Ngày xuất bản: 30-08-2024

Bài toán lựa chọn đa tiêu chí với phép biến đổi tích phân mờ

Bùi Quốc Việc, Phạm Bích Như
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, một ứng dụng của phép biến đổi tích phân mờ vào bài toán lựa chọn đa tiêu chí được giới thiệu. Một loại tích phân mờ trên không gian của các hàm giá trị lưới dư đầy đủ được xem xét. Trên nền tảng của loại tích phân mờ này, một phép biến đổi tích phân mờ tương ứng cho các hàm được trình bày với giá trị lưới đặc biệt nhờ vào sự kết hợp giữa hàm hạt nhât tích phân và hàm gốc giống như các phép biến đổi tích phân cổ điền đã biết (Fourier, Laplace, Hilbert,...). Ngoài ra, loại tích phân mờ được giới thiệu ở đây cũng được sử dụng như là một công cụ mới nhằm đánh giá các tiêu chí cho các ứng viên của người đưa ra quyết định trong bài toán lựa chọn nhiều tiêu chí. Phương pháp đề xuất được minh họa và so sánh với các phương pháp khác nhờ vào bài toán tuyển dụng nhân sự.

Các quá trình rã h→Zγ, γγ của Higgs boson tựa mô hình chuẩn trong mô hình 3-3-1 đảo

Lâm Thị Thanh Phương, Nguyễn Thanh Kiều Ngân, Trịnh Thị Hồng , Phạm Thị Bích, Nguyễn Hứa Thanh Nhã
Tóm tắt | PDF
Trong khuôn khổ của mô hình 3-3-1 đảo, các đóng góp bậc một vòng cho các quá trình rã h→Zγ, γγ của Higgs boson tựa mô hình chuẩn được giới thiệu. Bài báo đặt vấn đề nghiên cứu những đóng góp mới từ các hạt Higgs mang điện và các boson chuẩn xuất hiện ở biên độ của quá trình rã h→Zγ, nhưng không ảnh hưởng đến quá trình rã h→γγ.

Điều kiện tối ưu cho bài toán tối ưu hóa hàm tích phân mờ với ràng buộc hệ phương trình vi phân cấp một

Lê Thanh Tùng, Trần Thiện Khải, Trịnh Tùng
Tóm tắt | PDF
Bài báo này nhằm mục đích nghiên cứu các bài toán tối ưu hóa hàm tích phân mờ của nhiều biến số phụ thuộc với các ràng buộc hệ phương trình vi phân cấp một. Trước hết, các điều kiện cần tối ưu cho các bài toán tối ưu hóa hàm tích phân mờ với các ràng buộc hệ phương trình vi phân được thiết lập. Sau đó, các điều kiện đủ tối ưu được khảo sát sử dụng một số giả thiết lồi.

Dự báo chuỗi thời gian với một số mô hình học máy và ứng dụng

Lê Trung Can, Trần Phước Lộc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này trình bày việc phân tích và dự báo dữ liệu chuỗi thời gian bằng cách sử dụng các mô hình học máy khác nhau. Các phương pháp được sử dụng bao gồm Holt-Winters, ARIMA, hồi quy tuyến tính (LR), rừng ngẫu nhiên (RF), máy tăng cường độ dốc (GBM) và học máy tự động (AutoML). Các phương pháp tìm kiếm lưới nâng cao cũng được áp dụng cho ARIMA, RF và GBM để tối ưu hóa mô hình. Dữ liệu lưu lượng nước hàng tháng tại trạm đo trên Sông Tiền ở Tân Châu từ năm 1992 đến 2021 được sử dụng để huấn luyện và kiểm tra các mô hình. Kết quả cho thấy mô hình GBM với tìm kiếm lưới nâng cao cho độ chính xác vượt trội so với các mô hình khác.

Khảo sát tính chất điện tử và tính toán đặc tính cơ học - quang học cho các cấu trúc mới của vật liệu thiếc sulfide và thiếc selenide cho ứng dụng quang điện tử

Nguyễn Trường Long, Nguyễn Gia Huy, Võ Quan Linh, Nguyễn Huỳnh Đức
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, các đặc tính điện tử, cơ học và quang học của hai dạng cấu trúc mới (g-Pnma và p-cubic) cho vật liệu SnS và SnSe đã được khảo sát và so sánh với cấu trúc cơ bản a-Pnma. Bằng tính toán lý thuyết phiếm hàm mật độ, các hệ cấu trúc mới cho thấy độ bền vững về năng lượng gần với hệ cơ bản a-Pnma và có độ bền cơ học tốt. Cấu trúc vùng năng lượng và các đặc tính quang học thể hiện rằng cấu trúc mới g-Pnma có khả năng ứng dụng cao trong pin quang điện và detector quang học, tương tự như cấu trúc a-Pnma. Riêng cấu trúc p-cubic thì có thể được phát triển ứng dụng về thiết bị quang điện.

Martingale sinh bởi bước đi ngẫu nhiên một chiều có điều kiện

Lê Hoài Nhân, Lâm Hoàng Chương, Dương Thị Bé Ba
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, mô hình bước đi ngẫu nhiên một chiều và bước đi ngẫu nhiên một chiều có điều kiện đã được xem xét. Trong khi bước đi ngẫu nhiên là một quá trình martingale thì bước đi ngẫu nhiên có điều kiện lại là một submartingale chặt. Bài viết này cũng chỉ ra tất cả martingale sinh bởi bước đi ngẫu nhiên có điều kiện.

Moment bậc cao cho bước đi ngẫu nhiên trong không gian trạng thái rời rạc

Lâm Hoàng Chương, Trịnh Hữu Nghiệm, Lê Hoài Nhân
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, moment bậc cao của mô hình bước đi ngẫu nhiên trong không gian trạng thái rời rạc sẽ được xem xét. Đầu tiên, sử dụng công thức Jacob-Bernoulli tính tổng lũy thừa bậc cao để tìm nghiệm riêng của phương trình Poisson liên kết với toán tử Markov  tương ứng quá trình đang xét. Sau đó, sử dụng tính chất của kỳ vọng có điều kiện và phương pháp đệ quy để tính các moment. Cuối cùng, giới hạn của moment bậc cao sẽ được tính để đạt được kết quả mong muốn.

Một số hệ số phân tích phương sai giảm thiểu số tham số trong mô hình thống kê

Trần Văn Lý, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Như Ý, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Lê Thị Minh Thư
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, các hệ số và chỉ số có thể sử dụng để đánh giá mức độ tác động của các biến đầu vào trong mô hình thống kê được xem xét. Hệ số quan trọng và chỉ số độ nhạy là hai định lượng được thực nghiệm trên mô hình hồi quy đa thức, trong đó tiếp cận Monte Carlo được sử dụng để tính toán các chỉ số độ nhạy.

Nghiên cứu sự ổn định cấu trúc của vật liệu 2d-pdse2 đơn và đa lớp dạng ngũ giác

Nguyễn Hải Đăng, Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Tiên
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT) được sử dụng để tiến hành tối ưu cấu trúc của các tấm PdSe2 (Palladium diselenide) hai chiều (2D p-PdSe2) với đơn lớp và đa lớp dạng ngũ giác. Năng lượng liên kết của đơn lớp và năng lượng hình thành của đa lớp được tính toán chi tiết và cho thấy mức độ ổn định tốt. Với đơn lớp p-PdSe2 năng lượng liên kết là -23.53 eV, năng lượng hình thành sau tối ưu của hai lớp ổn định ở mức -16.92 eV và năng lượng hình thành của ba lớp là -25.00 eV. Các khoảng cách của đa lớp cũng cho thấy sự ổn định sau tối ưu là 3.912 Å, kết quả này phù hợp với khoảng cách các lớp 2D p-PdSe2 mà các nhóm thực nghiệm bóc tách được. Điều này chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể tạo được các vật liệu khối p-PdSe2 từ các tấm 2D xếp chồng lên nhau, tiến tới thiết kế các linh kiện điện tử dựa trên các tấm 2D p-PdSe2.

Phân loại cho các hàm mật độ xác suất và ứng dụng cho ảnh

Nguyễn Kim Ngân, Võ Thị Cẩm Tiên, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Phúc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Trâm, Lê Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thị Yến Nhi, Thái Minh Trọng, Lê Đại Nghiệp
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đề xuất một thuật toán phân loại cho các hàm mật độ xác suất (PDF) để từ đó áp dụng cho dữ liệu ảnh. Thuật toán đề nghị được trình bày chi tiết các bước thực hiện và được minh hoạ trên một tập PDF cụ thể. Để áp dụng cho dữ liệu ảnh, nghiên cứu trích xuất đặc trưng màu sắc với 4 màu cơ bản thành các PDF một chiều đại diện. Sau đó, phương pháp tìm xác suất tiên nghiệm dựa trên kỹ thuật phân tích chùm mờ được xây dựng. Cuối cùng, nguyên tắc phân loại tựa Bayes được thiết lập.  Ứng dụng trên tập ảnh cụ thể cho thấy kết quả phân loại tốt và có nhiều tiềm năng trong áp dụng thực tế của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phân tích tính ổn định và phân nhánh của mô hình lan truyền vi-rút

Nguyễn Hữu Khánh, Đặng Thị Phương Ngân, Lương Thị Thảo Tâm
Tóm tắt | PDF
Bài báo này phân tích tính ổn định và phân nhánh của mô hình lan truyền vi-rút trong cộng đồng. Mô hình được cho bởi một hệ các phương trình vi phân phụ thuộc các tham số. Động lực của mô hình được quyết định bởi số sinh sản cơ sở R0 và tính ổn định của các điểm cân bằng. Phương pháp hàm Lyapunov là công cụ chính để chứng minh tính ổn định toàn cục của các điểm cân bằng. Phân nhánh transcritical được trình bày để giải thích sự thay đổi tính ổn định của các điểm cân bằng. Khảo sát số được thực hiện để kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết. Các kết quả nhận được đã giải thích được cơ chế lan truyền vi-rút trong cộng đồng.

Sự tồn tại, tính duy nhất và một số tính chất của nghiệm trong một lớp phương trình vi phân ngẫu nhiên với hệ số trượt không thoả điều kiện Lipschitz

Dương Thị Bé Ba, Lê Hoài Nhân
Tóm tắt | PDF
  Trong bài báo này, mục tiêu chính là xem xét một lớp các phương trình vi phân ngẫu nhiên (PTVPNN) có hệ số không thỏa điều kiện Lipschitz. Đầu tiên, các PTVPNN cơ bản cùng với một số kết quả quan trọng có liên quan được giới thiệu. Tiếp theo, thông qua sự kết hợp của phương pháp cắt đuôi và các kết quả trước đó, sự tồn tại và tính duy nhất của nghiệm cho một dạng cụ thể của PTVPNN với hệ số trượt không thỏa điều kiện Lipschitz được chứng minh. Cuối cùng, tính dương của nghiệm và tính bị chặn của các moment của chúng được xem xét.

Thuật toán xây dựng chùm ảnh dựa trên các pixel màu được trích xuất

Trương Minh Lượng, Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Hồng Chi, Nguyễn Như Huỳnh, Võ Văn Tài
Tóm tắt | PDF
Trong nhiều lĩnh vực, việc phân chia hình ảnh thành các chùm có thể giúp chúng ta phân loại, nhận dạng các đối tượng trong ảnh cũng như phát hiện được những yếu tố bất thường. Nghiên cứu này đề xuất một thuật toán phân tích chùm cho ảnh dựa vào hàm mật độ xác suất (PDF) được ước lượng từ đặc trưng trích xuất. Đầu tiên, ta đưa một ảnh bất kỳ về 4 màu cơ bản (đỏ, xanh lục, xanh lam, xám) để trích xuất đặc trưng pixel tại mỗi điểm ảnh. Tiếp theo, các PDF đại diện cho đặc trưng trích xuất sẽ được ước lượng để đại diện cho ảnh trong nhận dạng. Cuối cùng, một thuật toán phân tích chùm mờ cho các PDF được đề xuất. Thuật toán đề nghị được trình bày từng bước và được áp dụng trên những tập ảnh cụ thể. Các kết quả số cho thấy thuật toán đề nghị hiệu quả và ổn định, có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau của thực tế.

Tính chất của hợp thành giữa các quan hệ mờ

Đinh Hoài Em, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thế Tùng, Lê Nguyễn Bảo Khuyên
Tóm tắt | PDF
Nhận biết một hợp thành mờ trong thực tế là một bài toán thú vị và khó. Nó được nảy sinh trong lý thuyết toán mờ khi chúng ta mở rộng nó sang các bài toán thực tế. Đó là những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong bài viết này thông qua những kiến ​​thức cơ bản về liên kết mờ và hợp thành mờ.

Tính chất quang-điện tử của chấm lượng tử graphene dạng lục giác loại II hấp phụ vanadium

Nguyễn Thị Bảo Trang, Nguyễn Võ Anh Duy, Nguyễn Chí Bền, Phạm Vũ Nhật, Đặng Minh Triết
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, các đặc tính quang-điện tử của các chấm lượng tử dị thể loại II dạng lõi-vỏ (HBC-xV), với lõi là một vòng lục giác graphene pha tạp x số nguyên tử vanadium (V) và vỏ là chấm lượng tử có cấu trúc Hexa-peri-hexabenzocoronene (HBC) được tìm hiểu bằng phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ DFT. Nghiên cứu sử dụng phiếm hàm tương quan trao đổi Heyd-Scuseria-Ernzerhof để tập trung khảo sát tương tác điện tử-điện tử giữa các electron lớp d trong vanadium. Kết quả cho thấy, sự hình thành chấm lượng tử lõi-vỏ loại II HBC-xV đã dẫn đến sự dịch chuyển đỏ đáng kể của phổ hấp thụ quang về vùng khả kiến ​​so với các chấm lượng tử graphene. Cơ chế dịch chuyển điện tử giữa phần lõi và phần vỏ trong chấm lượng tử cũng đã được chỉ ra. Những kết quả này giúp hiểu rõ hơn cơ chế phát quang, mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc vùng năng lượng và phổ hấp thụ quang của chấm lượng tử graphene với mong muốn cải thiện độ chọn lọc ánh sáng và hiệu suất chuyển đổi của pin mặt trời thế hệ mới.

Tính ổn định nghiệm của bài toán bất đẳng thức biến phân hỗn hợp

Nguyễn Hữu Danh, Phạm Thanh Dược
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, bài toán bất đẳng thức biến phân vector hỗn hợp được xét và tính ổn định của nghiệm được nghiên cứu trong trường hợp cả hàm mục tiêu và tập ràng buộc đều bị nhiễu. Hàm Gerstewitz được sử dụng để thiết lập các điều kiện đủ cho tính liên tục theo nghĩa Hausdorff của ánh xạ nghiệm bài toán trên. Một ví dụ áp dụng cũng được đưa ra để minh họa cho kết quả chính của bài báo.

Ứng dụng các thuật toán nature-inspired vào bài toán p-median trên mặt phẳng

Nguyễn Ngọc Đăng Duy, Nguyễn Hà Công Lý
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, bài toán p-median trên mặt phẳng được đề cập với chuẩn Euclide. Bên cạnh đó, một số thuật giải heuristic thường dùng như thuật toán Tối ưu bầy đàn (Particle Swarm Optimization-PSO), thuật toán Bầy sói xám (Grey Wolf Optimizer-GWO), thuật toán Tối ưu đàn dơi (Bat Algorithm-BA) và thuật toán Tối ưu bầy mèo (Cat Swarm Optimization-CSO) được sử dụng để tìm ra nghiệm gần đúng cho bài toán p-median trên mặt phẳng.

Ứng dụng mạng neural nhân tạo – mô hình DenseNet trong dự đoán đặc tính điện tử của vật liệu

Hà Thư Hoàng, Đặng Thị Hồng Nhạn, Nguyễn Thành Tiên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này trình bày một quy trình làm việc để khám phá khoa học vật liệu dựa trên dữ liệu thông qua thuật toán học máy (ML) - mạng Neural nhân tạo (ANN). Trong đó, tập trung vào việc dự đoán năng lượng vùng cấm (Egap) của vật liệu, một tính chất điện tử quan trọng trong vật lý chất rắn. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật học máy có giám sát và tập dữ liệu lớn, mô hình DenseNet được tối ưu hóa để dự đoán chính xác giá trị Egap. Nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của mô hình DenseNet thông qua các chỉ số đánh giá như hệ số xác định (R²), sai số tuyệt đối trung bình (MAE) và sai số căn quân phương (RMSE). Kết quả cho thấy mô hình đạt hiệu suất tốt nhất với R² là 0.7924 trên tập huấn luyện và 0.6682 trên tập kiểm định. Nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào việc phát triển các phương pháp tính toán hiệu quả cho khoa học vật liệu mà còn mở ra những hướng nghiên cứu mới trong việc khám phá và thiết kế vật liệu mới.

Xây dựng mô hình dự báo cho chuỗi thời gian khoảng dựa vào chuỗi điểm

Võ Văn Tài, Nguyễn Huỳnh Luận, Danh Ngọc Thắm, Tăng Minh Khánh, Lê Đại Nghiệp
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đề nghị mô hình dự báo cho chuỗi thời gian khoảng bằng cách tách nó thành hai chuỗi thời gian điểm. Với mỗi chuỗi thời gian điểm, nghiên cứu chuẩn hoá dữ liệu, chia nó thành các chùm thích hợp dựa vào kỹ thuật phân tích chùm mờ, xây dựng mối quan hệ mờ giữa các phần tử trong chuỗi với các chùm và thiết lập nguyên tắc dự báo. Mô hình đề nghị được trình bày chi tiết các bước thực hiện và được minh hoạ bởi ví dụ số. Nó cũng được áp dụng cho hai chuỗi khoảng thực tế và nhận được kết quả cạnh tranh so với các mô hình phổ biến khác.

Ứng dụng ảnh vệ tinh để khảo sát biến động lớp phủ thực vật tại tỉnh Vĩnh Long

Dương Hiếu Đẩu, Võ Thị Thúy Hằng, Dương Thị Phượng Liên
Tóm tắt | PDF
Vĩnh Long là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh làm ảnh hưởng mạnh đến lớp phủ thực vật. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và phương pháp biến đổi wavelet đa phân giải để khảo sát biến động của chỉ số thực vật khu vực tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy giá trị trung bình của chỉ số thực vật ở 12 tháng trong năm 2020 dao động trong khoảng 0,35 - 0,7. Theo dõi sự biến động này góp phần sử dụng và quản lý tài nguyên đất một cách hiệu quả.

Các công thức tính toán của đạo hàm Studniarski-like cho ánh xạ đa trị

Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Yến Phi, Huỳnh Văn Triệu
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu một số công thức tính toán của đạo hàm Studniarski-like cho ánh xạ đa trị. Bài báo áp dụng các định nghĩa của ánh xạ đa trị như định nghĩa của tính tồi, tính nửa liên tục dưới và  tính pseudo-Lipschitz calm địa phương để suy ra các công thức tính toán của đạo hàm Studniarski-like như công thức tổng, công thức tích và công thức thương. Các kết quả trong bài báo là mới và được mở rộng từ các kết quả nghiên cứu trước đây. Các công thức tính toán trong bài báo này có thể được áp dụng để nghiên cứu độ nhạy nghiệm hoặc điều kiện tối ưu của bài toán tối ưu đa trị.

Dưới vi phân Mordukhovich của hàm giá trị tối ưu trong điều khiển tối ưu có tham số với ràng buộc cân bằng

Trần Song Huyền Anh, Nguyễn Thành Quí
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát triển một số kết quả đã có về vi phân suy rộng như các công thức tính đối đạo hàm Fréchet và đối đạo hàm Mordukhovich của toán tử ràng buộc, các công thức tính dưới vi phân Fréchet của hàm giá trị tối ưu của lớp bài toán điều khiển tối ưu có tham số với ràng buộc cân bằng. Sử dụng các kết quả này, bài báo thu được các kết quả mới, bao gồm các công thức tính dưới vi phân Mordukhovich của hàm giá trị tối ưu của bài toán điều khiển tối ưu có tham số với ràng buộc cân bằng.

Ảnh hưởng đồng thời của khuyết và điện trường lên tính chất điện tử và nhiệt điện của armchair graphene đơn lớp nanoribbons

Nguyễn Thị Kim Quyên, Phạm Nguyễn Hữu Hạnh, Vũ Thanh Trà
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, cấu trúc armchair graphene đơn lớp nanoribbons (AGNRs) dưới ảnh hưởng của khuyết và tái cấu trúc tạo thành vòng 5-9 được đưa vào tính toán. Phương pháp gần đúng liên kết mạnh (TB) được sử dụng để khảo sát cấu trúc vùng năng lượng của vật liệu khi không có và có sự xuất hiện của điện trường ngoài. Bên cạnh đó, bài toán nhiệt điện cũng được thực hiện dựa trên phương pháp luận hàm Green. Kết quả khảo sát với M = 15 cho thấy rằng, độ rộng vùng cấm của vật liệu được chia thành hai vùng cấm con nằm quanh mức Fermi. Tùy thuộc vào các vị trí khuyết khác nhau, độ rộng vùng cấm sẽ thay đổi. Đặc biệt, dưới tác động của điện trường song song, độ rộng vùng cấm của vật liệu được điều khiển, dẫn đến sự thay đổi mật độ trạng thái (DOS) và hệ số Seebeck S của vật liệu. Như vậy, sự kết hợp của khuyết và điện trường ngoài mang nhiều tiềm năng để đưa vật liệu graphene hướng đến những ứng dụng trong tương lai.

Giải thuật cho bài toán vị trí lát cắt tổng tối tiểu trên đồ thị

Nguyễn Đặng Ngọc Ngân, Phan Minh Tâm, Thái Đức Hưng
Tóm tắt | PDF
Bài báo này nghiên cứu vấn đề tìm một lát cắt phân chia một đồ thị liên thông thành hai thành phần liên thông rời nhau sao cho tổng khoảng cách có trọng số từ bất kỳ đỉnh nào của đồ thị đến lát cắt là nhỏ nhất. Bài toán này được gọi là bài toán lát cắt tổng tối tiểu. Bài báo sẽ chứng minh rằng bài toán này là NP-khó trên đồ thị tổng quát bằng cách quy giản bài toán phủ tập hợp về bài toán này và đồng thời chỉ ra rằng bài toán trên đồ thị cây có thể giải trong thời gian tuyến tính bằng quy hoạch động.

Tính đóng và tính nửa liên tục trên của nghiệm hữu hiệu bài toán cân bằng vector

Nguyễn Thái Anh, Thái Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Thị Yến Nhi, Trần Ngọc Tâm, Nguyễn Khánh Vy
Tóm tắt | PDF
Bài báo nghiên cứu bài toán cân bằng vector trong không gian định chuẩn. Trước hết, bài báo đưa ra các điều kiện đủ cho tính đóng của tập nghiệm hữu hiệu của bài toán đang xét. Tiếp theo, bài báo khảo sát một số tính chất hữu dụng của một hàm vô hướng hoá phi tuyến dạng Hiriart-Urruty mở rộng đã được giới thiệu trong tài liệu. Các tính chất này được dùng để thiết lập các điều kiện đủ cho tính nửa liên tục trên của ánh xạ nghiệm hữu hiệu cho bài toán đang xét khi dữ liệu của bài toán bị nhiễu.

Ảnh hưởng của sucrose và lecithin đến chất lượng tinh trùng thỏ đen Việt Nam bảo quản trong nitơ lỏng

Trần Thị Thanh Khương, Nguyễn Lâm Khánh Duy, Lê Thị Kim Khôi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định nồng độ sucrose và lecithin phù hợp trong quá trình bảo quản lạnh tinh trùng thỏ đen Việt Nam. Ở thí nghiệm 1, tinh dịch được pha loãng với môi trường bảo quản Tris Citrate Glucose có bổ sung 15% lòng đỏ trứng và sucrose ở 4 nồng độ: 0M, 0,05M, 0,1M và 0,25M. Ở thí nghiệm 2, lòng đỏ trứng được thay thế bằng lecithin trong môi trường bảo quản ở các nồng độ: 1%, 1,5% và 2%. Mẫu được chuyển vào ống trữ tinh và được trữ trong nitơ lỏng (-196ᵒC). Sau 72 giờ được bảo quản, kết quả kiểm tra chất lượng tinh trùng cho thấy, 0,05M sucrose kết hợp với 1,5% lecithin giúp tinh trùng giữ được chất lượng tốt nhất với tỷ lệ di động tổng số, tỷ lệ sống, tính toàn vẹn màng tế bào, toàn vẹn acrosome và khả năng kháng oxy hóa lần lượt 56,39%, 63,74%, 49,04%, 64,43%, 20,41%. Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp 0,05M sucrose và 1,5% lecithin trong môi trường bảo quản lạnh có ý nghĩa quan trọng trong nhân giống và bảo tồn thỏ đen Việt Nam.

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và kháng viêm của cao chiết nấm linh chi (Ganderma lucidum) trồng trên cơ chất mùn cưa và bã mía

Ngô Thị Cẩm Tú, Huỳnh Kim Yến, Quách Bích Trân, Trần Phương Thảo
Tóm tắt | PDF
Linh chi (Ganoderma lucidum) là một loài nấm dược liệu được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch do chứa nhiều hoạt chất sinh học. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và kháng viêm của cao chiết nấm linh chi (Ganoderma lucidum) trồng trên hai cơ chất mùn cưa và bã mía. Kết quả cho thấy cao chiết nấm linh chi trồng trên hai cơ chất đều thể hiện hoạt tính kháng oxy ở ba phương pháp thử nghiệm ABTS●+, DPPH và TAC. Trong đó, cao chiết nấm linh chi trồng trên cơ chất bã mía cho hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC50 hoặc Abs0,5 lần lượt là 17,94 µg/mL, 935,84 µg/mL, 559,25 µg/mL. Cao chiết nấm linh chi trồng trên cơ chất bã mía (IC50 = 171,01 µg/mL) có tác dụng kháng viêm mạnh hơn cao chiết nấm linh chi trồng trên cơ chất mùn cưa (IC50 = 223,97 µg/mL). Những kết quả trên chỉ ra rằng nấm linh chi trồng trên cơ chất bã mía cho hàm lượng hoạt chất sinh học cao hơn trồng trên mùn cưa

Thẩm định quy trình định lượng L-citrulline trong một số loại dưa hấu bằng phương pháp UV-Vis

Vi Nhã Trân, Trương Huỳnh Anh, Phạm Thúy Nguyên, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Ngọc Trang Thùy, Trần Thị Minh Thư, Lại Quốc Đạt
Tóm tắt | PDF
Dưa hấu là một loại trái cây giàu L-citrulline, đặc biệt là trong vỏ quả, L-citrulline giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch và các lợi ích về sức khỏe tình dục. Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis được sử dụng để xác định hàm lượng L-citrulline trong vỏ và thịt quả của bốn loại dưa hấu khác nhau ở bước sóng 490 nm. Kết quả là cả bốn loại dưa hấu khảo sát có hàm lượng L-citrulline trong thịt quả dao động từ 0,580 đến 1,12 mg/g ít hơn hàm lượng L-citrulline trong vỏ dưa hấu (0,76 đến 1,28 mg/g) (căn bản khô). Phương pháp định lượng L-citrulline bằng UV-Vis được thẩm định về độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ lặp và tái lặp, độ đúng, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng. Tất cả kết quả đều có hệ số tương quan R2, độ tin cậy R và giá trị RSD đạt yêu cầu theo quy định AOAC (2016). Do đó phương pháp UV-Vis có thể sử dụng để xác định hàm lượng L-citrulline trong các loại trái cây khác trong tự nhiên.

Hoạt tính kháng oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ tảo guột liềm (Caulerpa taxifolia) thu thập tại Hòn Sơn, tỉnh Kiên Giang

Nguyễn Ngọc Trang Thùy, Huỳnh Phương Ngọc, Nguyễn Phúc Huy, Vi Nhã Trân, Nguyễn Hoàng Vũ, Phạm Đỗ Hoàng Huy, Lê Thành Phước, Lưu Anh Thảo, Nguyễn Thị Kim Huê, Trần Thanh Mến
Tóm tắt | PDF
Tảo lục là nguồn nguyên liệu giàu các hoạt tính sinh học. Trong đó, tảo Caulerpa taxifolia (Guột liềm) là một loài thuộc ngành tảo lục. Thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol tảo Guột liềm đã được khảo sát trong nội dung đề tài này. Kết quả định lượng polyphenol tổng cho thấy cao ethanol chiết xuất từ C. taxifolia có 91,49±2,09 mg GAE/g cao chiết, hàm lượng flavonoid là 226,00±6,00 mg QE/g cao chiết. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa chứng minh tảo C. taxifolia có khả năng trung hoà gốc tự do DPPH khá thấp đạt giá trị IC50= 11302,33 µg/mL và năng lực khử sắt OD0,5= 780 μg/mL Đối với khả năng ức chế sự biến tính albumin từ huyết thanh bò, cao chiết C. taxifolia đạt 132,49 % ở nồng độ 100 mg/ mL. Cao chiết C. taxifolia thể hiện hoạt tính kháng đối với 2 dòng vi khuẩn Bacillus cereus and Escherichia coli với đường kính vòng kháng khuẩn tương ứng 5,67±0,58 mm và 1,33±0,58 mm ở nồng độ 40 mg/mL. Từ kết quả khảo sát đã chứng minh tiềm năng kháng oxy hoá, kháng viêm và kháng khuẩn của tảo C. taxifolia cho thấy tiềm năng việc ứng dụng tảo biển trong các sản phẩm thực phẩm cũng như trong y học.

Khả năng kháng vi sinh vật của cao chiết từ một số giống cam vỏ xanh thu tại Đồng bằng sông Cửu Long và giống cam vỏ vàng nhập ngoại

Huỳnh Thị Phương Thảo, Hà Thanh Toàn, Trần Chí Nhân, Nguyễn Thị Như Ý, Lưu Thái Danh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả kháng vi sinh của cao chiết từ ba giống cam vỏ xanh (cam Sành, Xoàn và Mật) và một giống cam vỏ vàng (cam Navel) bằng ngâm dầm và Soxhlet. Hoạt tính kháng vi sinh của cao chiết được đánh giá trên vi khuẩn Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và nấm Candida albicans. Ở cả hai phương pháp trích ly và 5 chủng vi sinh được khảo sát, cao chiết từ các giống cam vỏ xanh có hoạt tính kháng vi sinh tốt hơn so với giống cam vỏ vàng, trong đó cao chiết cam Xoàn có hoạt tính kháng vi sinh mạnh nhất. Cao chiết bằng ngâm dầm có hoạt tính khánh sinh cao hơn so với cao chiết bằng Soxhlet. Ngoài ra, các loại cao chiết thể hiện khả năng kháng vi sinh hiệu quả hơn đối với vi khuẩn Gram dương (B. cereus, S. aureus) và nấm (C. albicans) so với vi khuẩn Gram âm (P. aeruginosa, E. coli). Tóm lại, cao chiết cam Xoàn bằng ngâm dầm kháng vi sinh mạnh nhất, đặc biệt hiệu quả đối với S. aureus và C. albicans.

Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn của cây cải trời (Blumea lacera)

Trần Chí Linh, Vạng Thành Thái, Tô Hoàng Duy, Tạ Lâm Tài, Đái Thị Xuân Trang, Phan Kim Định
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là định tính thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao từ phần trên mặt đất (thân và lá), cao thân, cao lá cải trời (CT). Hoạt tính kháng oxy hóa (KOH) được đánh giá bằng phương pháp 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl, nitric oxide, kháng oxy hóa tổng số và tiềm năng khử và 2,2-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid). Hoạt tính kháng viêm (KV) được đo bằng khả năng bảo vệ màng tế bào hồng cầu và ức chế sự biến tính của albumin huyết thanh bò. Hoạt tính kháng khuẩn (KK) được đánh giá bằng cách đo đường kính vòng kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu. Cao lá CT thể hiện hoạt động KOH và KV mạnh hơn các cao chiết còn lại. Các cao CT ức chế vi khuẩn Gram dương hiệu quả hơn vi khuẩn Gram âm, với liều diệt khuẩn tối thiểu từ 250 đến 2000 µg/mL. Các cao CT có đặc tính KOH, KV, KK do sự hiện diện của polyphenol, flavonoid và alkaloid. Những phát hiện này đã chứng minh tiềm năng của CT như chất KOH, KV, KK tự nhiên.

Khảo sát hoạt tính kháng ung thư gan và ung thư vú của bảy loài tảo ven các đảo ở Tây Nam Bộ, Việt Nam

Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Cường Quốc, Lê Đăng Quang, Huỳnh Hồng Phiến, Trần Quang Đệ, Trần Thanh Mến
Tóm tắt | PDF
Ung thư là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong nỗ lực liên tục để tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, việc tìm kiếm các nguồn dược liệu tự nhiên có khả năng chống ung thư là một hướng đi quan trọng. Trong nghiên cứu này, tác dụng chống ung thư của 7 loài tảo ven các đảo vùng Tây Nam Bộ, bao gồm Padina boryana Thivy, Sargassum sandie, Sargassum glaucescens, Sargassum plagiophyllum, Turbinaria ornata, Caulerpa cupressoides, và Caulerpa taxifolia đã được tiến hành thử nghiệm và khảo sát, với đối tượng thử nghiệm là tế bào ung thư gan (HepG2) và ung thư vú (MCF7). Tất cả các dịch chiết từ 7 loài tảo đã cho thấy có tác dụng gây độc đối với tế bào HepG2 và MCF7 (>50% ở nồng độ 256 µg/mL). Đáng chú ý, dịch chiết từ Caulerpa cupressoides có tác dụng mạnh đối với tế bào MCF7 và HepG2, với giá trị EC50 tương ứng là 50,67 µg/mL và 144,14 µg/mL.

Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase ở ruột non chuột Mus musculus của cao chiết cây mật gấu (Gymnanthemun amygdalinum)

Trương Thị Phương Thảo, Đái Thị Xuân Trang, Trần Chí Linh, Lê Thị Khánh Lan, Trần Lâm Trúc Mai, Lê Hồng Phát
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm khảo sát thành phần hóa học và đánh giá khả năng ức chế enzyme α-glucosidase từ cao chiết thân và lá cây mật gấu (Gymnanthemun amygdalinum) đối với 2 nguồn enzyme: từ nấm men và enzyme trích từ ruột non chuột. Thành phần hóa học của cao chiết thân và lá có chứa các nhóm chất alkaloid, coumarin, polyphenol, tannin, flavonoid, saponin. Hàm lượng polyphenol tổng (252,3±1,47 mg GAE/g cao chiết) và flavonoid tổng (136,7±1,54 mg QE/g cao chiết) trong cao chiết thân cao hơn cao lá. Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra cao chiết thân cho hiệu quả ức chế enzyme α-amylase (IC50=124,22±1,83 µg/mL) và α-glucosidase (IC50=77,21±0,52 µg/mL) mạnh hơn so với cao lá (IC50=424,22±4,12 µg/mL; IC50=287,51±3,42 µg/mL). Đối với khả năng gây ức chế hỗn hợp enzyme glucosidase ở ruột non chuột, phần trăm gây ức chế của cao lá khá thấp (

Khảo sát khả năng kháng ngộ độc carbon monoxide trên bề mặt platinum và platinum-ruthenium bằng mô phỏng và thực nghiệm

Đặng Long Quân, Huỳnh Hoàng Phương, Hà Thư Hoàng, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thị Tú Quyên, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Lê Khả Ái, Phan Trần Anh Thy
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, sự hấp phụ của carbon monoxide (CO) lên bề mặt hạt nano platinum (Pt) và hạt nano hợp kim platinum-ruthenium (PtRu) được khảo sát bằng mô phỏng sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT) và thực nghiệm đo thế vòng tuần hoàn (CV). Kết quả mô phỏng cho thấy năng lượng hấp phụ của CO trên bề mặt Pt và PtRu lần lượt là -2,03 và -1,86 eV. Điều này chứng tỏ phân tử CO hấp phụ trên bề mặt Pt mạnh hơn trên bề mặt PtRu. Kết quả đo CV của hai loại xúc tác trong dung dịch methanol-sulfuric acid cũng cho thấy tỷ số jf/jr của PtRu (7,2) cao hơn 2,9 lần so với Pt (2,5). Điều này một lần nữa khẳng định, khi thêm kim loại ruthenium vào platinum sẽ giúp tăng khả năng kháng ngộ độc CO của chất xúc tác. Đồng thời, kết quả thực nghiệm cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả mô phỏng.

Chiết xuất betacyanin từ vỏ qủa thanh long (Hylocereus undatus) với sự hỗ trợ của sóng siêu âm: thông số chiết, sự ổn định, và hoạt tính sinh học

Nguyễn Việt Nhẫn Hòa, Nguyễn Dương Thanh Trúc, Nguyễn Anh Tú, Trương Thị Hồng Ái, Huỳnh Thị Cẩm Đào, Phạm Gia Mỹ, Nguyễn Quốc Châu Thanh, Lê Minh Nhân, Trần Thanh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Betacyanin là nhóm chất màu tự nhiên quan trọng dùng để thay thế chất màu tổng hợp do đặc tính bền, không độc hại và có nhiều hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe. Trong nghiên cứu này, betacyanin từ vỏ quả thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) được chiết bằng ethanol và xử lý siêu âm. Ảnh hưởng của các thông số đến hiệu suất chiết và bền màu của betacyanin  đã được khảo sát. Kết quả cho thấy việc bổ sung các acid hữu cơ vào ethanol làm tăng đáng kể hiệu quả chiết và bền màu của betacyanin, trong đó ascorbic acid hiệu quả hơn citric acid. Điều kiện chiết tốt nhất đạt được là 40% (v/v) ethanol, 0,005 mol/L ascorbic acid, pH 2, 1/20 g/mL tỷ lệ rắn lỏng, 40oC, và 20 phút. Hiệu suất chiết betacyanin là  0,472 mg/g và sự phân hủy màu sau 24 giờ là nhỏ hơn 5%. Cao chiết chứa betacyanin có hoạt tính kháng oxi hóa và gây độc tế bào ung thư biểu bì KB. Như vậy, vỏ quả thanh long là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất betacyanin, mang đến giá trị kinh tế và môi trường.

Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxi hóa của cây cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.)

Lê Thị Bạch, Huỳnh Thu Hạnh, Phạm Phạm Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thúy Tâm, Tăng Huỳnh Chi, Lê Thị Diễm Thùy, Lê Ngọc Quang, Tăng Bảo Phúc, Huỳnh Trần Bảo Trân, Phạm Quốc Nhiên
Tóm tắt | PDF
Cây cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.) thuộc họ Cúc (Astearaceae), từ lâu đã được nhiều nơi trên thế giới sử dụng làm thuốc dân gian. Kết quả hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết khác nhau từ cây Cỏ mực cho thấy cao chiết ethyl acetate có hoạt tính tốt với giá trị IC50 lần lượt là 62,02 và 72,41 µg/mL theo hai phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH và ABTSŸ+. Từ phân đoạn này, bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột đã phân lập và xác định được cấu trúc của hai hợp chất hóa học bằng phổ NMR đó là protocatechuic acid (1), và 6′-O-crotonyleclalbasaponin A (2). Trong đó, hợp chất 6′-O-crotonyleclalbasaponin A lần đầu tiên được phân lập từ loài cây này và hợp chất protocatechuic acid (1) đã thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa tốt với giá trị IC50 tương ứng là 13,24 và 16,23 mg/mL theo phương pháp DPPH và ABTSŸ+. Các kết quả này đã chứng minh cây Cỏ mực E. prostrata có tiềm năng ứng dụng kháng oxi hóa và có thể ứng dụng trong dược phẩm.

Nghiên cứu phân lập các hợp chất kháng viêm từ cao chiết phân đoạn n-hexane của sa sâm nam (Launaea sarmentosa)

Nguyễn Quốc Châu Thanh, Võ Thành Khang, Nguyễn Hửu Khiêm, Tạ Thanh Hồng, Hà Thị Kim Quy, Nguyễn Thị Hồng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này phân lập và đánh giá hoạt tính kháng viêm của 3 hợp chất từ cao chiết phân đoạn n-hexane của Sa sâm nam (Launaea sarmentosa) thông qua khả năng trung hòa gốc tự do nitric oxide (NO) và ức chế sản phẩm NO từ mô hình đại thực bào RAW264.7 được kích thích bởi LPS. Kết quả cho thấy hợp chất 3 (lutein) thể hiện khả năng ức chế NO cao nhất với giá trị IC50 lần lượt là 23,65 và 29,23 mg/ml. Cấu trúc của các hợp chất được xác định là hỗn hợp của stigmasterol và β-sitosterol (1), daucosterol (2) và lutein (3) dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu phổ 1D, 2D-NMR, kết hợp với so sánh các dữ liệu phổ đã được công bố. Trong đó, lutein lần đầu tiên được phân lập ở loài Sa sâm nam.

Tối ưu hóa điều kiện lên men kombucha từ trà nõn tôm

Lưu Minh Châu, Đặng Triệu Minh Anh, Đặng Triệu Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Thạnh, Bùi Hoàng Đăng Long, Huỳnh Xuân Phong
Tóm tắt | PDF
Trà nõn tôm là một loại trà xanh có hương thơm và chất lượng cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tối ưu hóa điều kiện lên men kombucha từ trà nõn tôm thông qua khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lên men gồm hàm lượng trà (0,6-1,0 % w/v), hàm lượng giống vi sinh vật (6,0-10,0% w/v), hàm lượng chất khô hòa tan (16,0-20,0°Brix) và pH (3,5-5,0). Các yếu tố liên quan đến quá trình lên men như nhiệt độ (25, 28-32, 35℃) và thời gian (2-14 ngày) cũng được khảo sát. Kết quả cho thấy hàm lượng trà 0,8% w/v, hàm lượng giống 10% w/v, hàm lượng chất khô hòa tan 18°Brix, pH là 4,34, lên men ở nhiệt độ phòng (28-32℃) trong 8 ngày là các điều kiện thích hợp cho quá trình lên men kombucha giai đoạn đầu (F1) để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao cả về chỉ tiêu hóa lý và cảm quan.

Tổng hợp dẫn xuất 1,3,4-oxadiazole kết hợp amino acid

Lê Trọng Hiếu, Nguyễn Phạm Xuân Trúc, Nguyễn Thị Mỹ Tiên, Bùi Minh Thi, Huỳnh Nhựt Linh, Nguyễn Trường Giang, Trần Quang Đệ, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Bài báo này trình bày kết quả thiết kế và tổng hợp các dẫn xuất 1,3,4-oxadiazole kết hợp α-amino acid từ các tác chất đơn giản trong điều kiện chiếu xạ vi sóng. Năm dẫn xuất mới (6a-e) đã được tổng hợp thành công với hiệu suất toàn phần 9-22%. Cấu trúc các dẫn xuất này được xác định đầy đủ bằng các phương pháp phổ nghiệm bao gồm HR-MS, FT-IR, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC và HMBC.

Tổng quan về đặc điểm sinh học và sinh thái học của giống cá thòi lòi Periophthalmodon ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trần Thanh Lâm, Hoàng Đức Huy, Đinh Minh Quang
Tóm tắt | PDF
Giống cá Periophthalmodon ở Đồng bằng sông Cửu Long có hai loài gồm P. septemradiatus và P. schlosseri. Loài P. septemradiatus có khả năng sống được ở vùng nước ngọt và nước lợ với kích thước nhỏ (SL=86 mm). Loài P. schlosseri phân bố ở vùng cửa sông và ven biển, có kích thước lớn hơn (SL=210 mm). Giới tính của hai loài này dễ phân biệt dựa vào đặc điểm hình thái và gai sinh dục. Chúng đào hang bằng miệng và dùng hang như là nơi ở, trốn kẻ thù, săn mồi và sinh sản. Cả hai loài cá này đều thuộc nhóm cá đẻ nhiều đợt trong mùa sinh sản với khả năng sinh sản cao. Chúng đều thuộc nhóm cá ăn động vật với thành phần thức ăn khá đa dạng. Quần thể cá P. schlosseri bị khai thác quá mức trong khi cá P. septemradiatus chưa bị khai thác.

Khảo sát hàm lượng dược chất và hoạt tính sinh học của cao trích từ cây khổ qua rừng (Momordica charantia var. abbreviata Ser.)

Trần Nguyễn Phương Lam, Đỗ Tấn Khang, Trần Thanh Mến, Trần Ngọc Quý, Lê Thị Diễm Ái
Tóm tắt | PDF
Cây Khổ qua rừng là một trong những loại dược liệu tự nhiên chứa nhiều hợp chất thực vật quan trọng, có tính ứng dụng trong y học và đời sống. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hàm lượng của một số hợp chất có trong dịch cao trích các bộ phận của cây Khổ qua rừng và đánh giá khả năng chống lại các gốc oxy hóa và kháng các loại vi khuẩn của dịch cao trích từ trái loài cây này. Các kết quả định lượng cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng phenolic và  flavonoid  tổng số ở trái (tương ứng là 36,97 và 48,47 mg/g TLK bột) so với thân (tương ứng là 25,86 và 64,08 mg/g TLK bột) và lá Khổ qua rừng (tương ứng là 21,49 và 136,27 mg/g TLK bột). Dịch cao trích trái có khả năng kháng lại các gốc oxy hóa như gốc tự do DPPH (EC50=4310,15 µg/mL) và khử sắt (EC50=339,17 µg/mL ). Cao trích từ trái cũng cho thấy hoạt tính sinh học thông qua khả năng kháng các chủng vi khuẩn  Pseudomonas aeruginosa ATCC27853, Staphylococcus aureus ATCC25923, Bacillus subtilis, B. cereus ATCC10876 và Listeria innocua ATCC33090.

Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và kháng viêm in vitro của các dòng vi khuẩn nội sinh trong cây cúc chỉ thiên mềm (Elephantopus mollis)

Trần Chí Linh, Nguyễn Phương Phi Trúc, Đái Thị Xuân Trang
Tóm tắt | PDF
Vi khuẩn nội sinh trong cây cúc chỉ thiên mềm có khả năng kháng oxy hoá và kháng viêm in vitro được phân lập và tuyển chọn. Hoạt tính kháng oxy hóa của các dòng vi khuẩn nội sinh được xác định nhờ vào phương pháp kháng oxy hóa tổng số, năng lực khử và trung hòa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl. Hoạt tính kháng viêm của các dòng vi khuẩn nội sinh được xác định dựa vào khả năng ức chế sự biến tính albumin huyết thanh bò. Các dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng sản sinh chất kháng oxy hóa với hàm lượng dao động từ 1,04±0,31 đến 358,7±17,9 mg ascorbic acid equivalent (AAE)/mL. Hàm lượng chất kháng viêm của các dòng vi khuẩn nội sinh dao động từ 0,40±0,01 đến 4,16±0,06 mg diclofenac equivalent (DE)/mL. Hàm lượng polyphenol và flavonoid của các dòng vi khuẩn nội sinh tạo ra lần lượt dao động từ 12,9±0,2 đến 23,8±0,1 mg gallic acid equivalent (GAE)/mL và 13,9±2,8 đến 252,8±2,8 quercetin equivalent (QE)/mL. Các dòng vi khuẩn nội sinh trong cúc chỉ thiên mềm cho thấy tiềm năng sản sinh các các hợp chất kháng oxy hóa và kháng viêm.

Khảo sát khả năng chống oxy hóa của vi khuẩn nội sinh cây lan gấm (Anoectochilus setaceus)

Trần Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Võ Hoàng Long, Trần Chí Linh, Đái Thị Xuân Trang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng chống oxy hóa của vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây Lan gấm (Anoectochilus setaceus). Kết quả cho thấy từ các bộ phận thân, lá và rễ của cây Lan gấm phân lập được 20 dòng vi khuẩn nội sinh. Khả năng chống oxy hoá được đánh giá bằng phương pháp định lượng polyphenol, flavonoid, chống oxy hóa tổng số (TAC) và năng lực khử (Reducing power-RP). Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng chống oxy hóa, trong đó 3 dòng vi khuẩn AS-T4, AS-R2, AS-L3 có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất. Hàm lượng polyphenol của ba dòng vi khuẩn AS-T4, AS-R2, AS-L3 lần lượt là: 642,5; 731,4; 1400 (mg GAE/mL); hàm lượng flavonoid lần lượt là  118,6; 134,3; 192,1 (mg QE/mL). Kết quả chống oxy hóa của phương pháp TAC lần lượt là: 846,3; 1402,6; 1195,0 mg (AAE/mL);  RP là  841,5; 872,0; 946,0 (mg AAE/mL).  Kết quả định danh ba dòng vi khuẩn AS-T4, AS-R2 và AS-L3 là   Enterobacter quasiroggenkampii AS-T4, Enterobacter hormaechei AS-R2, Bacillus velezensis AS-L3.

Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia vietnamiensis BV2 trên giống lúa IR50404 trồng ở Bình Minh - Vĩnh Long

Ngô Thanh Phong, Châu Hồ Thái Chân, Phạm Thị Bình Nguyên
Tóm tắt | PDF
Nuôi cấy vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis BV2 trong môi trường Bruk lỏng không đạm, nghiên cứu đã thu được chế phẩm vi sinh cố định đạm (CPVS CĐĐ) dạng lỏng từ dòng vi khuẩn BV2 đạt mật số 108 CFU/mL chế phẩm theo TCVN 8741:2014. CPVS CĐĐ BV2 được sử dụng cho sự sinh trưởng của giống lúa IR50404 vào vụ Đông - Xuân, trên vùng đất canh tác lúa tại Bình Minh - Vĩnh Long. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức bao gồm 0%N-KCP; 0%N-CP; 100%N-KCP; 100%N-CP; 25%N-KCP; 25%N-CP; 50%N-KCP; 50%N-CP; 75%N-KCP và 75%N-CP và 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy nghiệm thức 50%N-CP bón giảm 50% đạm kết hợp CPVS CĐĐ cho thành phần năng suất lúa như chiều cao cây, số chồi hữu hiệu/bụi, số chồi hữu hiệu/m2, hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1.000 hạt và năng suất thực tế (đạt 6,73 tấn/ha) thì không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng dương (100%N-KCP). Hiệu quả của dòng vi khuẩn BV2 có khả năng cung cấp tương đương 50% lượng đạm hóa học cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất lúa.

Khảo sát điều kiện tổng hợp hệ vi hạt ZnO có bổ sung cao chiết lá bần chua (Sonneratia caseolaris L.) sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng và đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của sản phẩm

Phạm Khánh Nguyên Huân, Võ Thái Kiều Mỹ, Hà Thị Kim Quy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tập trung vào phương pháp tổng hợp xanh hệ vi hạt ZnO kết hợp với cao chiết lá Bần chua nhằm tìm ra các nguồn vật liệu mới có hoạt tính sinh học. Các thí nghiệm khảo sát điều kiện thích hợp tổng hợp hệ vi hạt được bố trí thực nghiệm kết hợp với mô hình bề mặt đáp ứng (RSM) và sự hỗ trợ của phần mềm Design Expert. Kết quả cho thấy điều kiện phù hợp để tổng hợp xanh hệ vi hạt ZnO có bổ sung cao chiết là nồng độ cao chiết 0,1%, nhiệt độ phản ứng 50°C và thời gian phản ứng khoảng 1 giờ. Sản phẩm được khảo sát các đặc điểm hóa lý và hoạt tính kháng oxi hóa cho thấy khi có bổ sung cao chiết thì hoạt tính kháng oxi hóa của hệ vi hạt tốt hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tạo tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về khảo sát hoạt tính sinh học và tiềm năng ứng dụng hệ vi hạt ZnO kết hợp cao chiết lá Bần chua.

Nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư in vitro của vi khuẩn nội sinh Kosakonia sp. ZO-Rh4

Tạ Lâm Tài, Trần Chí Linh, Dương Minh Tuệ, Kaeko Kamei, Đái Thị Xuân Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng ức chế tế bào ung thư của dịch ngoại bào và cao chiết ethyl acetate từ vi khuẩn nội sinh Kosakonia sp. ZO-Rh4 trên các dòng tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa), ung thư đại trực tràng (HT29) và ung thư gan (HepG2, HUH7); dòng tế bào thận bình thường Hek 2.9.3 được sử dụng để đối chiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết từ vi khuẩn nội sinh Kosakonia sp. ZO-Rh4 có kết quả gây độc mạnh hơn dịch ngoại bào từ 1,37 đến 1,7 lần. Mẫu thử gây độc mạnh nhất trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng (HT29) với IC50 được ghi nhận là 14,86 µg/mL đối với cao chiết và 23,55 µg/mL đối với dịch ngoại bào. Kết quả trong nghiên cứu này bước đầu mở ra một hướng mới cho nghiên cứu nguồn hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học từ vi khuẩn nội sinh thực vật.

Nghiên cứu việc tuân thủ dùng thuốc tăng huyết áp và yếu tố liên quan trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2024

Đặng Thị Ngọc Yến, Tạ Thanh Hồng, Nguyễn Thị Huyền Trân, Lê Thị Thúy, Đỗ Thanh Tuyền, Võ Quang Lộc Duyên
Tóm tắt | PDF
Tuân thủ dùng thuốc tăng huyết áp (THA) là yếu tố quyết định đến việc kiểm soát huyết áp (HA) của bệnh nhân. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với hai mục tiêu: (1) Khảo sát tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc THA trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2024, (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dùng thuốc THA trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 324 bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ ngày 02/01/2024 đến ngày 29/04/2024. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc THA là 74,7%. Phân tích đa biến cho thấy số lượng thuốc THA, giảm ăn dầu mỡ hàng ngày và giảm uống rượu bia hàng ngày có liên quan đến tuân thủ dùng thuốc THA (mức ý nghĩa p < 0,05). Nghiên cứu kiến nghị cần có các chiến lược để tư vấn, cải thiện tỷ lệ tuân thủ THA và lối sống cho bệnh nhân.

Ghi nhận loài Acalypha arvensis Poepp. cho hệ thực vật Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái và chỉ thị DNA

Nguyễn Thị Kim Thanh, Nguyễn Diệp Anh, Phạm Tất Đạt, Nguyễn Thị Thu, Trần Thị Thúy Hằng, Lã Thị Thùy, Trần Thị Thùy Anh, Tô Thanh Thúy, Trần Đức Long
Tóm tắt | PDF
Chi Tai  tượng (Acalypha) có nhiều loài có giá trị dược liệu, được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong nghiên cứu này, hai mẫu thực vật được thu tại khu vực sông Hương, thành phố Huế và lưu trữ ở Bảo tàng Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU) với số hiệu HNU025526 và HNU025527. So sánh hình thái kết hợp với phân tích bốn chỉ thị DNA matK, rbcL, ITS và trnL-trnF cho thấy hai mẫu này là loài Tai tượng đồng (Acalypha arvensis Poepp.). Đây là lần đầu tiên loài Tai tượng đồng được ghi nhận ở Việt Nam, bổ sung thêm một loài vào hệ thực vật Việt Nam.

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và đối kháng sinh học của vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây mắc cỡ tàn dù (Biophytum sensitivum L.)

Võ Hoàng Long, Trần Chí Linh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Hữu Thoại, Tô Hoàng Duy, Đái Thị Xuân Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây mắc cỡ tàn dù (Biophytum sensitivum L.) có khả năng kháng oxy hóa và khả năng đối kháng in vitro. Khả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương pháp định lượng polyphenol, flavonoid, kháng oxy hóa tổng và khả năng khử sắt. Kết quả cho thấy tổng cộng có 30 dòng vi khuẩn nội sinh được phân lập từ cây mắc cỡ tàn dù và đều có khả năng kháng oxy hóa. Trong 30 dòng vi khuẩn đã phân lập có 3 dòng cho thấy khả năng sản sinh hợp chất kháng oxy hóa và khả năng kháng khuẩn hiệu quả nhất được ký hiệu là BS-R1, BS-L1 và BS-F8. Sau khi sàng lọc và định danh thì kết quả cho thấy dòng BS_R1 và BS-L1 tương đồng với chi Bacillus với độ tương đồng là 99,93%, với dòng BS-F8 thì cho thấy độ tương đồng với chi Calidifontibacillus là 100%.

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh trong cây bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum) có khả năng chống oxy hoá in vitro

Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Chí Linh, Võ Vy Anh, Tô Hoàng Duy, Võ Hoàng Long, Trần Nguyễn Kim Ngân, Đái Thị Xuân Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum) có khả năng tạo ra chất chống oxy hoá (hàm lượng flavonoid tổng (TFC), chống oxy hoá tổng (TAC) và khả năng khử sắt (RP)). Ngoài ra, các dòng vi khuẩn có khả năng chống oxy hoá cao được định danh qua việc quan sát hình thái học,16s rRNA. Các mẫu rễ, thân và lá của cây bí kỳ nam ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được dùng làm nguyên liệu để phân lập vi khuẩn. Kết quả cho thấy tổng cộng 25 dòng vi khuẩn nội sinh được phân lập từ các bộ phận khác nhau của cây Bí kỳ nam đều có hoạt tính chống oxy hoá. Trong đó, 3 dòng vi khuẩn HF-L5, HF-T11 và HF-R6 được chọn để tiến hành định danh. Kết quả cho thấy các dòng vi khuẩn này thuộc chi Bacillus (dòng HF-L5 và HF-T11) và Pantoea (dòng HF-R6).

Tổng hợp hệ sol-gel chứa ZnO-gelatin-cao chiết lá cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz.) ứng dụng tạo màng bề mặt bảo quản cà chua

Phạm Khánh Nguyên Huân, Võ Thị Thảo Nhi, Hà Thị Kim Quy
Tóm tắt | PDF
Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên trong lĩnh vực bảo quản trái cây đang là chủ đề quan tâm của các nhà khoa học. Do đó, hướng nghiên cứu tổng hợp hệ sol-gel chứa ZnO-gelatin-cao chiết lá Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz.) ứng dụng tạo màng bề mặt (coating) bảo quản Cà chua được thực hiện. Nghiên cứu cho thấy rằng điều kiện thích hợp để tổng hợp hệ vi hạt chứa ZnO-gelatin-cao chiết trong phối trộn tạo hệ sol-gel nồng độ 0,5% và 1,0% là: khối lượng kẽm acetate 0,3125 g, gelatin 0,1565 g và cao chiết 0,1250 g. Kết hợp nghiên cứu thực nghiệm và dự đoán dựa trên mô hình Bề mặt Đáp ứng (RSM) cho thấy cả 03 yếu tố Kẽm acetate, Gelatin và Cao chiết đều góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả tạo thành hệ sol-gel trong bảo quản Cà chua. Kết quả này tạo tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo thực hiện khảo sát khả năng bảo quản các loại trái cây khác dựa trên nền hệ vi hạt tiềm năng này và khảo sát hoạt tính sinh học có liên quan.

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn chịu mặn tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh có hoạt tính cố định đạm và hòa tan lân

Giang Cẩm Tú, Võ Lê Huyền Trang, Lê Thanh Khang
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu nhằm phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có hoạt tính cố định đạm và hòa tan lân trên môi trường Luria Bertani (LB) có bổ sung muối NaCl 4 ‰ từ các mẫu đất vùng rễ trồng  xoài bị nhiễm mặn ở huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả đã tuyển chọn được 23 dòng vi khuẩn chịu mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có hai dòng vi khuẩn có hoạt tính cố định đạm cao hơn những dòng còn lại là  X4.1 và X1.1 với nồng độ NH4+ lần lượt là 3,42 mg/L và 3,29 mg/L sau sáu ngày nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có hai dòng vi khuẩn có hoạt tính hòa tan lân cao hơn những dòng khác là X7.1 và X6.1 với chỉ số hòa tan lân (SI) lần lượt là 8,8 và 5,3 sau sáu ngày nuôi cấy. Sau 15 ngày nuôi cấy, hai dòng vi khuẩn X4.1 và X8.2 cho kết quả về chiều dài rễ và chiều cao thân tốt nhất sau khi bổ sung vào hạt lúa trồng trong ống nghiệm. Dựa vào sự tương đồng về trình tự gen 16S-rRNA, hai dòng vi khuẩn có hoạt tính cố định đạm cao được định danh lần lượt là Pantoea sp. X4.1 và Bacillus subtilis X8.2.

Khảo sát mật số thực khuẩn thể có khả năng kiểm soát bệnh héo xanh do Ralstonia solanacearum gây ra trên cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) ở điều kiện nhà lưới

Huỳnh Ngọc Tâm, Võ Thị Phượng, Lê Uyển Thanh, Nguyễn Thị Thu Nga
Tóm tắt | PDF
Trên cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.), bệnh héo xanh do Ralstonia solanacearum đã và đang gây ra những tổn thất lớn về kinh tế. Các hợp chất chứa đồng hoặc kháng sinh chưa mang lại hiệu quả phòng trị bệnh. Bên cạnh đó, liệu pháp thực khuẩn thể là một hướng đi đầy triển vọng trong việc kiểm soát các bệnh do vi khuẩn gây ra trên cây trồng. Ở điều kiện nhà lưới, TKT FBT56 ở các mật số 106 , 107, 108 PFU/mL lần lượt được tưới vào gốc của các cây hoa cúc nhằm đánh giá khả năng kiểm soát bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả ghi nhận TKT FBT56 được xử lý ở các mật số trên đều có khả năng giảm tỷ lệ bệnh. Trong đó, xử lý FBT56 ở 107 (PFU/mL) và 108 (PFU/mL) có thể giảm tỷ lệ bệnh và cấp bệnh tương đương nhau, cao hơn so với nghiệm thức xử lý FBT56 ở mật số 106 (PFU/mL) sau 16 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB). Việc sử dụng TKT FBT56  nhằm kiểm soát bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây hoa cúc ở điều kiện ngoài đồng cần áp dụng với mật số từ 107 (PFU/mL).

Ảnh hưởng của carbohydrate đến chất lượng tinh trùng dê được bảo quản trong nitơ lỏng

Trần Thị Thanh Khương, Nguyễn Nhật Tân, Nguyễn Thị Thùy Dương, Hồ Thiệu Khôi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của ba loại carbohydrate khác nhau là glucose, fructose và sucrose trong môi trường đến chất lượng tinh trùng dê được bảo quản trong Nitơ lỏng. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của 6 loại môi trường bảo quản với nồng độ carbohydrate khác nhau. Mẫu tinh dịch được thu nhận và pha loãng với môi trường và bảo quản trong nitơ lỏng (-196°C). Sau 72 giờ bảo quản, mẫu được giải đông và kiểm tra chất lượng. Kết quả cho thấy, môi trường bảo quản với nồng độ glucose 69 mM giúp tinh trùng dê giữ được chất lượng tối ưu nhất. Cụ thể, tỷ lệ di động tổng số, tỷ lệ di động tiến tới, tỷ lệ sống, tỷ lệ toàn vẹn màng tế bào, tỷ lệ kháng oxy hóa và tỷ lệ nguyên vẹn acrosome của tinh trùng lần lượt là 67%, 49,79%, 73,25%, 52,88%, 28,06% và 97,29%. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường bổ sung glucose 69 mM là sự lựa chọn tối ưu trong bảo quản lạnh tinh trùng dê.

Khảo sát chất lượng và phân lập nấm men, nấm mốc từ cơm rượu được sản xuất ở Thành phố Cần Thơ

Hoàng Tuấn Thanh, Huỳnh Quốc Huy, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lưu Minh Châu, Nguyễn Ngọc Thạnh, Bùi Hoàng Đăng Long, Huỳnh Xuân Phong
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng của cơm rượu được sản xuất ở Thành phố Cần Thơ thông qua một số chỉ tiêu hóa lí (độ ẩm, độ Brix, hàm lượng ethanol, hàm lượng acid, pH) và vi sinh (tổng số nấm men và nấm mốc, tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số vi khuẩn lactic, định lượng Coliforms tổng số và Escherichia coli). Kết quả cho thấy độ ẩm của cơm rượu trong khoảng 30,57-40,48% w/w và hàm lượng ethanol ở mức 8,7-12,7% v/v. Tổng số nấm men và nấm mốc dao động ở mức 3,1x106 đến 2,0×107 CFU/g. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân lập được 5 chủng nấm mốc và 15 chủng nấm men có trong viên men và cơm rượu trên môi trường thạch PD (Potato Dextrose) và YPD (Yeast extract Peptone Dextrose), từ đó làm nguồn nguyên liệu để tuyển chọn các dòng nấm men, nấm mốc có hoạt tính cao để ứng dụng sản xuất cơm rượu đạt chất lượng ổn định, góp phần duy trì làng nghề và nhằm lưu trữ nguồn gen quý bản địa.

Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của trolox, cysteamine và phức hợp trolox-cysteamine bằng phương pháp tính toán hóa lượng tử

Nguyễn Thị Như Ý, Đỗ Thị Tuyết Nhung, Lê Thanh Phước, Phạm Vũ Nhật
Tóm tắt | PDF
Stress oxi hóa phá hủy các phân tử sinh học như protein, lipid và DNA, đồng thời có liên quan đến sự phát triển của các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, tiểu đường....Thiết kế các hợp chất kháng oxi hóa mới có tác dụng phòng ngừa và điều trị strees oxi hóa với tính sinh khả dụng tốt thu hút được sự quan tâm đặc biệt trong vài thập kỷ qua. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng oxi hóa của trolox, cysteamine và phức hợp trolox-cysteamine được khảo sát bằng phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ DFT, kết hợp phiếm hàm B3LYP, bộ cơ sở aug-CC-pVTZ để tối ưu hóa cấu trúc và tính toán các giá trị năng lượng. Đồng thời, ảnh hưởng của dung môi đến hoạt tính kháng oxi hóa được khảo sát sử dụng mô hình IEF-PCM. Kết quả khảo sát cho thấy cả ba hợp chất đều thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa trong nước và pentyl ethanoate. Đáng lưu ý, phức hợp trolox-cysteamine với cấu trúc dẫn xuất amide bền và hoạt tính kháng oxi hóa tốt nhất trong môi trường nước và pentyl ethanoate.

Nhân in vitro lan hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum) từ thể tiền chồi

Trần Ngọc Quý, Đỗ Tấn Khang, Trần Thanh Mến, Nguyễn Văn Ây
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhân nhanh giống lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum) từ thể tiền chồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Số lượng PLB khi nuôi trong môi trường MS bổ sung TDZ nồng độ từ 0,5-1,5 mg/L kết hợp với NAA 0,05 mg/L gia tăng nhanh sinh khối cao nhất (5,01 – 6,11g/PLBs) so với nghiệm thức Đối chứng (2,11 g/PLBs) sau 12 tuần nuôi cấy. Các PLB này phát triển thành chồi, sau đó được dùng để tạo rễ in vitro trên môi trường MS, trong đó nghiệm thức MS bổ sung NAA nồng độ 1 mg/L, chuối chín 150 g/L, kết hợp với than hoạt tính 3 g/L, cho hiệu quả tạo rễ cao (tỷ lệ tạo rễ 100%, số rễ đạt 12,8  rễ/cây sau 6 tuần nuôi cấy). Giai đoạn thuần dưỡng, hỗn hợp giá thể than và dớn mềm (tỷ lệ 1:1) kết hợp với trùm nylon cho tỷ lệ cây lan Hoàng thảo kèn sống cao (90,2% sau 4 tuần thuần dưỡng). Các cây lan Hoàng thảo kèn con sinh trưởng và phát triển tốt và có thể trồng qua chậu.

Một số đặc điểm hình thái và giải phẫu của bốn giống dâu da (Baccaurea ramiflora) phân bố ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Nguyễn Thị Mỹ Ngân, Phùng Thị Hằng, Đỗ Tấn Khang, Tô Thiện Kim Ngân
Tóm tắt | PDF
Mức độ đa dạng loài của chi Baccaurea thường gây khó khăn cho công tác bảo tồn, chế biến và ứng dụng trong y học. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu ghi nhận kết quả mô tả, so sánh đặc điểm cấu tạo của lá, hoa và trái ở bốn giống dâu Hạ Châu, dâu Xiêm, dâu Xanh và dâu Vàng được thu tại huyện Phong Điền dựa trên phương pháp phân tích hình thái thực vật. Kết quả mô tả cho thấy hình thái lá của bốn giống dâu da trong nghiên cứu mang đặc điểm chung của chi Baccaurea. Diện tích phiến lá, số gân lá của dâu Hạ Châu và dâu Xiêm có sự tương đồng và đều lớn hơn hai giống dâu còn lại. Màu sắc và hình dạng trái của bốn giống dâu da có sự khác biệt rõ rệt dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Không tìm thấy sự khác biệt về thành phần và số lượng trong cấu trúc hoa nhưng số lượng hoa trên mỗi phát hoa thì khác nhau. Phân tích cấu trúc giải phẫu cũng thấy có sự đa dạng giữa các giống dâu. Kiểu gốc lá, cấu trúc lông đơn bào có ở dưới phiến và cuống lá là điểm khác biệt dùng để nhận diện dâu Hạ Châu.

Đa dạng các loài thực vật có hoa dưới tán rừng ở Kon Plông và cấu trúc giải phẫu một số cây thuốc tiềm năng

Ngô Thanh Phong, Nguyễn Thiên Thiện, Trần Bảo Toàn, Phan Thành Đạt, Huỳnh Phong Phúc, Trần Thanh Mến, Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Phùng Thị Hằng
Tóm tắt | PDF
Kon Plông là một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn quan trọng của Việt Nam. Bảo tồn rừng bằng cách trồng cây dược liệu dưới tán rừng được xem là hướng đi phù hợp. Quy trình thực hiện và các tiêu chí lựa chọn cây thuốc có thể trồng dưới tán rừng đã được xây dựng. Việc khảo sát, lập danh mục các loài cây làm thuốc ở các sinh cảnh rừng đã được tiến hành. Qua kết quả khảo sát, 170 loài thực vật có khả năng làm thuốc dưới tán rừng đã được ghi nhận. Bằng các đánh giá về mức độ đa dạng như dạng thân, công dụng, bảy loài gồm lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus), hương bài (Dianella ensifolia), rau lủi (Gynura sp.), sâm dây (Codonopsis javanica), giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), tiêu rừng (Litsea cubeba) và chè dây (Ampelopsis cantoniensis) đã được chọn làm nhóm cây thuốc tiềm năng. Cấu trúc giải phẫu và một số hợp chất hóa học cũng đã được khảo sát để để bổ sung cơ sở dữ liệu cho các loài này.

Ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ vỏ quả của bốn giống cam

Huỳnh Thị Phương Thảo, Hà Thanh Toàn, Trần Chí Nhân, Châu Trùng Dương, Lưu Thái Danh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu suất thu hồi, hàm lượng polyphenol tổng số (TPC), flavonoid tổng số (TFC) và khả năng chống oxy hóa của cao chiết từ ba giống cam vỏ xanh (cam Sành, Xoàn và Mật) và giống cam Navel bằng phương pháp chiết ngâm dầm và Soxhlet. Khả năng chống oxy hóa được xác định bằng thử nghiệm DPPH, ABTS, FRAP và RP. Kết quả, hiệu suất thu hồi cao chiết bằng Soxhlet cao hơn ngâm dầm ở bốn giống cam. Cao chiết cam Sành bằng Soxhlet có hiệu suất cao nhất (15,1%) theo sau là cao chiết cam Xoàn (11,1%). Tuy nhiên, TPC và TFC của cao chiết bằng Soxhlet thấp hơn ngâm dầm, lần lượt là 25,8 – 46,7 mg GAE/g và 16,5 – 30,5 mg QE/g. Cao chiết ngâm dầm có khả năng chống oxy hóa ở các thử nghiệm cao hơn Soxhlet. Cao chiết cam Xoàn bằng ngâm dầm và Soxhlet có hàm lượng TPC và TFC cao nhất nhưng cao chiết ngâm dầm có khả năng chống oxy hóa cao nhất. Tóm lại, Soxhlet có hiệu suất thu hồi cao nhưng khả năng chống oxy hóa thấp hơn ngâm dầm.

Tinh sạch phytase của vi khuẩn được phân lập và tuyển chọn từ dạ cỏ cừu

Võ Văn Song Toàn, Tào Việt Hà, Nguyễn Việt Hào, Thạch Thị Ánh Nhi, Nguyễn Thị Xuân Huỳnh, Đỗ Thị Xuân, Trần Thị Giang, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện để phân lập, tuyển chọn vi khuẩn từ dạ cỏ cừu có khả năng tổng hợp phytase và tinh sạch phytase bao gồm phương pháp kết tủa protein bằng muối ammonium sulphate 80% và kết hợp sắc ký trao đổi ion trên gel DEAE-cellulose. Khối lượng phân tử protein được đánh giá bằng phương pháp điện di SDS-PAGE. Trong 16 chủng vi khuẩn dạ cỏ cừu có khả năng phân giải phytate, dòng vi khuẩn C8 được xác định có hàm lượng protein và phosphate cao nhất lần lượt là 0,320 mg/mL, 11,76 mg/mL. Kết quả giải trình tự vùng 16S rDNA của dòng vi khuẩn C8 khi so sánh với ngân hàng gen NCBI và đặc điểm vi khuẩn phân lập được từ dạ cỏ cừu cho thấy dòng vi khuẩn C8 xác định được mức tương đồng với dòng vi khuẩn Bacillus rugosus strain SPB7 ở mức tương đồng 93,16%. Phân đoạn phytase F1 thu được đạt hiệu suất thu hồi là 13,2 %, độ tinh sạch gấp 3,04 lần, hoạt tính tổng 8.733 U, hoạt tính đặc hiệu là 280 U/mg protein và khối lượng phân tử 34,9 kDa.