Nguyễn Thị Hồng Vân * Huỳnh Thanh Tới

* Tác giả liên hệ (nthvan@ctu.edu.vn)

Abstract

In this experiment, Artemia was reared at 200 nauplii/L in 1.5L cones contained 1L cultured medium and light aeration, at the salinity of 30‰, 40‰, and 50‰with substitution rates of seawater (SW) to sea-salt water (SSW) by 0, 25, 50, 75 and 100% culture medium for each salinity; 3 replicates for each treatment. The culture was maintained for 20 days aiming to find out the effects of the salinity levels and substitution in the proportion of SW to SSW. The results showed that survival rate was highest at the SWgroup (R0: 89% and 78%) and the lowest was the SSW group (R100:74%; 61%) at 7th and 14th day respectively. Meanwhile, the length and biomass reached 5.9 mm, 2.0 g/L for R0 and 6.8 mm, 3.0g/L for the R100 group. In addition, Artemiacan live normally in sea-salt water via their reproductive activity. Moreover, the harvested biomass (2.76-3.26g/L) in SSW group was higher than those was collected in seawater group (1.96-2.01 g/L) giving a potential to develop a cost-effective Artemia biomass culture for inland hatcheries.
Keywords: Artemia, growth, salinity, survival, substitution rate

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn và tỷ lệ thay thế nước ót bằng muối biển (TLTT) lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia franciscana. Artemia được nuôi trong chai nhựa 1,5L chứa 1L môi trường nuôi ở mật độ 200 con/L trong 20 ngày với các TLTT 0%, 25%, 50%, 75% và 100% ở mỗi độ mặn 30‰, 40‰, 50‰. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống đạt cao nhất là ở nhóm SW (R0: 89%;74%); thấp nhất là nhóm SSW (R100: 74%; 61%) tương ứng với ngày 7 và 14 trong khi chiều dài và sinh khối đạt 5,9 mm; 2,0g/L ở R0 và 6,8 mm; 3,0 g/L ở R100. Thí nghiệm cũng cho thấy Artemia sống tốt và có khả năng sinh sản trong môi trường SSW với sinh lượng từ 2,76-3,26 g/L cao hơn so với nuôi ở SW (1,96-2,01g/L), đã mở ra việc ứng dụng nuôi sinh khối Artemia bằng nước muối cho các trại giống thủy sản ở vùng xa biển.
Từ khóa: Artemia, độ mặn, sinh trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ thay thế

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 1: Tỷ lệ sống và chiều dài Artemia ngày 14 (biểu đồ hình cột: chiều dài và hình line: tỷ lệ sống)

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy độ mặn và TLTT là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến TLS của Artemiavà không có ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Vào ngày 7 ảnh hưởng độc lập của các nhân tố này ở mức độ thấp (p=0,03-0,04) nhưng đã trở nên rõ ràng hơn vào ngày 14 (p=0,000-0,001; Bảng 3)

Về tăng trưởng chiều dài của Artemia(Bảng 3), kết quả cho thấy vào ngày nuôi thứ 7 Artemiacó chiều dài biến thiên từ 2,11 mm (S30-0) đến 3,57 mm (S50-R100) và khá khác biệt ở các NT. Tuy nhiên, vào ngày nuôi thứ 14 chiều dài giữa các NT đều đạt từ 5,8-6,8mm và có sự khác biệt không đáng kể(p>0,05) giữa các NT ngoại trừ S30-100 và S30-0; S50-25 (khác biệt có ý nghĩa, p<0,05). Kết quả thống kê trong bảng 3 và hình 1, NT đối chứng cũng chứng minh đối với chiều dài, độ mặn không ảnh hưởng nhiều (vào ngày 7) hoặc rất ít (ngày 14) và điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây rằng Artemialà loài rộng muối có thể sống và sinh trưởng ở độ mặn từ nước biển tự nhiên đến các hồ nước mặn có độ mặn lên đến 200‰ (Lavens và Soorgeloos, 1996; Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007; Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới., 2017). Tuy nhiên việc thay thế môi trường nuôi từ nước biển qua nước muối có tác động đáng kể đến tăng trưởng của Artemia(Bảng 3), TLTT càng cao thì tăng trưởng cũng tốt hơn nhất là ở các độ mặn thấp 30-40‰ (Hình 1). Xét về mặt lý thuyết thì Artemiaở các NT ĐC (độ mặn được pha từ nước biển) phải có tăng trưởng tốt hơn các ở các NT thay thế bởi vì nó có các thành phần đa vi lượng gần với nước biển tự nhiên thích hợp cho các sinh vật sống, trong khi nước muối biển mặc dù có các thành phần muối đa lượng gần với nước biển nhưng số lượng các khoáng vi lượng ít (Kolev et al., 2013).Tuy nhiên trong thí nghiệm này đã có một khuynh hướng ngược lại, nguyên do có thể vì Artemialà một loài có khả năng chịu đựng các môi trường rất khắc nghiệt, dễ thích nghi với các thành phần muối, khoáng…khác nhau ở sinh cảnh sống của mình (Van Stappen, 2002) nên có lẽ việc mất đi một số nguyên tố vi lượng không ảnh hưởng nhiều đến chúng. Thêm vào đó việc sử dụng thức ăn chế biến chuyên dùng cho Artemiamà thành phần có bổ sung thêm khá nhiều các loại khoáng vi lượng (Dương Thị Mỹ Hận và ctv., 2016; Dương Thị Mỹ Hận và ctv., 2017) có lẽ cũng đã bổ sung phần nào các thiếu hụt ở nước muối. Ngoài ra, cũng phải kể đến là về mặt sinh học thì tăng trưởng cá thể phụ thuộc rất nhiều vào mật độ và đây là mối tương quan tỷ lệ nghịch, điều này là một trong những nguyên nhân giải thích cho việc tăng trưởng tốt hơn ở các NT thay thế nước muối so với ĐC (TLS ở ĐC là cao nhất và thấp nhất là ở TLTT 100%; Hình 1).

Bảng 3: Kết quả phân tích ANOVA hai nhân tố (giá trị p) của các chỉ tiêu tỷ lệ sống, chiều dài của Artemia

(***: khácbiệtcó ý nghĩa p<0,001; **: p<0,01 và *: p<0,05)

Artemia trong thí nghiệm bắt cặp vào ngày thứ 15 – 16 ngày tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới (2017) ở cùng độ mặn. Sức sinh sản của Artemia dao động trong khoảng 20-90 số phôi/con cái (Hình 2), cao nhất ở NT đối chứng và thấp nhất là ở NT S50-25. Mức sinh sản này ở lứa đầu tiên là bình thường so với sinh học của Artemia (Lavens và Sorgeloos,1996; Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007; Nguyễn Thị Hồng Vân và ctv., 2011). Biến động về sức sinh sản ở các NT không tuân theo quy luật nào cả, tuy nhiên mục tiêu của thí nghiệm này là chỉ muốn tìm hiểu xem Artemia có khả năng sinh sản hay không trong môi trường nước muối để làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 2: Sức sinh sản của Artemiaở các NT(n=30)

Hình 3: Phương thức sinh sản của Artemiatrong thí nghiệm

Hình 4: Sinh khối Artemiathu ở các nghiệm thức (các cột có cùng chữ cái thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; p>0,05)

Artemia luôn có 2 phương thức sinh sản là đẻ trứng bào xác (cyst) và đẻ con (nauplii). Khi quần thể bắt đầu sinh sản, phương thức sinh sản ưu thế của các NT trong thí nghiệm là đẻ trứng bào xác (53,3-90%) tuy không theo quy luật nào, điều này ngược lại với một số nghiên cứu trước đây là Artemia có khuynh hướng đẻ con ở lứa đẻ đầu tiên (Soorgeloos et al., 1980; Nguyễn Thị Ngọc Anh., 2009), sự khác biệt này có thể do điều kiện thí nghiệm khác nhau như về thức ăn, nhiệt độ, môi trường nuôi, ...nhưng cần có theo dõi lâu dài hơn để tìm hiểu.Tuy nhiên cũng theo Nguyễn Văn Hòa và ctv., (2007); Nguyễn Thị Ngọc Anh(2009) thì quần thể Artemia ở tình trạng ổn định khi mức sinh sản đẻ con là khoảng 10-15%. Như vậy đa số các NT trong thí nghiệm này đều ở tình trạng đang bổ sung thêm quần thể (tỷ lệ sinh sinh nauplii cao hơn 15%) ngoại trừ NT S30-R75 và S50-R50.

Sau 20 ngày nuôi năng suất sinh khối ở các NT dao động từ 1,96-3,26 g/L, cao nhất đạt được ở S30-100 (3,26gram/L) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với thấp nhất là S30;40-0 (1,96g). Các NT khác mặc dù có khác biệt nhưng đều ở dạng trung gian giữa thấp nhất và cao nhất và sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05; Hình 4). Sinh khối thu ở các nghiệm thức đối chứng (ĐC, nước biển hoàn toàn) đạt cao hơn so với kết quả của Lê Văn Thông và ctv. (2018) khi nuôi ở cùng độ mặn nhưng mật độ thả cao hơn (500nauplii/L) với nhiều phương pháp thu hoạch khác nhau (1,08-1,48g/L).

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy tỷ lệ thay thế là tác nhân duy nhất có ảnh hưởng đến lượng sinh khối thu (p=0,00013) trong khi độ mặn không ảnh hưởng và cũng không tìm thấy sự tương tác giữa độ mặn và TLTT (p=0,368 và p=0,944 theo thứ tự tương ứng). Nếu chỉ tính trung bình lượng sinh khối thu ở các tỷ lệ thay thế cộng dồn từ các độ mặn thì sự thay thế từ 25-75% nước muối (2,17-2,46g) vào môi trường nuôi khác biệt không ý nghĩa với ĐC (1,98g) nhưng việc sử dụng 100% nước muối cho lượng sinh khối thu cao hơn (3,04g) có ý nghĩa so vớitất cả các TLTT khác và ĐC. Tuy nhiên nhóm thay thế từ 50-100% bất chấp độ mặn là nhóm các NT có lượng sinh khối không quá khác biệt (Hình 4), đặc biệt là độ mặn 30‰ là nhóm phù hợp hơn cả cho nuôi sinh khối.

Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy, mặc dù lượng sinh khối sinh ra là tổ hợp của TLS và tăng trưởng của sinh vật nhưng trong trường hợp thí nghiệm này ở TLS trên 50% (tương đồng với TLS thu được ở ngoài đồng khi Artemiađạt tới trưởng thành) thì tăng trưởng vẫn đóng vai trò quan trọng hơn (Hình 1) đối với lượng sinh khối thu, do vậy khi thử nghiệm nuôi đại trà muốn tăng lượng sinh khối cần quan tâm tới tăng TLS mà không làm giảm sự tăng trưởng.

Độ mặn và tỷ lệ thay thế nước biển bằng nước muối đều góp phần ảnh hưởng đến TLS và tăng trưởng của Artemia, tuynhiên TLTT có ảnh hưởng lớn hơn.

Tăng trưởng và sinh khối thu của Artemia trong thí nghiệm này tỷ lệ thuận với TLTT môi trường nuôi bằng nước muối.Thay thế từng phần (50%-75%) hoặc toàn phần (100% nước muối) ở tất cả các độ mặn nghiên cứu đều có thể ứng dụng để nuôi thu sinh khối (TB từ 2,4-3,0g/L). Tuy nhiên năng suất Artemiatốt nhất thu được ở độ mặn 30‰ với nước muối hoàn toàn (3,26g).

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh sản cho thấy Artemia hoàn toàn có thể sống bình thường trong môi trường nước muối biển, tuy nhiên cần có thêm các thử nghiệm lâu dài và quy mô lớn hơn trước khi áp dụng rộng rãi.

Khi thử nghiệm nuôi đại trà nên chọn độ mặn 30‰ để tiết kiệm chi phí muối đồng thời kết quả thu sinh khối cũng tiềm năng hơn các độ mặn khác.

Tiếptục nghiên cứu nhiều hơn về sinh học sinh sản, mật độ, thức ăn, hệ thống nuôi phù hợp cho việc nuôi sinh khối Artemia trong môi trường nước muối biển để tìm ra được các biện pháp tối ưu cho việc phát triển một quy trình nuôi hoàn chỉnh ngoài thực tế phục vụ cho các trại giống nội địa xa biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dhont, J., and Lavens, P., 1996. Tank production and use of on grown Artemia. In: Sorgeloos, P., Lavens, P. (Eds.), Manual on the Production andUseof Live Food for Aquaculture. FisheriesTechnicalPaper No. 361. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rome, pp.164–194.

Dương Thị Mỹ Hận, Nguyễn Văn Hòavà Nguyễn Thị Ngọc Anh,2016. Ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscanaVĩnh Châu. Tạp chí Khoa học và Phát triển: 1: 1-9.

Dương Thị MỹHận, NguyễnThị Ngọc Anhvà NguyễnVăn Hòa, 2017. Ảnh Hưởng Của Hàm Lượng Lipid Khác Nhau Trong Thức Ăn Chế Biến Lên Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Artemia FranciscanaVĩnh Châu. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam: 3(76): 94-100.

Kolev, H,Tyuliev, G.,Christov,C., andKostov, K.L., 2013. Experimental study of the surface chemical composition of sea salt crystallized during evaporation of seawater under natural conditions. Bulgarian Chemical Communications. 45(4): 584–591.

Lavens, P., and Sorgeloos, P., 1996. Manual on the Production and Use of Live Food for Aquaculture. FAO Fisheries Technical Paper (361). Rome, 305 pages.

Lê Văn Thông và NguyễnVăn Hòa, 2018. Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và phương thức thu hoạch đến năng suất của sinh khối Artemia franciscana nuôi trên bể. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1): 129-141.

Léger, P., Bengtson, D.A., Simpson, K.L., and Sorgeloos, P., 1986. The use and nutritional value of Artemiaas a food sources. Oceanography and Marine Biology: An Annual Review. 24: 521-623.

NguyễnThị Hồng Vân, NguyễnVăn Hòa, Trần NguyễnHải Nam và Trần Hữu Lễ, 2010. Khả năng sử dụng các loại sinh khối khác nhau trong ương nuôi một số loài cá nước ngọt.Tạpchíkhoa học Đại học Cần Thơ. 15a: 241-252

NguyễnThị Hồng Vân, Dương Thị MỹHận và NguyễnVăn Hòa, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và sinh sản của hai dòng ArtemiaSan Francisco bay (SFB_VC) và Great Salt Lake (GSL). Trong: KỷyếuHộinghị Khoa học Thủy sản lần 4, ngày 26 tháng 01 năm 2011, Cần thơ. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ, 126-136.

NguyễnThị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới. 2017. Ảnh hưởngcủađộ mặn thấp lên sinh trưởng và sinh sản của Artemiafranciscana dòng Vĩnh Châu. Tạp chí khoa học Trường Đại học CầnThơ. 53b: 41-48.

Anh, N.T.N.,,2009. Optimization of ArtemiaBiomass in salt ponds in Vietnam and use as feed ingredient in local aquaculture. Doctor of philosophy thesis. Ghent University, Belgium.

NguyễnThị Ngọc Anh, 2011. Sử dụng sinh khối Artemialàm thức ăn trong ương nuôi các loài thủy sản nước lợ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b:168-178.

Nguyễn Văn Hòa , Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thanh Tới và Trần Hữu Lễ, 2007. Artemianghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh,134 trang.

Sorgeloos, P., 1980. Life history of the brine shrimp Artemia. In Persoone, G., Sorgeloos, P., Roels, O., and Jaspers, E. (Eds). The brine shrimp Artemia. Morphology, genetics, Radiobiology, toxicology. UniversaPress. Wetteren, Belgium, pp. 19-22.

Sorgeloos, P., 1986. Life history of the brine shrimp Artemia. In: G. Persoone, P. Sorgeloos, O. Roelsand E. Jaspers, (Eds.), Volume 1: Morphology, Genetics, Radiobiology, Toxicology, Proceeding of the International Symposium on the brine shrimp Artemia salina. Corpus Chritis, Texa, USA, August 20-23, 1979. UniversaPress, Wettern, Belgium: 19-22.

Van Stappen, G., 2002. Zoogeography.In:Abatzopoulos, T.J., Beardmore, J. A., Clegg, J. S., andSorgeloosP.(Eds). Artemia: Basic and Applied Biology. Dordrecht: Kluwer Academic Publishers. Belgium,pp.171–224.