Nguyễn Hoàng Thanh * , Dương Nhựt Long Dương Thúy Yên

* Tác giả liên hệ (hoangthanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was aimed to evaluate effects of broodstock sources on growth and survival rate of snakeskin gourami in the nursing stage. Three sources of broodstock including cultured fish in Dong Thap, wild fish in Ca Mau and Kien Giang provinces were reared for three months in hapas. The fry were artificially propagated from 15 pairs of breeders of each sources and kept separate by families during incubation. After 24 hours, the fry were pooled by broodstock sources (3 treatments) and stocked in 6 ponds (area of 200m2/pond) at the density of 500 fry/m2. After 2.5 months of rearing, the final mean weight of fingerlings from Dong Thap, Kien Giang and Ca Mau were 9.26 ± 1.18 g, 6.43 ± 1.07g and 4.13 ± 1.2 g, respectively. Dong Thap fish had the highest growth and the most uniform size, significantly different from Ca Mau and Kien Giang fish (P<0.05). However, survival rate of Dong Thap fish (22.3 ± 1.3%) was lower than that of Kien Giang (27.6 ± 1.7%) (P=0.06) and Ca Mau (26.2 ± 1.1%) (P=0.13). Feed conversion ratios were similar (P>0.05) among treatments (from 1.16 to 1.20). The fingerling yields were not significantly different among three sources, averaged from 4,654 to 5,214 kg/ha. Research results of fry from Dong Thap broodstock faster grow than those of Kien Giang and Ca Mau sources.
Keywords: growth, nursing stage, snakeskin gourami, survival rate, Trichopodus pectoralis

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ở giai đoạn ương giống. Cá bố mẹ từ ba nguồn: cá nuôi Đồng Tháp, cá tự nhiên Cà Mau và Kiên Giang đã được nuôi vỗ 3 tháng trong giai. Cá bột được sinh sản nhân tạo từ 15 cặp bố mẹ của mỗi nguồn và ấp riêng theo từng cặp. Sau khi nở 24 giờ, cá bột được gom lại theo 3 nghiệm thức (nguồn cá) và được bố trí trong 6 ao (diện tích mỗi ao 200 m2) với mật độ 500 con/m2. Sau 2,5 tháng ương, khối lượng trung bình của cá Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau lần lượt là 9,26 ± 1,18 g, 6,43 ± 1,07g và 4,13 ± 1,2 g. Cá Đồng Tháp tăng trưởng nhanh nhất và đồng đều nhất, khác biệt có ý nghĩa so với hai nguồn cá còn lại (P<0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ sống của cá Đồng Tháp (22,3 ± 1,3%) thấp hơn so với cá Kiên Giang (27,6 ± 1,7%) (P=0,06) và Cà Mau (26,2 ± 1,1%) (P=0,13). Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tương đương (P>0,05) ở ba nghiệm thức (từ 1,16 đến 1,20). Năng suất cá sặc rằn khác biệt không có ý nghĩa giữa ba nguồn cá, trung bình từ 4.654 đến 5.214 kg/ha. Kết quả nghiên cứu nguồn cá bột từ cá bố mẹ Đồng Tháp cho tăng trưởng nhanh hơn so với nguồn Kiên Giang và Cà Mau.
Từ khóa: Cá sặc rằn, tăng trưởng, tỉ lệ sống, Trichopodus pectoralis, ương cá giống

Article Details

Tài liệu tham khảo

APHA, AWWA and WEF. 1999. Standard Method for the Examination of Water and Waste Water, Washington DC.

Bành Tuấn Đức và Dương Thúy Yên, 2013. Sinh trưởng và tỉ lệ sống của các dòng cá rô đồng (Anabas testudineus) trong cùng điều kiện nuôi. Tuyển tập Hội nghị khoa học trẻ ngànhThủy sản toàn quốc lần thứ IV. Tp. Hồ Chí Minh, 6-7/06/2013. 173-179.

Biswas, S.P., 1993. Manual ofMethods in fish biology. IstEdition, South Asian Publishers. Pvt. Ltd. New Delhi. 157 pages.

Boyd, C.E., 1990. Water quality in ponds forAquaculture. BirminghanPublishing Co. Birminghan, Alabana. 482 pages.

Đinh Hùng Cường, 2015. So sánh hình thái, sinh sản và tăng trưởng của các dòng cá sặc rằn(Trichopoduspestoralis). Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Dunham, R., 2011. Aquaculture and fisheries biotechnology: genetic approaches. CABI Publishing, 504 pages.

Dương Nhựt Long, NguyễnAnh Tuấn và Lam MỹLan, 2014. Giáo trình Kỹ thuật nuôi nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ. 211 trang.

Lê Như Xuân, 1993. Nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học, kĩ thuật sản xuất giống và nuôi thịt cá sặc rằn (Trichogasterpectoralis, 1910). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học– Phần Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 29 -37.

Phạm Minh Thành và NguyễnVăn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kĩ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp-TP Hồ Chí Minh. 215 trang.

Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.201 trang.

Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993. Ðịnhloại cá nước ngọt vùngđồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản Trường Ðạihọc Cần Thơ, trang 305-306.

Trzebiatowski, R., Filipiak, J. and Jakubowski, R., 1981. Effect of stock density on growth and survival of rainbow trout (Salmo gairdneriRich.). Aquaculture, 22: 289-295