Ngày xuất bản: 01-05-2010

NGHIÊN CỨU SỰ LÊN MEN Ở MANH TRÀNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ NITƠ TÍCH LŨY Ở THỎ LAI

Phan Thuận Hoàng, Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
ở thí nghiệm (TN) I gồm 36 thỏ đực12 tuần tuổi được bố trí theo kiểu thừa số hai nhân tố. Trong đó nhân tố thứ nhất là loại rau: rau muống (RM) và rau kang (RL), nhân tố thứ hai là sự bổ sung nguồn xơ: không bổ sung, bổ sung Hymenache acutigluma (HA), Wedelia trilobata (WT). TN 2 được bố trí tương tự thí nghiệm 1 với nhân tố thứ nhất là khẩu phần (khẩu phần 1: chỉ có rau lang (RL) và khẩu phần 2: rau lang và cỏ lông tây với tỉ lệ 1:1 (RL+CLT)) và nhân tố thứ hai là mức độ thức ăn (DM) cung cấp cho thỏ (8, 9, 10% trọng lượng cơ thể). Chúng tôi có kết luận là sự len men manh tràng tăng lên theo sự gia tăng sự cung cấp protein và ảnh hưởng chưa rõ bởi nguồn thức ăn xơ. Việc sử dụng khẩu phần cơ bản là rau muống và rau lang thì tốt cho thỏ lai tăng trưởng.

CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU

Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, Nguyễn Minh Đông
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình.

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DỊCH CHUYỂN NÀY ĐẾN NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Võ Thanh Dũng, Nguyễn Phú Son, Phạm Hải Bửu, Nguyễn Văn Sánh
Tóm tắt | PDF
Qua nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế. Yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp: tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao động, số nhân khẩu trong hộ, tỉ lệ người không việc làm trong tổng số người có việc làm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc lao động dịch chuyển lao động trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần đối với nông hộ và những lao động dịch chuyển này tác động tích cực đến việc học hành của những thành viên còn lại trong hộ, cũng như thúc đẩy những lao động khác trong hộ cùng dịch chuyển lao động và nhận thức của nông hộ về việc chăm sóc sức khỏe, nhận thức về thông tin,? ngày càng tăng.

KHảO SáT TíNH CHấT MÔI TRƯờNG ĐấT, NƯớC CủA MÔ HìNH NUÔI TÔM Sú (PENAEUS MONODON) KếT HợP LúA, MàU TRÊN VùNG ĐấT PHèN NHIễM MặN Ở HậU GIANG. PHầN I: TíNH CHấT MÔI TRƯờNG NƯớC

Nguyễn Mỹ Hoa, ,
Tóm tắt | PDF
Việc nuôi tôm sú ở những vùng đất phèn, có độ mặn thấp, không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodon). Mục tiêu của đề tài là khảo sát chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm sú trên vùng đất phèn nhiễm mặn làm cơ sở cho việc đánh giá tính phù hợp của mô hình nuôi tôm sú ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 hộ nuôi tôm sú điển hình từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy với kỹ thuật nuôi tôm của nông dân môi trường nước ao nuôi có pH thấp (pH

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN VI SINH BIOGRO ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2006-2007

Phạm Thị Phấn, , Nguyễn Thành Tâm
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm phân bón vi sinh BioGro được thực hiện trên vụ Đông Xuân 2005-2006 (ĐX05-06), Hè Thu 2006 (HT06) và Đông Xuân 2006-2007 tại An Giang, Vĩnh Long,  Sóc Trăng và Cần Thơ với liều lượng phân BioGro (300 kg/ha và kết hợp với lượng phân vô cơ theo công thức 45N-40P2O5-30K2O). Thí nghiệm cho thấy rằng việc bón phân BioGro làm cho hạt lúa sáng chắc; cây lúa ít nhiễm sâu bệnh, ít đổ ngã; chiều cao cây giảm hơn  cả 3 vụ. Việc sử dụng phân bón vi sinh BioGro còn có khả năng gia tăng năng suất hơn đối chứng ở các vụ tiếp theo. Bón phân BioGro giúp giảm chi phí đầu tư ở vụ ĐX05-06 là 1.675.000 đ/ha, vụ HT06 là 1.867.000 đ/ha và vụ ĐX06-07 là 860.000 đ/ha (thiệt hại do rầy nâu và bệnh vàng lùn). Thí nghiệm làm tăng lợi nhuận cho người dân, đặc biệt, làm giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh và tăng phẩm chất hạt.

HIỆU QUẢ CANH TÁC CÀ CHUA GHÉP TRÁI VỤ TẠI TỈNH HẬU GIANG

Trần Thị Ba, Phạm Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
Sản xuất cà chua trong mùa nóng, ẩm (tháng 5-10) ở những vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long thường rất giới hạn vì rủi ro cao. Lượng mưa nhiều kết hợp với nước lũ dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh từ đất phát triển làm giảm năng suất nghiêm trọng, trong đó bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là quan trọng nhất. Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 5 - 10/2007 tại ruộng chuyên canh rau tỉnh Hậu Giang trên nền đất có trồng cà chua đã nhiễm bệnh héo tươi trên 50%, kết quả cho thấy các gốc ghép cà chua Đà Lạt, cà chua HW 96 và cà tím EG 203 với ngọn ghép là cà chua F1 Red Crown 250 có tỉ lệ nhiễm bệnh héo tươi của cây cà chua ghép Red crown 250 trên gốc cà tím EG 203 là 0,0%, kế đến là gốc ghép cà chua HW 96 và Đà Lạt 9,0-11,5%, đối chứng không ghép bệnh 70,5%, đặc điểm sinh trưởng của cây ghép tốt, năng suất thực tế và lợi nhuận ở vụ Thu Đông đạt cao nhất trên gốc cà chua Đà Lạt (24,42 tấn/ha), cà tím EG 203 (21,19 tấn/ha), cà chua HW 96 (20,07 tấn/ha) cao hơn trồng không ghép (4,43 tấn/ha) khoảng 4,78-5,51 lần. Phẩm chất trái (màu sắc vỏ trái, độ dày thịt trái, hàm lượng Vitamin C và chất khô của trái) cà chua ghép không khác biệt so với trồng không ghép. Tỷ suất lợi nhuận của trồng cà chua ghép trên gốc cà chua Đà Lạt đạt 1,08, cà tím EG 203 là 0,81 và cà chua HW 96 0,71, thấp nhất là trồng không ghép - 0,49. Cà chua ghép nên áp dụng vào sản xuất thương mại tại Hậu Giang nơi có áp lực bệnh phát sinh từ trong đất cao.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) ĐỂ ĐÁNH DẤU ẢNH HƯỞNG PHUN THUỐC DIAZAN 60 EC TRÊN RUỘNG LÚA Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Văn Công, Ngô Tố Linh
Tóm tắt | PDF
Nhạy cảm của enzyme cholinesterase (ChE) ở cá rô đồng với thuốc sâu diazinon và khả năng phục hồi sau khi cho ra nước sạch đã được đánh giá trong điều kiện phòng thí nghiệm. ChE không những rất nhạy cảm với diazinon mà còn bị ức chế lâu dài. Qua đó cho thấy ChE ở cá rô có khả năng được sử dụng như chỉ dấu sinh học để đánh giá ảnh hưởng của sử dụng thuốc. Nghiên cứu này được triển khai trên 4 ruộng lúa ở Thành Phố Cần Thơ nhằm đánh giá khả năng sử dụng ChE trong thịt cá rô để đánh dấu ảnh hưởng của phun Diazan 60EC đến cá. Kết quả cho thấy nồng độ diazinon trong nước ở ruộng sau 1 giờ phun dao động từ 8 đến 711àg/L và giảm dưới ngưỡng phát hiện (0,3àg/L) trong 5 ngày sau khi phun. Các nồng độ diazinon này đã làm ức chế ChE trong thịt cá rô từ 29% đến 85%. Tỷ lệ ức chế ChE tăng theo sư? gia tăng nồng độ diazinon. Sau 7 ngày ChE mới có khuynh hướng phục hồi nhưng vẫn còn bị ức chế từ 22 đến 60% sau 2 tuần phun thuốc. Tác hại lâu dài của phun Diazan 60EC có thể là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sản lượng cá rô đồng ngoài tự nhiên. Có thể sử dụng ChE trong thịt cá rô để quan trắc nước nhiễm bẩn do phun Diazan và ảnh hưởng của nó đến ca? rô.

HIỆU QUẢ CỦA NƯỚC NÓNG TRONG PHÒNG NGỪA BỆNH CHAI BÔNG DO TUYẾN TRÙNG APHELENCHOIDES BESSEYI GÂY RA TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Minh Trung, Nguyễn Văn Tràng, Lâm Minh Đăng, Marc Pilon, , Nguyễn Thanh Sơn
Tóm tắt | PDF
Huệ trắng (Polianthes tuberosa) là một loại cây hoa được trồng từ củ, có giá trị kinh tế cao của nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, cây huệ thường bị nhiễm bệnh chai bông do Aphelenchoides besseyi gây ra, loài tuyến trùng này lưu tồn trong củ và có thể gây thất thu năng suất trầm trọng cho cây huệ. Bài báo này trình bày các nghiên cứu so sánh hiệu quả của nước nóng và các hóa chất bảo vệ thực vật trong việc xử lý củ để phòng trừ bệnh chai bông trên cây huệ. Kết quả cho thấy biện pháp xử lý củ với nước nóng có hiệu quả cao nhất.

LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN DÒNG NẾP THAN THƠM NGẮN NGÀY CÓ NĂNG SUẤT CAO, PHẨM CHẤT TỐT

Nguyễn Phúc Hảo, Nguyễn Ngọc Giao, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Từ giống Nếp Than thoái hóa ban đầu thu thập tại tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, sử dụng kỹ thuật lai tạo theo phương pháp truyền thống, chọn lọc cá thể nhiều lần kết hợp với kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE giống đã rút ngắn thời gian sinh trưởng (cải thiện đặc tính quang kỳ) cũng như nâng cao năng suất nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt. Kết quả lai đơn đến thế hệ F4 (hạt F5) đã chọn ra được 3 dòng thuần ưu tú (THL NTxTP5-1-3-3, THL NTxTP%-2-3-1 và THL NTxTP5-2-4-2) đáp ứng được mục tiêu đề tài đặt ra là tạo được dòng nếp thơm, ngắn ngày, năng suất cao (4,9-5,5 tấn/ha), hàm lượng amylose thấp (2,80%-2,97%), hàm lượng protein cao (10,1%-10,7%) và vẫn giữ được màu đen đặc trưng của giống.

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ

Tống Yên Đan, Trần Thị Thu Duyên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP) bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho một chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ ViệtNam, loài bây giờ đang bị đe dọa tuyệt chủng. Một cuộc khảo sát bằng phương pháp ?drop-off? trên 738 hộ gia đình được thực hiện ở thành phố Cần Thơ; 410 hộ đã trả lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ dưới 50%. Mức giá đưa ra khảo sát, trình độ học vấn của đáp viên, thu nhập của của gia đình đáp viên, hiểu biết của đáp viên về thực trạng của Sếu đầu đỏ và sự tin tưởng của đáp viên vào Chương trình bảo tồn Sếu đầu đỏ tác động đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên. Sự sẵn lòng chi trả trung bình được ước lượng khoảng 12.222 VND/hộ.

TÌM DẤU CHỈ THỊ PROTEIN TƯƠNG QUAN VỚI HÀM LƯỢNG PROTEIN TRÊN HẠT ĐẬU NÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI SDS-PAGE

Võ Công Thành, Nguyễn Hoàng Tú, Quan Thị Ái Liên
Tóm tắt | PDF
Nhằm tuyển chọn giống đậu nành theo hướng nâng cao hàm lượng protein, đánh giá hàm lượng protein của 166 giống đậu nành bằng phương pháp Kjeldahl và phương pháp điện di protein SDS-PAGE. Kết quả ghi nhận được giống đậu nành ngoại nhập có khoảng biến thiên hàm lượng protein (34,83 ? 47,09%) cao hơn giống nội địa (31,29? 43,36%). Phương pháp điện di SDS-PAGE cho phép đánh giá được độ thuần các giống đậu nành đã được khảo sát và mối tương quan giữa hàm lượng protein với tiểu đơn vị b, acidic và basic là tương quan thuận, chọn được giống đậu nành: BA Vì và BOONE ngoài mức độ thuần còn có hàm lượng protein rất cao.

SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM SINH HỌC ĐỂ QUẢN LÝ BỆNH HẠI LÚA, CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ KHÔNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nguyễn Đắc Khoa, , Dương Minh
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi đã nghiên cứu thành công 3 sản phẩm sinh học BIOSAR-3 ĐHCT (CuCl2 0,05 mM), BIOBAC-1 ĐHCT (vi khuẩn Pseudomonas fluorescens TG17) và TRICÔ ĐHCT (5 chủng nấm Trichoderma spp.) để quản lý bệnh hại lúa, cây ăn quả và rau màu. Bằng cơ chế kích kháng, BIOSAR-3 ĐHCT phòng trừ tốt bệnh đạo ôn lúa (Pyricularia oryzae) và có hiệu quả trên một số bệnh cây trồng khác. Hai sản phẩm còn lại phòng trừ bệnh cây dựa vào cơ chế đối kháng giữa các vi sinh vật. BIOBAC-1 ĐHCT phòng trừ tốt bệnh khô vằn trên lúa (Rhizoctonia solani) và có hiệu quả trên nhiều bệnh cây trồng. TRICÔ ĐHCT có khả năng đối kháng với nấm Fusarium solani, Phytophthora và các loài Fusarium gây bệnh trên cây ăn quả, rau màu và những cây trồng khác. Quy trình sản xuất và ứng dụng của ba sản phẩm đã hoàn thiện. Sản phẩm đã được triển khai trên diện rộng và được bà con nông dân công nhận hiệu quả nên có khả năng thương mại hóa.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

Trần Bá Linh, Trần Huỳnh Khanh, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định một số biện pháp giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa ở vùng đất canh tác ba vụ lúa trong đê bao thuộc huyện Cai Lậy ? tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được thực hiện với bốn nghiệm thức: (1) Lúa ba vụ canh tác liên tục ? nghiệm thức đối chứng (2) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần (3) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần kết hợp với bổ sung 10 tấn/ha phân hữu cơ (4) Hai vụ lúa luân canh với một vụ bắp, vụ bắp bón 10tấn/ha phân hữu cơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy lúa luân canh với một vụ bắp, bón 10 tấn/ha phân hữu cơ có thời gian phơi đất ba tuần, hoặc ba vụ lúa có bón 10 tấn/ha phân hữu cơ, trước gieo sạ lúa có thời gian phơi đất ba tuần giúp cải thiện chất hữu cơ trong đất, gia tăng hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng, lân hữu dụng so với lúa canh tác liên tục ba vụ. Các biện pháp này giúp cây lúa sinh trưởng tốt và tăng năng suất so với nghiệm thức canh tác lúa liên tục ba vụ và không bón phân hữu cơ.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Thanh Nhanh
Tóm tắt | PDF
Việc nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám trong xác định sự hiện diện của than bùn là một nghiên cứu hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Kết quả đã sử dụng ảnh viễn thám của vệ tinh World View1 và QuickBird với 58 điểm khảo sát hiện trạng và 40 điểm khảo sát than bùn đã xác định được 6 nhóm đối tượng (lung bàu, rừng già, rừng trồng lớn, rừng trồng nhỏ, lau sậy, dớn choại), với độ chính xác toàn cục khá cao lần lượt là 94% và 95,6%. Đặc biệt đã xác định được đối tượng rừng tràm già, dớn choại có tương quan cao với sự hiện diện của than bùn; từ đó đã giải đoán và thành lập được bản đồ phân bố than bùn cho 2 ảnh theo 3 nhóm: khu vực than bùn-rừng già, khu vực than bùn-dớn choại và khu vực không có   than bùn.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP GIÁ THỂ ĐẤT FERALIT VÀNG ĐỎ PHÚ QUỐC VÀ XƠ DỪA DASA X0 LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CẢI MẦM (RAPHANUS SATIVUS L.)

Trần Thị Ba, Lê Thị Thúy Kiều
Tóm tắt | PDF
Hai thí nghiệm được thực hiện để xác định loại giá thể tốt trồng cải mầm (Raphanus sativus L.) cho năng suất cao. Năm nghiệm thức tổ hợp từ đất Phú Quốc và xơ dừa DASA X0 được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên trong nhà lưới, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 11/2009 đến 3/2010. Chiều cao cây và năng suất thương phẩm của cải mầm ở giá thể đơn thuần mụn xơ dừa (0% đất PQ - 100% DASA X0) cao nhất (6.17 kg/m2) và đơn thuần đất Phú Quốc (100% đất PQ-0% DASA X0) với phối trộn 50% đất PQ-50% DASA X0 thấp nhất (4,76 và 4,88 kg/m2, tương ứng) có ý nghĩa thống kê. Năng suất cải mầm trên giá thể tái sử dụng chỉ bằng 12-13% so với giá thể sử dụng lần đầu. 

KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

Trần Thị Thu Thủy, Huỳnh Minh Châu, Phạm Hoàng Oanh, Ngô Thành Trí, Lê Thanh Toàn, Lê Thị Ngọc Xuân, Phan Thị Hồng Thúy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose.

NUÔI NHÂN VÀ SỬ DỤNG BỌ ĐUÔI KÌM CHELISOCHES SPP. (DERMAPTERA: CHELISOCHIDAE) PHÒNG TRỪ BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA BRONTISPA LONGISSIMA (GESTRO)

Nguyễn Thị Thu Cúc, Lê Thị Ngọc Hương, Hà Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Niệm
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu (2004-2008) về tiềm năng sử dụng hai loài thiên địch nội địa Chelisoches variegatius (Burr, 1917) và C. morio (Fabricius, 1775) trong phòng trừ sinh học bọ cánh cứng hại dừa (BCCHD) Brontispa longissima (Gestro) qua các nghiên cứu về đặc điểm sinh học (chu kỳ sinh trưởng, khả năng sinh sản, tuổi thọ, sống sót, khả năng ăn mồi) và qui trình nuôi nhân với khối lượng lớn, ghi nhận: với chu kỳ sinh trưởng không dài (72,3 ± 1,4 ngày đối với C. variegatus và 80,8 ± 2,4 ngày đối với C. morio), khả năng sinh sản cao (C. variegatus: 243 trứng/con cái và C. morio:                        144,5 trứng/con cái), tuổi thọ dài (trên 7 tháng), qui trình nuôi nhân đơn giản, rẽ tiền, cho thấy có thể sử dụng rất tốt hai loài bọ đuôi kìm này không những để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa mà cả nhiều loài côn trùng khác như rầy nâu Nilaparvata lugens, sâu ăn tạp Spodoptera litura, sâu xếp lá Lamprosema indicata, rệp sáp Pseudococcus sp., mối, rầy mềm,? Qui trình nuôi nhân với số lượng bọ đuôi kìm (BĐK) đã được chuyển giao cho cán bộ bảo vệ thực vật và khuyến nông tại Việt Nam trong 2 năm 2007 - 2008, và mới đây kỹ thuật nuôi nhân này cũng đã được chuyển giao cho nhiều nông dân trồng dừa tại Việt Nam.

XÁC ĐỊNH NGUỒN LÂY TRUYỀN BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO VI KHUẨN SALMONELLA TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lý Thị Liên Khai, Nguyễn Thị Chúc,
Tóm tắt | PDF
Đề tài được nghiên cứu trên phân động vật và người, thịt, môi trường ở 16 lò mổ và 19 chợ bán lẻ tại 4 tỉnh và 1 thành phố. Có sự lưu hành của Salmonella trên phân và thịt heo, bò, gà, vịt, môi trường giết mổ và phân tiêu chảy ở người tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 9,51% (446/4.690 mẫu). Heo nái có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt heo (17,50%), bò (17,32%) cao hơn trên phân heo (6,09%), và phân bò (6,59%). Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt gà (8,81%), vịt (10,69%), và phân gà (8,81%), vịt (6,68%) là tương đương nhau. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt heo, bò, gà, vịt giữa chợ và lò mổ là không khác biệt nhau và dao động từ 9,13% đến 18,52%. Có 19 chủng phổ biến trong tổng số 55 chủng đã được xác định. Trong đó phổ biến nhất là S. Anatum, S. Typhimurium, S. Weltevreden, S. Senftenberg, S. Newport. Chất chứa trong đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm là nguồn làm vấy nhiễm vi khuẩn Salmonella vào thân thịt. Động vật, đặc biệt là thịt heo, bò là nguồn quan trọng nhất làm lan truyền bệnh do vi khuẩn Salmonella sang người.

ẢNH HƯỞNG CỦA BASSAN 50EC LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE CỦA CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO)

Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Nguyễn Thị Kim Hà, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng ở mức 0,5; 2,1 và 5,2mg/L fenobucarb là hoạt chất của BASSAN 50EC và nghiệm thức đối chứng nhằm đánh giá tác động của thuốc lên tỉ lệ sống, sự tăng trưởng và hoạt tính men cholinesterase. Thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày với 2 lần cho cá tiếp xúc thuốc. Kết quả cho thấy nồng độ fenobucarb càng cao càng có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tương đối, tăng trọng ngày và tỉ lệ hấp thu thức ăn đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Fenobucarb là chất ức chế thần kinh có thời gian phân hủy nhanh, sự ức chế hoạt tính cholinesterase ở các ngày khảo sát sai khác không có ý nghĩa thống kê so với         đối chứng.

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRÁI BƯỞI NĂM ROI (CITRUS GRANDIS CV. 'NAM ROI') CÓ HỘT

Lê Văn Bé, Nguyễn Văn Kha, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Xác định nguyên nhân của hiện tượng trái bưởi Năm Roi (giống không hột) có hột là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các hoa bưởi Năm Roi được thu ngẫu nhiên ngoài đồng đem về phòng thí nghiệm trước khi hoa nở 1 ngày để khảo sát các đặc tính nông học của hoa, cũng như khả năng nẩy mầm của hạt phấn sau 24 giờ gieo trong môi trường nẩy mầm hạt phấn. Bên cạnh đó, các nghiệm thức lai chéo giữa bưởi Năm Roi và hạt phấn cây có múi khác cũng được tiến hành ở ngoài đồng. Sau khi thụ phấn 3 ngày, thu hoa đem về phòng thí nghiệm để quan sát ống phấn bằng kỹ thuật nhuộm aniline blue. Các chỉ tiêu về tỷ lệ đậu trái, rụng trái non và số hột/trái cũng được ghi nhận từ thí nghiệm lai chéo ở ngoài đồng. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy hoa bưởi Năm Roi lưỡng tính, cấu tạo hoa hoàn toàn bình thường, hạt phấn nẩy mầm tốt trong môi trường nhân tạo. ống phấn của bưởi Năm Roi không thể vươn đến bầu noãn để thụ tinh trong trường hợp tự thụ, còn ở nghiệm thức lai chéo ống phấn vẫn phát triển bình thường. Kết quả từ thí nghiệm ngoài đồng đã góp phần chứng minh thêm cho quan sát trên, 94-115 hột/trái được ghi nhận ở nghiệm thức bưởi Năm Roi lai chéo với hạt phấn cây có múi khác, trong khi bưởi Năm Roi tự thụ trái hoàn toàn không hột. Quá trình thụ phấn chéo làm tăng khả năng đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non.

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN BỆNH LEM HẠT, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG XAY XÁT CỦA LÚA GẠO

Lê Hữu Hải, , Dương Ngọc Thành, Trần Thị Thu Thủy, Phạm Văn Dư
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến bệnh lem hạt, năng suất và chất lượng gạo khi xay xát được thực hiện trong mùa mưa năm 2005 (vụ hè thu sớm và hè thu chính vụ) nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của giống xác nhận, việc xử lý hạt giống và một số hóa chất đến bệnh lem lép hạt, năng suất và chất lượng gạo khi xay xát. Thí nghiệm được thực hiện trên giống OM3536 và Jasmine85, mật độ sạ là 100kg/ha. Kết quả cho thấy giống xác nhận cũng bị nhiễm bệnh lem hạt như giống lương thực, nhưng giống xác nhận bị bệnh đốm nâu ít hơn. Xử lý hạt bằng nước muối 15% gia tăng tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Xử lý hạt bằng thuốc thì không ảnh hưởng đến bệnh lem lép hạt. Tilt super 300EC, Cuproxat 325SC và Starner 20WP không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gạo khi xay xát. Phun Tilt super 300EC làm giảm bệnh lem lép hạt. Bệnh lem lép hạt không ảnh hưởng đến trọng lượng hạt nhưng làm giảm gạo nguyên và tăng bạc bụng.  

TổNG QUAN BệNH NấM Ở ĐộNG VậT THủY SảN

Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến ở động vật thủy sản. Mục tiêu của bài tổng hợp này là hệ thống lại bệnh nấm ở động vật thủy sản, đúc kết phương pháp nghiên cứu về bệnh nấm như phân lập, nuôi cấy và định danh nhằm cung cấp kiến thức cần thiết cho nghiên cứu bệnh thủy sản. Nấm gây bệnh ở động vật thủy sản gồm 2 nhóm đó là nấm bậc thấp chủ yếu nấm thủy mi như Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces và một số giống khác như Branchiomyces, Lagenidium, Haliphthoros và nấm bậc cao chủ yếu nấm bất toàn như Fusarium, Exophiala, Ochroconis, Acremonium và Plectosporium. Phương pháp nghiên cứu nấm như thu và vận chuyển mẫu, quan sát tiêu bản tươi, phân lập, nuôi cấy đơn bào tử, nuôi cấy trên lame kính, nuôi cấy nấm bậc thấp sinh sản vô tính và khóa định danh một số giống nấm thường gây bệnh ở động vật thủy sản được tổng hợp trong bài tổng quan này.      

TạO DòNG LúA THƠM KHáNG RầY NÂU, Có NăNG SUấT CAO Và PHẩM CHấT TốT

Nguyễn Thị Mai Hạnh, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Trong tình hình hiện nay, nhu cầu về các giống lúa kháng rầy nâu mới, ngắn ngày, năng suất cao và có phẩm chất tốt phục vụ cho sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là rất bức thiết. Một tổ hợp lai (BN x TP5) giữa dòng thuần kháng rầy nâu rất tốt, ngắn ngày (90 ngày) nhưng phẩm chất trung bình ? BN và dòng thuần TP5 thơm, có phẩm chất gạo rất ngon được thực hiện. Đề tài ứng dụng các kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE, kỹ thuật DNA, trắc nghiệm tính kháng rầy nâu và sử dụng các phương pháp phân tích phẩm chất để chọn lọc các dòng lúa ưu tú. Kết thúc so sánh các dòng trong điều kiện nhà lưới ở thế hệ F5, tổng cộng có 4 dòng lúa mới ưu tú được chọn là THL BN x TP5 ? 1 ? 2;  THL BN x TP5 ? 4 ? 1; THL BN x TP5 ? 9 ? 2 và dòng THL BN x TP5 ? 9 ? 3 có các đặc tính lần lượt như sau: thuần, mức độ kháng rầy từ hơi kháng đến kháng, hàm lượng protein cao từ 10,2% đến 10,4 %, hàm lượng amylose thấp từ 16,8% đến 17,3%, có mùi thơm nhẹ, dạng hạt gạo dài (>7 mm), thời gian sinh trưởng 95 ngày, chiều cao cây từ 97 cm đến 100 cm, năng suất cao từ 6,4 tấn/ha đến    7,5 tấn /ha.

HIỆU QUẢ CỦA SỰ BỔ SUNG CALCIUM VÀ PHÂN DƠI VÀO MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH CÂY CÀ CHUA SAVIOR (LYCOPERSICON ESCULENTUM)

Đinh Trần Nguyễn, Trần Thị Ba, Bùi Văn Tùng, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung calcium và phân dơi vào môi trường dinh dưỡng thủy canh cà chua Savior. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 10 lần lặp lại. Thành phần công thức dinh dưỡng thủy canh theoBenton(1999). Sự bổ sung calcium dưới dạng calcium nitrate ở mức thêm 50% của công thức chuẩn ở giai đoạn ra hoa và tạo trái. Phân dơi được cho vào bao giá thể 5 kg với lượng 20 g/bao trước khi trồng cây. Giá thể trồng cây là mụn xơ dừa được cho vào bao plastic, mỗi bao 5 kg và trồng 2 cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, sự bổ sung calcium ở giai đoạn ra hoa tạo trái không có hiệu quả rõ rệt so với dinh dưỡng nguyên thủy. Sự bổ sung thêm phân dơi vào thành phần dinh dưỡng của thủy canh giúp cải thiện thành phần năng suất và năng suất cà chua giống Savior.        

MỘT SỐ SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU TỪ NẤM TRICHODERMA CÓ TRIỂN VỌNG CỦA ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Dương Minh, Lê Phước Thạnh, Đào Thị Hồng Xuyến
Tóm tắt | PDF
Các chủng nấm đối kháng Trichoderma bản địa được khảo sát khả năng phòng trị bệnh trên các đối tượng gây hại cây trồng theo hướng phòng trừ sinh học. Từ kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đã phối hợp các chủng nấm Trichoderma này thành các sản phẩm phòng trị hiệu quả theo nhóm đối tượng như: Tricô-ĐHCT có khả năng phòng trị hiệu quả bệnh thối rễ trên cây ăn trái, rau màu (do Fusarium); Tricô-Lúa Von phòng trị được bệnh lúa Von (do F. moniliforme); Tricô-Phytoph trị bệnh do Phytophthora trên sầu riêng, tiêu, paulownia, cao su...; Tricô-Nấm Hồng phòng trị hiệu quả nấm Corticium salmonicolor gây hại trên cây đa niên và Tricô-Khóm trị được bệnh do nấm Phytophthora và Fusarium gây hại khóm.

CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT BỊ MẤT TẦNG CANH TÁC TẠI CHÂU THÀNH , TRÀ VINH

Võ Thị Gương, Châu Thị Anh Thy, Trần Bá Linh
Tóm tắt | PDF
Sự khai thác mất đi tầng đất mặt đã và đang xảy ra ở nhiều tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long. Không còn tầng đất mặt có thể đưa đến sự bạc màu đất và giảm năng suất cây trồng. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tăng cường độ phì nhiêu đất và cải thiện năng suất lúa trên ruộng bị mất tầng canh tác tại Châu Thành, Trà Vinh. Phân hữu cơ bã bùn mía và phân bò tại địa phương được bón vào đất với lượng 10 và 20 tấn/ha kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo. Mẫu đất đầu vụ được phân tích so sánh giữa còn và mất tầng canh tác. Năng suất lúa được ghi nhận để đánh giá hiệu quả của hai dạng phân hữu cơ. Qua phân tích hàm lượng dưỡng chất của mẫu đất đầu vụ cho thấy việc lấy đi tầng đất mặt đã làm lớp đất canh tác mỏng đi, hàm lượng các chất dinh dưỡng rất thấp so với đất còn tầng mặt. Việc bón kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học theo liều lượng khuyến cáo giúp cải thiện đạm hữu dụng, chất hữu cơ dễ phân hủy, sự khoáng hóa đạm trong đất và gia tăng có ý nghĩa năng suất lúa so với kỹ thuật của nông dân. Tuy nhiên, pH đất, hàm lượng lân hữu dụng, kali trao đổi có khuynh hướng gia tăng nhưng chưa khác biệt có nghĩa so với đối chứng. Nghiệm thức bón bổ sung 20 tấn phân bã bùn mía cho hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu cơ dễ phân hủy và năng suất lúa cao nhất, khác biệt có ý nghĩa. Nhìn chung, việc bón phân hữu cơ được ủ hoai kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo là biện pháp tốt cho việc giúp cải thiện tình trạng cung cấp dinh dưỡng từ đất và gia tăng năng suất lúa trong điều kiện đất đã bị mất tầng đất mặt.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL LÊN SỰ RA HOA BÒN BON TA (LANSIUM DOMESTICUM CORR.) TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Võ Hoàng Kha
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài là xác định nồng độ paclobutrazol (PBZ) có hiệu quả lên sự ra hoa của bòn bon Ta. Đề tài được thực hiện trên 20 cây bòn bon 32 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp hữu tính tại Quận Cái răng, TP. Cần Thơ từ tháng 12/2007 đến tháng 10/2008. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, năm lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nghiệm thức của thí nghiệm là các nồng độ xử lý PBZ bao gồm 0, 500, 1.000 và 1.500 ppm. PBZ được xử lý bằng cách phun qua lá 10 ngày sau khi xử lý MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5%. Kết quả cho thấy xử lý PBZ bằng cách phun trên lá ở nồng độ 500, 1.000 hoặc 1.500 ppm đều có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, làm tăng tỉ lệ ra hoa, số hoa/phát hoa nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa. Xử lý PBZ ở nồng độ 1.500 ppm có số trái/chùm cao (38,6 trái/chùm) dẫn đến năng suất cao (45,8 kg/cây) nhưng không ảnh hưởng đến số trái/chùm, trọng lượng trung bình một trái và phẩm chất trái.

ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC VÀ LƯỢNG NƯỚC DỄ HỮU DỤNG CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN CỦA ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH LÚA Ở CAI LẬY - TIỀN GIANG

Trần Bá Linh, Lê Văn Khoa, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Khả năng trữ nước của đất là một trong những đặc tính quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của đất, hệ thống canh tác và năng suất cây trồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính nước trong đất của loại đất phù sa điển hình ven sông thâm canh lúa ở Cai Lậy - Tiền Giang.  Kết quả cho thấy đường cong đặc tính giữ nước của đất (đường cong pF) của các tầng chẩn đoán là khá dốc, đặc trưng cho loại đất có hàm lượng sét cao. Hàm lượng nước thể tích biến đổi trong khoảng 0,25 cm3/cm3 - 0,55 cm3/cm3 ở hầu hết các đường cong trong phẫu diện đất. Tầng đất mặt (Ap) có hàm lượng nước hữu dụng là cao nhất (0,31 cm3/cm3) trong khi đó hàm lượng nước hữu dụng của tầng đất bị nén dẽ chỉ đạt 0,19 cm3/cm3. Lượng nước hữu dụng tích lũy trong đất và lượng nước dễ hữu dụng cũng được nghiên cứu và tính toán cho một số cây trồng cạn như đậu nành, đậu xanh và bắp. Kết quả cho thấy với độ sâu 100 cm lượng nước tích lũy hữu dụng trong đất là 234,78 mm, so với tổng lượng nước tích lũy tối đa trong đất ở điều kiện thủy dung ngoài đồng là 471,35 mm, như vậy chỉ có khoảng ẵ tổng lượng nước tích lũy tối đa hữu dụng cho cây trồng. Và khoảng 1/3 lượng nước tích lũy ở điều kiện thủy dung ngoài đồng là dễ hữu dụng cho cây trồng.

KHẢ NĂNG PHÂN HỦY RÁC THẢI HỮU CƠ CỦA VI KHUẨN PHÂN GIẢI CELLULOSE (CELLULOLYTIC BACTERIA)

Hà Thanh Toàn, Trương Thị Nhật Tâm, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Ba dòng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose tốt nhất gồm có 1 dòng vi khuẩn bình nhiệt (300C) [dòng C1b], 2 dòng vi khuẩn ái nhiệt (550C) [dòng 3a1và 3a2] được bố trí thí nghiệm trong bình lên men 10-lít để đánh giá khả năng phân hủy rác thải hữu cơ. Thí nghiệm có 8 nghiệm thức với 4 lần lặp lại trong 22 ngày. Các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, % thể tích sụt giảm, % trọng lượng khô, hàm lượng chất hữu cơ, tỉ lệ C/N, hàm lượng khí CO2, CH4 và mật số vi khuẩn được ghi nhận theo từng thời điểm thích hợp. Kết quả cho thấy hai nghiệm thức C2 (chủng vi khuẩn phân giải cellulose bình nhiệt dòng C1b) và nghiệm thức C4 (chủng vi khuẩn ái nhiệt dòng 3a2) đạt được các chỉ tiêu phù hợp nhất. Hơn nữa, hai nghiệm thức này có lượng khí CO2, CH4 thải ra thấp, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ SINH TRẮC HỌC CỦA TRỨNG BÀO XÁC, SINH TRƯỞNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA DÒNG ARTEMIA FRANCISCO BAY (SFB) ĐƯỢC THẢ NUÔI Ở NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU

Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa, Dương Thị Mỹ Hận
Tóm tắt | PDF
Artemia là loài đặc hữu của các sinh cảnh nước mặn và chúng có phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, sự thích nghi của chúng với các điều kiện môi trường mới nơi chúng được phát tán tới do con người hay tự nhiên vẫn là một chủ đề được tìm hiểu nhiều nhất vì ngoài vấn đề sinh học nó còn mang tính ứng dụng. Trong nghiên cứu này trứng bào xác của 5 dòng Artemia có nguồn gốc từ dòng Artemia tự nhiên sống tại vịnh Sanfrancisco (Mỹ) gọi tắt là dòng SFB nhưng được thả nuôi ở các điều kiện sống (ruộng muối Vĩnh Châu- Việt Nam, ruộng muối Tuticurin- ấn độ và ruộng muối Palatupana) với thời gian khác nhau (từ 1 cho tới trên 20 năm) được dùng để nghiên cứu những biến đổi về các đặc điểm sinh trắc học của trứng bào xác, đặc điểm vòng đời cũng như sinh sản. Kết quả cho thấy về sinh trắc học trứng bào xác đã có những biến đổi đáng kể như vỏ trứng dày hơn từ 1.1-1.3 lần, đường kính trứng, kích thước phôi và chiều dài nauplii mới nở đều có khuynh hướng nhỏ đi. Tỷ lệ sống, tăng trưởng, đặc điểm vòng đời và sinh sản cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các dòng được thả ở các vùng khác so với dòng SFB ban đầu (có khả năng sống và sinh sản tốt hơn: tổng số phôi/con cái, sức sinh sản cao hơn, chu kỳ sinh sản ngắn hơn) trong khi dòng SFB có tỷ lệ con cái đẻ trứng bào xác cao hơn so với các dòng thả nuôi.

ĐáNH GIá KHả NăNG SốNG Và CHốNG CHịU BệNH HéO TƯƠI DO VI KHUẩN (RALSTONIA SOLANACEARUM) CủA Cà CHUA GHéP TRONG NHà LƯớI

Trần Thị Ba, Phạm Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
ở Việt Nam, bệnh héo tươi cà chua do vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là tác nhân chính giới hạn sản xuất ở những vùng đất thấp. Xác định gốc ghép có khả năng cho tỉ lệ cây sống cao sau khi ghép và đồng thời chống chịu được bệnh héo tươi là giải pháp cấp thiết đối với các vùng trồng rau chuyên canh. ứng dụng phương pháp ghép nối ống cao su của AVRDC (2003) đã xác định được các gốc ghép có khả năng cho tỉ lệ cây sống trên 80% gồm có cà chua HW 96 và Đà Lạt, cà tím EG 203 và Mustang, cà nâu TN 78A, cà xanh EG 195 và cà xanh địa phương với ngọn ghép cà chua Red Crown 250. Những cây ghép trên gốc ghép cà tím EG 203, Mustang và cà nâu TN 78A đã cho thấy tính kháng bệnh héo tươi rất cao, hoàn toàn không có cây chết (0,0%) với hai chủng V1 và V2 của vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo tươi cà chua của tỉnh Hậu Giang trong khi những cây không ghép (đối chứng) nhiễm bệnh nặng (60,0 -73,3%).

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP GIÁ THỂ ĐẤT FERALIT VÀNG ĐỎ PHÚ QUỐC VÀ XƠ DỪA DASA

Trần Thị Ba, Lê Thị Thúy Kiều
Tóm tắt | PDF
Năm nghiệm thức tổ hợp giữa đất Ferralt vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X2 bao gồm1/ 100% đất PQ-0% XD; 2/ 70% đất PQ-30% XD; 3/ 50% đất PQ-50% XD; 4/ 30% đất PQ-70% XD; 5/ 0% đất PQ-100% XD được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên trong nhà lưới, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9/2009 đến 3/2010. Kết quả thí nghiệm cho thấy cà chua Red Crown 250 sinh trưởng tốt, cho năng suất cao trên giá thể 50% đất PQ-50% XD, 70% đất PQ-30% XD và 0% đất PQ-100% XD, năng suất trái biến động từ 52,34-63,74 tấn/ha, hai nghiệm thức 30% đất PQ-70% XD và 100% đất PQ-0% XD có sinh trưởng và năng suất kém hơn có khác biệt thống kê so với 3 nghiệm thức trên.

ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH TỤ DINH DƯỠNG (N, P) TRONG MÙA MƯA LÊN KẾT QUẢ SẢN XUẤT ARTEMIA MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG MUỐI

Nguyễn Văn Hòa, Trần Hữu Lễ, Dương Thị Mỹ Hận, Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới
Tóm tắt | PDF
Hoạt động nuôi tôm cá trong mùa mưa dẫn đến việc tích lũy vật chất hữu cơ trong ao xảy ra hàng năm trên ruộng muối. Khi mùa khô đến các ao này được sử dụng cho nuôi Artemia và do nền đáy bị nhiễm bẩn trong mùa mưa nên chất lượng nước trong các ao nuôi Artemia thường không ổn định và thường xuyên xuất hiện ?hoa nước? hoặc chất lượng nước giảm thấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của nghề nuôi Artemia trên địa bàn. Thí nghiệm nuôi Artemia được thực hiện trên cùng các ao đã thả nuôi cá kèo và cua biển theo các hình thức quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC) của mùa mưa trước đó. Kết quả cho thấy cùng với yếu tố nền đáy (giàu hoặc nghèo dinh dưỡng) và dinh dưỡng tích tụ của mùa trước, các yếu tố N, P (mg/L) và Chlorophyll-a (mg/L) tăng cao ở ao có nền đáy giàu dinh dưỡng và đã canh tác với mô hình BTC. Kết quả cho thấy không có hiện tượng ?hoa nước? xảy ra và Artemia vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, kết quả thu trứng cho thấy ao có nền đáy nghèo cho năng suất thu trứng hơn hẳn so với ao có nền đáy giàu dinh dưỡng (68.59±8.82 đến 70.01±0.40 so với 32.60±10.02 đến 45.63±5.61). Sự tích lũy N, P cũng được ghi nhận vào cuối vụ nuôi và các giải pháp cho mô hình luân canh cũng được thảo luận.