôi cho hiệu suất loại bỏ SS, BOD, COD, TKN, TP lần lượt là 79,54%, 64,75%, 70,61, 68,69%, 71,33%; cao hơn nhiều so với hiệu quả khi vận hành không sử dụng chất keo tụ. Các thông số của nước thải sau quá trình keo tụ - lắng đều đảm bảo điều kiện để tiếp tục đưa vào công đoạn xử lý sinh học.

KHảO SáT KHả NăNG CHốNG CHịU ĐIềU KIệN PH THấP Và KHáNG THUốC KHáNG SINH CủA Hệ VI KHUẩN ACID LACTIC PHÂN LậP Từ SữA DÊ Và CHế PHẩM SINH HọC

Nguyễn Phước Hiền, Lê Diệp Thúy, Trần Trà My, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Mười sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường MRS, trong đó 13 dòng phân lập từ sữa dê và 3 dòng từ chế sinh học. Phần lớn các dòng vi khuẩn có khuẩn lạc tròn, màu sắc trắng đục đến trắng sữa, độ nổi dạng mô hay lài, bìa nguyên hay chia thùy. Kết quả khảo sát các đặc tính sinh học cho thấy 4 dòng có hình que (tỷ lệ 25,0%) và 12 dòng hình cầu (tỷ lệ 75,0%) tồn tại ở trạng thái đơn hay kết đôi. Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập đều Gram dương, không di động và thử nghiệm oxidase âm tính; bên cạnh 7 dòng có thử nghiệm catalase âm tính. Kết quả tuyển chọn được 7 dòng thuộc nhóm vi khuẩn lactic (tỷ lệ 43,8%). Kết quả khảo sát trong môi trường pH thấp cho thấy 6 dòng có khả năng chống chịu môi trường pH 3 trong 3 giờ. Đặc biệt, dòng Bio1.2 và G6.1 có khả năng tồn tại trong điều kiện môi trường pH 2 trong 2 giờ với mật số 9,01 log(CFU/ml). Dòng Bio2.1 kháng được 4 loại kháng sinh Streptomycin, Cephalexin và Penicillin V (256 mg/l) và Ampicillin (128 mg/l). Ba dòng G1.1, G5.6 và G6.1 phân lập từ sữa dê kháng được 3 loại kháng sinh Streptomycin, Cephalexin (256 mg/l) và Ampicillin (128 mg/l). Ngoài ra, dòng Probi có khả năng kháng 3 loại kháng sinh Streptomycin, Cephalexin và Tetracycline (256 mg/l).

TổNG HợP DẫN XUấT BENZIMIDAZOLYLNAPHTHALENE Và KHảO SáT HOạT TíNH SINH HọC

Huỳnh Thị Minh Hải, Trần Thanh Tuấn, Oh Won Keun, Hà Thị Kim Quy, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Một dẫn xuất benzimidazolylnaphthalene mới là 3-(1H-benzo[d]imidazol-2-yl)-6,7,8-trimethoxynaphthalen-1-ol đã được tổng hợp thành công từ tác chất ban đầu 3,4,5-trimethoxybenzaldehyde. Quá trình tổng hợp trải qua 5 bước: 1) Phản ứng ngưng tụ Stobbe sử dụng base mạnh potassium tert-butylate, 2) Cộng ghép vòng tạo khung naphthalene sử dụng hỗn hợp Ac2O/NaOAc, 3) Khử nhóm ethyl ester thành alcol 4) Oxy hóa alcol tạo aldehyde tương ứng và 5) Ngưng tụ với 1,2-diaminebenzene tạo sản phẩm mong muốn. Hiệu suất tổng cộng của cả quá trình đạt 20%. Hợp chất 3-(1H-benzo[d]imidazol-2-yl)-6,7,8-trimethoxynaphthalen-1-ol được tiến hành khảo sát hoạt tính kháng virus PEDV, virus cúm H1N1 và độc tính với tế bào ung thư MCF-7. Kết quả cho thấy hợp chất này không thể hiện hoạt tính kháng virus PEDV và H1N1 nhưng có độc tính ức chế 50% tế bào ung thư MCF-7 ở nồng độ 3.48 ± 0.52 àg/mL và có hoạt tính tương đương với đối chứng dương tamoxifen (4 àg/mL).

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐỈNH LŨ TẠI TRẠM ĐO CHÂU ĐỐC TRÊN SÔNG HẬU

Võ Văn Tài
Tóm tắt | PDF
Sử dụng số liệu quá khứ đỉnh lũ tại trạm đo Châu Đốc trên sông Hậu (CFCDHR), dựa vào hệ số tự tương quan, phân tích phổ, bài viết xem xét chu kỳ của nó. Từ số liệu gốc, số liệu làm trơn, số liệu mờ hóa của CFCDHR, bài viết xây dựng các mô hình khác nhau của chuỗi thời gian và chuỗi thời gian mờ. Sử dụng các tiêu chuẩn thống kê để tìm mô hình thích hợp nhất, từ đó chúng tôi tiến hành dự báo CFCDHR đến năm 2020.

TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ DẦU HẠT CAO SU BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG

Phạm Cảnh Em, Ông Thị Mỹ Hiền, Lê Thị Tường Vi, Mai Trung Khợi, Nguyễn Văn Đạt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này hướng đến tổng hợp biodiesel từ một loại dầu không ăn được là dầu hạt cao su. Để đạt được mục tiêu này, một quá trình hai giai đoạn gồm ester hóa xúc tác acid và tiếp theo là transester hóa với methanol xúc tác KOH đã được sử dụng để tổng hợp biodiesel từ dầu hạt cao su (AV = 61.55 mg KOH/g). Điều kiện tối ưu của phản ứng đạt được bằng cách sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) kết hợp với mô hình tâm phức hợp (CCD). Kết quả cho thấy quá trình transester hóa đạt được hiệu suất tối ưu là 74% tương ứng với các điều kiện sau: hàm lượng methanol và chất xúc tác lần lượt là 29.86% và 0.69% so với khối lượng dầu và thời gian phản ứng là 150 phút.

CẤU TRÚC LỚP TẠI GIAO DIỆN LỎNG - HƠI CỦA KIM LOẠI LỎNG SIÊU LẠNH CÓ BỀ MẶT TỰ DO

Trần Yến Mi, Võ Văn Hoàng, Trần Hoài Nhân
Tóm tắt | PDF
áp dụng phương pháp mô phỏng động lực học phân tử để khảo sát các tính chất nhiệt động học của mô hình Nickel lỏng ở trạng thái siêu lạnh, chúng tôi phát hiện hệ tồn tại cấu trúc lớp tại nhiệt độ 1220K (rất gần với nhiệt độ chuyển pha rắn ? lỏng siêu lạnh, 1190K, của hệ). Trên cơ sở phân tích hàm mật độ tại 1220K, bề rộng của lớp ngoài cùng được đo vào khoảng 1.89Å (một giá trị tương đối đặc trưng của cấu trúc lớp trong các mô hình khác). Mặt khác, sự khác biệt trong cấu trúc xếp chặt của vùng không gian có cấu trúc lớp so với vùng không có cấu trúc lớp trong hệ cũng được tìm thấy, trên cơ sở phân tích hàm phân bố xuyên tâm g(r). Ngoài ra, dựa vào sự phân bố số phối vị, chúng tôi lại một lần nữa nhận ra rằng mật độ hạt trong vùng cấu trúc lớp có giá trị vượt trội so với phần còn lại trong mô hình. Cuối cùng, ảnh 3D bề mặt của hệ Nickel lỏng siêu lạnh tại 1220K đã được chụp lại. Đây là một lớp bề mặt gồ ghề, thể hiện sự phân bố mật độ không đồng đều.

KHẢO SÁT HUYẾT THANH HỌC TÌNH HÌNH NHIỄM AVIAN REOVIRUS TRÊN GÀ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Hồ Thị Việt Thu, Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Thị Thùy Dung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu khảo sát huyết thanh về tỷ lệ nhiễm avian reovirus trên đàn gà tại huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Khánh tỉnh Đồng Nai. Tổng cộng có 460 mẫu huyết thanh thu thập được kiểm tra kháng thể đặc hiệu kháng avian reovirus bằng kỹ thuật ELISA sử dụng kit thương mại (Avian reovirus antibody test kit, IDEXX, USA). Kết quả cho thấy có sự hiện diện kháng thể đặc hiệu kháng avian reovirus trên tất cả các đàn gà khảo sát tại các huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, có 392 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 85,22%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất được ghi nhận ở gà trên 12 tuần tuổi (100,0%), kế đến là gà từ 8-12 tuần tuổi (96,21%) và gà từ 2-4 tuần tuổi (80,0%), tỷ lệ nhiễm thấp nhất là ở gà từ 4-8 tuần tuổi (78,92%). Có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm ở gà từ 8 tuần tuổi trở xuống và trên 8 tuần tuổi. Gà thuộc các giống đẻ trứng (Isa-Brown, Cobb500) có tỷ lệ nhiễm (95,41%, 97,73%) cao hơn tỷ lệ nhiễm ở giống gà thịt Lương Phượng và Tam Hoàng (72,5%, 82,38%) có ý nghĩa thống kê. Không có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ nhiễm giữa gà nuôi chuồng kín (96,08%) và chuồng hở (79, 80%). Tỷ lệ nhiễm ở gà nuôi trong lồng (95,41 %) và gà nuôi trên sàn trấu (95.38%) không khác nhau, nhưng cả hai đều khác có ý nghĩa so với tỷ lệ dương tính ở gà nuôi trên sàn tre (69,10%). Đây là nghiên cứu đầu tiên về tình hình nhiễm ARV trên đàn gà Việt Nam. Kết quả trên cho thấy có sự hiện diện và lây lan của ARV trên đàn gà ở tỉnh Đồng Nai.

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN TỪ ĐẤT Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt | PDF
Đề tài nhằm mục đích phân lập và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số chủng nấm sợi từ đất ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Xác định hoạt tính kháng khuẩn của các chủng nấm sợi đã phân lập bằng phương pháp khối thạch trên các loài vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật như E. coli, Bacillus subtillis, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri cho thấy ba trong bảy chủng nấm có hoạt tính kháng ba loại vi khuẩn kiểm định, và qua khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch trích sinh khối của ba chủng nấm kháng được ba loại vi sinh vật kiểm định, đã tìm ra được hai chủng nấm có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Định danh bằng khảo sát hình thái dưới kính hiển vi quang học vật kính 40X, và giải trình tự gene ITS kết hợp sử dụng phần mềm BLAST trên ngân hàng gene NCBI cho thấy có khả năng hai chủng nấm này thuộc loài Penicillium pinophilum và Fusarium solani.

PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN NẤM MEN VÀ VI KHUẨN ACID ACETIC THỬ NGHIỆM LÊN MEN TRÀ THỦY SÂM (KOMBUCHA)

Phạm Hồng Quang, Nguyễn Vân Sơn, Lê Thị Mỹ Xuyên
Tóm tắt | PDF
Trà thủy sâm là thức uống lên men từ sự kết hợp giữa nấm men và vi khuẩn acid acetic. Nghiên cứu này nhằm phân lập, tuyển chọn dòng nấm men và vi khuẩn acid acetic có khả năng lên men tốt từ trà thủy sâm và khảo sát điều kiện lên men thích hợp cho dòng vi sinh phân lập được. Kết quả đã phân lập được 23 dòng nấm men và 33 dòng vi khuẩn acid acetic, trong đó dòng nấm men và vi khuẩn lên men tốt nhất được xác định thuộc loài Saccharomyces cerevisiae và Acetobacter aceti. Các điều kiện lên men được khảo sát bao gồm mật số giống chủng (103 - 106 tế bào/mL), nồng độ đường (10 - 25ºBx) và pH ban đầu (4,5 - 6,0), nhiệt độ (25°C, 30°C và nhiệt độ môi trường xung quanh) và thời gian lên men (1 - 9 ngày). Kết quả cho thấy hai dòng vi khuẩn và nấm men trên sản xuất lượng ethanol và acid cao nhất khi được chủng với mật số 105 tế bào/mL, nồng độ đường 15ºBx, pH ban đầu 5,5, và ủ ở nhiệt độ 30ºC trong thời gian 7 - 9 ngày.

HIỆU QUẢ TIÊU DIỆT BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS DẠNG HUYỀN PHÙ VÀ DẠNG KHÔ BẰNG XUNG ÁNH SÁNG

Nguyễn Bảo Lộc, Nicorescu Irina, Orange Nicole
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, hiệu quả diệt khuẩn của xung ánh sáng được đánh giá trên bào tử Bacillus subtilis dạng huyền phù và dạng khô (bào tử vi khuẩn được gây nhiễm trên bi thuỷ tinh và gia vị). Nghiên cứu được thực hiện với cường độ 0,6 J.cm-2/xung trên huyền phù vi sinh vật, và trên gia vị với cường độ 1 J.cm-2/xung. ở dạng huyền phù, với cường độ 6 J.cm-2 chỉ tiêu diệt được 0,9 log bào tử vi khuẩn.Hình ảnh phân tích bằng kính hiển vi điện tử (SEM) cho thấy bào tử B.subtilis ở dạng huyền phù không bị ảnh hưởng bởi xử lý xung ánh sáng. Qua phân tích ADN trích ly từ bào tử B subtilis,không nhận thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa mẫu xử lý và mẫu đối chứng. ở dạng khô, mức độ tiêu diệt bào tử B. subtilis đạt được dưới 1 log khi xử lý ở cường độ 10 J.cm-2 trên hạt tiêu và tiểu hồi, trong khi trên bi thuỷ tinh thì mức độ này đạt tới 2,8 log.Khi phân tích hình ảnh bào tử B. subtilis dạng khô của mẫu đối chứng và mẫu xử lý bằng xung ánh sáng qua kính hiển vi điện tử, các bào tử đều không bị phá vỡ bởi xung ánh sáng, tuy nhiên có một số lượng đáng kể bào tử bị thay đổi hình dạng được phát hiện trong mẫu đã xử lý bằng xung ánh sáng.

KếT HợP ?-1,4-GLUCAN-4-GLUCOHYDROLASE Và ?-1,4-GLUCAN GLUCOHYDROLASE TRONG CHế BIếN NƯớC UốNG Từ KHOAI LANG TíM

Dương Thị Phượng Liên, Nguyễn Nhật Minh Phương
Tóm tắt | PDF
Khoai lang tím được chế biến thành nước uống bổ sung hương cam. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân tinh bột khoai lang đã được khảo sát. Chúng bao gồm nhiệt độ và thời gian thủy phân tinh bột bằng enzyme ?-1,4-glucan-4-glucohydrolase nối tiếp bằng enzyme a-1,4-glucan glucohydrolase. Hiệu quả của quá trình thủy phân tinh bột được đánh giá thông qua hiệu suất thu hồi, độ Brix, hàm lượng đường khử và hàm lượng tinh bột sau thủy phân. Hiệu quả quá trình thủy phân tinh bột tối ưu tương ứng với nhiệt độ 90oC trong thời gian 60 phút cho hoạt động của ?-1,4-glucan-4-glucohydrolase và với nhiệt độ 60oC trong thời gian 60 phút cho hoạt động của a-1,4-glucan glucohydrolase. Sản phẩm bổ sung 0,5% hương cam cho giá trị cảm quan tốt và khả năng chấp nhận cao.

CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Xuân Thái, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh
Tóm tắt | PDF
Các giống lúa mới có khả năng thích ứng với vùng đất phèn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất lúa tại các vùng đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chọn lọc giống lúa chống chịu phèn là một tiến trình liên tục từ định hướng tổ hợp lai tạo, thanh lọc chọn giống và khảo nghiệm đánh giá thích nghi trên vùng bị ảnh hưởng phèn. Hai tổ hợp lai tạo MTL156/Khaohom (L318), MTL241// MTL142/ Tẻ Thơm (L353) có số dòng lúa tốt được chọn lọc nhiều trên vùng đất phèn. Các yếu tố thành phần năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông biến động mạnh do bị ảnh hưởng của yếu tố môi trường. Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc được 2 giống lúa mới có thích nghi tốt và cho năng suất cao trên vùng đất nhiễm phèn là MTL480, MTL844.

ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG VÀ LIỀU LƯỢNG CALCIUM XỬ LÝ SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI XOÀI CÁT HÒA LỘC

Trần Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Bảo Long
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhă?m mu?c tiêu ti?m ra dạng và liều lượng calcium xư? ly? sau thu hoạch tra?i xoài Cát Hòa Lộc đê? duy trì chất lượng, hạn chế tô?n thâ?t sau thu hoa?ch va? ke?o da?i thơ?i gian tô?n trư?. Thi? nghiê?m đươ?c bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 10 nghiệm thức thực hiện bằng cách ngâm trái xoài Cát Hòa Lộc trong dung dịch CaCl2, Ca(OH)2 và Ca(NO3)2 sau thu hoạch ở ba nồng độ là 1000 ppm, 2000 ppm và 3000 ppm và nghiệm thức đối chứng ngâm trong nước. Kê?t qua? như sau: ngâm trái xoài trong dung dịch CaCl2 hoặc Ca(OH)2 ở nồng độ 3000 ppm co? ta?c du?ng làm hạn chế ty? lê? bệnh, tỷ lệ hao hu?t tro?ng lươ?ng tra?i, tỷ lệ rụng cuống,? đồng thời vẫn duy trì được độ cứng của trái, màu sắc và giá trị cảm quan cho đến ngày thứ 08 sau khi tồn trữ trong điê?u kiê?n pho?ng thi? nghiê?m (nhiê?t đô? 28-33°C, â?m đô? 55-65%), trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ duy trì được chất lượng được 04 ngày sau khi tồn trữ. Các chỉ tiêu khác như hàm lượng vitamin C, pH, hàm lượng đường tổng số và độ Brix cũng được duy trì ổn định trong suốt quá trình tồn trữ.

ẢNH HƯỞNG CỦA BACILLUS LÊN MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Sương Ngọc
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa dòng vi khuẩn Bacillus sp (B2) và Bacillus amiloliquefaciens (B41) đến chất lượng nước và tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) nuôi trong bể đã được nghiên cứu. Thí nghiệm bao gồm hai nghiệm thức bổ sung vi khuẩn và một nghiệm thức đối chứng (không bổ sung vi khuẩn). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tất cả các nghiệm thức đều được thực hiện trong bể composite với mật độ 50 cá thể/100L. Mật độ vi khuẩn được bổ sung là 106 CFU/mL. Chất lượng môi trường nuôi ở các nghiệm thức khác nhau như nhiệt độ, pH, DO, COD, TSS, TAN và tổng độ kiềm đã được thu thập và phân tích theo phương pháp APHA (1995) lúc chưa bổ sung vi khuẩn và sau đó theo chu kỳ 5 ngày một lần trong 60 ngày thí nghiệm. Kết quả cho thấy nhiệt độ, pH, tổng độ kiềm duy trì ở mức thích hợp. Các yếu tố như DO, COD, TSS và TAN biến động giữa các nghiệm thức và có khuynh hướng tăng đến cuối thí nghiệm, nhưng nhìn chung phù hợp cho tôm thẻ chân trắng. Mật độ của Vibrio trong bể có bổ sung vi khuẩn luôn thấp hơn nghiệm thức đối chứng. Tỉ lệ sống của tôm trong nghiệm thức B2 (70,0 ± 5,3%) và B41 (86,7 ± 3,1%) luôn cao hơn có ý nghĩa (p< 0,05) khi so sánh với  đối chứng (65,3 ± 3,1%).

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG (OXYELEOTRIS MARMORATUS) TRONG AO Ở TỈNH CÀ MAU

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Khảo sát này được thực hiện trên 30 hộ nuôi ở các xã thuộc thành Phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau được thực hiện từ tháng 3 - 5/2013. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố kỹ thuật và tài chính của mô hình để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất ở Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tổng số 30 nông hộ  nuôi cá bống tượng ở thành phố Cà Mau đã được phỏng vấn từ tháng 3 đến tháng 5/2012. Kết quả cho thấy diện tích trung bình của các ao nuôi là 1.002 m2/hộ (biến động từ 108 - 4.000 m2). Mật độ nuôi dao động từ 0,8 - 2,0 con/m2 và cá giống có khối lượng 83 - 250 g/con. Trung bình sau 9 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 0,7 kg/con và tỉ lệ sống 72,1%. Năng suất trung bình đạt 69,1 kg/100 m2 và hệ số thức ăn là 6,9±2,1. Tính trên diện tích nuôi 100 m2, mô hình nuôi cá bống tượng có tổng chi phí bình quân là 9.801.597 đồng/vụ, lợi nhuận trung bình 18.225.263 đồng/vụ với tỷ suất lợi nhuận đạt cao(2,0). Nhìn chung, mô hình nuôi này lợi nhuận khá cao, do đó có thể nhân rộng ở Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

SẢN LƯỢNG VÀ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC BỀN VỮNG TỐI ĐA Ở VÙNG BIỂN XA BỜ ĐÔNG NAM BỘ

Bùi Văn Tùng
Tóm tắt | PDF
Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu về sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ. Mô hình sản lượng thặng dư của Schaefer (1954) được sử dụng để xác định sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa cho vùng biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường lực khai thác bền vững tối đa ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ là 14.912 tàu, trong đó nghề lưới kéo là 5.010 tàu, nghề lưới rê 2.469 tàu, nghề lưới vây 2.998 tàu, nghề câu 1.934 tàu và nhóm nghề khác là 2.501 tàu. Cường lực khai thác của nghề lưới kéo ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững tối đa khoảng 56,3%, tương ứng với khoảng 2.823 tàu; các nghề còn lại có cường lực khai thác thấp hơn cường lực khai thác bền vững tối đa. Tương ứng với cường lực khai thác bền vững tối đa, sản lượng khai thác bền vững tối đa ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ là 1.146.140 tấn.

Sử DụNG BIO-FLOC HìNH THàNH Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU LàM THứC ĂN CHO ARTEMIA TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM

Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đinh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bio-floc làm thức ăn cho Artemia trong phòng thí nghiệm. Bio-floc hình thành ở các độ mặn khác nhau (35, 60, 80 và 100 ppt) được sử dụng làm thức ăn cho Artemia và tảo tạp được sử dụng ở nghiệm thức đối chứng. Thí nghiệm gồm hai giai đoạn và Artemia được nuôi ở độ mặn 80 ppt: i) ấu trùng Artemia được nuôi chung đến khi thành thục để xác định tỉ lệ sống và tăng trưởng; ii) Artemia trưởng thành được nuôi từng cặp trong ống Falcon để theo dõi các chỉ tiêu sinh sản và vòng đời. Sau 13 ngày nuôi, hàm lượng NH4+ và NO2- ở nghiệm thức đối chứng luôn cao hơn các nghiệm thức bio-floc. Tỉ lệ sống của Artemia dao động từ 77,2 đến 84,9% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Chiều dài thân của Artemia ở nghiệm thức (NT) BF_35 thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Các chỉ tiêu sinh sản và vòng đời của Artemia cái ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) ngoại trừ  NT BF_35 thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tổng số phôi cyst ở các nghiệm thức bio-floc cao hơn so với đối chứng nhưng sự sai biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Ngoài ra, kết quả biểu thị sử dụng bio-floc làm thức ăn cho Artemia cải thiện được chất lượng nước và Artemia có tỷ lệ đẻ cyst nhiều hơn so với sử dụng tảo tạp.

MỐI QUAN HỆ GIỮA KÍCH CỠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (ANABAS TESTUDINEUS)

Dương Thúy Yên, Phạm Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa kích cỡ và một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô ?đầu vuông? (Anabas testudineus). Cá rô đầu vuông 8 tháng tuổi từ một ao nuôi thịt được thu ngẫu nhiên, sau đó phân thành 3 nhóm khối lượng (247 ± 60 g; 157 ± 22 g; và 99 ± 27 g) và được nuôi vỗ trong 6 giai (2ì3ì2,5m). Sau 2 tháng, 60 cá thể (thu ngẫu nhiên 10 cá thể/giai) được kiểm tra hệ số thành thục (GSI), sức sinh sản và đường kính trứng. Đồng thời 13 cặp cá bố mẹ từ 3 nhóm kích cỡ được cho sinh sản nhân tạo để xác định sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở. Kết quả ở cá đực, GSI (0,5 - 1,5% khi tuyến sinh dục ở giai đoạn IV) không thay đổi theo khối lượng (p>0,05) nhưng ở cá cái, GSI giảm 1,7 - 2% (tương ứng với tuyến sinh dục ở giai đoạn IV và III) khi khối lượng cá tăng 100 g (p

XáC ĐịNH KHả NăNG SINH KHáNG THể CủA Cá TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CảM NHIễM VI KHUẩN EDWARDSIELLA ICTALURI NHƯợC ĐộC

Đặng Thị Hoàng Oanh, Jung Tae Sung, Huỳnh Kim Nguyên, Nguyễn Hoàng Nhật Uyên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng sinh kháng thể đặc hiệu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cảm nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri nhược độc. Phương pháp ngưng kết được sử dụng để xác định hiệu giá(?) kháng thể đặc hiệu của cá tra sau mỗi tuần ngâm cá với vi khuẩn E.ictaluri nhược độc ở các nồng độ 2ì104, 1,5ì105, 2ì106, 2ì107, 1ì108 CFU/mL và đối chứng. Sau 2 tuần, cá tra được cảm nhiễm với chủng E.ictaluri có độc lực với nồng độ 1,5ì105 CFU/mL. Kết quả cho thấy mức kháng thể của cá ở tất cả các nghiệm thức tăng dần từ tuần thứ 2, tăng nhanh đến tuần thứ 3 sau khi ngâm vi khuẩn nhược độc và cao nhất đến cuối giai đoạn khảo sát. Trong đó, cá ở nghiệm thức ngâm vi khuẩn nhược độc 1ì108 CFU/mL có hiệu giá kháng thể trung bình tăng cao nhất (gần 9,0), khác biệt có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (chỉ 2,0) (p

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG VÀ HẬU ẤU TRÙNG CỦA MỘT SỐ NGUỒN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, Trần Minh Nhứt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng của một số nguồn tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). ấu trùng tôm càng xanh được sinh sản từ bốn nguồn tôm bố mẹ ở Cà Mau, Cần Thơ, Long An và Đồng Nai được ương đến giai đoạn PL15 trong hệ thống nước xanh cải tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tôm Đồng Nai tăng trưởng về chiều dài ở giai đoạn 1 (1,88 ± 0,04 mm), giai đoạn 5 (2,95 ± 0,28 mm), giai đoạn 11 (6,9 ± 0,35 mm) và PL15 (9,5 ± 0,42 mm) tốt nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TRONG BUỒNG TRỨNG CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) NGOÀI TỰ NHIÊN THEO GIAI ĐOẠN THÀNH THỤC

Phạm Xuân Kỳ, Đào Việt Hà
Tóm tắt | PDF
Thay đổi hàm lượng cholesterol trong buồng trứng ở các giai đoạn thành thục từ II-VI của cá chẽm cái tự nhiên đã được khảo sát. Hệ số thành thục (GSI) tăng đáng kể từ giai đoạn II-IV, giảm sau khi đẻ ở giai đoạn VI. Hàm lượng lipid buồng trứng gia tăng đáng kể (2,69 - 5,50%) từ các giai đoạn II-IV khi trứng phát triển và giảm dần ở các giai đoạn sau đó khi cá thành thục và đẻ. Hàm lượng cholesterol buồng trứng thấp ở giai đoạn II (266,7 mg/100 g trọng lượng tươi), tăng cao đáng kể ở giai đoạn III (390,9 mg/100 g) khi cá khởi phát quá trình tái thành thục và ở giai đoạn IV (374,5 mg/100 g). Hàm lượng chất này giảm thấp đáng kể vào giai đoạn V (219,2 mg/100 g) và VI (251,9 mg/100 g) khi buồng trứng hầu như chứa các trứng đã thành thục hoàn toàn và khi cá đã đẻ. Các kết quả này cho thấy sự liên quan của cholesterol với sự thành thục và nó có thể được xem là một chỉ tiêu sinh hóa để đánh giá tình trạng sinh sản của cá chẽm

LớP HọC NGHịCH ĐảO-MÔ HìNH DạY HọC KếT HợP TRựC TIếP Và TRựC TUYếN

Nguyễn Văn Lợi
Tóm tắt | PDF
Bài viết này trình bày mô hình dạy học kết hợp đang ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ và một số nước khác trên thế giới. Thông qua tổng hợp những nghiên cứu, bài viết sẽ trình bày cơ sở lí luận và nghiên cứu về mô hình dạy học kết hợp, đặc biệt là phương thức lớp học nghịch đảo bài giảng, phân tích những lợi ích cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức lớp học nghịch đảo, từ đó đề xuất cân nhắc ứng dụng trong hoàn cảnh dạy học của Việt Nam, đặc biệt là tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Nguyễn Quang Tuyến, Lê Văn Thăm
Tóm tắt | PDF
Đề tài ?Đánh giá hiệu quả đa?o ta?o nghê? cho lao động nông thôn ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long? với mục tiêu đánh giá thực trạng đào tạo nghề; yếu tố tác động hiệu quả đào tạo nghề; hiệu quả đào tạo nghề; và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nghiên cứu được thực hiện ở bốn xã của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, cấu trúc và thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đào tạo nghề là: học nghề và phát triển nghề; giáo viên và học viên; trang thiết bị dạy nghề; kỹ năng dạy nghề và học nghề. Hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Tam Bình cho thấy học viên có việc làm sau học nghề chiếm 87,1%. Các yếu tố tác động hiệu quả đào tạo nghề gồm: chính sách, giáo viên, chương trình dạy nghề, học viên và cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, có bốn nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Tam Bình.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ NỮ CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TẠI CẦN THƠ

Bùi Thị Mùi
Tóm tắt | PDF
Đa số cán bộ trong các trường công lập ở thành phố Cần Thơ là nữ. Đa số cán bộ quản lý lãnh đạo (QLLĐ) nhà trường cũng là nữ. Do đó, cán bộ nữ QLLĐ trong các trường công lập tại Cần Thơ có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục-đào tạo của thành phố. Đề tài ?Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực quản lý lãnh đạo của cán bộ nữ các trường công lập tại Cần Thơ? đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ đối với việc phụ nữ tham gia QLLĐ trường học, những mặt mạnh, những điểm yếu trong công tác QLLĐ của họ và nguyên nhân của chúng. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực QLLĐ của cán bộ nữ các trường công lập tại thành phố Cần Thơ.

LƯợC KHảO TàI LIệU KHảO SáT Từ GóC Độ KHOA HọC LUậN Và PHƯƠNG PHáP LUậN NGHIÊN CứU KHOA HọC

Trần Thanh Ái
Tóm tắt | PDF
Lược khảo tài liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhưng chưa được giới thiệu đầy đủ và có hệ thống trong các giáo trình, khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày các cơ chế sản sinh ra kiến thức mới, ý nghĩa khoa học luận của lược khảo tài liệu và các ứng dụng vào việc tìm kiếm và đọc tài liệu, cũng như biên soạn phần lược khảo của một công trình.

LỖI CỦA HỌC SINH TRONG GIẢI TOÁN GIẢI TÍCH: NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN Ở THỊ XÃ TÂN CHÂU - TỈNH AN GIANG

Nguyễn Phú Lộc, Trần Công Thái Học
Tóm tắt | PDF
Bài báo tường thuật kết quả khảo sát lỗi của học sinh trong giải toán giải tích. Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 12, và giáo viên dạy toán ở các lớp được khảo sát. Kết quả cho thấy là học sinh phạm nhiều loại lỗi khác nhau trong giải toán giải tích, giáo viên cũng cho rằng việc phạm các lỗi trên của học sinh là thường xuyên. Kết quả thu được cũng tương hợp với các nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước.

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN QUA KHÓA HỌC TẬP HUẤN FFS VỀ TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CHỌN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG CỘNG ĐỒNG TỈNH HẬU GIANG NĂM 2012

Phạm Ngọc Nhàn, Huỳnh Quang Tín, Đỗ Ngọc Diễm Phương
Tóm tắt | PDF
Tăng cường kỹ năng chọn giống và sản xuất lúa giống cộng đồng qua khóa huấn luyện ?Lớp học trên ruộng nông dân (FFS)? tỉnh Hậu Giang năm 2012 trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án FARES Trường Đại học Cần Thơ và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hậu Giang nhằm cung cấp cho nông dân những kiến thức thực tế và kỹ năng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện chất lượng hạt giống lúa cho nông hộ và góp phần nâng cao giá trị lúa gạo hàng hóa tại địa phương. Nghiên cứu này đã tập trung vào các hộ nông dân đã tham gia khóa tập huấn FFS để tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nông dân thông qua quá trình huấn luyện FFS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của nông dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố Độ tin cậy của lớp tập huấn (Beta = 0,848), thứ hai là yếu tố Cơ sở vật chất và điều kiện học tập (Beta = 0,190), kế tiếp là yếu tố Khả năng đáp ứng yêu cầu của lớp học (Beta = 0,09), tiếp theo là yếu tố Sự đảm bảo của lớp học (Beta = 0,062) và cuối cùng là Sự cảm thông của giảng viên (Beta = 0,029). ..

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHỜ VÀO SINH VIÊN TRỢ GIẢNG

Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Minh Luân, Đoàn Thị Trúc Linh
Tóm tắt | PDF
Sinh viên trợ giảng (SVTG) có nhiều đóng góp tích cực trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo định hướng lấy người học làm trung tâm. ở các trường đại học có nền giáo dục phát triển trên thế giới, mô hi?nh na?y đa? đươ?c a?p du?ng rô?ng ra?i. Tuy nhiên, mô hình sinh viên trợ giảng tại các trường đại học ta?i Việt Nam còn rất mờ nhạt và chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề cần quan tâm trong việc tuyển chọn, tập huấn và quản lý sinh viên trợ giảng. Thêm vào đó, bài báo cũng đề cập đến lợi ích của công ta?c trợ giảng đối với giảng viên, bản thân sinh viên trợ giảng và sinh viên tham gia học phần có áp dụng sinh viên trợ giảng; và một số ý kiến đóng góp xung quanh việc áp dụng mô hình sinh viên trợ giảng tại Trường Đại học Cần Thơ.

XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Nguyễn Đức Toàn
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, sơ đồ tư duy (Mind Map) đang được vận dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục. Việc xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả đối với các cấp học, các môn học. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học; giúp người dạy và người học chủ động hơn, tích cực, sáng tạo trong dạy và học. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam hiện đại nói riêng cho sinh viên sư phạm lịch sử ở Trường Đại học Cần Thơ, cụ thể đối với nội dung cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám 1939 - 1945. Việc xây dựng sơ đồ tư duy có thể tiến hành bằng hai phương pháp: hoặc vẽ bằng tay, hoặc ứng dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cũng rất đa dạng. Nó hỗ trợ hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp. Nó cũng hỗ trợ thầy và trò trong

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CHỮ HÁN THẾ KỶ XVII - XVIII CỦA CHOSON

Đỗ Thị Hà Thơ
Tóm tắt | PDF
Giai đoạn thế kỷ XVII ? XVIII, xã hội Choson rơi vào khủng hoảng nhân phẩm nghiêm trọng, đòi hỏi thiết lập trật tự xã hội dựa trên nguyên lý Nho giáo trở nên cấp thiết hơn. Trên cơ sở tiếp thu ý tưởng từ hai bản hương ước của Trung Quốc là Lam Điền Lã Thị hương ước và Chu Tử tăng tổn Lã Thị hương ước, các nhà Nho Choson ?khuôn nắn? lại theo yêu cầu xã hội đương thời, với các quy định về đức nghiệp, lễ tục, quá thất và hoạn nạn. Hương ước thế kỷ XVII có tổng cộng 3 bản, thế kỷ XVIII là 6 bản. Số lượng hương ước thế kỷ XVIII minh chứng cho vai trò cũng như tác động của hương ước đối với các vấn đề thời đại. Năm 1986, bộ sưu tập hương ước chữ Hán Choson ra đời, được đánh giá là tập đại thành tư tưởng tân tiến của tri thức Choson. Đồng thời phản ánh công cuộc gìn giữ vốn văn hóa truyền thống và chiến lược xây dựng con người ? xã hội Choson thời hiện đại.

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Thị Bình Giang, Dư Thống Nhất
Tóm tắt | PDF
Động cơ học tập (ĐCHT) có vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động học tập của sinh viên (SV). Trên thực tế, không phải SV nào cũng xác định ĐCHT một cách rõ ràng và điều này gây ra những trở lực cho hoạt động học tập của họ. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các động cơ chi phối việc học tập của SV. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai động cơ bên trong gồm ?học để có kỹ năng thực hành nghề?, ?học để tiếp thu kiến thức? và một động cơ bên ngoài là ?học để có bằng đại học? chi phối mạnh mẽ đến việc học tập của SV. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà giáo dục những thông tin cần thiết để định hướng ĐCHT cho SV.

MỨC ĐỘ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO NHU CẦU DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Ngô Bình Trị, Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân TP. Cần Thơ. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp willingness to pay để đánh giá mức sẵn lòng chi trả, đồng thời phương pháp hồi qui tobit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp 610 người dân ở TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu du lịch của người dân thành phố rất đa dạng về hình thức tổ chức du lịch và loại hình du lịch, mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch là khá cao. Nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân thành phố là giới tính, tình trạng hôn nhân, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng và số lần đi du lịch trước đó.

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trần Thị Phụng Hà
Tóm tắt | PDF
Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên (SV) là vấn đề nan giải và ảnh hưởng đến tâm lý SV ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Đề tài nghiên cứu quan niệm của SV về vấn đề việc làm và định hướng nghề nghiệp của họ trong tương lai. Kết quả từ phỏng vấn bằng bảng hỏi 170 SV của 5 Khoa thuộc Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp với phỏng vấn sâu cho thấy SV ĐHCT rất lo lắng cho tương lai trước viễn cảnh thất nghiệp và phần đông SV đã tự vạch cho mình chiến lược rèn luyện thái độ và kỹ năng nghề nghiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau. Kết quả cho thấy SV khác nhau về giới tính, ngành học, năm học, quê quán và hoàn cảnh xuất thân có định hướng nhận thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Nhìn chung, SV có nhận thức đúng đắn về giá trị nghề nghiệp và có ý thức trong việc tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề cần thiết để phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trước tình hình tìm kiếm việc làm khó khăn, đề tài nghiên cứu tìm hiểu định hướng của SV về giá trị nghề nghiệp và từ đó đề xuất một số giải pháp tham khảo.

NIỀM TIN Ở TỔ CHỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG CƠ VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mức độ tác động của niềm tin ở tổ chức đến động cơ và kết quả làm việc của nhân viên khối văn phòng ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với tổng số quan sát là 485 nhân viên khối văn phòng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức của nhân viên về niềm tin ở tổ chức là một biến có vai trò rất lớn làm tăng kết quả làm việc của nhân viên, và động cơ làm việc. Đồng thời, nghiên cứu còn đưa ra một số hàm ý để xây dựng niềm tin ở tổ chức.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÃ THỚI SƠN, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Công Toàn, Bùi Lan Anh
Tóm tắt | PDF
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn, đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho học nghề và cải thiện thu nhập của người lao động khu vực nông thôn. Thực tế, nhiều người lao động chưa tham gia học nghề với nhiều nguyên do khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến học nghề của người lao động tại xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Phương pháp điều tra trực tiếp 60 người lao động và phân tích hồi quy Binary Logistic được thực hiện trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuận lợi nhất của người lao động học nghề là có thêm thu nhập; chất lượng dạy nghề thấp là khó khăn lớn nhất của người lao động tham gia học nghề. Lý do quan trọng nhất của người lao động chưa tham gia các lớp học nghề vì chưa am hiểu về Đề án Đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956). Các yếu tố như trình độ học vấn, thu nhập, sự am hiểu Đề án 1956 và nhận thức lợi ích từ học nghề có ảnh hưởng đến học nghề của người lao động. Trong đó, nhận thức của người lao động có tác động mạnh nhất đến học nghề của người lao động tại xã Thới Sơn.