Ngày xuất bản: 27-06-2019

Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính xúc tác phân hủy rhodamine B của vật liệu ZIF-67 dưới sự hiện diện của peroxymonosulfate

Đặng Huỳnh Giao, Phạm Quốc Yên, Võ Thanh Phúc, Tạ Kiều Anh, Phạm Văn Toàn
Tóm tắt | PDF
Vật liệu khung hữu cơ cấu trúc zeolite tâm cobalt (ZIF-67) là một nhóm của vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs) và được biết đến như một trong những loại vật liệu có những tính chất hóa lý ưu việt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong nghiên cứu này, ZIF-67 được tổng hợp và phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia X dạng bột (PXRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại (FT-IR) và nhiệt trọng lượng (TGA). Hoạt tính xúc tác của ZIF-67 cũng được nghiên cứu thông qua sự phân hủy rhodamine B (RhB) với sự hiện diện của PMS (peroxymonosulfate).  ZIF-67 cho hoạt tính xúc tác tốt với hiệu suất phân hủy RhB đạt 100% với điều kiện tối ưu tại pH 3, nhiệt độ 35oC, nồng độ RhB 50 ppm và tỉ lệ ZIF-67:PMS 1:8. Hiệu suất phân hủy duy trì trên 99% qua ba lần sử dụng mà cấu trúc gần như không thay đổi.

Thiết kế hệ thống đo thành tích bật nhảy tại chỗ sử dụng kỹ thuật xử lí ảnh

Trần Hữu Danh, Huỳnh Thanh Vũ, Trần Thế Bình, Trần Bá Huy, Lê Quang Anh, Bùi Văn Hữu, Nguyễn Minh Luân, Lương Vinh Quốc Danh, Nguyễn Thái Sơn, Trần Thanh Quang
Tóm tắt | PDF
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, nghiên cứu sản xuất và trong đời sống đang trở nên phổ biến hiện nay. Tuyển sinh năng khiếu thể dục thể thao môn nhảy xa tại chỗ cho Bộ môn Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cần Thơ lâu nay sử dụng những thiết bị xác định thành tích chủ yếu bằng thủ công đo bằng tay và mang tính chủ quan của người đo. Công việc này ít nhiều chưa đảm bảo tính khách quan và công bằng cho thí sinh. Với mong muốn tạo ra thiết bị có hệ thống giám sát và kiểm tra nội dung thi năng khiếu bật xa tại chỗ đầu vào ngành Giáo dục thể chất tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), chúng tôi đã sử dụng Webcam Logitech C920 để chụp ảnh và sử dụng kỹ thuật xử lí ảnh để thiết kế hệ thống đo thành tích bật nhảy tại chỗ. Những thiết bị dùng để thiết kế hệ thống này có tính chuyên dụng, chi phí thấp và được vận hành bằng phần mềm điều khiển trên máy tính đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc xác định thành tích cho các thí sinh.

Sử dụng CuOBA làm xúc tác dị thể cho phản ứng ghép đôi C-O từ 2’-hydroxyacetophenone và benzyl ether

Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyen Thien Thao, Đặng Huỳnh Giao
Tóm tắt | PDF
Vật liệu khung hữu cơ-kim loại tâm đồng CuOBA đã được tổng hợp thành công từ Cu(NO3)2 và 4’4-oxybisbenzoic acid bằng phương pháp nhiệt dung môi. Tính chất hóa lý và đặc trưng cấu trúc của CuOBA được xác định bằng một số phương pháp phân tích hiện đại như nhiễu xạ tia X dạng bột (PXRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) và phổ hồng ngoại (FT-IR).Vật liệu này được sử dụng làm xúc tác dị thể trong phản ứng ghép đôi C-O giữa 2’-hydroxyacetophenone và benzyl ether cho sản phẩm chính là 2-acetyl phenyl benzoate khi sử dụng chất oxy hóa tert-butyl hydroperoxide (TBHP) (70% wt. trong nước). Hiệu suất phản ứng đạt hơn 80% ở nhiệt độ 90oC khi có sự hiện diện của 5 mol% xúc tác và 5 đương lượng chất oxy hóa TBHP sau 8 giờ. Kết quả cho thấy CuOBA có khả năng thu hồi và tái sử dụng sáu lần mà không mất đi hoạt tính xúc tác.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Tây Đô bằng một số công cụ thống kê

Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Kiều, Trần Thị Thắm
Tóm tắt | PDF
Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, là một ngành hàng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp may càng phải nỗ lực, chú trọng vào chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Một số công cụ thống kê được áp dụng trong phân tích hiện trạng và đề ra giải pháp nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trước tiên, biểu đồ kiểm soát được dùng để tìm ra các điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát; công cụ Pareto được sử dụng để phân tích các lỗi cần ưu tiên khắc phục; sau cùng, biểu đồ nhân quả được áp dụng để phân tích các nguyên nhân gây ra lỗi. Số liệu được thu thập từ đơn hàng áo sơ mi dài tay, mã hiệu PEI 44SW9067, trên chuyền 1 tại Công ty Cổ phần May Tây Đô. Dựa trên kết quả vừa phân tích, các giải pháp được đề xuất nhằm góp phần hạn chế tình trạng lỗi trên sản phẩm tại doanh nghiệp.

Đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2014 làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Cần Thơ

Huỳnh Phú Hiệp, Lê Nguyễn Thị Bích Thu, Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tóm tắt | PDF
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Cần Thơ theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030. Nhằm mục đích đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2006-2014 để định hướng các giải pháp cho quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Thông qua việc thu thập kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2006-2014 của thành phố Cần Thơ kết hợp với điều tra khảo sát người dân và chính quyền địa phương với 180 phiếu phỏng vấn. Bằng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) với kỹ thuật AHP kết quả cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội có tác động quyết định đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất, tiếp theo là chính sách đất đai và cuối cùng là yếu tố quy trình kỹ thuật. Các yếu tố cấp hai trong mỗi nhóm yếu tố có tác động khác nhau đến kế hoạch sử dụng đất, trong đó các yếu tố của nền kinh tế thị trường, chính sách hòa giải, bồi hoàn và đầu tư quan trọng hơn các yếu tố khác. Đánh giá tác động của mỗi nhóm yếu tố và các yếu tố cấp 2 đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giúp định hướng, lập và thực hiện quy hoạch có hệ thống và hiệu quả.

Tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn xuất quinazolinone

Danh La Đức Thành, Mai Van Hieu, Võ Trung Hiếu, Huỳnh Nguyệt Hương Giang, Đỗ Quốc Cường, Nguyễn Phú Quý, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Các hợp chất dị vòng chứa nhân quinazolinone được biết có nhiều hoạt tính sinh học như kháng viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, kháng co giật, kháng ung thư và kháng sốt rét nên là một khung sườn quan trọng cho việc phát triển các loại thuốc mới hiện nay. Trong nghiên cứu này, hai quy trình tổng hợp nhân quinazolinone đã được đề xuất. Ưu điểm của quy trình là đơn giản, hiệu quả, sử dụng tác nhân oxy hóa rẻ tiền là FeCl3 và đặc biệt sử dụng dung môi là nước thân thiện với môi trường. Áp dụng quy trình này, hai dẫn xuất N-alkyl quinazolinone (2a-b) và bốn dẫn xuất N-acetamidyl quinazolinone (8a-d) đã được tổng hợp thành công với hiệu suất cao (62-81%). Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn cho thấy hai dẫn xuất N-acetamidyl quinazolinone có hoạt tính kháng chủng vi khuẩn Bacillus cereus tốt (MIC £ 8 µg/mL) tương đương chất kháng sinh thương mại là Vancomycin hydrochloride.

Tốc độ hội tụ trong định lý giới hạn trung tâm cho quá trình Markov

Lâm Hoàng Chương, Phạm Bích Như, Dương Thị Tuyền, Trần Thị Thiện
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của bài báo này là nghiên cứu mô hình quá trình Markov trong một chiều. Sử dụng phương pháp như trong các bài báo của Depauw et al. (2009) và Lam Hoang Chuong (2014) để chứng minh sự hội tụ theo phân phối đến phân phối chuẩn của quá trình đang xét (Định lý 1.1) và đưa ra tốc độ hội tụ của nó (Định lý 3.1). Chi tiết hơn, với là toán tử Markovcực vicủa quá trình như trên và hàm cho trước, bằng cách giải phương trình Poisson rồi sau đó tìm giới hạn liên quan đến nghiệm của nó, khi đó tốc độ hội tụ sẽ được cho bởi sự hội tụ của các moment.

Nghiên cứu phức hợp của curcumin với hydroxypropyl-β-cyclodextrin có sinh khả dụng cao

Lưu Thái Danh, Trần Thị Ngọc Nữ, Dương Minh Viễn, Bùi Thị Cẩm Hường, Đái Thị Xuân Trang, Nguyễn Trọng Tuân
Tóm tắt | PDF
Hoạt tính sinh học của curcumin trong nghệ rất được quan tâm bởi giá trị hữu ích của nó trong thực phẩm, mỹ phẩm cũng như trong điều trị bệnh ở người. Tuy nhiên, tiềm năng sinh học của curcumin vẫn chưa được khai thác hết do độ hòa tan thấp, dẫn đến sự hấp thu kém, chuyển hóa và đào thải nhanh khỏi cơ thể. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cải thiện sinh khả dụng của curcuminoid thông qua cải thiện độ hòa tan bằng cách tạo phức hợp curcuminoid với tinh dầu nghệ và hydroxylpropyl-beta-cyclodextrin (HP-β-CD), một chất được cho là làm tăng độ hòa tan và ổn định dược phẩm. Thành phần hóa học chính của tinh dầu nghệ và curcuminoid được ly trích từ bột nghệ tương ứng là ar-turmerone (40,8%) và curcumin (76,4%). Kết quả phân tích bằng quang phổ hồng ngoại chuyển đổi (FTIR) cho thấy curcumin kết hợp với polymer trong phức hợp curcumin - HP-β-CD và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu. Độ hòa tan của curcumin trong phức hợp curcumin - HP-β-CD và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu trong nước lần lượt cao gấp 159 và 229 so với curcumin thô trong nước. Chuột được cho uống phức hợp curcumin - HP-β-CD có nồng độ curcumin trong máu cao khoảng 5 lần so với chuột được uống curcumin thô và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu ở thời điểm 8 h sau khi uống.

Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá sinh sản ở vịt

Nguyễn Đức Tân, Nguyễn Văn Thoại, Lê Hứa Ngọc Lực, HuỲnh Vũ VỸ
Tóm tắt | PDF
Bệnh sán lá sinh sản ở vịt do loài Prosthogonimus sp. gây ra. Bệnh ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả chăn nuôi vịt. Để chẩn đoán bệnh này, cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phát hiện trứng sán trong phân hoặc mổ khám phát hiện sán ký sinh trong túi Fabricius hoặc ống dẫn trứng. Vịt bị bệnh sán lá sinh sản thường có một số biểu hiện như: ăn ít, ủ rũ, gầy yếu, đi đứng không thăng bằng, mắt nhắm, hay nằm và giảm bắt mồi; vịt giảm đẻ, trứng vỏ mỏng, trứng không có vỏ vôi; một số trường hợp lỗ huyệt có nhiều chất dịch, vịt đẻ có hiện tượng lòi dom. Tỷ lệ chết khá cao, nhưng vịt chết lẻ tẻ và kéo dài. Xét nghiệm phân tìm trứng sán, trứng có hình bầu dục, hai lớp vỏ, màu nâu, đầu nhỏ có nắp, phôi bào phân bố đều bên trong. Mổ khám vịt thấy sán màu hồng đỏ trong ống dẫn trứng và túi Fabricius. Bệnh tích đại thể: Buồng trứng bị viêm hoặc viêm dính xoang bụng; ống dẫn trứng và túi Fabricius viêm, sưng, xung huyết và xuất huyết; bên trong ống dẫn trứng có nhiều dịch và cặn bã đặc, màu trắng xám. Bệnh tích vi thể: Bong lốc, hoại tử tế bào biểu mô và thâm nhiễm tế bào viêm ở ống dẫn trứng. Thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm, nhiều polyp ở túi Fabricius.

Ảnh hưởng của quản lý nước và kẽm sulfate lên sinh trưởng, năng suất lúa OM4900 trồng trong chậu

Phạm Phước Nhẫn, Lê Thị Kim Mai, Trần Thanh Trà, Nguyễn Ô Ghel
Tóm tắt | PDF
Kẽm là một trong những nguyên tố thiết yếu với vai trò là cộng tố trong hoạt động của nhiều enzyme ở thực vật. Trong nghiên cứu này, tưới nước một cách hợp lý cùng với việc bổ sung kẽm nhằm xem xét ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng, năng suất trên giống OM4900 trồng trong chậu. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố, 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại. Bón bổ sung kẽm dưới dạng ZnSO4 với 3 mức độ là 0, 15 và 30 kg ZnSO4/ha lúc 15 ngày sau khi trồng. Hai phương thức tưới nước là ngập liên tục và ngập khô xen kẽ. Kết quả cho thấy tưới ngập khô xen kẽ tiết kiệm được 671 m3 nước/ha, tiết kiệm được 36% lượng nước so với tưới ngập liên tục. Khi bổ sung kẽm thì làm tăng độ dày, đường kính lóng thân, chỉ số diệp lục tố nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài lóng. Các thành phần năng suất như: Số bông trên chậu, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc có khác biệt khi có bổ sung kẽm nhưng không ảnh hưởng đến năng suất thực tế. Có sự tương tác giữa chế độ tưới và hàm lượng kẽm bổ sung lên lượng nước sử dụng, độ dày lóng và tỉ lệ hạt chắc. Kẽm giúp tăng tỉ lệ sinh khối vào hạt nhiều hơn, gia tăng hàm lượng kẽm tích lũy ở trong hạt lúa và hạt gạo.

Tuyển chọn các dòng lúa thơm chống chịu phèn tại Mộc Hóa và Kiến Tường, tỉnh Long An

NguyễN PhúC HảO, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Nhằm khai thác hiệu quả vùng đất phèn Đồng Tháp Mười với diện tích gần 500,000 ha để có thể sản xuất lúa chất lượng cao, nghiên cứu này được thực hiện để chọn ra dòng lúa thơm thích nghi nhất. Sử dụng 7 dòng lúa Nàng Thơm Chợ Đào đột biến đã phá quang kỳlàm vật liệu khảo nghiệm 2 vụ Đông Xuân 2016 – 2017; vụ Hè Thu 2017 với điều kiện đất phèn ở xã Tân Thành, Mộc Hóa và Thị Xã Kiến Tường, Long An. Kết quả cho thấy, dòng lúa LA15 và LA16 thể hiện tính chống chịu phèn khi canh tác ngoài đồng (cấp 1 vụ Đông Xuân và 3 ở vụ Hè Thu), gạo thơm, mềm cơm, hàm lượng amylose thấp (LA15 13,26%; LA16 13,07%); hàm lượng protein (LA15 6,62%; LA16 6,35%); năng suất thực tế >6 tấn/ha. Kết quả PCR với các mồi chuyên biệt cho thấy LA15 và LA16 có gen thơm đồng hợp lặn fgr.

Tri thức bản địa về sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Đinh Thanh Sang
Tóm tắt | PDF
Bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ kết hợp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra theo tuyến, nghiên cứu đã ghi nhận được tri thức sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả ghi nhận đuợc 94 loài thuộc 44 họ thực vật, trong đó loài cây thân thảo được sử dụng nhiều nhất (37,2%), kế đến là thân gỗ (23,4%), thân bụi (20,2%), và ít nhất là dây leo (19,2%). Trong đó, có 59,6% số loài được sử dụng dưới dạng rau và 12,8% số loài có UI ≥ 0,8. Nhiều loài được sử dụng dưới dạng rau đã trở thành những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của 100% số hộ được phỏng vấn. Tuy nhiên, việc duy trì và vận dụng nguồn tri thức này trong bảo vệ và phát triển bền vững hệ thực vật của vườn quốc gia chưa được chú trọng. Vì vậy, cần vận dụng triệt để kiến thức, kinh nghiệm quý giá này trong việc thu hái và sử dụng, và đặc biệt ngừng ngay các phương pháp thu hái mang tính “tận diệt”. Địa phương cần thuần hóa, thuơng mại hóa những loài có giá trị kinh tế gắn liền với văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng.

Ảnh hưởng của Brassinolide đến bệnh vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm chất trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco) tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Trang Kiên Bush, Trần Văn Hâu, Trần Sỹ Hiếu, Huỳnh Lê Anh Nhi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành để xác định ảnh hưởng của Brassinolide (BL) đến bệnh vàng lá gân xanh, năng suất và phẩm chất của trái quýt Đường tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 08/2017 đến 10/2018, gồm 5 nghiệm thức là các nồng độ BL: 0,05 μΜ (0,5 mL 0.01SL); 0,10 μM (1,0 mL 0.01SL) và 0,15 μM (1,5 mL 0.01SL), nghiệm thức đối chứng dương (dung dịch - ZnSO4 5,000 ppm + MnSO4 5,000 ppm) và nghiệm thức đối chứng âm (nước). Các nghiệm thức được phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi thu hoạch trái (12 tháng). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, 6 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Sự hiện diện của vi khuẩn “Candidatus Liberibacter asiaticus” trong lá được xác định bằng phương phápPCR với cặp mồi đặc hiệu. Định lượng tinh bột trong lá bằng dung dịch iod được dùng để chẩn đoán bệnh. Kết quả cho thấy nghiệm thức phun BL 0,15 μM định kỳ 2 tuần/lần trong 12 tháng có tỷ lệ bệnh VLGX (2,3%), chỉ số bệnh VLGX (5,9%) thấp nhất, mật số vi khuẩn ở mức không phát hiện được bằngPCR và hàm lượng tinh bột trong lá thấp nhất (0,73 mg/g) và có năng suất cao nhất (28,4 kg/cây), kích thước trái và phẩm chất trái cao hơn so với nghiệm thức đối chứng âm và các nồng độ còn lại.

Ảnh hưởng của màng phủ đến sâu đục củ, sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống khoai lang tím HL491

Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Võ Ngọc Thúy, Lê Vĩnh Thúc, Lê Văn Vàng
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiệu quả của màng phủ lên thiệt hại do sâu đục củ, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ khoai lang tím HL491 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 nghiệm thức là 1/ Không phủ (đối chứng), 2/ Màng phủ bạc và 3/ Màng phủ trong suốt với 4 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức màng phủ bạc khoai lang có chiều dài dây, số dây nhánh, tổng số củ, số củ thương phẩm, kích thước củ, cao hơn so với không phủ và màng phủ trong suốt. Màng phủ bạc hạn chế rất nhiều sự tấn công của sâu hại củ sâu khoai lang

So sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) giai đoạn ương giống từ ba nguồn cá bố mẹ

Nguyễn Hoàng Thanh, Dương Nhựt Long, Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ở giai đoạn ương giống. Cá bố mẹ từ ba nguồn: cá nuôi Đồng Tháp, cá tự nhiên Cà Mau và Kiên Giang đã được nuôi vỗ 3 tháng trong giai. Cá bột được sinh sản nhân tạo từ 15 cặp bố mẹ của mỗi nguồn và ấp riêng theo từng cặp. Sau khi nở 24 giờ, cá bột được gom lại theo 3 nghiệm thức (nguồn cá) và được bố trí trong 6 ao (diện tích mỗi ao 200 m2) với mật độ 500 con/m2. Sau 2,5 tháng ương, khối lượng trung bình của cá Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau lần lượt là 9,26 ± 1,18 g, 6,43 ± 1,07g và 4,13 ± 1,2 g. Cá Đồng Tháp tăng trưởng nhanh nhất và đồng đều nhất, khác biệt có ý nghĩa so với hai nguồn cá còn lại (P0,05) ở ba nghiệm thức (từ 1,16 đến 1,20). Năng suất cá sặc rằn khác biệt không có ý nghĩa giữa ba nguồn cá, trung bình từ 4.654 đến 5.214 kg/ha. Kết quả nghiên cứu nguồn cá bột từ cá bố mẹ Đồng Tháp cho tăng trưởng nhanh hơn so với nguồn Kiên Giang và Cà Mau.

Sự thay đổi chất lượng của xúc xích cá lóc có bổ sung lá đinh lăng (Polyscias fruticosa)

La Thị Bích Ngoan, Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc, Tô Nguyễn Phước Mai
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung lá đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) đến tính chất hóa lý (độ ẩm, khả năng giữ nước, độ bền gel) và giá trị cảm quan của xúc xích cá lóc. Chế độ chần lá đinh lăng thích hợp, ảnh hưởng của việc điều chỉnh pH ban đầu của khối nhũ tương, nhiệt độ và thời gian hấp chín, tỷ lệ lá đinh lăng bổ sung có ảnh hưởng đến sự thay đổi màu sắc và đặc tính cấu trúc, giá trị cảm quan của xúc xích lần lượt được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết hợp chần lá đinh lăng tại nhiệt độ 100°C trong 20 giây với điều chỉnh pH khối nhũ tương về 7,2 và hấp chín sản phẩm ở điều kiện nhiệt độ 85°C, thời gian 14,5 phút đã giúp duy trì màu sắc của lá đinh lăng trong sản phẩm và đặc tính cấu trúc của xúc xích được giữ ổn định (khả năng giữ nước 96,85% và độ bền gel 6358 gf.mm). Với tỷ lệ lá đinh lăng bổ sung là 0,90%, sản phẩm có giá trị cảm quan tốt, thể hiện ở điểm cảm quan màu sắc, mùi, vị, trạng thái đều lớn hơn 4 (tính trên thang điểm 5).

Ảnh hưởng của các mức cho ăn khác nhau lên chất lượng nước, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon) nuôi kết hợp với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata)

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lam Mỹ Lan, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Hoàng Vinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) được thực hiện gồm 6 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Tôm nuôi đơn được cho ăn thức ăn viên theo nhu cầu (nghiệm thức đối chứng), và tôm nuôi kết hợp được cho ăn với 5 mức khác nhau: 100%, 75%, 50%, 25% và 0% (không cho ăn) lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng. Tôm sú (khối lượng 1,79 g) được nuôi với mật độ 150 con/m3 và rong câu  1 kg/m3. Sau 90 ngày nuôi, hàm lượng hợp chất đạm (TAN, NO2-, NO3- và TN) và lân (PO43- và TP) trong nuôi kết hợp luôn thấp hơn nhiều so với nuôi tôm đơn. Tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và năng suất tôm ở mức cho ăn 50% nhu cầu không khác biệt thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng, tương ứng với chi phí thức ăn có thể được giảm 49%. Ngoài ra, tôm luộc chín ở các nghiệm thức nuôi kết hợp có màu đỏ đậm hơn so với tôm nuôi đơn. Thành phần hóa học thịt tôm (độ ẩm, protein, lipid và tro) không bị ảnh hưởng bởi mức cho ăn, ngoại trừ lipid. Kết quả này cho thấy nuôi kết hợp tôm sú-rong câu chỉ với mức cho ăn 50% nhu cầu có thể được xem là tối ưu về hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng nước được cải thiện.

Ảnh hưởng của CO2 lên tỉ lệ sống, tăng trưởng, enzyme tiêu hóa và glucose của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) giai đoạn tôm bột đến tôm giống

Đỗ Văn Bước, Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương, Atsushi Ishimatsu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của CO2 lên tỉ lệ sống, tăng trưởng, hoạt tính enzyme tiêu hóa và glucose của tôm thẻ chân trắng giai đoạn bột (postlarvae 15) đến tôm giống. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức hàm lượng CO2 là 2,32; 7,81; 19,02 và 45,6 mg/L tương ứng với các mức pH là 8,1; 7,6; 7,2 và 6,8; và được lặp lại 3 lần. Tôm có kích cỡ ban đầu là 0,019 g/con và 1,20 cm/con được ương trong bể 200 L, mật độ 100 con/bể và độ mặn 15‰. Sau 45 ngày, tỉ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng cao nhất là 70,0%, và thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L (28,3%). Tăng trưởng của tôm thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L lần lượt là 1,09 g/con và 4,69 cm/con. Hoạt tính enzyme tiêu hóa thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L. Hàm lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L (37,5 mg/100 mL). Hàm lượng CO2 cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, tỉ lệ sống, giảm hoạt tính một số enzyme tiêu hóa và tăng hàm lượng glucose trong máu của tôm thẻ chân trắng.

Ảnh hưởng của độ mặn và tỷ lệ thay thế nước biển bằng nước muối lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia franciscana

Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn và tỷ lệ thay thế nước ót bằng muối biển (TLTT) lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia franciscana. Artemia được nuôi trong chai nhựa 1,5L chứa 1L môi trường nuôi ở mật độ 200 con/L trong 20 ngày với các TLTT 0%, 25%, 50%, 75% và 100% ở mỗi độ mặn 30‰, 40‰, 50‰. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống đạt cao nhất là ở nhóm SW (R0: 89%;74%); thấp nhất là nhóm SSW (R100: 74%; 61%) tương ứng với ngày 7 và 14 trong khi chiều dài và sinh khối đạt 5,9 mm; 2,0g/L ở R0 và 6,8 mm; 3,0 g/L ở R100. Thí nghiệm cũng cho thấy Artemia sống tốt và có khả năng sinh sản trong môi trường SSW với sinh lượng từ 2,76-3,26 g/L cao hơn so với nuôi ở SW (1,96-2,01g/L), đã mở ra việc ứng dụng nuôi sinh khối Artemia bằng nước muối cho các trại giống thủy sản ở vùng xa biển.

Nghiên cứu bổ sung nguồn carbon ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc

Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo, Trương Quốc Phú, Trần Thị Tuyết Hoa, Lý Văn Khánh, Trần Nguyễn Duy Khoa, Trần Thị Thanh Hiền, Lê Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định giai đoạn ấu trùng thích hợp để bổ sung carbon cho sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung carbon ở các giai đoạn ấu trùng tôm khác nhau là giai đoạn 2, 4, 6 và 8, mật độ 60 con/L, bể ương có thể tích 500 lít, nguồn carbon là bột gạo, tỷ lệ C:N = 15:1, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 ngày ương, tôm ở nghiệm thức bổ sung nguồn carbon ở giai đoạn 6 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (10,10±0,20 mm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức bổ sung carbon ở giai đoạn 8 (9,60±0,30 mm), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

Hứa Thái Nhân, Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Hải, Trương Quỳnh Như
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các loài tảo làm thức ăn và mật độ ương ấu trùng phù hợp cho cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Trong thí nghiệm 1, ấu trùng cầu gai (2,0 con/mL) được cho ăn kết hợp các loài tảo khác nhau với 4 nghiệm thức (NT): Nannochloropsis oculata+Chaetoceros gracillis (N+C), N. oculata+ Thalassiosira sp. (N+T), Thalassiosira sp.+C. gracillis (T+C) và N. oculata +Thalassiosira sp.+ C. gracillis (N+T+C). Sau 25 ngày,  tỷ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (60±1,5%) là ở NT (N+T+C) và thấp nhất (40±4,6%) là ở NT N+C.Tăng trưởng về chiều dài tổng (TL), chiều dài thân (BL) và chiều rộng thân (MDL) của ấu trùng ở NT (N+T+C) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P

Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

Nguyễn Trọng Nghĩa, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng gây bệnh của vi khuẩn Edwarsiella ictaluri trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Tổng cộng có 22 chủng vi khuẩn phân lập được từ 25 mẫu cá điêu hồng (Oreochromis sp.) bệnh được thu từ ao ương giống và trong bè nuôi thương phẩm ở hai tỉnh Hậu Giang và Vĩnh Long. Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của cá bệnh là có nhiều đốm trắng trên thận và tỳ tạng. Các chủng vi khuẩn được định danh là E. ictaluri dựa trên những đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, kit API 20E và PCR với cặp mồi đặc hiệu của E. ictaluri. Kết quả phân tích mô học ghi nhận những đặc điểm mô bệnh học điển hình của các đốm trắng trong nội quan ở một số loài cá bị nhiễm vi khuẩn bao gồm các vùng hoại tử, biến đổi cấu trúc mô, hình thành u hạt và xuất huyết trên thận và tỳ tạng. Thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm cho thấy các chủng E. ictaluri phân lập được có khả năng gây bệnh đốm trắng trên nội quan trên cá điêu hồng với dấu hiệu bệnh lý giống như cá bệnh được thu trong bè là thận và tỳ tạng có nhiều đốm trắng. Giá trị LD50 được xác định khoảng 4,7 x 103 CFU/ml.

Ảnh hưởng tỷ lệ C:N khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống cá kèo (Pseudapocryptes elongates)

Lê Quốc Việt, Trần Minh Phú, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ C:N thích hợp cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương cá kèo (Pseudapocryptes elongates) giống theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: (i) đối chứng (không bổ sung carbohydrate), (ii) C:N=15:1, (iii) C:N=20:1 và (iv) C:N=25:1, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương có thể tích 0,5 m3 (chứa 0,3 m3 nước) và nước ương có độ mặn 15‰­­. Cá có khối lượng và chiều dài ban đầu tương ứng là 0,02±0,005 g và 1,50±0,09 cm, được ương với mật độ 1,000 con/m3 (300 con/bể). Trong thời gian ương, các yếu tố môi trường nước như: TAN, nitrite, thể tích biofloc và chlorophyll-a đều nằmtrong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Sau 42 ngày ương, ở nghiệm thức C:N=15:1 đạt kết quả tốt nhất với khối lượng đạt 3,06 g/con, tốc độ tăng trưởng 0,053 g/ngày (8,95%/ngày), tỷ lệ sống 48,8%, sinh khối 1,4 kg/m3 và hệ số thức ăn là 1,08.

Sử dụng các mô hình nghề cá bền vững cho nghề cá ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Tô Văn Phương
Tóm tắt | PDF
Quảng Nam là một trong số các tỉnh có nghề cá phát triển mạnh nhất cả nước. Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là huyện trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản của tỉnh. Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành được xác định theo Nghị định 33 của Chính phủ với tổng diện tích khoảng 900 km2. Tàu thuyền chủ yếu có kích thước và công suất nhỏ, tập trung khai thác ven bờ. Trong những năm gần đây, với tình trạng khai thác quá mức, ngư cụ có tính xâm hại và các hoạt động khai thác/không khai thác đã làm nguồn lợi ven bờ đang cạn kiệt. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra các giá trị tham khảo để phục vụ quản lý, hướng đến bền vững. Nghiên cứu thực hiện trong thời gian 2013 – 2015, khảo sát 110 tàu thuyền khai thác với mục tiêu tìm ra các giá trị tham khảo cho nghề cá. Bằng cách sử dụng mô hình nghề cá bền vững Logistic Schaefer để ước tính các giá trị tham khảo phục vụ quản lý nghề cá, theo đó sản lượng khai thác bền vững nên ở mức 26.500 tấn/năm, ứng với tổng cường lực ở mức 80.500 cheval-vapeur. Để đạt lợi nhuận tối đa cho nghề cá khu vực này (864,5 tỷ đồng) thì cường lực khai thác nên ở mức 64.300 CV, sản lượng khai thác ở mức 25.500 tấn, lúc đó trữ lượng nguồn lợi sẽ là 76.000 tấn. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và chính sách quản lý nghề cá cho huyện Núi Thành theo hướng bền vững tập trung về cắt giảm cường lực, xây dựng mô hình chuyển đổi nghề nghiệp và mô hình tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản theo thể loại cho học sinh tiểu học bằng sơ đồ tư duy

Trịnh Thị Hương, Lữ Hùng Minh
Tóm tắt | PDF
Tóm tắt văn bản là một trong những kỹ năng quan trọng trong đọc hiểu được chú trọng trong tất cả chương trình dạy đọc từ cấp tiểu học ở các nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Singapore, Hàn Quốc, ... Tại Việt Nam, kỹ năng tóm tắt được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập đến khá cụ thể và tường minh trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới với yêu cầu học sinh biết dựa vào những hiểu biết về thể loại văn bản để đọc hiểu và tóm tắt được văn bản đó sau khi đọc xong. Bài viết này trình bày kết quả rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản cho học sinh tiểu học theo từng thể loại bằng sơ đồ tư duy.

Tiếp cận mô hình giáo dục STEM thông qua phần mềm Scratch cho sinh viên sư phạm toán tại Trường Đại học Cần Thơ

Bùi Anh Tuấn, Bùi Lê Diễm, Lâm Minh Huy, Trương Quốc Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm tiếp cận phần mềm Scratch để hình thành các sản phẩm trong mô hình giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm Toán tại trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, các sản phẩm STEM-Scratch của nhóm thực nghiệm được đánh giá định lượng bằng phần mềm Dr. Scratch. Một nghiên cứu thống kê được tiến hành để đánh giá tính hiệu quả của cách tiếp cận này và chỉ ra cách thức cải tiến các sản phẩm STEM-Scratch trong mô hình Giáo dục STEM.

Chính sách an sinh xã hội - tầm nhìn nhân văn sâu sắc trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh

Nguyễn Đức Khiêm
Tóm tắt | PDF
Tin dân, trọng dân, đề cao dân - triết lý hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn tột bậc: nhân dân được độc lập, được tự do, được nâng cao mức sống, điều kiện sống, chất lượng sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Mong muốn này đã trở thành mối quan tâm, trăn trở, nỗi niềm day dứt trong tâm trí của Hồ Chí Minh và trở thành những hành động cụ thể, những việc làm thiết thực, sâu xa hơn nữa là trở thành những chủ trương, chính sách, đường lối sáng suốt, đúng đắn. Điển hình là chính sách dưỡng dân mà thực chất là chính sách an sinh xã hội. Chính điều này đã tạo nên sức mạnh và tác dụng to lớn đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bài viết, bước đầu tìm hiểu nét đặc sắc thể hiện tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh thông qua tư tưởng của Người về chính sách an sinh xã hội.

Added service: key factor affecting the consumer satisfaction to supermarket service quality in Can Tho Big C

Võ Minh Sang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của siêu thị trong năm 2015 và 2017 với mục tiêu: (1) Đánh giá sự thay đổi mức độ tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng và (2) Xác định các thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu định lượng được tiến hành ở năm 2015 và năm 2017, mẫu được chọn là người tiêu dùng đã từng mua sắm ở siêu thị Big C Cần Thơ. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng là phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và phân tích cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: (1) Có sự thay đổi mức độ tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ siêu thị đến sự hài lòng của khách hàng, cụ thể có sự dịch chuyển mức độ tác động của nhân tố giá cả cảm nhận, cao nhất trong mô hình ở thời điểm nghiên cứu năm 2015, sang nhân tố dịch vụ, có tác động cao nhất trong mô hình ở thời điểm nghiên cứu năm 2017 (thời điểm năm 2015 không có ý nghĩa trong mô hình) và (2) Xác lập các thành phần của chất lượng dịch vụ siêu thị tác động đến sự hài lòng của khách hàng gồm: hàng hóa; nhân viên; mặt bằng; an toàn; dịch vụ và giá cả cảm nhận.

Mối quan hệ giữa lợi nhuận tối ưu, lượng đặt hàng tối ưu và giá mua lại trong chuỗi cung ứng xem xét mức lo ngại hao hụt: Trường hợp chuỗi cung ứng tôm sú ở tỉnh Cà Mau

Nguyễn Thắng Lợi, Châu Thị Lệ Duyên, Trương Quỳnh Hoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thực hiện việc xây dựng các hàm số toán học và kiểm định mối quan hệ giữa kỳ vọng lợi nhuận tối ưu, lượng đặt hàng tối ưu và giá mua lại trong chuỗi cung ứng tôm gồm hai cấp độ, xem xét đến yếu tố lo ngại sự hao hụt. Nghiên cứu sử dụng mô hình toán học để xây dựng hàm số và xử lý số liệu qua phần mềm Matlab. Các số liệu ở cả hai dạng sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ Công ty Minh Phú và các thành tố trong chuỗi cung ứng tôm sú tại tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu đã tìm thấy có sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng của chuỗi cung ứng tập trung và chuỗi cung ứng phân cấp trong việc tối ưu hóa lợi nhuận của các nhân tố tham gia của hai chuỗi cung ứng này. Kết quả còn cho thấy rằng nhu cầu bất định và các mức lo ngại rủi ro khác nhau sẽ tác động trực tiếp đến các thay đổi quyết định về tồn kho của các thành phần trong chuỗi cung ứng tôm.

Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng MIA Nha Trang

Phí Hải Long
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đánh giá sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng MIA Nha Trang. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng bao gồm: mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình, sự đồng cảm, mức độ đáp ứng, giá cả cảm nhận. Kết quả phân tích dữ liệu với 350 mẫu khảo sát cho thấy sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng MIA Nha Trang chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: năng lực phục vụ, sự đồng cảm, mức độ đáp ứng,giá cả cảm nhận. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng MIA Nha Trang.

Quy mô thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng và tương tác của chúng đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển

PhẠm ThỊ HỒng Vân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tác động giữa quy mô thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng và tương tác của chúng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2017 bằng phương pháp S-GMM sai phân hai bước trên mô hình bảng động. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi tương tác giữa chúng làm giảm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát tại các quốc gia đang phát triển còn ở mức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời, công nghệ, hiệu quả chính phủ và chất lượng luật pháp tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.