Nguyễn Minh Thủy *

* Tác giả liên hệ (nmthuy@ctu.edu.vn)

Abstract

With the aim of surveying the quality of sugarcane plants change over time growth in Phung Hiep, Hau Giang, experiments were conducted to analyze and evaluate change the quality (Brix degree, saccharose content, reducing sugar, commercial cane sugar (CCS), total acid content in different parts of the sugar cane (the bottom, middle and the top of sugar cane). The change of cane sugar weight was monitored simultaneous during growth from 6 to 10 months. Experimental results show that sugarcane growth from 6 to 10 months, the concentration of soluble solid content increased from 12% to 18%. Sugar is 6 months old, average weight about 1 to 1.3 kg per tree and to 10 months the weight has almost doubled (from 1.8 to 2.2 kg per tree) compared to the initial weight. The commercial cane sugar (CCS) can be increased by 1 to 1.5 units during this period and the reducing sugar content decreased in half compared to the original content. Contrast, total acid concentration increased almost doubled (compared to the original value). Saccharose content and CCS in the bottom part of sugar cane virtually no change over time but these concentrations accelerated in the top of sugar cane during 6 to 10 months.
Keywords: growth, quality, post harvest losses

Tóm tắt

Với mục tiêu khảo sát sự thay đổi chất lượng mía cây theo thời gian tăng trưởng ở Phụng Hiệp, Hậu Giang, thí nghiệm được tiến hành nhằm phân tích, đánh giá sự thay đổi chất lượng (hàm lượng đường saccharose, đường khử, hàm lượng chất khô hòa tan, chữ đường (CCS), hàm lượng acid tổng ở các phần khác nhau của cây mía (gốc, giữa, ngọn và nguyên cây), đồng thời theo dõi sự thay đổi khối lượng mía cây theo thời gian tăng trưởng từ 6 đến 10 tháng tuổi. Kết quả thí nghiệm trong giai đoạn tăng trưởng 6?10 tháng tuổi thì hàm lượng chất khô hòa tan của mía nguyên cây tăng từ giá trị 12% đến 18%. Mía 6 tháng tuổi có khối lượng trung bình khoảng 1?1,3 kg/cây, đến 10 tháng tuổi thì khối lượng tăng gần gấp đôi (1,8?2,2 kg/cây) so với khối lượng ban đầu và chữ đường (CCS) của mía cũng có thể tăng thêm 1?1,5 chữ trong giai đoạn này, trong khi hàm lượng đường khử giảm một nửa so với hàm lượng ban đầu. Ngược với sự giảm hàm lượng đường khử, hàm lượng acid tổng số tăng gần như gấp đôi (so với giá trị ban đầu). Hàm lượng đường saccharose và CCS ở phần gốc cây mía hầu như không thay đổi theo thời gian tăng trưởng nhưng ở phần ngọn lại tăng nhanh trong thời gian từ 6 đến 10 tháng tuổi.
Từ khóa: mía đường, tăng trưởng, chất lượng, tổn thất sau thu hoạch

Article Details

Tài liệu tham khảo

Thangavelu, S., 2005. Commercial cane sugar percent in top and bottom portion of sugarcane genetics stocks and its associations with quality components. Madras Agric. J. 92 (10-12), pp.737-741.

Phan Gia Tân, 1983. Cây mía và kỹ thuật trồng mía ở miền Nam. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Whittaker. A and Botha, F.C. 1997. Carbon partitioning during saccharose accumulation in sugarcane internodal tissue. Plant Physiol. 115:pp 1651-1659.

Trang web:

http://klvn.vn/home/thong-tin-nganh/12839-dong-bang-song-cuu-long-sot-mia.html

http://www.vietlinh.vn/dbase/nsmShowContent.asp?ID=246