Ảnh hưởng của màng phủ đến sâu đục củ, sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống khoai lang tím HL491
Abstract
Tóm tắt
Article Details
Tài liệu tham khảo
Hình 1: Sự thay đổinhiệt độ đất giồng khoai trong ngày khi sử dụng màng phủ khác nhauở thời điểm xử lý xuống củ
Chiều dài dây khoai lang ở thời điểm 14 ngàysau trồng (NST) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức thí nghiệm (Bảng 1). Ở nghiệm thức phủ màng phủ trong suốt có chiều dài dây dài nhất 27,5 cm. Tuy nhiên, ở nghiệm thức phủ bạc và đối chứng chiều dài dây không khác nhau. Kết quả ở Bảng 1 cho thấy số nhánh ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất so với 2 nghiệm thức còn lại. Hanada (1991) chứng minh rằng dùng màng phủ giúp tăng nhiệt độ đất vào ban ngày, duy trì được ẩm độ đất, bảo vệ sa cấu và dinh dưỡng của đất. Ojeniyi and Adetoro (1993) và Awodum and Ojeniyi (1999) cho rằng màng phủ cải thiện các hoạt động sinh học trong đất, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng do đó làm tăng độ phì nhiêu cho đất thông qua các hoạt động phân hủy các chất hữu cơ trong đất. Điều này có thể là nguyên nhân giúp cho dây khoai lang có phủ màng phủ phát triển nhanh hơn không phủ.
Bảng 1: Chiều dài dây và số nhánh trên cây khoai lang ảnh hưởng bởi màng phủ ở 14 và 28 ngày sau khi trồng
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.**: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. NST: ngày sau trồng
Kết quả Hình 2 cho thấy tỷ lệ SĐCKL ở nghiệm thức đối chứng cao nhất ở tất cả các giai đoạn, còn nghiệm thức màng phủ trong suốt thì không thấy xuất hiện SĐCKL ở giai đoạn từ 103 ngày đến 125 ngày sau khi trồng. Sâu đục củ xuất hiện thấp ở các lần lấy mẫu trong giai đoạn này, củ khoai ở nghiệm thức màng phủ trong suốt còn nhỏ và có dây vẫn không có củ. Tuy nhiên, đến giai đoạn thu hoạch 136 ngày thì tỷ lệ SĐCKL của nghiệm thức màng phủ trong suốt (5,5%) cao hơn màng phủ bạc (4,8%). Còn đối với nghiệm thức màng phủ bạc so với đối chứng thì có tỷ lệ SĐCKL thấp hơn từ đầu vụ đến cuối vụ, đặc biệt ở giai đoạn thu hoạch thì có tỷ lệ SĐCKL thấp nhất so với hai nghiệm thức còn lại.
<Object: word/embeddings/Microsoft_PowerPoint_Slide.sldx>
Hình 2: Tỷlệ thiệt hại do sâu đục củ khoai lang tại các thời điểm quan sát
Ở thời điểm thu hoạch 136ngày sau khi trồng cho thấy ở nghiệm thức sử dụng màng phủ bạcvà màng phủ trong suốt chiều dài củkhoai langcao hơn so với nghiệm thức đối chứng không sử dụng màng phủ(Hình 3).Đường kính củ khoai lang ở nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc cao hơn so với ở nghiệm thức màng phủ trong suốt. Ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức màng phủ trong suốt, đường kính củ khoai lang không có khác biệt ý nghĩa thống kê (Hình 3). Từ kết quả này cũng cho thấy, đối với việc canh tác khoai lang thì việc sử dụng màng phủ bạc cho kết quả cao hơn so với sử dụng màng phủ trong suốt hay không phủ.
<Object: word/embeddings/Microsoft_PowerPoint_Slide1.sldx>
Hình 3: Kích thước và khối lượng củ khoai lang ở thời điểm thu hoạch
Kết quả Hình 3cho thấy ở thời điểm thu hoạch nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc khoai langcó khốilượng củ trên dây cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại. Khối lượng củ khoai lang trên dây thấp nhất khi giồng được phủmàng phủ trong suốt là 65,8 g/củ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng màng phủ bạc giúp khốilượng củ khoai lang lớn hơn so với không sử dụng màng phủ. Ngoài ra, Hanada (1991) cũng cho rằng sử dụng màng phủ bạc giúp cây trồng hấp thu các dưỡng chất trong đất như N, P, K, Ca, Mg cao hơn gấp 1,4-1,5 lần so với cây trồng không sử dụng màng phủ.Qua thí nghiệm này cho thấy loại màng phủ có ảnh hưởng lên sự hình thành năng suất khoai lang.
Kết quả Bảng 2cho thấy ở nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc có số củ trên dây nhiều hơn (4,3củ/dây) ở nghiệm thức sử dụng màng phủ trong suốt(2,3 củ/dây) nhưng lại không khác biệt với nghiệm thức đối chứng (3,5củ/dây). Kết quả trên cho thấy sử dụng màng phủ bạc trong canh tác khoai lang giúp khoai lang cho nhiều củ hơn so với việc sử dụng màng phủ trong suốt. Số củ thương phẩm trên dây của nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc nhiều hơn (1,8củ/dây) nhưng lại không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức có số củ thương phẩm thấp nhất là nghiệm thức sử dụng màng phủ trong suốt(0,8củ/dây).
Bảng 2: Tổng số củ và số củ thương phẩm trên dây
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Kết quả trình bày ở Hình 4cho thấy năng suất thu được từ nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc cao hơn so với nghiệm thức sử dụng màng phủ trong suốtvà nghiệm thức đối chứng. Năng suất thu được từ nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc là 13,0tấn/ha trong khi nghiệm thức sử dụng màng phủ trong suốtchỉ đạt 1,1tấn/ha và nghiệm thức đối chứng không sử dụng màng phủ đạt 11,7 tấn/ha. Ở nghiệm thức màng phủ trong suốt rễ dây khoai có khuynh hướng mọc dài ra, hệ rễphát triểnmạnh, nhưng có rất ít rễ tạo thành củdẫn đếnnăng suất thấp. Năng suất ở các nghiệm thức thí nghiệm đều thấp hơn rất nhiều so với điều tra thực tế từ nông dân như kết quả điều tra của Lê Thị Thanh Hiền và ctv.(2014), có lẽ do trong quy trình canh tác việc cung cấp phân bón và nước cho khoai lang bị giới hạn.
Hình 4: Năng suất thu được từ thí nghiệm trên cây khoai lang
Kết quả ghi nhận các chỉ tiêu về phẩm chất của củ gồm độ cứng củ, độ Brix thịt củ, hàm lượng chất khô được trình bày trong Bảng 3. Độ Brix thịt củ (dao động 4,95-5,55%) và hàm lượng chất khô (dao động 25,15-29,60%), khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê, nhưng độ cứng của củ ở nghiệm thức đối chứng (7,64 kgf/mm2), cao hơn có ý nghĩa qua phân tích thống kê so với màng phủ trong suốt (7,35 kgf/mm2), còn màng phủ bạc không khác biệt qua phân tích thống kê so với đối chứng và màng phủ trong suốt.
Bảng 3: Ảnh hưởng của màng phủ đến độ cứng, độ brix vàhàm lượng chất khô của củ khoai lang sau khi thu hoạch
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Hình 5: Màu sắc của khoai lang ở nghiệm thức đối chứng (A) và phủ bạc (B)
Nghiệm thức sử dụng màng phủ bạc nhận thấy củ khoai lang cómàu sắc sáng đẹp (Hình 5B) so với nghiệm thức đối chứng không sử dụng màng phủ(Hình 5A).
Trồng khoai lang sử dụng màng phủ bạc cho năng suất cao hơn so với canh tác không phủ (tăng 11,1%). Dây khoai lang phát triển tốt ở giai đoạn đầu, có tổng số củ trên dây nhiều (4,3 củ/dây). Các chỉ tiêu về phẩm chất như độ cứng, độ Brix, hàm lượng chất khô thịt củ không không thay đổi. Màng phủ bạc hạn chế sâu đục củ khoai lang tấn công.
LỜI CẢM TẠ
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn Sở Khoa học công nghệ Vĩnh Long đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện thông qua đề tài số 03/HĐ-2014 về xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Agbede, T.M., Adekiya, A.O., and Ogeh J.S., 2013. Effects of Chromolaenaand Tithoniamulches on soil properties, leaf nutrient composition, growth and yam Yield. West African Journal of Applied Ecology. 21(1): 15-29.
Awodum, M.A., and Ojeniyi, S.O., 1999. Use of weed mulches for improving soil fertility and maize performance. Applied Tropical Agriculture. 2: 16-30.
Brown, J.E., Woods, F.W. and Channell-Butcher, C., 1998. Effect of black plastic mulch and row cover on sweet potato production. J. Veg. Crop. Prod. 4(1): 49-55.
Ham, J.M., Kluitenberg, G.J. and Lamont, W.J., 1993. Optical-properties of plastic mulches affect the field temperature regime. Journal of the American Society for Horticultural Science. 118(2): 188-193.
Hanada, T. 1991. The effect of mulching and row covers on vegetable production. Food and fertilizer technology center (ASPAC). ExtentionBulletin. 332 pages.
Hou, F., Zhang, L., Xie, B., Dong, S., Zhang, H., Li, A., and Wang, Q., 2015. Effect of plastic mulching on the photosynthetic capacity, endogenous hormones and root yield of summer-sown sweet potato (Ipomoea batatas(L). Lam.) in Northern China. Acta PhysiolPlant. 37(8):164.
Lamont, W.J. (996. What are the components of a Plasticulturevegetable system? HortTechnology. 6(3):150-154.
Lê Thị Thanh Hiền, Lê Vĩnh Thúc và NguyễnBảo Vệ,2014. Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát dinh dưỡng kali, canxitrên khoai lang (Ipomoea batatasLam.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 4: 14-23.
Lin, K.H., Lai, Y.C., Chang, K.Y., Chen, Y.F., Hwang, S.Y., and Lo, H.F., 2007. Improving breeding efficiency for quality and yield of sweet potato. Botanical Studies. 48: 283-292.
Mario, O.S., Octavio, P.Z., and Oscar, L.A., 1995. Effect of transparent mulch on insect populations, virus diseases, soil temperature, and yield of cantaloupin a tropical region. New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science. 23(2): 199-204.
NguyễnThị Hồng Lĩnh, NguyễnMinh Luân, Lê Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục củ khoai lang (Nacoleiasp.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 111-119.
NguyễnVăn Huỳnh, NguyễnThị Nghiêm, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2009. Thử nghiệm mô hình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh (IPM) cho sản xuất rau an toàn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 41-53.
Novak, B., ŽutićI., Toth, N., and Dobričević, N., 2007. Sweet potato [Ipomoea batatas(L.) Lam] yield influenced by seedlings and mulching. AgriculturaeConspectus Scientificus. 72(4): 357-359.
Ojeniyi, S. O., and Adetoro, A. O., 1993. Use of Chromolaenamulch to improve yield of late season tomato‖. Nigerian Journal Technical Education. 10: 144-149
Onwueme, I.C., 1978. The tropical tuber crops: yam, cassava, sweet potato and cocoyams. John Willey and Sons, New York. 234 pages.
Tarara, J.M., and Ham, J.M., 1999. Measuring sensible heat flux in plastic mulch culture with aerodynamic conductance sensors. Agricultural and Forest Meteorology. 95(1): 1-13.
Tổng Cục Thống Kê, 2016. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217.
Trần Thị Ba, 2006. Ảnh hưởng của màng phủ đến tiểu môi trường, bù lạch - rầy mềm, sự sinh trưởng và phẩm chất của dưa leo - dưa hấu ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ ngành trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.
Trần Thị Ba, Nguyễn Bảo Vệ và Võ Thị Bích Thủy, 2004. Nâng cao năng suất và phẩm chất dưa hấu mùa mưa bằng biện pháp phủ liếp và liều lượng phân đạm tại Cần Thơ. Tạp chí Khoahọc Trường Đại học Cần Thơ. 2: 106-115.