Ngày xuất bản: 01-05-2010

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN BIOGAS CỦA NÔNG DÂN TRONG MÔ HÌNH CANH TÁC VƯỜN-AO-CHUỒNG-BIOGAS Ở VÙNG NƯỚC NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Ngọc Sơn, Đặng Kiều Nhân, Huỳnh Cẩm Linh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu phân tích yếu tố kinh tế-xã hội và môi trường, xác định yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chấp nhận của nông dân (đang và chưa áp dụng biogas) trong sử dụng biogas ở các vùng sinh thái khác nhau và đề xuất giải pháp kỹ thuật, xã hội thích hợp cho sự phát triển mạnh của chăn nuôi với áp dụng biogas để giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao kinh tế. Kết quả đặc điểm nguồn tài nguyên đất không có sự khác biệt 1,2-1,5 ha (p>0,05). Hiệu quả kinh tế/năm của nhóm nông dân đang áp dụng biogas hơn 38 triệu/hộ/năm cao hơn hai nhóm còn lại (24-26 triệu/hộ/năm, p

THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG BỘT NÀNH LÀM THỨC ĂN CHO CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES)

Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Hoàng Đức Trung, Lê Quốc Toán, Trần Thị Bé
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành để xác định khả năng thay thế protein bột cá bởi protein bột đậu nành, có bổ sung enzym phytase làm thức ăn cho cá lóc bông. Nghiệm thức thức ăn đối chứng với nguồn cung cấp protein là bột cá, 4 nghiệm thức còn lại có mức protein bột cá được thay thế bởi protein bột đậu nành lần lượt là 20%, 30%, 40%, 50% và có bổ sung 0,02% phytase. Cá lóc bông giống chọn làm thí nghiệm có khối lượng từ 4-5g/con, được bố trí ngẫu nhiên trong 15 bể (100 lít/1bể), với mật độ 25 con/bể. Sau 8 tuần thí nghiệm, thì cá nuôi ở các nghiệm thức không có sự khác biệt về tỷ lệ sống. So với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có bột đậu nành thay thế ở mức 20%, 30%, 40% thì không có sự khác biệt về tăng trưởng của cá, hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein. Còn nghiệm thức 50% bột đậu nành thay thế bột cá thì có khác biệt khi so sánh về các chỉ tiêu trên, trừ hệ số thức ăn. Với  mức thay thế 40% bột đậu nành cho bột cá làm thức ăn cho cá lóc bông thì giảm chi phí thức ăn/1kg cá tăng trưởng là 4,83%.

THAY ĐỔI PHẠM VI TRONG GIẢI TOÁN: MỘT KHẢO SÁT ĐỐI VỚI HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Bùi Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Thay đổi phạm vi bài toán có vai trò quan trọng trong giải toán. Vấn đề đặt ra là: Việc thay đổi phạm vi có được học sinh ở các trường Trung học phổ thông (THPT) tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sử dụng như một kỹ thuật giải toán hay không? Bài viết này nhằm trả lời câu hỏi trên thông qua việc tiến hành một khảo sát tại Khoa Dự bị, Trường Đại học Cần Thơ.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

Nguyễn Văn Mười, Từ Minh Trung, Trần Thanh Trúc, Lê Vũ Lan Phương
Tóm tắt | PDF
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC.

TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH AN GIANG

Lê Cảnh Dũng
Tóm tắt | PDF
Hiệu quả sử dụng đất đai luôn là quan tâm chính của người nông dân. Trong bối cảnh gia nhập kinh tế toàn cầu, quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể là một giải pháp gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2008 ở tỉnh An Giang nhằm tìm hiểu quá trình tích tụ đất đai gắn liền với hiệu quả sử dụng đất theo quy mô và vấn đề mất đất. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc người am hiểu ở cơ quan quản lý đất đai tại địa phương, phân tích số liệu thứ cấp và phỏng vấn 118 nông hộ đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Quá trình tích tụ đất đai trong nông thôn đang diễn ra và làm cho diện tích trung bình trên nông hộ có sở hữu đất đai tăng lên trong thời gian 5 năm vừa qua; Đồng hành với tiến trình tích tụ đất đai là quá trình mất đất đai của một bộ phận người dân sở hữu ít đất và kém hiệu quả; 1.5 và 2.0 ha lần lượt là quy mô đất đai cho 2 loại nông hộ có kết hợp các hoạt động phi nông nghiệp hoặc thuần nông có thể có tiền để dành sau khi trừ đi các chi phí sản xuất và cuộc sống; Có đến 93% số nông hộ không đất nhận thấy rằng cuộc sống của họ tốt hơn hoặc giữ mức không đổi sau khi bán đất.  

ẢNH HƯỞNG CỦA TÁC NHÂN SÁT TRÙNG ĐẾN SỰ GIẢM MẬT SỐ VI SINH VẬT TRÊN RAU MÁ

Tống Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Công Hà, Nguyễn Thị Hồng Sương
Tóm tắt | PDF
Với mục đích đánh giá hiệu quả của quá trình rửa có kết hợp với các tác nhân sát trùng đến sự giảm mật số vi sinh vật và chất lượng của rau má. Thí nghiệm tiến hành khảo sát trên 4 loại chất sát trùng gồm thuốc tím, acid lactic, citric và ascorbic. Kết quả nhận thấy sự giảm mật số vi sinh vật phụ thuộc vào loại và nồng độ chất sát trùng. Có sự khác biệt ý nghĩa trên sự giảm mật số vi sinh vật giữa rau rửa bằng nước và rau rửa có kết hợp với chất sát trùng. Sử dụng nồng độ acid citric 1% có tác dụng tốt đến sự giảm mật số vi sinh vật tổng số (2,77 đơn vị log) và mật số Coliforms (2,01 đơn vị log). Mặt khác, ở nồng độ này còn đảm bảo duy trì được giá trị cảm quan của rau má sau khi rửa.

THÍ NGHIỆM GÂY CẢM NHIỄM NẤM BẤT TOÀN PLECTOSPORIUM ORATOSQUILLAE VÀ ACREMONIUM SP. TRÊN TÔM HE NHẬT BẢN (PENAEUS JAPONICUS)

Phạm Minh Đức
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm gây ca?m nhiê?m trên tôm he Nhâ?t Ba?n (Penaeus japonicus) đươ?c thư?c hiê?n nhằm xác định kha? năng gây bê?nh cu?a hai loài nấm bất toàn Plectosporium oratosquillae NJM 0662 và Acremonium sp. NJM 0672. Kê?t qua? cho thâ?y tỷ lệ chết của tôm khi cảm nhiễm nấm P. Oratosquillae ở mật độ 5x106 và 5x104 bào tử/ml lần lượt là 40% và 0% sau 45 ngày cảm nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ chết của tôm khi cảm nhiễm nấm Acremonium sp. ở mật độ xác định  như trên lần lượt là 100% và 40% sau 45 ngày cảm nhiễm. Dấu hiệu bệnh tích là mang chuyển màu đen, hoặc có nhiều chấm đen, quan sát tiêu bản tươi của tia mang cho thấy có sự hiện diện của khuẩn ty. Kết quả mô học cũng chứng minh có sự hiện diện của khuẩn ty và bào tử trong tia mang. Từ kết quả của thí nghiệm cảm nhiễm có thể kết luận hai loài nấm bất toàn này cũng có thể gây bệnh trên tôm he Nhật Bản.

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY RAU SAM (PORTULACA OLERACEA L.)

Nguyễn Văn Thật, Phùng Văn Trung, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Từ cao petroleum ether, cao ethyl acetate của cây rau Sam (Portulaca oleracea L.) thu hái tại tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã phân lập được các chất: ?-Sitosterol, ?-sitosterol-3-O-?-D-glucopyranoside và (2?S,2R,3S,4R,8E)-2-(2'-hydroxypentacosanoylamino)-3,4-dihydroxy octadec-8-en-1-O-?-D-glucopyranoside. Cấu trúc hoá học của ba chất này được nhận danh bằng các phương pháp phổ hiện đại như hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng? Từ cao petroleum ether, cao ethyl acetate của cây rau Sam (Portulaca oleracea L.) thu hái tại tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã phân lập được các chất: ?-Sitosterol, ?-sitosterol-3-O-?-D-glucopyranoside và (2?S,2R,3S,4R,8E)-2-(2'-hydroxypentacosanoylamino)-3,4-dihydroxy octadec-8-en-1-O-?-D-glucopyranoside. Cấu trúc hoá học của ba chất này được nhận danh bằng các phương pháp phổ hiện đại như hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng?

HIỆN TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH TRÊN VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI GÂY BỆNH GAN, THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Từ Thanh Dung, Freddy Haesebrouck, Partrick Sorgeloos, Margo Baele, Annemie Decostere, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự kháng thuốc kháng sinh trên 64 chủng vi khuẩn E. ictaluri, là tác nhân gây bệnh gan, thận mủ (BNP) trên cá tra Pangasianodon hypophthalmus. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp pha loãng thuốc trên môi trường thạch. Kết quả không tìm thấy sự kháng thuốc của vi khuẩn với thuốc kháng sinh amoxicillin, amoxicillin-clavulanic acid, chloramphenicol, florfenicol, gentamicin, kanamycin, neomycin và nitrofurantoin. Tuy nhiên, đa số vi khuẩn E. ictaluri đã kháng với streptomycin (83% chủng vi khuẩn), oxytetracycline (81%), trimethoprim (71%) và kháng với nhóm quinolone như: flumequin (8%), oxolinic acid (6%) và enrofloxacin (5%). Trong khi đó, hầu hết vi khuẩn đã kháng thuốc tự nhiên đối với khánh sinh colistin (polypeptide). Đặc biệt, kết quả đã xác định trên 73 % chủng vi khuẩn E. ictaluri biểu hiện sự đa kháng thuốc (kháng ít nhất 3 loại thuốc). Kết quả nghiên cứu đã cảnh báo sự cần thiết kiểm soát nghiêm ngặt việc dùng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

TUYỂN CHỌN VI KHUẨN VÙNG RỄ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH HÉO XANH DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN CÂY CÀ CHUA

Trần Vũ Phến, Duy Văn Ai, Nhan Hoàng Phong, Phan Thị Mỹ Phúc
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tuyển chọn các chủng vi khuẩn vùng rễ kích thích cây tăng trưởng và triển vọng trong phòng trừ sinh học bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên cây cà chua. Qui trình sàng lọc được thực hiện qua các bước đánh giá về khả năng định vị trên vùng rễ và kích thích tăng trưởng, khả năng đối kháng / kích  kháng với vi khuẩn gây bệnh, và khả năng kiểm soát bệnh héo xanh. Từ >500 chủng vi khuẩn phân lập từ các cây khỏe trong ruộng canh tác cây trồng cạn, đã chọn lọc sơ khởi 40 chủng, trữ ở -20oC trong môi trường King's B có 20 % glycerol. Kết quả đã tuyển chọn được 5 chủng vi khuẩn Tbt1.18.1et, Tbt1.12.7et, Tbt1.18.2t, T1.12.7.1et và  T4.6 có khả năng định vị ở vùng rễ, vừa kích thích tăng trưởng cây cà chua, vừa có khả năng kiểm soát được bệnh héo xanh do R. solanacearum.

KHả NăNG Sử DụNG CáC LOạI SINH KHốI ARTEMIA TRONG ƯƠNG NUÔI MộT Số LOàI Cá NƯớC NGọT

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Hữu Lễ, Nguyễn Văn Hòa, Trần Nguyễn Hải Nam
Tóm tắt | PDF
Ba loài cá nước ngọt tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm cá lóc đen (Channa striata), cá thát lát còm (Notopterus chitala) và cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) có trọng lượng và chiều dài ban đầu là 0,35± 0,08g và 3,4± 0,3cm;  0,45± 0,18g và 4,16± 0,41cm; 0,2± 0,09g; 2,2± 0,17cm theo thứ tự tương ứng được ương từ giai đoạn hương lên giống trong các xô nhựa 60-100l với với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau là: 100% Artemia sinh khối tươi sống (I); 100% Artemia sinh khối đông lạnh (II);  50% Artemia sinh khối tươi sống + 50 % thịt cá tạp (III); 50% Artemia đông lạnh + 50% thịt cá tạp (IV); 100% thịt cá tạp được sử dụng như nghiệm thức đối chứng. Mật độ ương là 1con/lít với thời gian ương kéo dài 40 ngày. Kết quả sau 40 ngày ương cho thấy, Artemia sinh khối tươi sống và Artemia đông lạnh là loại thức ăn rất được ưa thích của cả ba loài cá. Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá mặc dù khác nhau tùy theo loài nhưng đều theo một quy luật là ở tất cả các nghiệm thức có sự hiện diện của Artemia đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p

PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH TÍNH METALLOTHIONEIN TRONG TIỂU CẦU MÁU NGƯỜI

Nguyễn Thị Thu Thủy, Marc De Ley, Natalie Chiaverini
Tóm tắt | PDF
Metallothionein (MT) là một nhóm protein mang kim loại, có trọng lượng phân tử thấp, giàu cystein.  Chúng hiện diện trong động vật, thực vật bậc cao, vi sinh vật chân hạch và một số vi sinh vật sơ hạch.  MT từ tiểu cầu máu được trích bằng cách phá vỡ tế bào, sau đó MT được tách dựa trên sự khác biệt kích thước phân tử bằng phương pháp sắc ký thấm (gel permeation chromatography), sự hiện diện của MT được xác định thông qua phương pháp điện di và phương pháp thấm miễn dịch (immunoblotting- Western blotting).  Dung dịch protein chứa MT được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ái lực ?ngược? (negative affinity chromatography) để loại bỏ protein liên kết acid béo (Fatty acids binding proteins ? FABP), một nhóm protein có trọng lượng phân tử thấp hiện diện cùng với MT sau khi qua sắc ký thấm.  Dạng đồng đẳng (iso-form) MT được xác định bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion (ion exchange chromatography), kết quả cho thấy MT hiện diện trong tiểu cầu máu người là đồng đẳng MT-0. 

BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH TẠI SÓC TRĂNG

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trương Quốc Phú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về chất lượng nước trong hệ thống nuôi tôm sú thâm canh đã được đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng. Mục đích của nghiên cứu nhằm theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước và vật chất hữu cơ trong ao có sử dụng chế phẩm sinh học. Các chỉ tiêu như nhiệt độ, độ mặn pH, TSS, OSS, DO, TAN, NO?2, NOưưưưưưưưưư-3, H2S, TOM đã được theo dõi. Mẫu đã được thu trước khi thả tôm và sau khi thả tôm, thu cách 2 tuần/lần cho đến khi kết thúc vụ nuôi bắt đầu từ tháng 3-8/2008. Phương pháp thu và phân tích mẫu dựa theo phương pháp chuẩn (Andrew, 1995). Kết quả sau 10 đợt thu mẫu cho thấy các yếu tố như: nhiệt độ, pH, độ mặn, TSS, OSS ít biến động và đều nằm trong khoảng thích hợp. Các yếu tố thủy hóa DO, TAN, NO2-, NOưưưưưưưưưư3-, TN, H2S, tăng dần về cuối vụ nuôi. Tuy nhiên, vẫn ở mức thích hợp cho nuôi tôm sú. H2S dao động (0.009-0.031mg/L), vượt mức cho phép và không thích hợp cho nuôi tôm (

TÍNH ĐA DẠNG PHẨM CHẤT CỦA TRÁI ĐU ĐỦ (CARICA PAPAYA L.) HÌNH THON DÀI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Thị Phương Thảo, Võ Công Thành, Nguyễn Phúc Hảo
Tóm tắt | PDF
Đu đủ là một trong các loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Đu đủ không những có hương vị ngọt ngào mà còn rất giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là  b-Carotene, loại trái cây này có thể được xem như là một nguồn cung cấp tiền tố vitamin A rất dồi dào. 90 trái đu đủ dạng dài được thu từ 30 cây trong địa bàn thành phố Cần Thơ được phân tích nhằm xác định hàm lượng b-Carotene, độ Brix và độ ẩm của thịt trái, đồng thời đánh giá mức độ đa dạng di truyền bằng phương pháp điện di protein SDS-PAGE trên hột. Kết quả cho thấy hàm lượng b-Carotene trong thịt trái đu đủ biến thiên 1,68 ppm đến 5,62 ppm (tính trên vật chất khô), độ Brix từ 7,9%  đến 11,4%, độ ẩm dao động trong khoảng 82,20% đến 91,45%, và trọng lượng trái trung bình từ 0,6kg đến 1,92kg. Kết quả phân tích đa dạng di truyền protein với SENA = 1,23; HEP = 0,55 và  Ho = 5,67. Chứng tỏ quần thể đu đủ trái thon dài tại thành phố Cần Thơ có độ đa dạng di truyền cao, điều này giải thích cho sự khác biệt khá lớn về phẩm chất  của các mẫu. Sau khi phân tích đã tuyển chọn được 6 cây có độ Brix cao đó là cây 12 (14,07%); 13 (13,10%); 17 (13,03%); 11 (12,23%); 19 (12,07%); 30 (12%) và 6 cây có hàm lượng b-Carotene cao là: cây 10 (5,62 ppm); 7 (5,26 ppm); 6 (4,63 ppm); 15 (4,43 ppm); 20 (4,37 ppm); 28 (4,35 ppm), là nguồn vật liệu tốt phục vụ cho công tác chọn giống đu đủ.

ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT THÍCH NGHI HỆ PHI TUYẾN DÙNG MẠNG NƠRON HÀM CƠ SỞ XUYÊN TÂM

Nguyễn Hoàng Dũng
Tóm tắt | PDF
Ưu điểm của bộ điều khiển trượt là tính ổn định bền vững ngay cả khi hệ thống nhiễu hoặc thông số của mô hình thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, để thiết kế được bộ điều khiển trượt, người thiết kế cần biết chính xác mô hình của đối tượng. Trong thực tế, vấn đề này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Hơn thế nữa, đối với biên độ của luật điều khiển trượt nếu không được lựa chọn phù hợp sẽ gây ra hiện tượng dao động quanh mặt trượt. Để giải quyết khó khăn trên, bài báo đề nghị sử dụng mạng nơron hàm cơ sở xuyên tâm để ước lượng các hàm phi tuyến trong luật điều khiển trượt và biên độ của luật điều khiển trượt được tính toán dựa trên lý thuyết ổn định Lyapunov. Mạng hàm cơ sở xuyên tâm đóng vai trò như một bộ điều khiển thích nghi. Các trọng số của mạng được cập nhật trực tuyến dựa trên các tín hiệu hồi tiếp ở ngõ ra. Và bộ điều khiển trượt được sử dụng bù sai số xấp xỉ nhằm đảm bảo hệ kín ổn định. Giải thuật điều khiển nghiên cứu được sẽ áp dụng để điều khiển hệ tay máy ba bậc tự do. Với bộ điều khiển này, đáp ứng của hệ tay máy: phẳng, không có độ vọt lố, không có dao động và sai số xác lập tiến về zero. Kết quả điều khiển được kiểm chứng bằng phần mềm mô phỏng Matlab.

ĐẶC TÍNH VI KHUẨN NỘI SINH PHÂN LẬP TRONG CÂY KHÓM TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG

Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thành Dũng
Tóm tắt | PDF
Một trăm lẻ ba dòng vi khuẩn được phân lập trong cây khóm trồng ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang trong đó có 85 dòng được xác định là vi khuẩn nội sinh bằng kỹ thuật PCR 16S-rDNA. Sử dụng phép thử sinh hóa đã xác định được 38/85 dòng vi khuẩn nội sinh có đủ 3 đặc tính tốt (cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA). Tuy nhiên, khi giải trình tự đoạn gen 16S-rDNA của 3/38 dòng vi khuẩn này, xác định được dòng LK4 được phân lập trên môi trường LGI và dòng BK1 được phân lập trên môi trường BAz có tỉ lệ đồng hình của đoạn gen 16S-rDNA với loài Burkholderia tropica NR_028965 là 99,2% và 99,4% theo thứ tự; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-rDNA của dòng NK2 được phân lập trên môi trường NFb với loài Enterobacter hormaechei GQ 9006 là 99,6%. Đề nghị đưa ba dòng vi khuẩn (LK4, NK2, BK1) có các đặc tính tốt này vào sản xuất phân sinh học bón cho cây trồng.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON, 1822)

Nguyễn Bạch Loan, Vũ Ngọc Út, Trần Thị Diễm Trinh, Nguyễn Văn Thao
Tóm tắt | PDF
Cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) là loài cá trơn thuộc họ Plotosidae, bộ Siluriformes (Mai Đình Yên et al., 1992; Ferraris, 2007). Đây là loài cá kinh tế có thể trở thành đối tượng nuôi mới. Mẫu cá ngát dùng cho nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng được thu định kỳ mỗi tháng một lần từ tháng 01/2009 đến 05/2009 ở ba địa điểm trên tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát Plotosus canius là loài cá ăn tạp thiên về động vật với chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn (RLG) của cá ngát  từ 15 g trở lên là 1,129. Chỉ số này tăng theo sự gia tăng khối lượng cơ thể. Cá dưới 5g chỉ số này chỉ bằng 0,534 tăng lên 1,129 ở nhóm cá trên 15g. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ngát trưởng thành gồm có 6 loại thức ăn là giáp xác, cá, giun, thân mềm, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác. Trong đó, giáp xác là thức ăn chủ yếu (98,1%).

TÍNH NỬA LIÊN TỤC CỦA ÁNH XẠ NGHIỆM BÀI TOÁN BAO HÀM TỰA BIẾN PHÂN

Lâm Quốc Anh, Tô Thị Thu Hằng, Nguyễn Minh Hải, Đặng Thị Mỹ Vân
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này chúng tôi thiết lập các điều kiện đủ cho tính chất nửa liên tục và liên tục theo tham số của nghiệm bài toán tựa bao hàm biến phân. Các tính chất nửa liên tục được xét đến gồm: nửa liên tục trên, nửa liên tục dưới và tính đóng. Các kết quả của chúng tôi là mở rộng và phát triển các kết quả đã có ngay cả khi áp dụng vào các trường hợp đặc biệt. ở đây cả nghiệm yếu và nghiệm mạnh được nghiên cứu.

PHáT TRIểN Hệ THốNG CHỉ THị SINH HọC MÔ Tả TƯƠNG QUAN NHIệT Độ - THờI GIAN CHO QUá TRìNH THANH TRùNG NHIệT

Châu Trần Diễm ái, Marc Hendrickx, Tara Grauwet, Iesel Van Der Plancken
Tóm tắt | PDF
Enzyme ?-amylase từ Bacillus Amyloliquefacien (BAA) được chọn để nghiên cứu phát triển chỉ thị tương quan nhiệt độ và thời gian bằng phương pháp tích phân (TTI) dựa vào hoạt tính của enzyme (trong khoảng nhiệt độ thanh trùng 60-100 oC). Khi xử lý nhiệt, BAA ở nồng độ thấp bị vô hoạt. Độ bền nhiệt của BAA tăng lên khi có mặt của  ion Ca2+ trong dung môi. Phương trình nhiệt động học đẳng nhiệt  của BAA ở nồng độ 0.04mg/mL trong dung dịch đệm Tris/HCl, pH 8.6, CaCl2 5 mM được mô tả bằng phương trình phản ứng bậc nhất. Các thông số nhiệt động học của BAA ước lượng dưới chế độ xử lý đẳng nhiệt  được kiểm chứng đúng dưới chế độ xử lý bất đẳng nhiệt. Phân tích hồi qui không tuyến tính một bước được dùng để ước lượng các thông số nhiệt động học trong các phương trình Arrenius và TDT. Trong nghiên cứu, hệ thống chỉ thị một thành phần BAA được kiểm chứng đúng dưới chế độ xử lý bất đẳng nhiệt với z=15.12 oC. Để đánh giá tốt hơn ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt lên sản phẩm, cần nghiên cứu kết hợp thêm một hệ thống chỉ thị tương tự với giá trị z khác.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI CƯ Ở TỈNH HẬU GIANG

Nguyễn Quốc Nghi, , Huỳnh Trường Huy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng di cư lao động ở tỉnh Hậu Giang; (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư; và (3) Đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực cho vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 100 mẫu số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện kết hợp với chọn mẫu tỷ lệ và số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở ban ngành của tỉnh Hậu Giang. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng chéo kết hợp với phương pháp phân tích logistic được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những mặt tiêu cực vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang còn có nhiều mặt tích cực rất cần được phát huy. Nếu có những chủ trương, chính sách hợp lý sẽ làm giảm sự di cư tự phát và phát huy hiệu quả của vấn đề di cư chủ động, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

KHẢO SÁT SỰ KHÔNG ĐỒNG NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU CỦA THIẾT BỊ GIA NHIỆT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÔNG ĐỒNG NHẤT ĐẾN HỆ SỐ THANH TRÙNG (F-VALUE) TRONG CHẾ BIẾN HAM

Võ Tấn Thành
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu phân bố nhiệt độ môi trường và nhiệt độ sản phẩm trong không gian ba chiều của thiết bị hấp thịt (thể tích 7,2m3 chứa 700kg sản phẩm) được thực hiện. 36 cảm biến được sử dụng đo đạc nhiệt độ môi trường và 8 cảm biến được sử dụng đo đạc nhiệt độ trung tâm sản phẩm với khoảng cách giữa 2 lần ghi là 30 giây. Biểu diễn phân bố nhiệt độ của môi trường và sản phẩm, tính toán chỉ số đồng nhất tương ứng với môi trường và sản phẩm. Kết quả cho thấy, nhiệt độ môi trường đồng nhất đến 95% với khác biệt nhiệt độ 1oC trong khi khác biệt nhiệt độ sản phẩm trong quá trình chế biến cao dẫn đến khác biệt chỉ số thanh trùng của sản phẩm là 34%. Hệ số truyền nhiệt bề mặt từ môi trường đến sản phẩm có vai trò quyết định đến nhiệt độ sản phẩm trong quá trình chế biến và cần được kiểm soát để sản phẩm đồng nhất về chất lượng.

RNA CAN THIỆP LÊN GEN VP28 CỦA WSSV BIỂU HIỆN BẰNG BACULOVIRUS TÁI TỔ HỢP TRÊN TẾ BÀO CÔN TRÙNG

Đặng Thị Hoàng Oanh, Marielle Van Hunten, Peter John Waklker
Tóm tắt | PDF
RNA can thiệp (RNAi) hiện đang được sử dụng rất phổ biến để ức chế sự lây nhiễm của vi-rút. Gen VP28 của WSSV được chọn làm gen mục tiêu để ức chế sự lây nhiễm WSSV ở tôm bằng RNAi. Để đánh giá khả năng can thiệp của RNAi lên gen mục tiêu có biểu hiện ở mức độ cao, hiệu quả ức chế của dsRNA lên gen VP28 biểu hiện bằng baculovirus tái tổ hợp từ khởi điểm polyhedrin trên tế bào côn trùng được xác định. Kết quả cho thấy hiệu quả ức chế gen mục tiêu đạt được ở mức 80-100%.

GÓP PHẦN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY KIM TIỀN THẢO (DESMODIUM STYRACIFOLIUM (OSBECK) MERR.)

Nguyễn Thị Màu, Phùng Văn Trung, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Từ cao ethyl acetate và cao n-butanol của cây Kim tiền thảo, chúng tôi đã cô lập và nhận danh được ba hợp chất: genistein, b-sitosterol-3-o-b-glucopyranoside và allantoin. Cấu trúc của các hợp chất này đã được xác định bằng các dữ liệu phổ và tính chất hóa lý.

BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG THEO THỜI GIAN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỔN THẤT SAU THU HOẠCH CỦA MÍA TRỒNG Ở PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG

Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Với mục tiêu khảo sát sự thay đổi chất lượng mía cây theo thời gian tăng trưởng ở Phụng Hiệp, Hậu Giang, thí nghiệm được tiến hành nhằm phân tích, đánh giá sự thay đổi chất lượng (hàm lượng đường saccharose, đường khử, hàm lượng chất khô hòa tan, chữ đường (CCS), hàm lượng acid tổng ở các phần khác nhau của cây mía (gốc, giữa, ngọn và nguyên cây), đồng thời theo dõi sự thay đổi khối lượng mía cây theo thời gian tăng trưởng từ 6 đến 10 tháng tuổi. Kết quả thí nghiệm trong giai đoạn tăng trưởng 6?10 tháng tuổi thì hàm lượng chất khô hòa tan của mía nguyên cây tăng từ giá trị 12% đến 18%. Mía 6 tháng tuổi có khối lượng trung bình khoảng 1?1,3 kg/cây, đến 10 tháng tuổi thì khối lượng tăng gần gấp đôi (1,8?2,2 kg/cây) so với khối lượng ban đầu và chữ đường (CCS) của mía cũng có thể tăng thêm 1?1,5 chữ trong giai đoạn này, trong khi hàm lượng đường khử giảm một nửa so với hàm lượng ban đầu. Ngược với sự giảm hàm lượng đường khử, hàm lượng acid tổng số tăng gần như gấp đôi (so với giá trị ban đầu). Hàm lượng đường saccharose và CCS ở phần gốc cây mía hầu như không thay đổi theo thời gian tăng trưởng nhưng ở phần ngọn lại tăng nhanh trong thời gian từ 6 đến 10 tháng tuổi.

ỨNG DỤNG CHỦNG VI KHUẨN AZOSPIRILLUM TRONG CANH TÁC LÚA CAO SẢN (OM 4655) TẠI TỈNH BẠC LIÊU

Trần Văn Chiêu, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Để xác định khả năng tăng năng suất lúa của vi khuẩn Azospirillum lên cây lúaOM 4655, một thí nghiệm đồng ruộng đã được thực hiện tại Tỉnh Bạc Liêu. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở 40NSKC, chiều cao cây lúa bón 100% đạm, không bón đạm chỉ chủng vi khuẩn hay bón 25% đạm và chủng vi khuẩn Azospirillum cao hơn lúa đối chứng. Số chồi/bụi của lúa có bón 100% N cao hơn lúa chỉ chủng vi khuẩn. Khi chủng vi khuẩn Azospirillum và bón 25% đạm làm gia tăng chiều dài rễ lúa hơn đối chứng không bón đạm hoặc bón đạm cao. Trọng lượng khô (TLK) rễ lúa có bón đạm cao (100%N) và có bón 50%N và có chủng vi khuẩn cao hơn các nghiệm thức khác một cách có? ?ý ? nghĩa. Lúa có chủng vi khuẩn bón 25% hay 50%N cho TLK thân lá cao hơn lúa có bón 100%N và không chủng vi khuẩn. Không có sự khác biệt về chiều dài bông lúa giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, số hạt chắc/bông của lúa chủng vi khuẩn và không bónn đạm là cao nhất. Khi bón 100%N lúa có số hạt chắc/bông thấp nhất và số hạt lép/bông cao nhất. Không có sự khác biệt giữa năng suất lúa có bón 100%N và nghiệm thức có chủng vi khuẩn có bón 25%N hay 50%N. Lúa có bón đạm hay chủng vi khuẩn cho năng suất cao hơn lúa đối chứng một cách có? ?ý ? nghĩa. Lúa có chủng vi khuẩn Azospirillum có bón  25%N hoặc 50%N có năng suất tương đương với lúa bón đến 100% N.

ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU

Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Hà Phước Hùng, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu thành phần loài cá phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu năm 2008 đã phát hiện 239 loài cá thuộc 146 giống, 68 họ, 18 bộ. Bộ cá Vược (Perciformes) với 126 loài (chiếm 52,72%); Bộ cá Trích (Clupeiformes) 27 loài (11,29%); Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) 18 loài (7,53%); Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Đối (Mugiliformes) 9 loài (3,76%); Bộ cá Chình (Anguilliformes) 8 loài (3,35%); Bộ cá Nheo (Siluriformes) 8 loài (3,35%); Các Bộ cá còn lại có từ 1 đến 6 loài (

BIếN ĐổI CấU TRúC Mỡ Cá TRA, Cá BASA Và DầU ĂN Đã QUA Sử DụNG, ỨNG DụNG TRONG TổNG HợP Mỡ BÔI TRƠN SINH HọC

Lưu Thị Kiều Oanh, Bùi Thị Bửu Huê, Trần Thanh Thảo
Tóm tắt | PDF
Bằng phản ứng trao đổi ester giữa triglyceride có trong mỡ cá tra, cá basa với 2-ethylhexanol và phản ứng epoxy hóa sử dụng hệ HCOOH/H2O2, một loại dầu bôi trơn gốc đã được tổng hợp. Thêm vào đó, bằng phản ứng alkyl hóa xúc tác acid, các vị trí C=C trên khung sườn của các acid béo có trong mỡ cá đã được hydroxyphenyl hóa thành công tạo ra một loại dầu bôi trơn gốc. Sự hiện diện của các gốc phenol trong cấu trúc của các acid béo được tiên đoán giúp cải thiện độ bền nhiệt và bền oxy hóa của sản phẩm dầu bôi trơn gốc. Phối trộn hai loại dầu bôi trơn gốc tổng hợp được với muối lithium của các acid béo tổng hợp từ mỡ cá tra, cá basa và dầu phế thải KFC thu được các sản phẩm mỡ bôi trơn tương ứng. Các sản phẩm mỡ bôi trơn này có tính ăn mòn thấp và độ chịu nhiệt cao (nhiệt độ chảy giọt đạt đến 156°C).

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HORMONE VỚI LIỀU LƯỢNG KHÁC NHAU LÊN SINH SẢN CÁ KẾT (MICRONEMA BLEEKERI GUNTHER, 1860)

Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ?ảnh hưởng của Hormone với liều lượng khác nhau đến sinh sản cá kết? được thực hiện từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 tại Trại cá thực nghiệm ? Khoa Thủy sản ? Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu gồm có 3 thí nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá kết, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các loại và nồng độ kích thích tố khác nhau và được lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu được xác định gồm: Tỷ lệ cá đẻ (%), sức sinh sản tương đối (trứng/kg cá cái), tỷ lệ thụ tinh (%) và tỷ lệ nở (%). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kích thích sinh sản nhân tạo cá kết  với liều lượng 70àg LRH + 3,5mg Dom/kg cá cái cho tỷ lệ cá rụng trứng và sức sinh sản tương đối đạt cao nhất, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn có ý nghĩa (p

THÀNH PHẦN LOÀI CỦA RUỒI THUỘC HỌ SYRPHIDAE (DIPTERA), CHU KỲ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĂN RẦY MỀM (APHIDIDAE, HOMOPTERA) CỦA MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phan Văn Biết, Nguyễn Văn Huỳnh
Tóm tắt | PDF
Ruồi của họ Syrphidae thường thấy xuất hiện trên hoa để hút mật và góp phần làm thụ phấn, còn ấu trùng của chúng có nhiều loài ăn rầy mềm. Nhằm mục đích ước lượng vai trò của chúng trong biện pháp sinh học của phòng trừ tổng hợp sâu hại (IPM), đây là đề tài nghiên cứu được tiến hành lần đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả điều tra cho thấy có 19 loài thuộc 11 chi, trong đó có 5 loài là thiên địch bắt mồi của rầy mềm (thuộc họ Aphididae), phổ biến nhất là Ischiodon scutellaris (Fabricius), Dideopsis aegrotus (Fabricius) và Paragus crenulatus Thompson. Khả năng bắt mồi của ba loài này được ghi nhận là tùy thuộc vào  đặc điểm về loài của chúng và vật chủ, đặc điểm hình thái được mô tả và vòng đời được khảo sát cho thấy rất ngắn, vào khoảng 3  tuần lễ.

PHÂN LOẠI DẤU VÂN TAY VỚI RỪNG NGẪU NHIÊN XIÊN PHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN ĐẶC TRƯNG KHÔNG ĐỔI

Võ Huỳnh Trâm, Đỗ Thanh Nghị, Phạm Nguyên Khang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu trình bày một phương pháp phân loại ảnh vân tay mới và đáng tin cậy dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp biểu diễn ảnh bằng các nét đặc trưng không đổi (SIFT) và rừng ngẫu nhiên xiên phân (RF-ODT). Sự kết hợp này được giải thích theo hai lý do. Các véctơ mô tả SIFT không bị thay đổi trước những biến đổi tỉ lệ, tịnh tiến, phép quay, không bị thay đổi một phần đối với phép biến đổi hình học affine (thay đổi góc nhìn) và mạnh với những thay đổi về độ sáng, sự che khuất hay nhiễu. Sau bước tiền xử lý, ảnh được biểu diễn bởi một véctơ có số chiều rất lớn, do đó chúng tôi đề nghị mở rộng và sử dụng rừng ngẫu nhiên xiên phân - được biết đến như một trong những lựa chọn tốt để học và phân loại dữ liệu có số chiều lớn. Để đánh giá hiệu quả, chúng tôi sử dụng thiết bị đọc dấu vân tay để thu thập 480 ảnh vân tay từ 15 đồng nghiệp ở trường Đại học Cần Thơ. Sau khi tiến hành tiền xử lý dựa trên cơ sở véctơ mô tả SIFT, giải thuật rừng ngẫu nhiên xiên phân của chúng tôi đã phân loại chính xác đến 99.79% (chỉ nhầm lẫn duy nhất 1 ảnh, với nghi thức kiểm tra chéo). Kết quả này cho thấy hệ thống rất đáng tin cậy. Hơn nữa, giải thuật mở rộng của rừng ngẫu nhiên xiên phân như đã đề nghị cho kết quả phân lớp ảnh vân tay chính xác hơn một số giải thuật học khác.

SỬ DỤNG KỸ THUẬT CẢM BIẾN HUỲNH QUANG (DIFFERENTIAL FLUORESCENCE INDUCTION-DFI) ĐỂ PHÂN LẬP CÁC GEN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH TẠO LẬP BIOFILM Ở SALMONELLA TYPHIMURIUM

Nguyễn Thị Loan Anh, Sigrid De Keersmaecke, Jos Vanderleyden, Kim Hermans
Tóm tắt | PDF
Biofilm (màng sinh học) gần đây được phát hiện là dạng tồn tại phổ biến của vi khuẩn trong môi trường (Makin & Beveridge, 1996). Tuy có vai trò quan trọng trong đời sống của vi khuẩn cũng như ảnh hưởng của nó lên hoạt động của con người, hiện tượng này chỉ nhận được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học gần đây. Trong đề tài này, lần đầu tiên chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân biệt cảm ứng huỳnh quang ứng dụng máy FACS để sàng lọc các promoter được hoạt hóa trong quá trình tạo lập biofilm của S. Typhimurium. Quá trình sàng lọc được thực hiện trên thư viện các promoter (promoter-probe library) của S. Typhimurium dòng SL1344 chứa khoảng 20500 dòng. Qui trình sàng lọc được thiết kế với những lần chọn lọc dương tính và âm tính xen kẽ nhau để loại bỏ những promoter cơ định và làm giàu các promoter chỉ được hoạt hóa trong quá trình thành lập biofilm.

ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ ƯƠNG VÀ THỨC ĂN CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ ĐỐI (LIZA SUBVIRIDIS) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN GIỐNG

Lê Quốc Việt, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nhằm góp phần xây dựng qui trình ương nuôi cá đối (Liza subviridis), hai thí nghiệm ương nuôi cá đối từ giai đoạn hương lên giống với các mật độ và thức ăn có hàm lượng protein khác nhau đã được thực hiện  tại trại thực nghiệm Khoa Thủy sản ? Trường Đại học Cần Thơ từ 01/2007 đến 06/2008. Thí nghiệm 1  bố trí với các mật độ ương khác nhau (1, 2, 3 & 4 con/lít), mỗi mật độ lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm là bể nhựa chứa 30 lít, nước có độ mặn 15  và được sục khí liên tục. Cá thí nghiệm có khối lượng ban đầu 45,45-46,39 mg/con, và được cho ăn bằng thức ăn nhân tạo (52% protein) với lượng 10% trọng lượng thân/ngày. Thí nghiệm 2 sử dụng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau (25, 30, 35, 40, 45, 50% protein) cũng được thực hiện tương tự như thí nghiệm trên, nhưng cá thí nghiệm có khối lượng ban đầu là 78,47-84,93 g/con và ương với mật độ 1 con/L. Sau 30 ngày ương, kết quả thí nghiệm 1 cho thấy nghiệm thức mật độ 1-2 con/lít cho kết quả tốt nhất về tốc độ tăng trưởng (14,72 mg/ngày; 13,13 mg/ngày) và  tỉ lệ sống (22,23%; 16,67%). Tuy nhiên, ở mật độ 4 con/L cho số lượng cá nhiều nhất (20 con/bể). ở thí nghiệm 2, thức ăn có hàm lượng protein 40-45% cho kết quả tốt nhất về tốc độ tăng trưởng (6,38-6,66mg/ngày) và tỉ lệ sống của cá (19,33-22,67%).

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PROTEIN THÔ TRONG KHẨU PHẦN LÊN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, CÁC THÔNG SỐ DẠ CỎ, NI TƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TA

Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện trên 4 con bò đực ta có trọng lượng 140,0 ± 12,4 kg (± SD), được thiết kế kiểu hình vuông Latin với 4  nghiệm thức và 4 giai đoạn. Các nghiệm thức gồm có: CP-150, CP-180, CP-210 và CP-240 (150, 180, 210 và 240g protein thô /100kg thể trọng/ngày). Thức ăn bổ sung đạm bao gồm so đủa và urê với tỉ lệ đạm của so đủa và của urê là 2:1. Kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày là 3,10, 3,11, 3,40 và 3,27kgDM theo thứ tự ở các nghiêm thức CP-150, CP-180, CP-210 và CP-24. Nồng độ N-NH3 của dịch dạ cỏ tăng có ý nghĩa theo sự tăng lượng protein  của khẩu phần ở thời điểm 3 giờ sau khi ăn (p=0,012). Kết luận là nâng cao hàm lượng protein thô bằng bổ sung so đủa và urê làm tăng khả năng ăn vào, hàm lượng N-NH3 dịch dạ cỏ, nitơ tích lũy trong cơ thể và cải thiện tăng trọng của bò ta. Đề nghị sử dụng mức độ protein thô là 210g/100kg thể trọng/ngày và bổ sung so đủa, urê trong khẩu phần bò để chăn nuôi bò.

ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT THÍCH NGHI DÙNG MÔ HÌNH NƠRON MỜ

Nguyễn Hoàng Dũng, Dương Hoài Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Ưu điểm nổi bậc của bộ điều khiển trượt là tính ổn định bền vững ngay cả khi hệ thống có nhiễu hoặc khi thông số của đối tượng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, để thiết kế được bộ điều khiển trượt, người thiết kế cần biết chính xác mô hình của đối tượng. Trong thực tế, vấn đề này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Hơn thế nữa, nếu biên độ của luật điều khiển trượt quá lớn sẽ gây ra hiện tượng dao động (chattering) quanh mặt trượt. Để giải quyết khó khăn trên, bài báo đề nghị sử dụng mạng nơron hàm cơ sở xuyên tâm (RBFNN) để ước lượng trực tuyến các hàm phi tuyến trong luật điều khiển. Và sử dụng logic mờ để ước lượng biên độ của luật điều khiển dựa vào lý  thuyết ổn định Lyapunov. Giải thuật đề nghị sẽ áp dụng để điều khiển hệ tay máy ba bậc tự do. Với bộ điều khiển này, đáp ứng của hệ tay máy: độ vọt lố , thời gian tăng  và sai số xác lập xấp xỉ 1%. Kết quả điều khiển được kiểm chứng bằng phần mềm mô phỏng Matlab.