Trần Thị Ba * Phạm Thanh Phong

* Tác giả liên hệ (ttba@ctu.edu.vn)

Abstract

Tomato production during the hot, wet season (May to October) in lowland areas of Mekong Delta region normally is avoided because the risk of failure is high. High rainfall combines with flooding lead into soil diseases easily that causes reducing yield seriously, among them bacterial wilt (Ralstonia solanacearum) is the most important. The study was conducted in Hau Giang province from May to October 2007 in the field with ratio of bacterial wilt disease over 50%. Experimental results were determined eggplant EG 203 rootstock (percentage of death plant 0,0%), the next was tomato HW 96 and tomato Da Lat rootstocks (9.0-11.5% plant died) while the control (non-grafting) was the most sensitive (70.5% plant died). Grafting Red Crown 250 onto tomato Da Lat, HW 96 and eggplant EG 195 rootstocks gave good growth characteristics and fruit yield were 24.42, 20.07 and 21.19 tons/ha, higher than non-grafting (4.43 ton/ha, about 4.78-5.51 times. Fruit quality (skin color, fruit thickness of skin, brix degree, hardness of fruits, vitamin C and dry matter content of fruits) were similar. Benefit ratio of cultivated tomato variety Red Crown 250 with tomato Da Lat, HW 96 and eggplant EG 203 rootstocks were 1.08, 0.71 and 0.81 higher than non-grafting (-0.49). Grafted tomato should use for commercial production in Haugiang province where soilborn disease pressure is high.
Keywords: Bacterial wilt, grafted tomato, rootstock, yield, benefit, Haugiang

Tóm tắt

Sản xuất cà chua trong mùa nóng, ẩm (tháng 5-10) ở những vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long thường rất giới hạn vì rủi ro cao. Lượng mưa nhiều kết hợp với nước lũ dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh từ đất phát triển làm giảm năng suất nghiêm trọng, trong đó bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là quan trọng nhất. Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 5 - 10/2007 tại ruộng chuyên canh rau tỉnh Hậu Giang trên nền đất có trồng cà chua đã nhiễm bệnh héo tươi trên 50%, kết quả cho thấy các gốc ghép cà chua Đà Lạt, cà chua HW 96 và cà tím EG 203 với ngọn ghép là cà chua F1 Red Crown 250 có tỉ lệ nhiễm bệnh héo tươi của cây cà chua ghép Red crown 250 trên gốc cà tím EG 203 là 0,0%, kế đến là gốc ghép cà chua HW 96 và Đà Lạt 9,0-11,5%, đối chứng không ghép bệnh 70,5%, đặc điểm sinh trưởng của cây ghép tốt, năng suất thực tế và lợi nhuận ở vụ Thu Đông đạt cao nhất trên gốc cà chua Đà Lạt (24,42 tấn/ha), cà tím EG 203 (21,19 tấn/ha), cà chua HW 96 (20,07 tấn/ha) cao hơn trồng không ghép (4,43 tấn/ha) khoảng 4,78-5,51 lần. Phẩm chất trái (màu sắc vỏ trái, độ dày thịt trái, hàm lượng Vitamin C và chất khô của trái) cà chua ghép không khác biệt so với trồng không ghép. Tỷ suất lợi nhuận của trồng cà chua ghép trên gốc cà chua Đà Lạt đạt 1,08, cà tím EG 203 là 0,81 và cà chua HW 96 0,71, thấp nhất là trồng không ghép - 0,49. Cà chua ghép nên áp dụng vào sản xuất thương mại tại Hậu Giang nơi có áp lực bệnh phát sinh từ trong đất cao.
Từ khóa: Bệnh héo tươi, cà chua ghép, gốc ghép, năng suất, lợi nhuận, Hậu Giang

Article Details

Tài liệu tham khảo

AVRDC (2003). Demonstration and Pilot Production of Grafted Eggplant and Grafted Tomato and Training of Farmers 2002 – 2003.

Benson D. M and M. Peet (2006). Grafting to manage soilborne disease in heirloom tomato production. Master of science plant pathology. Raleigh North Carolina 2006.

Driver J. G. and F. J. Louws (2002). Fumigants and varieties to manage southern bacterial wilt tomato. 2002 Annual International Research Conference on metyl bromide alternatives and emissions reductions.

Granada G. A. and L. Sequeira (1981). Survival of Pseudomonas solanacearum in the soil, rhizosphere, and plant-root. Phytopathology. pp. 71:877.

Kelman A, G. L Hartman and A. C Hayward (1994). Introduction. In: Bacterial wilt: the disease and its causative agent, Pseudomonas solanacearum (Ed. by Hayward, A. C.; Hartman, G. L.), CAB International, Wallingford, UK, pp. 1-7.

Lê Trường Sinh (2006). Trắc nghiệm một số loại gốc ghép lên sự sinh trưởng và phát triển của cà chua tại thị xã Vĩnh Long từ tháng 9/2005 - 2/2006. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt.

Matsuzoe N., H. Nakamura, H. Okubo and K. Fujieda. (1993). Growth and Yield of Tomato Plants Grafted on Solanum Rootstocks. Journal of the Japanese Society for Horticultural Science 61:847-855.

Ngô Quang Vinh và Ngô Xuân Chinh (2003). Nghiên cứu và ứng dụng biện pháp ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) tại Lâm Đồng 2003 -2004. Báo cáo hội nghị Khoa học tiểu ban Trồng trọt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. tập 2.

Riverio R. M and L. Romero (2003). Can grafting in tomato plants strengthen resistance to thermal stress J. Sci. Food Agric. 83: 1315-1319.

Trần Kim Cương (2003). Kết quả so sánh một số giống cà chua F1 thương phẩm. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Rau-Quả 2002-2003. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. HCM. Trang 550-558.

Wang J. F and Lin (2005). Intergrated management of tomato Bacterial Wilt. Assosiate Plant Pathologist, AVRDC.