Lưu Thị Kiều Oanh * , Bùi Thị Bửu Huê Trần Thanh Thảo

* Tác giả liên hệLưu Thị Kiều Oanh

Abstract

Through a base induced transesterification between catfish fat triglycerides with                    2-ethylhexanol and subsequent epoxidation using HCOOH/H2O2 system, a type of lubricating oil component has been prepared. In addition, acid catalyzed hydroxyphenylation of the C=C bonds of catfish fatty acid side chains has led to the formation of the phenolated fatty acid methyl esters. Introduction of the phenol moiety into fatty acid side chains was anticipated to help improve thermal and oxidative stabilities of the produced lubricating base stock. These two lubricating oils were then formulated with lithium soaps of catfish or KFC waste cooking oil fatty acids to afford lubricating greases. These kinds of greases proved to have low corrosive property and high resistance to heat (dropping point up to 156°C).
Keywords: greases, biodegradability, fatty acid, vegetable oils

Tóm tắt

Bằng phản ứng trao đổi ester giữa triglyceride có trong mỡ cá tra, cá basa với 2-ethylhexanol và phản ứng epoxy hóa sử dụng hệ HCOOH/H2O2, một loại dầu bôi trơn gốc đã được tổng hợp. Thêm vào đó, bằng phản ứng alkyl hóa xúc tác acid, các vị trí C=C trên khung sườn của các acid béo có trong mỡ cá đã được hydroxyphenyl hóa thành công tạo ra một loại dầu bôi trơn gốc. Sự hiện diện của các gốc phenol trong cấu trúc của các acid béo được tiên đoán giúp cải thiện độ bền nhiệt và bền oxy hóa của sản phẩm dầu bôi trơn gốc. Phối trộn hai loại dầu bôi trơn gốc tổng hợp được với muối lithium của các acid béo tổng hợp từ mỡ cá tra, cá basa và dầu phế thải KFC thu được các sản phẩm mỡ bôi trơn tương ứng. Các sản phẩm mỡ bôi trơn này có tính ăn mòn thấp và độ chịu nhiệt cao (nhiệt độ chảy giọt đạt đến 156°C).
Từ khóa: chất bôi trơn sinh học, sáp bôi trơn, tính phân hủy sinh học, acid béo, dầu thực vật

Article Details

Tài liệu tham khảo

A.Ravve and C.Fitko(1969),“A Study on Alkylation of Phenol with Isano Oil”,Journal of the American Oil Chemists’ Society, vol. 46, pp. 315-319.

C.Kajdas(1993), Dầu mỡ bôitrơn, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 95-135, 254-258.

Ngô Thị Ngọc Hân (2009), Nghiên cứu tổng hợp chất bôi trơn (lubricating greases) từ dầu, mỡ động thực vật phế thải, LVTN, Trường Đại học Cần Thơ.

Ortansa Florea, Marcel Luca, Anca Constantinescu, Danilian Florescu (2000), Biodegradable lubricating greases, 12thRomanian International Conference on chemistry and chemical Engineering.

Trần Kiều Oanh và Bùi Thị Bửu Huê (2008), “Nghiên cứu tổng hợp diesel sinh học từ mỡ cá tra, cá basa”, Tạp chí Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ, (10), tr. 1-5.

Trần Văn Triệu vàNguyễn Đài Lê (2005), Giáo Trình nhiên liệu dầu mỡ, NXBHà Nội, tr. 109135.

Vũ Tam Huề và Nguyễn Phương Tùng (2000), Hướng dẫn sử dụng nhiên liệu-dầu mỡ, NXB Khoa học và Kỹ thuật,tr. 264-294.