Nguyễn Công Toàn * Bùi Lan Anh

* Tác giả liên hệ (ncongtoan@ctu.edu.vn)

Abstract

Vocational training for the rural laborers is a right policy which has created the opportunities and the favorable conditions for the apprenticeship and the improvement of the incomes for the rural laborers. In fact, many laborers had not participated in the apprenticeship with the different reasons. The objective of this paper aimed to determine the factors affecting the apprenticeship of the laborers in Thoi Son village, Tinh Bien district, An Giang province. The direct interviews of 60 laborers and Binary Logistic regression analysis were conducted in the study. The study results showed that the most advantage of the vocational trained laborers added more incomes, and the low quality of the vocational training was the most difficulty of laborers who participated in the apprenticeship. The most important reason of the laborers had not participated in the classes of the vocational trainings because they had not understood the Project of the vocational training for the rural laborers (Project 1956). The factors including the educational levels, the incomes, the understanding of the Project 1956 and the perceptions of the apprenticeship affected the effects of the apprenticeship of the laborers, in which, the perception of the laborers had the strongest impact on the apprenticeship of laborers in Thoi Son village.
Keywords: Laborers, vocational training, apprenticeship, incomes, employment

Tóm tắt

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn, đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho học nghề và cải thiện thu nhập của người lao động khu vực nông thôn. Thực tế, nhiều người lao động chưa tham gia học nghề với nhiều nguyên do khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến học nghề của người lao động tại xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Phương pháp điều tra trực tiếp 60 người lao động và phân tích hồi quy Binary Logistic được thực hiện trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuận lợi nhất của người lao động học nghề là có thêm thu nhập; chất lượng dạy nghề thấp là khó khăn lớn nhất của người lao động tham gia học nghề. Lý do quan trọng nhất của người lao động chưa tham gia các lớp học nghề vì chưa am hiểu về Đề án Đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956). Các yếu tố như trình độ học vấn, thu nhập, sự am hiểu Đề án 1956 và nhận thức lợi ích từ học nghề có ảnh hưởng đến học nghề của người lao động. Trong đó, nhận thức của người lao động có tác động mạnh nhất đến học nghề của người lao động tại xã Thới Sơn.
Từ khóa: Người lao động, đào tạo nghề, học nghề, việc làm, thu nhập

Article Details

Tài liệu tham khảo

Châu Mỹ Duyên, 2013. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Dương Ngọc Thành, 2010. Đánh giá nhu cầu lao động và đào tạo nghề nông thôn tại các quận huyện Thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Dương Ngọc Thành, 2014. Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng đến đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng ĐBSCL. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đinh Phi Hổ và Nguyễn Khánh Duy, 2013. Tác động của sự thay đổi cơ cấu kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế: Mô hình dự báo và gợi ý chính sách (Nghiên cứu trường hợp của tỉnh Bến Tre) Tạp chí Phát triển Kinh tế (218): 20-36.

Ngô Văn Hoàng, 2011. Nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội.

Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí khoa học. Số 5: 23.

Phạm Thị Thúy Linh, 2011. Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên Thành phố Đà Nẵng. Luận ăn Thạc sĩ Kinh tếĐại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.

Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn”.

Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 về việc phêduyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”.

Ủy Ban Nhân Dân xã Thới Sơn, 2013. Báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2013 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2014.

Võ Thị Bạch Huệ, 2010. Đánh giá thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành Thành phố Cần Thơ. Trường hợp nghiên cứu tại quận Thốt Nốt. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ