Ngày xuất bản: 30-12-2013

Sử DụNG VậT LIệU ĐịA PHƯƠNG Để LOạI ĐạM Và LÂN TRONG NƯớC THảI CHế BIếN THủY SảN

Lê Anh Kha, Phạm Việt Nữ, Cô Thị Kính
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện với mu?c tiêu loa?i bo? đa?m và lân trong nươ?c tha?i chế biến thủy sản trươ?c khi đưa va?o môi trươ?ng tư? nhiên nhă?m ngăn ngư?a sư? phu? dươ?ng hóa. Mô?t hệ thống xử lý liên tục được bố trí với vật liệu tự chế sử dụng các khối bê tông rỗng và đất phèn là giá thể cho các vi sinh vật thực hiện các phản ứng nitrate hóa, khử nitrate và hấp phụ lân trong nước thải của nhà máy chế biến thủy sản. Kê?t qua? nghiên cư?u cho thâ?y các khối bê tông là vật liệu tốt để làm giá thể cho vi sinh vật bám và thực hiện phản ứng khử nitrate. Hệ thống đạt hiệu suất xử lý đạm và lân trung bình lần lượt đạt 89,7% và 82,1%. Chất lượng nước thải đầu ra thông qua các chỉ tiêu như tổng đạm, nitrate, phosphate và tổng lân đều đạt quy chuẩn Việt Nam đối với chất lượng nước thải công nghiệp chế biến thủy sản (QCVN11:2008/BTNMT, loại A).

TỔNG HỢP DẦU DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU HẠT BÀNG

Nguyễn Văn Đạt, Lê Văn Thức, Trần Thị Liễu, Danh Huỳnh Mỹ An, Võ Tấn Phát, Nguyễn Quang Lương, Nguyễn Văn Thạnh,
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của công trình nghiên cứu này xây dựng quy trình tổng hợp biodiesel từ dầu hạt Bàng (TC) và đánh giá chất lượng của dầu diesel sinh học tổng hợp được. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng dầu hạt Bàng chiếm khoảng 49% khối lượng nhân hạt Bàng và hiệu suất của quá trình transester hóa giữa dầu nguyên liệu và methanol với xúc tác patssium hydroxide (KOH) khoảng 72%. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần acid béo của dầu hạt Bàng tương tự với thành phần acid béo của hầu hết các loại dầu thực vật truyền thống và độ nhớt động học tại 40oC của dầu diesel sinh học từ dầu hạt Bàng (TC biodiesel) nằm trong giới hạn cho phép của nhiên liệu dùng cho động cơ diesel.

HIỆU CHỈNH DỮ LIỆU MƯA TỪ MÔ HÌNH MÔ PHỎNG KHÍ HẬU KHU VỰC CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hồng Minh Hoàng, Văn Phạm Đăng Trí
Tóm tắt | PDF
Mô hình khí hậu toàn cầu (GCM), một mô hình mô phỏng khí hậu với độ phân giải không gian rộng lớn từ 250 đê?n 600 km2, được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi của khí hậu toàn cầu. Mă?c du? kết quả từ mô hình khí hậu toàn cầu còn hạn chế trong viê?c sử dụng để đánh giá những thay đổi khí hậu trong một khu vực nhỏ (hơn) nhưng như?ng kê?t qua? na?y được sử dụng đê? xa?c đi?nh gia? tri? đầu vào cho các mô hình khí hậu khu vực (RCM). Tuy nhiên, dữ liệu mưa mô phỏng từ RCM vẫn còn sai lệch đáng kể so với thực tế, đặc biệt là khi RCM đươ?c ư?ng du?ng đê? mô phỏng một phạm vi rộng lớn của địa hình (ví dụ: miền núi và hệ thống đồng bằng). Việc hiê?u chi?nh lượng mưa mô phỏng từ RCM phù hợp với sô? liê?u thư?c đo là một vấn đề quan trọng nhă?m hỗ trợ cho công ta?c xây dựng các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi áp dụng phương pháp cắt và điều chỉnh dần từ sô? liệu mô phỏng dựa trên các mối quan hệ với sô? liệu quan sát để điều chỉnh kết quả mô phỏng. Phương pháp này làm giảm sai số giư?a sô? liê?u mô phỏng và thực đo trong quá khứ và được áp dụng để dự đoán thay đổi lượng mưa trong tương lai ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

ỨNG DỤNG CÁC BỘ BIẾN ĐỔI ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TRONG ĐIỀU KHIỂN NỐI LƯỚI CÁC NGUỒN PHÂN TÁN

Lê Kim Anh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo có công suất nhỏ và phân tán (Distributed Energy Resources - DER) để phát điện có ý nghĩa thiết thực đến việc giảm biến đổi khí hậu và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường. ứng dụng các bộ biến đổi điện tử công suất trong điều khiển nối lưới các nguồn phân tán có những ưu điểm như: Khả năng truyền năng lượng theo cả 2 hướng. Các DER nối lưới cho phép chúng đạt được quy mô tương đương và mức độ cung cấp điện ổn định như các nhà máy điện truyền thống. Kết hợp với mạch lọc để loại trừ các sóng hài bậc cao, điều này có ý nghĩa lớn đến việc cải thiện chất lượng điện năng. Bài báo đã đưa ra được kết quả mô phỏng điều khiển nối lưới các nguồn phân tán sử dụng các bộ biến đổi điện tử công suất, nhằm duy trì công suất phát tối đa của hệ thống bất chấp tải nối với hệ thống.

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG AS, CD, CU, ZN TẠI VÙNG BAO ĐÊ KIỂM SOÁT LŨ TỈNH AN GIANG

Trần Anh Thư, Nguyễn Hoàng Oanh, Trương Thị Nga
Tóm tắt | PDF
?Nghiên cứu ?Khảo sát hàm lượng Cu, Zn, Cd và As ở các vùng đê bao kiểm soát lũ tỉnh An Giang? được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kim loại nặng ở các vùng đê bao khác nhau. Các mẫu đất được thu được thu ở  vùng đê bao khép kín (Kiến An), đê bao xả lũ (Phú Mỹ và Tân Hòa) và vùng không đê bao (Tân Trung) ở vụ Thu Đông và Đông Xuân ở tỉnh An Giang và phân tích hàm lượng và phân tích Cu, Zn, Cd và As. Kết quả cho hấy hàm lượng Cu tổng số và hòa tan không khác biệt giữa các loại đê bao lần lượt 10,57- 22,74 mg/Kg và 4,26-15,30 mg/Kg ở cả hai vụ lúa. Hàm lượng Zn tổng số cũng không khác biệt giữa các loại đê bao (82,81-105,24 mg/Kg), trong khi Zn hòa tan ở vùng không đê bao (10,46-13,23 mg/Kg) cao hơn (p

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THU DỤNG ĐỂ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Hoàng Thị Thanh Thủy, Lê Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Tỉnh An Giang đang đối phó với vấn đề suy giảm chất lượng nước do sự bùng phát thâm canh nuôi trồng thuỷ sản. Hiện có bốn hệ thống xử lý nước thải ao cá đang được áp dụng ở tỉnh An Giang, đó là (1) làm hồ thoáng khí kết hợp với nuôi thuỷ sinh thực vật; (2) phương pháp xử lý dạng mẻ (SBR); (3) phương pháp vi sinh; và (4) dùng Purolite tốc độ cao. Trong nghiên cứu này, phương pháp thu dụng đã được sử dụng để so sánh và đánh giá các hệ thống xử lý này theo năm chỉ tiêu: (a) hiệu quả xử lý; (b) phí đầu tư cho mỗi mét khối nước thải cần xử lý; (c) chi phí vận hành hệ thống; (d) tổ ng diện tích đất xử lý, và (e) tốc độ xử lý mỗi ngày.  Kết quả cho thấy hệ thống SBR có ưu thế hơn với diện tích trại nuôi cá có quy mô vừa phải (dùng khoảng 10% diện tích đất cho xử lý) so với các hệ thống khác. Trường hợp có diện tích xử lý rộng hơn (trên 20% tổng diện tích nuôi) thì dùng ao thoáng khí với cây trồng là bèo lục bình có thể được chọn lựa.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN SẢN XUẤT CHẤT KẾT TỤ SINH HỌC TRONG NƯỚC RỈ RÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC

Cao Ngọc Điệp, Phạm Sĩ Phúc
Tóm tắt | PDF
Chất kết tụ sinh học được sản xuất từ vi sinh vật, chúng kết bông và lắng tụ các chất hữu cơ để xử lý nước thải và không độc hại cho con người và môi trường. Năm mươi lăm dòng vi khuẩn có khả năng tạo chất kết tụ sinh học đã được phân lập từ 10 mẫu nước rỉ rác thu thập ở 5 bãi rác các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang. Trong đó có hai dòng vi khuẩn P1.1 và P2.4 tạo chất kết tụ sinh học protein có tỉ lệ kết tụ cao và chúng được chọn để giải trình tự và sử dụng phần mềm BLAST N so sánh trình tự các dòng vi khuẩn này với trình tự các dòng vi khuẩn có trong ngân hàng dữ liệu NCBI, kết quả cho thấy dòng P1.1 có tỉ lệ đồng hình với dòng Klebsiella sp. NBRC 100048 và FJ577970 Klebsiella sp. T-6-1 là 99%, dòng P2.4 có tỉ lệ đồng hình với dòng Enterobacter sp. A2 và JN695719 Enterobacter sp. TX2 (2011) là 98%. Môi trường tối ưu cho dòng P1.1 là tinh bột, yeast extract, CaCl2 cho tỉ lệ kết tụ đến 88,58%; dòng P2.4 là sucrose, NH4Cl, K2HPO4+KH2PO4 cho tỉ lệ kết tụ là 86,81% với dung dịch kaolin sau 5 phút để lắng ở pH=4 (dòng P1.1) và pH=5 (dòng P2.4), bổ sung CaCl2 và 0,1% liều lượng dung dịch chứa vi khuẩn. ứng dụng hai dòng vi khuẩn này trong xử lý nước rỉ rác làm giảm lượng TSS và COD là 12,09% và 19,84% (dòng P1.1); 12,4% và 21,89% (dòng P2.4).

ĐáNH GIá Sự Ô NHIễM CủA RạCH CáI KHế QUA Sự PHÂN Bố CủA ĐộNG VậT ĐáY

Dương Trí Dũng, Đào Minh Minh
Tóm tắt | PDF
Việc nghiên cứu sự phân bố của động vật đáy trên rạch Cái Khế được tiến hành hai đợt vào cuối mùa mưa và giữa mùa khô nhằm đánh giá sự thay đổi chất lượng nước trên thủy vực ô nhiễm hữu cơ. Kết quả đã phát hiện được 30 loài động vật đáy thuô?c 5 lơ?p la? Oligochaeta, Polygochaeta, Bivalvia, Gastropodae và Insecta. Loài Limnodrilus hoffmeisteri xuất hiện trên toàn bộ các điểm khảo sát trong suốt quá trình khảo sát biểu thị tính ô nhiễm hữu cơ của thủy vực. Kết quả phân hạng chất lượng nước theo ASTP cho thấy rạch Cái Khế đang ô nhiễm ở mức từ khá đến ô nhiễm nặng. Chỉ số đa dạng sinh học tại các vị trí trên thủy vực tương đối thấp, biến động ở mức từ 0,05 - 1,96 và chỉ số này tại các điểm có ít sự tương đồng với chỉ số ASPT.

TỔNG HỢP XÚC TÁC ACID BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUNFO HÓA HẠT CARBON

Hồ Quốc Phong, Huy?nh Die?p Ha?i Dang, Truong Vi? Ha?, Huỳnh Liên Hương
Tóm tắt | PDF
Xúc tác acid rắn C-SO3H đươ?c tô?ng hơ?p nhằm thay thế xúc tác acid truyền thống và làm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Quá trình tổng hợp được thực hiện thông qua hai giai đoa?n: (i) tạo hạt carbon và (ii) sulfo hóa tạo xúc tác. Phương pháp thu?y nhiê?t đường ơ? 180°C trong 4 giơ? được sử dụng để tạo hạt carbon với kích thước khoảng 2-3 àm và quá trình sulfo hóa hạt carbon bằng H2SO4 ở các điều kiện khác nhau để tạo thành xúc tác. Trong đó, nhiệt độ và thời gian ảnh hưởng mạnh đến quá trình sulfo hóa để gắn kết nhóm SO3H. Tuy nhiên, hàm lượng carbon trong dung dịch acid không ảnh hưởng đáng kể. Thêm vào đó việc sử dụng xúc tác được tổng hợp cho quá trình thủy phân tinh bột cho kết quả khá tốt. Nồng độ đường tổng tăng theo hàm lượng, nhiệt độ và thời gian phản ứng. Hơn thế nữa, khi được xúc tác bằng C-SO3H, nồng độ đường tổng thu được đạt giá trị 17,42 g/L cao hơn khi sử dụng xúc tác 2% H2SO4 (13,27 g/L).

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG HỢP LÝ TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Văn Toàn
Tóm tắt | PDF
Sản xuất lúa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đồng bằng sông Cửu Long. éặc biệt để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và nhu cầu xuất khẩu, việc thâm canh tăng vụ đang được đẩy mạnh trong toàn vùng. Song song đó, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa cũng tăng theo. Kết quả điều tra nghiên cứu về thực trạng quản lý và sử dụng thuốc cho thấy người dân thường sử dụng các loại thuốc có độ độc loại II và III theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thuốc thường không được sử dụng hợp lý về tần suất, thời gian và liều lượng. Không an toàn trong việc sử dụng và bảo quản là vấn đề đáng quan tâm trong số hộ dân được phỏng vấn. Ngoài ra, chất thải từ quá trình sử dụng thuốc thường không được quản lý và xử lý đúng cách ở đồng ruộng cũng như tại nơi cất giữ. Những thực trạng này tạo rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn người dân được phỏng vấn thờ ơ trong việc tránh sự phơi nhiễm thuốc mặc dù đa số họ nhận thức được những tác hại do ảnh hưởng của thuốc. Làm thế nào để hạn chế việc sử dụng và quản lý thuốc và chất thải từ thuốc không hợp lý là vấn đề rất cần thiết để đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu các tác động không mong muốn từ thuốc bảo vệ thực vật.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG NUÔI CÁ SẶC RẰN (TRICHOGASTER PECTORLIS) THÂM CANH KẾT HỢP VỚI BÈO TAI TƯỢNG (PISTIA STRATIOTES)

Đào Quốc Bình, Lâm Nguyễn Ngọc Hoa, Ngô Thụy Diễm Trang
Tóm tắt | PDF
Với cách nuôi truyền thống, nước trong ao nuôi cá Sặc rằn thâm canh cần được thay mới bằng cách thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch dẫn đến sự suy thoái của hệ sinh thái thủy vực. Nhằm tận dụng lượng dinh dưỡng thừa, làm sạch nước ao nuôi cá và sử dụng nguồn nước mặt hiệu quả hơn, các bè nổi thả bèo Tai tượng (Pistia stratiotes L.) với 4 mức độ che phủ 0, 25, 50 và 75% diện tích bề mặt ao được sử dụng và đánh giá. Nồng độ NH4-N thấp ở tất cả các nghiệm thức, trong khi TP có nồng độ cao ở tỷ lệ che phủ thấp 0 và 25%. Tỷ lệ che phủ không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá, ngoại trừ hiệu quả thức ăn của tỷ lệ che phủ 25% là nhỏ nhất. Trong suốt 60 ngày nghiên cứu, không cần thay nước cho cá, nhưng chất lượng nước vẫn được duy trì trong phạm vi cho phép cho cá tăng trưởng bình thường. Qua đó, tăng hiệu quả sử dụng nước và tận dụng dinh dưỡng, góp phần bảo vệ môi trường và quản lý bền vững tài nguyên nước.

PHÂN LOẠI VĂN BẢN: MÔ HÌNH TÚI TỪ VÀ TẬP HỢP MÔ HÌNH MÁY HỌC TỰ ĐỘNG

Đỗ Thanh Nghị, Phạm Nguyên Khang
Tóm tắt | PDF
Trong bài này, chúng tôi giới thiệu tiếp cận phân lớp văn bản với độ chính xác cao. Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp biểu diễn văn bản bằng mô hình túi từ và các giải thuật xây dựng tập hợp các mô hình học tự động như Bayes thơ ngây ngẫu nhiên (random multinomial naive Bayes (rMNB)), cây xiên phân ngẫu nhiên đơn giản (random oblique decision stump (rODS)). Bước tiền xử lý, bao gồm phân tích từ vựng, xây dựng mô hình túi từ để biểu diễn văn bản dưới dạng véc tơ tần số xuất hiện của từ trong văn bản, số chiều rất lớn. Chúng tôi đề xuất các giải thuật boosting mới dựa trên mô hình cơ bản như cây ngẫu nhiên xiên phân đơn giản (rODS), Bayes thơ ngây ngẫu nhiên (rMNB), cho phép phân lớp hiệu quả tập dữ liệu này. Kết quả thực nghiệm với tập dữ liệu thực cho thấy rằng phương pháp của chúng tôi đề xuất phân lớp rất hiệu quả khi so sánh với các giải thuật hiện có, đạt được chính xác 94.8%.

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG HẦM Ủ BIOGAS Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC TỈNH TIỀN GIANG

Đào Mai Trúc Quỳnh, Jan Bentzen, Kjeld Ingvorsen, Nguyễn Võ Châu Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas và khả năng phát triển công nghệ biogas ở ĐBSCL. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 65 hộ có hầm ủ và 35 hộ chưa có hầm ủ ở tỉnh Tiền Giang. Kết quả điều tra cho thấy trước khi xây dựng hầm ủ có 54/65 hộ bón tươi cho cây trồng, 7 hộ thải trực tiếp xuống kênh rạch, các hộ còn lại cho hàng xóm hoặc đào hố chôn lấp sau nhà; đối với 35 hộ chưa xây hầm ủ có khoảng 10 hộ bón tươi cho cây trồng, 10 hộ bán cho hàng xóm, 5 hộ thải trực tiếp xuống kênh rạch, các hộ còn lại đào hố chôn lấp sau nhà. Trong số các hộ có hầm ủ, 41 hộ cho biết bệnh tật giảm đi từ khi có hầm ủ, 22 hộ kết nối nhà vệ sinh với hầm ủ, 26 hộ sử dụng thời gian tiết kiệm nhờ đun nấu bằng biogas hoặc không phải thu gom củi để làm các công việc khác. Đối với 35 hộ chưa có hầm ủ thì có 60% biết về công nghệ biogas nhưng không xây dựng vì vốn đầu tư cao; khoảng 70% hộ dân có nhu cầu xây dựng với điều kiện vốn đầu tư dưới 3.000.000 đồng, 30% còn lại sẽ xây dựng hầm ủ nếu được hỗ trợ 50% vốn xây dựng.

CÔNG NGHỆ TÚI Ủ KHÍ SINH HỌC Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bùi Thị Nga, Phạm Việt Nữ, Nguyễn Hữu Chiếm
Tóm tắt | PDF
Công nghệ khí sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt túi ủ biogas được hộ dân ở vùng nông thôn áp dụng rất thành công ở Thành phố Cần Thơ. Sử dụng túi ủ biogas xử lý các chất thải chăn nuôi qui mô hộ gia đình không chỉ mang lại nhiều lợi ích như tạo ra nguồn năng lượng sinh học cho đun nấu và thắp sáng, cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, bổ sung chất dinh dưỡng cho ao nuôi thủy sản mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường, cải thiện thu nhập nông hộ góp phần phát triển bền vững ở vùng nông thôn ĐBSCL. Đã có nhiều nghiên cứu về các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để duy trì hoạt động của túi ủ biogas nếu như không có đủ phân heo, trong đó các nguyên liệu như lục bình, bèo tai tượng và cỏ vườn đã được nghiên cứu và có khả năng áp dụng tại địa phương. Bên cạnh đó, việc mở rộng hợp tác với các đối tác nhằm tìm ra các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và chuyển nhượng phát thải khí nhà kính ở khu vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu duy trì hoạt động ổn định của túi ủ biogas ở vùng nông thôn ĐBSCL là thật sự cần thiết.

CHẾ TẠO HÌNH CẦU NANO HIERARCHICAL ZNS BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỬ CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG

Nguyễn Trí Tuấn, Nguyễn Trí Tài, Lê Văn Nhạn, Nguyễn Trọng Tuân
Tóm tắt | PDF
Các hạt nano tinh thể ZnS được chế tạo với vật liệu ban đầu là sodium thiosulfate (Na2S2O3) và ZnCl2. Hình cầu nano hierarchical ZnS được tạo thành khi các hạt nano tinh thể ZnS được chiếu xạ vi sóng (Microwave - MW) trong thời gian 15 và 60 phút, ở nhiệt độ 100 oC. Sản phẩm bột nano ZnS được đo nhiễu xạ tia X (XRD), tán sắc năng lượng (EDS), ảnh hiển vi điện tử quét (FESEM) xác định cấu trúc mạng, kích thước, hình thái học của tinh thể. Tính chất quang của mẫu bột ZnS cũng được nghiên cứu bằng phổ kích thích huỳnh quang và phổ huỳnh quang. Phổ kích thích huỳnh quang của các mẫu này có dải phổ  ~280-350 nm, có một dịch chuyển xanh (blue shift) ~65 nm về phía năng lượng cao so với đỉnh phổ kích thích của vật liệu ZnS khối là  ~344 nm, thể hiện sự giam giữ lượng tử. Phổ huỳnh quang của các mẫu này có vùng phổ rộng ~350-650 nm. Đỉnh huỳnh quang của hình cầu nano hierarchical ở tại đỉnh 453 nm dịch chuyển đỏ (red shift) ~15 nm so với đỉnh huỳnh quang của các hạt nano ZnS chế tạo được.

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ NGUYÊN LIỆU VÀ KHỐI LƯỢNG MẺ ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN LACTIC DƯA LEO

Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Lên men lactic từ dưa leo là quá trình chịu ảnh hưởng bởi nhiều thông số kỹ thuật, trong đó, kích cỡ nguyên liệu và quy mô chế biến có tác động đến thời gian lên men cũng như chất lượng sản phẩm. Ba cỡ dưa leo được khảo sát có khối lượng lần lượt nhỏ hơn 50 g, 50 ữ 100 g và lớn hơn 100 g/trái. Bên cạnh đó, dưa leo được lên men với nhiều kích cỡ trong cùng một mẻ và khối lượng mẻ thay đổi lần lượt là 1 kg, 3 kg và 5 kg cũng được tiến hành. Kết quả thí nghiệm cho thấy, muối chua dưa leo có khối lượng dao động trong khoảng 50 ữ 100 g/trái là tương đối ổn định với thời gian lên men 10 ngày và pH dịch lên men đạt giá trị 3,5. Tuy nhiên, sự lên men lactic với các cỡ nguyên liệu khác nhau trong cùng một mẻ chỉ làm thay đổi thời gian lên men nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dưa leo muối chua, kể cả trường hợp thay đổi khối lượng mẻ chế biến. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề ứng dụng vào sản xuất thực tế với quy mô lớn hơn.

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NUÔI SINH KHỐI TẢO CHLORELLA SP. SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI CÁ TRA

Trần Chấn Bắc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về "Hiệu quả kỹ thuật nuôi sinh khối tảo Chlorella sp. sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra" được thực hiện trong 10 ngày. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại là nước cất (đối chứng), dung dịch Walne, 75% và 100% nước thải trong  keo 10 lít (trong đó 4,5 lít nước thải và 0,5 lít dung dịch tảo Chlorella gốc). Tảo Chlorella sp. thuần được nuôi bằng dung dịch Walne trước khi bố trí thí nghiệm. Mật độ, sinh khối tảo và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43- được thu thập để phân tích vào ngày 0, 1, 3, 5, 7, 9 của quá trình nuôi. Kết quả cho thấy các yếu tố nêu trênthích hợp cho sự phát triển của tảo Chlorella, với sự tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 100% nước thải vào ngày thứ 3. Tảo Chlorella hấp thu chất dinh dưỡng đáng kể vào ngày thứ 3 trong đó hàm lượng N-NO3- đã giảm từ 5,49 mg/L đến 0,26 mg/L, N-NH4+ từ 0,782 mg/L đến 0,042 mg/L và P-PO43- từ 0,97 mg/L đến 0,11 mg/L với hiệu quả tương ứng là 95,27%, 43,48%  và 88,66%.

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CÁC GIỐNG LÚA CỰC SỚM THÍCH NGHI VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN CANH TÁC KHÁC NHAU TỈNH VĨNH LONG

Trần Đình Giỏi, Phạm Văn Sơn, , Nguyễn Thị Pha
Tóm tắt | PDF
Để đáp ứng nhu cầu về giống lúa có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn cho sản xuất ổn định 3 vụ lúa trong năm của tỉnh Vĩnh Long, đề tài đã được đề xuất thực hiện với nội dung khảo nghiệm 15 giống lúa cực sớm mới chọn tạo tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tại 4 huyện Tam Bình, Long Hồ, Vũng Liêm và Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long trong 3 vụ Hè thu 2011, Thu đông 2011 và Đông xuân 2011-2012. Kết quả qua theo dõi TGST, phân tích thống kê năng suất các giống lúa khảo nghiệm tại mỗi điểm và đánh giá tính thích nghi và ổn định qua các điểm cho thấy, hầu hết các giống khảo nghiệm đều có TGST phù hợp, năng suất của các giống lúa mới tại từng điểm khảo nghiệm hầu hết là có sự khác biệt thống kê nhưng năng suất trung bình của các giống qua các điểm khảo nghiệm khi phân tích tính thích nghi và ổn định thì chỉ có sự khác biệt trong vụ Đông xuân 2011-2012. Đánh giá đặc tính thích nghi và ổn định của các giống, xác định được 7 giống lúa triển vọng, thích hợp với điều kiện canh tác ở các vụ tương ứng như sau: OM10423 và IR73382 thích hợp vụ Hè thu (HT); OM6932, và OM6893, thích hợp vụ Thu Đông (TĐ); OM9584, OM10424 và OM8019, thích hợp cho vụ Đông xuân (ĐX).

SàNG LọC THựC VậT Có HOạT TíNH CHốNG OXI HóA Và ÁP DụNG TRONG CHế BIếN THủY SảN

Nguyễn Xuân Duy, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết từ 15 loại thực vật và một loại nấm rơm ở Việt Nam được xác định nhằm chọn được loại thực vật có hoạt tính chống oxi hóa cao. Sau khi lựa chọn được loại thực vật thích hợp, hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết trên mô hình dầu - nước và khả năng ức chế polyphenoloxidase của dịch chiết được đánh giá. Sau cùng, dịch chiết được áp dụng để ngăn chặn sự biến đen ở tôm và oxi hóa chất béo trong cơ thịt cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các loại thực vật được tuyển chọn đều có hoạt tính chống oxi hóa. Dịch chiết từ lá ổi (GLE) có hoạt tính chống oxi hóa cao nhất dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH với giá trị IC50 là 22 àl. GLE cũng thể hiện khả năng ức chế sự hình hydoperoxides trên mô hình dầu - nước và khả năng ức chế polyphenoloxidase. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng GLE có khả năng hạn chế hiệu quả sự hình thành đốm đen và oxi hóa chất béo trong tôm và oxi hóa chất béo trên cơ thịt cá Thu bảo quản lạnh (p < 0,05). Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng sử dụng dịch chiết thực vật chứa các chất chống oxi hóa và chất chống biến đen trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

THàNH PHầN LOàI Và MứC Độ PHONG PHú CủA CáC LOàI Cá BốNG THUộC Họ ELEOTRIDAE TRÊN SÔNG HậU

Võ Thành Toàn, Hà Phước Hùng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thành phần loài và mức độ phong phú của các loài cá bống họ Eleotridae được thực hiện từ tháng 8 năm 2012 đến 2 năm 2013 dọc theo tuyến sông Hậu. Mẫu cá được thu bằng lưới kéo, lưới chài, lưới đáy và chợ địa phương tại An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, mỗi khu vực thu 5 điểm. CPUE được xác định bằng lưới kéo dọc theo tuyến Sông Hậu với chu kỳ thu mẫu 2 tháng/lần. Kết quả có 5 loài cá xuất hiện gồm: cá bống trứng (Eleotris melanosoma), bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus), bống tượng (Oxyeleotris marmorata), bống cấu (Butis humeralis) và bống trân (Butis butis). Trong đó, cá bống cấu chỉ xuất hiện ở Sóc Trăng (hạ nguồn Sông Hậu), cá bống trứng xuất hiện ở Cần Thơ và Sóc Trăng. CPUEn của cá biến động lớn giữa các tháng và các điểm (1-23 cá thể.ha-1), trong khi đó, cá bống trân xuất hiện vào tháng 10, 12 và ít biến động (2-10 cá thể.ha-1). CPUEw của cá có biến động lớn ở tháng 10 và 12 (2,9-761,3 g.ha-1), điều này cho thấy vào tháng 10 số lượng cá thể xuất hiện ít nhưng kích cỡ lớn hơn. Kết quả cũng cho thấy pH (7-8,5) và nhiệt độ nước (27-33oC) ít biến động trong khi đó độ mặn có biến động lớn (1-16?) chỉ xuất hiện ở khu vực Sóc Trăng. Kết quả cũng cho thấy khi độ mặn giảm xuống 0? cá bống trứng (Eleotris melanosoma) xuất hiện nhiều ở An Giang và Cần Thơ.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ XƠ TRUNG TÍNH (NEUTRAL DETERGENT FIBER - NDF) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ SỰ TÍCH LŨY ĐẠM CỦA CỪU TỪ 3 ĐẾN 5 THÁNG TUỔI

Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin (5 x 5) với 5 giai đoạn và 5 cừu đực có độ tuổi là 3 tháng tuổi nhằm tìm ra mức độ xơ trung tính thích hợp trong khẩu phần nuôi cừu sau cai sữa (3-5 tháng tuổi). Năm nghiệm thức trong thí nghiệm gồm các mức độ 55, 57, 59, 61 và 63% NDF trong khẩu phần tương ứng với NDF55, NDF57, NDF59, NDF61 và NDF63. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng thức ăn (DM) tiêu thụ không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0.05) ở các nghiệm thức và đạt 661, 654, 677, 690 và 660 g/con/ngày ở các nghiệm thức lần lượt là NDF55, NDF57, NDF59, NDF61 và NDF63. Mối liên hệ giữa lượng thức ăn tiêu thụ và mức NDF theo hàm số y = -1.23x2 + 146x ? 3670 (R2 = 0.61). Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến DM không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p=0.061), tuy nhiên có sự tăng dần từ nghiệm thức NDF55 đến NDF61 (R2=0.65) và giảm ở nghiệm thức NDF63. Kết luận của đề tài là khả năng tiêu hóa xơ trung tính của cừu từ 3-5 tháng tuổi cải thiện khi tăng dần tỉ lệ NDF lên từ 55 đến 61 % tương ứng với sự tận dụng thức ăn và khả năng tăng trọng của cừu.

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ CỦA SÙNG KHOAI LANG (CYLAS FORMICARIUS) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

Phạm Kim Sơn, Huỳnh Thị Ngọc Linh, Lê Văn Vàng, Châu Nguyễn Quốc Khánh
Tóm tắt | PDF
Diễn biến mật số quần thể của sùng khoai lang (Cylas formicarius) trong hai vụ khoai liên tiếp và trong cả năm đã được khảo sát bằng biện pháp đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp tại huyện Bình Minh và huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Trong một vụ khoai, mật số quần thể của sùng khoai lang giữ ở mức thấp vào giai đoạn đầu vụ, bắt đầu tăng vào lúc khoai tạo củ và đạt cao nhất vào giai đoạn thu hoạch. Có sự tích lũy mật số của sùng khoai lang từ vụ 1 sang vụ 2. Trong khảo sát cả năm, kết quả ghi nhận cho thấy thành trùng sùng khoai lang hiện diện quanh năm với mật số quần thể phụ thuộc nhiều vào tình trạng mang củ của khoai trên đồng ruộng.

THỰC HIỆN TIÊU BẢN HIỂN VI CỐ ĐỊNH MÔ MÁU CHUỘT ĐỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM KÉP WRIGHT - GIEMSA

Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt | PDF
Tiêu bản cố định mô máu chuột đồng được thực hiện bằng thuốc nhuộm Wright - Giemsa pha trong dung dịch đệm photphat pH 7,4 có sự tương phản rõ nét giữa màu của nhân và màu của tế bào chất, giữa màu của nền tế bào chất và màu của hạt. Có thể phân biệt được hồng cầu và 5 loại bạch cầu: bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, Bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu lympho và bạch cầu mono dưới kính hiển vi quang học.

TRÍCH LY ENZYME BROMELAIN TỪ PHẾ PHẨM KHÓM CẦU ĐÚC - HẬU GIANG

Nguyễn Văn Thành, Lê Hà Ny, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Tách chiết enzyme bromelain từ phế phẩm kho?m trong công nghiệp chê? biê?n thư?c phâ?m để chuyển chu?ng từ phế phẩm thành sản phẩm có giá trị, mă?t kha?c cu?ng nhă?m la?m giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu trên, trong nghiên cư?u na?y ca?c ta?c nhân a?nh hươ?ng đê?n trích ly va? ba?o qua?n enzyme bromelain đa? đươ?c kha?o sa?t. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong sô? như?ng phâ?n phê? phâ?m (thân, la?, tra?i) thân khóm là nguồn cơ châ?t thích hợp để sa?n xuâ?t enzyme bromelain. Chế phẩm bromelain được kết tủa vơ?i ammonium sulfate 70%, ơ? nhiệt độ 28oC, cho sa?n lươ?ng 69,52% protein. Bô?t bromelain thu đươ?c bơ?i sấy chân không trong 24 giờ, độ ẩm đạt 1,87% và hoạt lực là 12,29 (TU/mg). Bột enzyme thu đươ?c nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh (4oC) trong chai thu?y tinh, co? hoạt tính ổn định trong 12 tuần.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI BABA Ở HUYỆN GÒ QUAO TỈNH KIÊN GIANG

Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình nuôi baba ở huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 36 nông hộ nuôi baba theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích các tỷ số tài chính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mô hình nuôi baba ở huyện Gò Quao không mang lại hiệu quả cho nông hộ nhưng đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho nông hộ thông qua phương thức ?lấy công làm lời?. Nghiên cứu cũng đã đề xuất 4 giải pháp, bao gồm: nâng cao kỹ thuật nuôi baba, nâng cao nguồn lực tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường và tổ chức liên kết, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần phát triển mô hình nuôi baba ở huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (GARINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Lê Bảo Long, Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
 Mục đích của nghiên cứu là để đánh giá ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón đến năng suất và phẩm chất trái măng cụt tại huyện Cầu Kè ? tỉnh Trà Vinh, mùa vụ 2011/2012 trên cây măng cụt 24 năm tuổi. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm thức là 5 lượng phân hữu cơ bón (0, 10, 20, 40, và 80 kg.cây-1), mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây, phân hữu cơ bón ngay sau khi thu hoạch trái (mùa vụ 2010/2011). Lượng phân vô cơ sử dụng trên tất cả các nghiệm thức là như nhau, được chia làm 3 lần bón: lần đầu bón 3 kg.cây-1 NPK 20-20-10 cùng với phân hữu cơ, lần hai bón 2 kg.cây-1 NPK 8-24-24 sau khi nhú đọt 2 tuần, và lần 3 bón 2 kg.cây-1 NPK 13-13-20 sau khi trổ hoa 3-4 tuần. Kết quả cho thấy lượng phân hữu cơ bón có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái măng cụt qua việc cải thiện đặc tính lý ? hóa đất. Bón 40 hay 80 kg.cây-1 làm tăng năng suất so với không bón từ 12,5 đến 14,3 kg.cây-1, bón 20 đến 80 kg.cây-1 làm tăng chỉ số pH thịt trái và tỷ lệ trái bị múi trong, bón 40 hay 80 kg.cây-1 làm giảm độ Brix và tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong. Bón phân hữu cơ làm hạn chế sự biến động ẩm độ đất, làm tăng độ xốp và khả năng giữ nước của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, N và P hữu dụng, K và Ca trao đổi trong đất.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ VÀ TỒN TRỮ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHÔM CHÔM NHÃN SAU THU HOẠCH

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Phú Cường, Trần Hồng Quân, Hồ Thanh Hương, Đinh Công Dinh, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Với mục đích duy trì chất lượng và kéo dài thời gian tồn trữ chôm chôm nhãn sau thu hoạch, nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng (i) các biện pháp xử lý sau thu hoạch [(acid citric (0,25; 0,5; 0,75%) kết hợp clorua canxi (0,2; 0,3; 0,4%), ozone (0,1; 0,15; 0,2 ppm) trong 5 phút], (ii) các loại bao bì (PP, PE, PSE và màng PVC, PP và thùng carton, PE và thùng carton) và (iii) nhiệt độ tồn trữ (10á25oC). Các chỉ tiêu hóa lý (màu sắc vỏ trái, hao hụt khối lượng, hàm lượng chất khô hòa tan, acid citric, acid ascorbic) và giá trị cảm quan trái được phân tích. Kết quả khảo sát cho thấy trái chôm chôm nhãn có thể duy trì chất lượng và khả năng bảo quản khoảng 15 ngày khi được xử lý kết hợp acid citric và clorua canxi (0,5%:0,3%) (hoặc 1,5 ppm ozone) sau thu họach và tồn trữ ở 10 oC trong bao bì PP (hoặc PE). Thành phần hóa học của trái (hàm lượng đường, acid citric, acid ascorbic) không dao động nhiều trong quá trình tồn trữ.

ẢNH HƯỞNG CỦA RAU XANH VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG GIỐNG (PILA POLITA) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Ngọc Việt, Lê Văn Bình
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống. Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức thức ăn và được lặp lại 3 lần là: 1). Rau xanh; 2). Kết hợp thức ăn công nghiệp (TACN) với rau xanh; 3).  Chỉ cho ăn TACN. ốc giống mới nở (khối lượng và chiều cao ban đầu là 0,03 g và 4,14 mm) được ương trong bể nhựa với mật độ 150 con/bể. Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống khi cho ăn TACN (93,1%) cao hơn so với cho ăn kết hợp (91,0%) và rau xanh (89,8%), tuy nhiên không khác biệt (p>0,05). Khi cho ăn TACN, khối lượng và chiều cao trung bình của ốc (0,83 g và 15,69 mm) cao hơn (p

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT TƯỚI NGẬP KHÔ XEN KẼ, PHƯƠNG THỨC GIEO TRỒNG, GIẢM PHÂN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA OM5451 VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 - 2012

Phạm Phước Nhẫn, Trần Phú Hữu, Cù Ngọc Quí, Ben Mcdonald, Tô Phúc Tường, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Lúa là cây lương thực không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn góp phần làm ổn định an ninh lương thực của thế giới. Trong điều kiện biến đổi khí hậu theo hướng bất lợi cho sản xuất lúa gạo, việc duy trì năng suất và giảm chi phí đầu tư sẽ giúp mang lại lợi ích cho nông dân. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ kết hợp giảm liều lượng phân lân và phương pháp gieo sạ đã được khảo sát nhằm đánh giá các ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng, năng suất và lợi nhuận trên giống OM5451 vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy, không bón phân lân vẫn không làm giảm năng suất lúa và không làm thay đổi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trước khi trồng và sau thu hoạch. Tưới ngập khô xen kẽ hợp lý tiết kiệm được khoảng 50% lượng nước tưới. Lúa cấy cho năng suất 7 tấn/ha, cao hơn lúa sạ khoảng 1 tấn/ha đồng thời làm gia tăng sự tích lũy lân trong cây lúa cao hơn gấp 2 lần. Kết hợp các yếu tố thí nghiệm hợp lý sẽ làm gia tăng lợi nhuận tương đương với khoảng 1 tấn/ha so với kỹ thuật canh tác theo tập quán của nông dân.

XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ SỞ THÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP &QUOT; FLASH PROFILE &QUOT; TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG YAOURT TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI

Dương Thị Phượng Liên, Nguyễn Trần Thúy Ái, Nguyễn Thị Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Flash profile là một kỹ thuật mô hình hóa nhanh chóng đặc tính cảm quan được thiết kế để đáp ứng nhu cầu công nghiệp. Phương pháp dựa trên sự kết hợp của cách lựa chọn tự do và đánh giá so sánh thiết lập cho toàn bộ sản phẩm. Phần nghiên cứu áp dụng phương pháp flash profile kết hợp với điều tra thị hiếu người tiêu dùng để xây dựng giản đồ sở thích cho các sản phẩm yaourt trái cây nhiệt đới. Yaourt với mười loại mứt trái cây: khóm, mít, xoài, đu đủ, thanh long ruột đỏ, thốt lốt, cam, bưởi, nhãn và sim được phân tích chất lượng cảm quan theo phương pháp flash profile. Đồng thời, sản phẩm được so sánh thị hiếu người tiêu dùng theo phương pháp cho điểm sử dụng thang điểm ưa thích. Từ các kết quả nhận được xây dựng giản đồ sở thích cho sản phẩm. Yaourt trái cây có chất lượng cảm quan tốt và được đa số người tiêu dùng chấp nhận khi sử dụng các loại mứt: mít, xoài, đu đủ hoặc khóm.

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VI KHUẨN TÍCH LŨY POLYPHOSPHAT PHÂN LẬP TỪ TRONG NƯỚC AO NUÔI CÁ TRA VÀ CHẤT THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Quang Khôi, Cao Ngọc Điệp, Trương Trọng Ngôn
Tóm tắt | PDF
Phân tích đánh giá tính đa dạng di truyền của quần thể vi khuẩn tích lũy polyphosphat phân lập từ nước ao nuôi cá tra và chất thải trại chăn nuôi heo ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013. Kết quả phân tích chỉ số đa dạng loài Shannon (H?) và chỉ số đồng đều Shannon (J?) cho thấy giữa các lớp khác nhau thì chỉ số đa dạng loài H? có sự biến động lớn, dao động từ 0,301 đến 0,797. Sự khác biệt về chỉ số đa dạng loài trong các lớp chủ yếu là do sự biến động về tổng số loài xuất hiện trong mỗi lớp và độ đồng đều của chúng. Chỉ số đa dạng loài H? giữa hai quần thể vi khuẩn tích lũy polyphosphat trong nước ao nuôi cá tra và chất thải trại chăn nuôi heo tương đối cao và giống nhau (H?=1,07), mặc dù tổng số dòng được phân lập là khác nhau. Điều này cho thấy rằng, trong các hệ sinh thái khác nhau sự đa dạng loài của vi khuẩn tích lũy polyphosphat ít phụ thuộc vào tổng số các dòng vi khuẩn được phân lập mà chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thành phần loài, tổng số loài và tần số xuất hiện của từng dòng vi khuẩn trong mỗi loài.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA HEO NUÔI THỊT LANDRACE X (YORKSHIRE X BA XUYÊN)

Lê Thị Mến
Tóm tắt | PDF
Từ thí nghiệm nuôi dưỡng heo thịt lai Landrace x (Yorkshire-Ba Xuyên) ở giai đoạn tăng trưởng đã được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố thức ăn với 3 khẩu phần (KP), KP1 là thức ăn hỗn hợp làm đối chứng (không có khô dầu dừa, KDD), KP2 là khẩu phần có sử dụng KDD ở mức độ 10% và KP3 có sử dụng KDD ở mức độ cao 16%. Đến giai đoạn xuất chuồng thì 18 heo thịt được chọn theo nghiệm thức tương ứng để tiến hành mổ khảo sát, đánh giá năng suất và chất lượng sản phẩm. Heo có khối lượng sống khi  giết mổ (97±1 kg), cân đối heo cái và đực thiến. Kết quả theo nhân tố thức ăn đối với 3 KP về năng suất quày thịt (tỉ lệ thịt xẻ, diện tích cơ thăn) khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Tuy nhiên độ dày mỡ lưng của heo ở KP2 cao hơn KP1 và KP3 (p

CẢI THIỆN GIỐNG LÚA MTL (MIỀN TÂY LÚA) SIÊU NGẮN NGÀY (80-85 NGÀY)

Trần Hữu Phúc, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh
Tóm tắt | PDF
ứng dụng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein để chọn lọc những hạt có hàm lượng amylose thấp, dựa trên mức độ ăn màu của băng waxy. Phương pháp này, giúp chọn lọc nhanh những cá thể có mang tính trạng mong muốn trước khi lai tạo, đồng thời xác định được những con lai đạt yêu cầu, nhằm rút ngắn thời gian chọn lọc giống.  Trồng đánh giá độ thuần trên đồng và đánh giá năng suất những dòng được tuyển chọn năm 2012-2013, nhằm đánh giá đặc tính nông học, năng suất và phẩm chất trước khi đưa ra sản xuất. Từ kết quả lai tạo và chọn lọc ngoài đồng, đã tuyển chọn thành công hai giống lúa cực ngắn ngày có dạng hình đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Giống MTL815 có thời gian sinh trưởng 79-83 ngày, gạo trong (bạc bụng cấp 9 là 4,6%), thơm nhẹ, cơm dẻo (amylose 23,5%). Giống MTL816 có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, gạo rất trong (bạc bụng cấp 9 là 0%), thơm, cơm dẻo (amylose 19,2%). Các dòng này cũng được đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh cháy lá.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA GIUN TRƯỞNG THÀNH VÀ ẤU TRÙNG GNATHOSTOMA SPP. KÝ SINH TRÊN ĐỘNG VẬT Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

Nguyễn Đức Tân, Nguyễn Văn Thoại, Dương Văn Quý Bình, Nguyễn Hữu Hưng
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi thu thập được giun trưởng thành G. spinigerum ký sinh trong thành dạ dày của chó và ấu trùng giai đoạn 3 của G. spinigerum ký sinh trong cơ, gan của cá lóc ở một số tỉnh phía Nam. Cấu tạo cơ thể giun trưởng thành có miệng, môi, thực quản, ruột và lỗ hậu môn ở mặt bụng phần cuối cơ thể. Giun cái có tử cung và lỗ sinh dục. Giun đực có 2 gai giao hợp ở phần mút đuôi. Hai phần ba cơ thể về phía trước có gai bao phủ. Giun cái dài 25,8 mm, rộng 2,5 mm. Giun đực dài 18 mm, rộng 1,2 mm. Trên hành đầu có 7 hàng gai, số gai từ hàng 1 đến 7 lần lượt là 34,5; 43,4; 58; 66,5; 74,8; 76,4 và 81,4. Cấu tạo ấu trùng giai đoạn 3 cơ bản giống với giun trưởng thành, nhưng trên hành đầu chỉ có 4 hàng gai, tử cung và gai giao hợp chưa phát triển.

KHẢO SÁT TỶ LỆ BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ TỪ 1 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Yến Mai, Nguyễn Quốc Việt, Trần Thị Thảo
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm canine parvovirus (CPV) trên chó từ 1 đến 6 tháng tuổi có biểu hiện tiêu chảy phân có máu tại Thành phố Cần Thơ dựa vào kit thử nhanh, Parvovirus Rapid test kit CPV Ag (CPV Ag) và khảo sát sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa đối với chó nghi bệnh bằng các máy xét nghiệm chuyên biệt. Kết quả cho thấy 84 trong tổng số 184 chó nghi mắc bệnh bị nhiễm CPV với tỷ lệ là 45,1%. Chó dưới 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm từ 45% - 55% cao hơn so với chó ở lứa tuổi từ 4-6 tháng tuổi ( 21,7 %). Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Chó nhiễm CPV có số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrite thấp hơn bình thường với tỷ lệ lần lượt là 74,7%; 72,3% và 50,6%. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa máu cho thấy 72,2% chó nhiễm CPV có hàm lượng AST tăng và 63,8%, chó nhiễm CPV có hàm lượng ALT tăng cao hơn mức bình thường. Kết quả điều trị cho thấy có 65,1% chó mắc bệnh chó mắc bệnh do CPV khỏi bệnh.

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC ÁP DỤNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH CỦA NGÀI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI, PRAYS ENDOCARPA MEYRICK (LEPIDOPTERA: YPONOMEUTIDAE)

Nguyễn Đức Thịnh, Lê Kỳ Ân, Lê Văn Vàng, Châu Nguyễn Quốc Khánh
Tóm tắt | PDF
Sâu đục vỏ trái bưởi, Prays endocarpa, là một trong những đối tượng gây hại quan trọng trên bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm ứng dụng pheromone giới tính như là một công cụ cho chiến lược quản lý bền vững đối với đối tượng gây hại này, điều kiện thích hợp cho việc áp dụng bẫy pheromone giới tính đã được khảo sát trên các vườn bưởi Năm roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Không có sự khác biệt ý nghĩa trong số lượng ngài P. endocarpa bắt được bởi bẫy đặt với mồi pheromone được điều chế ở Nhật Bản và bẫy đặt với mồi pheromone được điều chế ở Việt Nam. Theo hướng khác, bẫy dính cho hiệu quả bắt ngài cao hơn so với bẫy nước. Bẫy được đặt với tấm dính nằm ngang bắt được nhiều ngài P. endocarpa hơn so với bẫy được đặt với tấm dính nằm đứng, trong khi mái che thì không ảnh hưởng đến số lượng ngài vào bẫy. Độ cao đặt bẫy trên vườn bưởi Năm roi tốt nhất là từ 1,0 ? 1,5 m.

CHỌN LỌC GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Xuân Thái, Trần Nhân Dũng
Tóm tắt | PDF
Chọn lọc giống lúa chống chịu mặn bằng kỹ thuật thanh lọc trong nhà lưới và kết hợp phân tích bằng chỉ thị phân tử là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, chính xác cao. 244 mẫu giống lúa đã được đánh giá khả năng chịu mặn bằng phương pháp thanh lọc mặn trong môi trường thủy canh có chứa dung dịch Yoshida với các nồng độ muối từ 4? đến 6?. Bốn dấu phân tử RM206, RM223, RM8094 và RM10745 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu mặn của các giống thí nghiệm. Kết quả PCR cho thấy rằng RM206 liên kết chặt với gen chịu mặn. Các giống chống chịu mặn được đánh giá năng suất trong ruộng bị ảnh hưởng mặn 4?. Dựa trên đánh giá bằng thanh lọc môi trường và kết quả phân tích PCR với dấu phân tử RM206 đã chọn được 2 giống lúa có khả năng chịu mặn tốt ở nồng độ mặn 4? ? 6? là MTL664 và MTL702.

THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC VÀ CẢM QUAN CHÔM CHÔM JAVA TRONG QUÁ TRÌNH THUẦN THỤC VÀ TỒN TRỮ

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Phú Cường, Hồ Thanh Hương, , Dương Kim Thanh, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm (i) thời gian tăng trưởng (80ữ100 ngày), (ii) nhiệt độ tồn trữ (10ữ25oC) và (iii) bao bì tồn trữ (PP, PE, EPS và PVC, PP và thùng carton, PE và thùng carton) đến chất lượng chôm chôm Java (trồng ở huyện Chợ Lách, Bến Tre) sau thu hoạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm thu hoạch trái tốt nhất là từ 90-95 ngày sau khi đậu trái, trái có màu đỏ sáng, độ Brix đạt 17,5á19. Trong giai đoạn tăng trưởng, các chỉ tiêu chất lượng của trái thay đổi đáng kể. Chôm chôm Java được bảo quản trong bao bì PP hoặc PE ở nhiệt độ 10oC duy trì được giá trị thương phẩm đến ngày thứ 15 và thể hiện ưu thế hơn so với các loại bao bì khác.

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH TÔM SÚ-LÚA LUÂN CANH TRUYỀN THỐNG VÀ CẢI TIẾN Ở TỈNH KIÊN GIANG

Trương Hoàng Minh, Trần Trọng Tân, Trần Hoàng Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm-lúa luân canh truyền thống (TT) và 30 hộ nuôi tôm-lúa luân canh cải tiến (CT) ở huyện An Minh và An Biên, tỉnh Kiên Giang (KG). Ngoài ra, thực nghiệm cũng đã được thực hiện tại 3 ruộng nuôi tôm truyền thống (TN-TT) và 3 ruộng nuôi tôm cải tiến (TN-CT) từ tháng 01-05/2012. (1) Kết quả điều tra cho thấy, diện tích nuôi và tỉ lệ mương bao của mô hình TT và CT tương ứng là 2,72 ha/mô hình; 30,6% và 1,4 ha/mô hình; 26,4%. Độ sâu mực nước ở mô hình CT là 1,5 m và TT là 1,23 m. Mật độ và tỉ lệ sống tôm ở CT (6,7 con/m2; 53,5%) cao hơn so với TT (2,18 con/m2; 32,5%) (p

NHÂN GIỐNG CÂY THỦY XƯƠNG BỒ (ACORUS CALAMUS L.) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ

Nguyễn Văn Ây, Thái Lê Tường Vy, Trần Duy Bình, Lê Kim Yến, Hoàng Thị Kiều Khanh
Tóm tắt | PDF
Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) là một trong những loại thảo dược quí. Nghiên cứu ?Nhân giống cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô? nhằm xác định môi trường thích hợp trong nhân giống in vitro loại cây này. Đề tài gồm 3 thí nghiệm được tiến hành tại phòng nuôi cấy mô và nhà lưới của Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 12/2012 đến 04/2013. Kết quả thí nghiệm cho thấy: (i) Trong giai đoạn nhân chồi, có thể sử dụng môi trường MS bổ sung BA (2-4 mg/L) để nhân chồi sẽ cho tỉ lệ tạo chồi cao (3,13-4,67 chồi sau 4 tuần nuôi cấy), các chồi đều phát triển tốt trong điều kiện in vitro; (ii) Môi trường có hiệu quả cho sự tạo rễ in vitro chồi thủy xương bồ là môi trường MS không hoặc bổ sung than hoạt tính 2 g/l (tỉ lệ tạo rễ cao, 100%), các cây con có thể thuần dưỡng trong điều kiện nhà lưới; và (iii) ở giai đoạn thuần dưỡng, có thể sử dụng giá thể tro hoặc xơ dừa kết hợp trùm hoặc không trùm bọc nylon để thuần dưỡng sẽ cho tỉ lệ sống cao (97,87-98,89%), các cây con sinh trưởng và phát triển tốt.

PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁ TRỊ CÁ NHÂN VÀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Phương Dung, Phạm Hoàng Duy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu mối tương quan giữa giá trị cá nhân và động cơ làm việc nhằm mục đích đo lường giá trị cá nhân và động cơ làm việc của nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ, đồng thời đề xuất giải pháp đối với người sử dụng lao động. Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị cá nhân và động cơ làm việc, dữ liệu được thu thập là 194 quan sát. Phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach's Alpha, kiểm định T-test và phân tích nhân tố khám phá được sử dụng trong bài viết này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa giá trịcá nhân và động lực làm việc, đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất người sửdụng lao động nên ảnh hưởng và xây dựng giá trị cá nhân cho nhân viên của họđể có thể nâng cao động lực và kết quả công việc. Nghiên cứu này đã xây dựng thang đo giá trị cá nhân và động cơ làm viêc vì thế nghiên cứu đã tạo ra một bước cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo.

SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT NHẰM TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẮC NINH

Khổng Văn Thắng
Tóm tắt | PDF
Trong như?ng năm qua, hoa?t đô?ng xuâ?t - nhâ?p khâ?u ha?ng hoa? đa? co? như?ng đo?ng go?p to lơ?n không chi? đưa kinh tê? Bă?c Ninh va?o hội nhập sâu rộng khu vực kinh tế quốc tế ma? co?n la? mô?t trong như?ng đô?ng lư?c chi?nh go?p phâ?n thu?c đâ?y tăng trươ?ng kinh tê? va? ô?n đi?nh chi?nh tri? xa? hô?i đô?i vơ?i tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, nhiê?u năm qua thông tin vê? hoạt động xuất - nhập khẩu của Bắc Ninh co?n râ?t i?t đươ?c công bô?, ca?c thông tin công bô? co?n kha? rơ?i ra?c, thiê?u chi tiê?t, thiê?u câ?p nhâ?t chưa co? phân ti?ch so sa?nh nhâ?n đi?nh đa?nh gia? mô?t ca?ch co? hê? thô?ng. Do vâ?y, ba?i viết này se? tâ?p trung gia?i quyê?t vâ?n đê? trên bă?ng ca?ch kha?i qua?t thực trạng xuất - nhập khẩu của Bắc Ninh, sử dụng 45 phiê?u điê?u tra trên cơ sơ? đo? vâ?n du?ng mô hình bảng phân tích SWOT đê? phân ti?ch điê?m ma?nh, điê?m yê?u, cơ hô?i va? tha?ch thư?c vê? xuâ?t - nhâ?p khâ?u cu?a ti?nh Bă?c Ninh. Tư? đo? đề xuất một số giải pháp mang ti?nh chiê?n lươ?c va? đưa ra mô hi?nh tăng trươ?ng mơ?i đô?i vơ?i xuâ?t nhâ?p khâ?u cu?a ti?nh Bă?c Ninh trong thơ?i gian tiê?p theo.

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TÁO TỈNH NINH THUẬN

Nguyễn Phú Son, Nguyễn Thị Thu An
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu khảo sát 126 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 2 kênh phân phối truyền thống đối với sản phẩm táo tươi và 1 kênh phân phối tiềm năng đối với sản phẩm táo sấy. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiê?n theo hươ?ng không co? lơ?i cho ngươ?i trô?ng. Tuy nhiên, vâ?n co? như?ng điê?m đê? ca?i thiê?n hiê?n tra?ng phân phô?i thu nhâ?p na?y giư?a ca?c ta?c nhân theo hươ?ng gia tăng phân phô?i thu nhâ?p cho ngươ?i trô?ng. Qua phân tích ma trận SWOT nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm chiến lược, bao gô?m 8 nhóm hoạt động cần thực hiện để gia tăng lơ?i nhuâ?n cu?a toa?n chuô?i no?i chung va? cho ngươ?i trô?ng no?i riêng.

PHÂN TÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẬU GIANG

Võ Thành Danh, Nguyễn Thị Phương Lam
Tóm tắt | PDF
Bài viết này nghiên cứu về thực trạng đầu tư, cầu đầu tư và nhận dạng xu thế phát triển của khu vực kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Hậu Giang bằng cách sử dụng mô hình cầu điều chỉnh từng phần và lý thuyết nhận dạng doanh nghiệp làm cách tiếp cận nghiên cứu. Kết quả cho thấy các yếu tố: hiệu quả kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp và quy mô của doanh nghiệp là các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của các DNNVV. Do hạn chế về vốn, đa số máy móc, thiết bị của DNNVV có tuổi sử dụng cao. Cầu đầu tư của các DNNVV phụ thuộc vào tăng trưởng doanh thu hơn là quy mô đầu tư của những năm trước. Độ co giãn của đầu tư trong dài hạn và ngắn hạn lần lượt là 2,55 và 2,18 tương ứng với hệ số điều chỉnh ?= 0,8584. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khu vực kinh tế DNNVV tỉnh Hậu Giang chưa có dấu hiệu phát triển hay tăng trưởng và có đặc điểm là quy mô sử dụng lao động hơn là tích lũy đầu tư là yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng của các DNNVV.

Vì SAO CáC DOANH NGHIệP TƯ NHÂN Ở ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG PHảI THANH TOáN TIÊU CựC PHí?

Phan Anh Tú, Trần Thị Bạch Yến, Trương Khánh Vĩnh Xuyên, Phan Thị Ngọc Khuyên
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cư?u na?y là tìm hiểu có hay không (nếu có) và làm thế nào sự khác biệt trong đặc điểm của doanh nghiệp (DN) và hoàn cảnh có ảnh hưởng đến sự khác biệt về tiêu cư?c phi? (hô?i lô?) của doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long ? Việt Nam. Trong bài báo này, tác giả đã giải thích tại sao các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi tác lực (bên trong và bên ngoài) phải thanh toa?n tiêu cư?c phi? nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Các nhân tố bên ngoài bao gồm mức độ cảm nhận về cạnh tranh và mức độ cảm nhận về chất lượng của chính quyền. Các nhân tố bên trong bao gồm quy mô và tuổi tác doanh nghiệp (thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh). Dựa trên bộ số liệu ở cấp độ DN, tác giả tìm thấy đặc điểm DN (tuổi, quy mô) có ảnh hưởng đến xác suất thanh toa?n tiêu cư?c phi?. Tương tự, sự khác biệt trong môi trường kinh doanh (mức độ cạnh tranh, chất lượng của chính quyền) có ảnh hưởng đến xác suất thanh toa?n tiêu cư?c phi? của doanh nghiệp.

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIẾP CẬN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Ái Kết, Thái Thanh Thoảng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thương mại của hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thương mại của hộ gia đình, đồng thời thông qua mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ gia đình ở Thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ, có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất thuộc quyền sử dụng và thu nhập của hộ gia đình là những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thương mại của hộ gia đình. Lượng vốn tín dụng tiêu dùng của hộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất thuộc quyền sử dụng, thu nhập của hộ gia đình và kỳ hạn vay vốn.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định những nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên công tác tại Trường Đại học Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 nhóm nhân tố (biến) tác động đến sự hài lòng của nhân viên bao gồm: bản chất công việc; tiền lương thưởng và phụ cấp; quan hệ làm việc; cơ hội đào tạo và thăng tiến; điều kiện vật chất. Các nhóm nhân tố này được đo lường thông qua 24 biến quan sát. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc nhằm góp phần thiết thực cho việc hoạch định nhân lực tại đơn vị công tác và mang lại nhiều hơn sự hài lòng với công việc cho cán bộ trường đại học.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phan Đình Khôi
Tóm tắt | PDF
Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy sở hữu đất đai, lãi suất chính thức, và thời hạn cho vay phi chính thức là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khoản vay phi chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô bao gồm làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông liên xã. Mặc dù các chương trình tín dụng vi mô được thiết kế với mục tiêu cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp, nhóm này lại phải đối mặt với việc sàng lọc tín dụng khắt khe hơn các nhóm khác. Để giảm bớt phụ thuộc vào tín dụng phi chính thức và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thông qua các chương trình tín dụng vi mô, nông hộ cần tích cực tham gia vào các tổ vay vốn ở địa phương. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự tương tác giữa các thị trường tín dụng, trong đó số tiền vay tín dụng phi chính thức làm tăng khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2013

Nguyễn Thị Bảo Châu, Thái Thị Bích Châu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên khối ngành Kinh tế đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 155 sinh viên kinh tế theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên. Phương pháp phân tích nhân tố EFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 2 nhóm có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là ?Tác phong, năng lực của giảng viên? và "Cơ sở vật chất", nhìn chung sinh viên kinh tế cảm thấy hài lòng với chất lượng đào tạo của Khoa.

CHI TIÊU CHO XỔ SỐ KIẾN THIẾT CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Lê Thông, Lê Thanh Hoàng Huy
Tóm tắt | PDF
Bài nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho xổ số kiến thiết của người dân ở Thành phố Cần Thơ. Việc phân tích dựa trên số liệu thu thập được từ 400 cá nhân. Tác giả sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chi tiêu của người dân cho xổ số kiến thiết trong tuần và trong tháng gần nhất khi thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người dân chơi xổ số tương đối cao, chiếm gần 55% số quan sát trong mẫu, trong đó phần lớn là những khách hàng thường xuyên, chiếm hơn 85% tổng số khách hàng. Những khách hàng có độ tuổi càng cao, là người Kinh, có học vấn cao thì có mức chi tiêu trung bình cho xổ số thấp hơn. Những người đang sống với vợ/chồng, có thu nhập cao, tiếp xúc được với người bán vé số lẻ, làm nghề kinh doanh tự do chi cho xổ số nhiều hơn những người khác. Ngoài ra, việc trong gia đình có người đã từng trúng thưởng lớn từ xổ số cũng sẽ kích thích người chơi mua nhiều vé số hơn. Những người chơi xổ số chủ yếu có mong muốn trúng thưởng và giúp những người bán khó khăn.

XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Bích Diễm
Tóm tắt | PDF
Tiếp nối và nâng cao những giá trị tinh túy nhất tư tưởng nhân văn của truyền thống Việt Nam và nhân loại về con người, coi con người là ?Trung tâm của mọi sự phát triển? và trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi ?Con người là vốn quý nhất của xã hội?, là ?mục tiêu và động lực của mọi cuộc cách mạng?. Người luôn đặt mục tiêu giải phóng con người lên hàng đầu. Trong thời gian qua, con người Việt Nam đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và phát triển, đưa dân tộc ta vượt qua những khó khăn, thử thách, làm nên những mốc son chói lọi cho lịch sử dân tộc, góp phần làm thay đổi địa vị của dân tộc Việt Nam trên chính trường thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị thuộc về giải pháp đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

ẢNH HƯỞNG SỞ HỮU ĐẤT ĐAI ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ: TRƯỜNG HỢP XÃ MỸ TÚ, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Hứa Tấn Tài
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của sở hữu đất đai đến thu nhập của nông hộ, trường hợp nghiên cứu tại xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu câu hỏi cấu trúc. Số lượng hộ được phỏng vấn là 90 hộ (30 hộ có sở hữu đất dưới 0,5 ha, 30 hộ sở hữu đất từ 0,5 đến 1 ha, 30 hộ sở hữu đất trên 1 ha). Kết quả phân tích cho thấy rằng hộ sở hữu đất khoảng 1,8 ha thì thu nhập bình quân/lao động đạt cao nhất, mặc dù các hộ này chỉ sản xuất nông nghiệp không kết hợp các hoạt động sản xuất khác. Khi đất sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì nguồn thu nhập nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập ổn định và quan trọng của nông hộ. Qui mô sở hữu đất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ và khả năng tạo thu nhập của nông hộ. Khi nông hộ sở hữu đất trên 1 ha thì tỷ lệ hộ có thu nhập trên 60 triệu đồng/năm đạt 100%.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG KẾT HỢP VỚI DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG

Nguyễn Tri Nam Khang, Dương Quế Nhu, Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Qua phân tích các tỷ số tài chính cho thấy được với các hộ tham gia hoạt động làng nghề là hộ kiêm thì hiệu quả hoạt động luôn cao hơn hộ làng nghề là hộ chuyên. Và hiệu quả sử dụng vốn tại các làng nghề có quy mô doanh thu lớn (làng nghề than) chưa cao. Phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 5 biến có tác động đến thu nhập đơn vị của nông hộ: trong đó biến số năm đi học có tác động cùng chiều với Y, số lao động lại có tác động ngược chiều với Y; ngoài ra các biến về loại hình làng nghề dệt chiếu, than và lục bình cũng có tác động làm tăng hoặc giảm biến phụ thuộc Y so với làng nghề đóng ghe xuồng. Kết quả phân tích PBA chỉ ra rằng các hộ làng nghề có kết hợp với hoạt động du lịch sẽ có hiệu quả hơn so với các hộ làng nghề truyền thống. Và qua phân tích ZTCM cũng cho thấy thặng dư mà Hậu Giang nhận được khi đầu tư phát triển du lịch là rất lớn. Đồng thời, nếu ta kết hợp hoạt động du lịch thì ngoài những giá trị hữu hình đó ta còn có được những lợi ích vô hình thông qua việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm làng nghề và các lợi ích truyền miệng khác.

ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN KIẾN THỨC CỦA NÔNG DÂN QUA KHÓA HỌC TẬP HUẤN FFS VỀ TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CHỌN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CỘNG ĐỒNG TỈNH HẬU GIANG NĂM 2012

Phạm Ngọc Nhàn, Trần Thị Linka, Huỳnh Quang Tín
Tóm tắt | PDF
Dự án ?Tăng cường hợp tác nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông (Fares) - Việt Nam giai đoạn 2011 ? 2013? đã được áp dụng từ năm 2011 tại tỉnh Hậu Giang nhằm cung cấp cho nông dân những kiến thức thực tế về hệ sinh thái đồng ruộng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về chọn tạo giống cây trồng góp phần xã hội hóa công tác giống tại địa phương. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các hộ nông dân sản xuất lúa tham gia khóa tập huấn FFS. Nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề trọng tâm đó là đánh giá sự tiếp thu, mức độ cải thiện và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ nông dân trồng lúa qua khóa tập huấn FFS cho nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy người học đã có sự cải thiện kiến thức rất đáng kể, kết quả đầu vào có 100% học viên xếp loại trung bình, yếu ? kém. Sau khóa học, 100% học viên đã được xếp loại giỏi, khá. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ cải thiện kiến thức của các nhóm nông dân khác nhau về trình độ học vấn là có tương quan với nhau. Nghiên cứu cũng gợi mở một số định hướng nhằm nâng cao sự tiếp thu kiến thức và ứng dụng tiến bộ khoa học của nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ CỦA HỘ SẢN XUẤT HÀNH TÍM TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHI THAM SỐ

Quan Minh Nhựt, Hà Văn Dũng, Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu chú trọng phương pháp tiếp cận phi tham số trong đo lường hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở ước lượng tổng hợp hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của các hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Hơn thế, bài viết đã cố gắng khẳng định giá trị thông qua việc ước lượng và so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của các nông hộ. Với dữ liệu thu thập được từ 70 hộ trồng hành tím, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) được sử dụng để ước lượng các thành phần hiệu quả của các hộ sản xuất hành tím. Kết quả phân tích cho thấy, các hộ sản xuất hành tím đạt hiệu quả theo quy mô sản xuất tương đối cao và ổn định (trung bình 0,98 với độ lệch chuẩn 0,03) trong khi hiệu quả sử dụng chi phí của hộ sản xuất hành tím khá thấp (trung bình 0,62).