Trần Văn Hâu * Võ Hoàng Kha

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study is to determine effective concentration of paclobutrazol (PBZ) application on langsat flowering. Experiment was conducted in Cai Rang district, Can Tho city. Twenty langsat trees which were 32 year old and vegatative propagted were investigated. The experiment included 4 treatments arranged in complete randomized design with 5 replications, each replication equal to one tree. Treatments are concentrations of PBZ application, i.e. 0, 500, 1,000 and 1,500 ppm. PBZ was applied by foliar spray at 10 day after applying MKP (0-52-34) at 0.5%. Results showed that foliar application of PBZ at 500, 1,000 or 1,500 ppm brought about forming acceleration of flower shoot, increasing flowering rate and number of flower per raceme, but not reducing raceme length. Trees applied PBZ at 1,500 ppm had high number of fruit per raceme (38,6 fruit/raceme) thus high yield (45.8 kg/tree) achieved without negative impact on number of fruit/raceme, average fruit weight and quality. 
Keywords: Paclobutrazol, flowering

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài là xác định nồng độ paclobutrazol (PBZ) có hiệu quả lên sự ra hoa của bòn bon Ta. Đề tài được thực hiện trên 20 cây bòn bon 32 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp hữu tính tại Quận Cái răng, TP. Cần Thơ từ tháng 12/2007 đến tháng 10/2008. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, năm lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nghiệm thức của thí nghiệm là các nồng độ xử lý PBZ bao gồm 0, 500, 1.000 và 1.500 ppm. PBZ được xử lý bằng cách phun qua lá 10 ngày sau khi xử lý MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5%. Kết quả cho thấy xử lý PBZ bằng cách phun trên lá ở nồng độ 500, 1.000 hoặc 1.500 ppm đều có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, làm tăng tỉ lệ ra hoa, số hoa/phát hoa nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa. Xử lý PBZ ở nồng độ 1.500 ppm có số trái/chùm cao (38,6 trái/chùm) dẫn đến năng suất cao (45,8 kg/cây) nhưng không ảnh hưởng đến số trái/chùm, trọng lượng trung bình một trái và phẩm chất trái.
Từ khóa: Bòn bon Ta (Lansium domesticum Corr. var. Ta), Paclobutrazol, sự ra hoa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Thị Thảo, 2009. Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển trái hai giống bòn bon Ta và bòn bon Thái (Lansium domesticum) tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ. LVTN đại học ngành Nông Học. Trường đại học Cần Thơ, 33 tr.

Ketsa, S. and Paull, R.E. 2008. Meliaceae: Lansium domesticum, Lansat, Longkong, Duku. In The Encyclopedia of Fruit & Nuts. Eds. Janick J. and Paull, R.E. p. 468-472.

Morton, J. 1987. Langsat. p. 201–203. In: Fruits of warm climates. Julia F. Morton, Miami, FL.

Nakasone, H.Y. and R.E. Paull. 1998. Langsat, Duku and Santol. In Tropical fruit. CAB International. p. 352-359.

Salma, T. and B. Razali, 1987. The reproductive biology of Duku Langsat. Lansium domesticum Corr. in Peninsula Malaysia. MARDI Research Bulletin 15:141-150.

Songklanakarin, J. S. 2006. Chemical constituents of the essential oil and organic acids from Longkong. 28(2): 321-326.

Trần Văn Hâu, Đỗ Thị Út và Trần Quốc Tuấn, 2002. Hiệu quả của Paclobutrazol lên sự ra hoa trái vụ sầu riêng “Sữa Hạt Lép”. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ năm 2002, Quyển 3, tr. 73-79.

Trần Văn Hâu, 2005. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.). Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Trồng Trọt, trường đại học cần Thơ. 151 tr.

Trần Văn Hâu. 2008. Giáo trình xử lý ra hoa. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Võ Hoàng Kha, 2009. Điều tra biện pháp điều khiển ra hoa, ảnh hưởng của nồng độ paclobutrazol lên sự ra hoa, phát triển của phát hoa trên cây bòn bon ta tại quận cái răng, TP. Cần Thơ. LVTN đại học ngành Nông Học. Trường đại học Cần Thơ, 36 tr.

Whitman, W.F. 1980. Growing and fruiting the langsat in Florida. Proc. State. Hort. Soc. 93:136-140.