Ngày xuất bản: 01-05-2009
Công nghệ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái và lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng của sản phẩm du lịch; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cần Thơ. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui logistic nhị nguyên để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ từ nguồn dữ liệu 150 mẫu phỏng vấn du khách (35 khách quốc tế, 115 khách nội địa) năm 2008. Nghiên cứu chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ: tính kịp thời trong phục vụ, tính liên kết và sự đa dạng của các hoạt động vui chơi, giải trí. Riêng thành phần chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ; trong đó nhân tố năng lực phục vụ (bao gồm 3 yếu tố mức độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên; trình độ ngoại ngữ và phục vụ kịp thời, nhanh chóng) là hạt nhân của chất lượng dịch vụ sinh thái Cần Thơ.Vì thế, để phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Cần Thơ, cần tăng cường tính liên kết trong việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái,đa dạng hóa các dịch vụ giải trí vào ban đêm ở vùng nội ô thành phố, hình thành các khu mua sắm hàng lưu niệm đặc trưng của địa phương và nâng cao trình độ, năng lực phục vụ của nhân viên, đặc biệt là ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM Ở TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khóm ở tỉnh Hậu Giang và đề xuất giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp nâng cao thu nhập của nông hộ trồng khóm ở tỉnh Hậu Giang. Phương pháp xếp hạng được sử dụng để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khóm. Mô hình hồi qui tuyến tính được áp dụng để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận kinh tế của nông hộ. Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực giúp nông hộ ở tỉnh Hậu Giang nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất khóm.
TÍNH CÁCH NGƯỜI NÔNG DÂN NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
Tóm tắt
|
PDF
Trước Hồ Biểu Chánh, có lẽ chưa có nhà văn miềnNamnào quan tâm đến cuộc sống đời thường để phát hiện và đề cao vẻ đẹp ở tính cách người nông dânNambộ. Những tính cách này được thể hiện một cách tự nhiên, chân thật và sinh động. Đó là nhờ vào các chi tiết rất thực, rất đời thường, nhờ vào ngôn ngữ đậm sắc tháiNambộ. Hồ Biểu Chánh đã khéo léo chạm khắc cho mỗi người một dáng vóc riêng. Nhưng từ những nét riêng tiêu biểu ấy lại khái quát nên được tính cách chung về người nông dânNambộ.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu tập trung phân tích ngành du lịch Tiền Giang trên các mặt chủ yếu sau: thực trạng số lượng du khách và doanh thu du lịch từ các năm 2001 đến năm 2006, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Tiền Giang. Thông qua phân tích ma trận SWOT có thể tìm ra những lợi thế so sánh của ngành du lịch Tiền Giang so với ngành du lịch của các địa phương khác, từ đó đề ra những chiến lược thích hợp cho kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh nhà trong thời gian tới. Kết quả phân tích các số liệu sơ cấp cho thấy du khách đến Tiền Giang chủ yếu là du lịch cuối tuần, du lịch theo tour với thời gian lưu lại Tiền Giang rất ngắn, trung bình 1,53 ngày/người nên hiệu quả kinh doanh đạt được không cao. Từ những kết quả phân tích đó cho phép kết luận, ngành du lịch Tiền Giang sẽ mất lợi thế trong tương lai nếu không có những giải pháp nhanh, hiệu quả nhằm khai thác tốt những tiềm năng du lịch sẵn có.
CÁC NHÂN TỐ DỰ ĐOÁN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
CBKN nối kết các cơ quan và cộng đồng trong quá trình chuyển giao kiến thức và công nghệ đến cộng đồng nông thôn. Nghiên cứu này khảo sát các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của CBKN. Các yếu tố cá nhân gồm có: động cơ làm công tác khuyến nông, kỹ năng về thiết kế giảng dạy và truyền đạt, kỹ năng về sự hỗ trợ hoạt động, kỹ năng giảng dạy khuyến nông, kỹ năng hoạch định chương trình, kỹ năng thực hiện chương trình, kỹ năng đánh giá chương trình, khả năng về công tác xã hội, khả năng về quan hệ đối ngoại, và nền tảng chuyên môn của Cán bộ khuyến nông. Nghiên cứuđiều tra đuợc thực hiện tại 7 tỉnh/thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long với 312 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố cá nhân đã góp phần ảnh hưởngcó ý nghĩa đến hiệu quả công việc của Cán bộ khuyến nông, đó là: khả năng về công tác xã hội, kỹ năng thực hiện chương trình, động cơ làm công tác khuyến nông, và kỹ năng hoạch định chương trình. Những đề nghị cho việc phát triển nhân lực được đưa ra để thảo luận.
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG
Tóm tắt
|
PDF
Đảm bảo an toàn lao động là một nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản lý xây dựng, với thực trạng tai nạn lao động vẫn còn rất cao như hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu tích cực hơn trong việc tìm phương pháp quản lý hiệu quả vấn đề an toàn trong lao động. Xét về vai trò và trách nhiệm của những người làm công tác quản lý được đánh giá là rất quan trọng trong tiến trình cắt giảm tai nạn, tuy nhiên quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia lao động trực tiếp thì chưa được đề cập cụ thể. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động từ các đặc điểm của công nhân và phương thức trong quản lý đến việc thực hiện an toàn của người lao động. Với phương pháp phân tích hồi qui đa bội và các phép kiểm nghiệm trị số thống kê, nghiên cứu đã chỉ ra 9 đặc điểm nhân thân của công nhân và 8 nhân tố liên quan đến cách thức quản lý mà chúng ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động của người công nhân. Bên cạnh, tần suất xảy ra tai nạn cũng được đo lường thông qua thời gian mất mát khi tai nạn xảy ra, trung bình ở mức 0,193%.
Môi trường
DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRỒNG CÂY ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN)
Tóm tắt
|
PDF
Chất lượng nước thải được cải thiện một cách đáng kể trong hệ thống trồng cây điên điển. Hiệu suất xử lý nước thải của điên điển đối với đạm tổng là 59,15%, nitrate 81,77% và amonium 83,68%. Điên điển có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước thải thông qua các chỉ tiêu sinh học. Trọng lượng tươi tăng 13 lần; chiều cao cây tăng gần gấp 3 lần; chiều dài rễ tăng 1,66 lần; sinh khối tươi trung bình trên 1 m2 tăng 11,49 lần. ở thời điểm kết thúc thí nghiệm (sau 45 ngày), khi thu hoạch sinh khối đồng thời điên điển đã lấy đi 407,8 g N/m2, phân tích hàm lượng đạm cao nhất trong lá và thấp nhất trong thân. Các kết quả cho thấy chất lượng nước thải được cải thiện đáng kể khi trồng điên điển, đặc biệt là làm giảm hàm lượng đạm.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CANH TÁC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ĐA MỤC TIÊU 02 CẤP XÃ VÀ HUYỆN LÀM CƠ SỞ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG
Tóm tắt
|
PDF
ứng dụng công nghệ thông tin cũng như khả năng nối kết các công cụ này lại với nhau thành một qui trình chung cho 02 cấp Huyện và cấp Xã để hỗ trợ toàn diện cho công tác qui hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai và xây dựng thành một qui trình mang tính tổng hợp. Qua kết quả nghiên cứu đã xây dựng một quy trình tổng hợp xác định được các yếu tố về thích nghi tự nhiên trên nền tảng các đặc tính đất đai kết hợp với việc phân tích tiềm năng về kinh tế xã hội của các kiểu sử dụng đất đai, phân tích hệ thông canh tác từ đó đưa ra được các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng đáp ứng được các mục tiêu và được phân tích các yếu tố giới hạn cũng như mục tiêu phát triển theo các ràng buộc để thấy được khả năng của các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Có 8 đơn vị đất đai ở xã Phong Phú và 94 đơn vị đất đai ở huyện Tam Bình được xác định cho đánh giá đất đai tự nhiên. Đề tài ứng dụng có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra những đính hướng sử dụng đất đai dài hạn, phù hợp với đặc thù của từng vùng. Giúp cho các nhà quy hoạch sử dụng đất đai đưa ra các phương án và giải pháp đáp ứng với mục tiêu đề ra trong tương lai một cách phù hợp.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA MÔ HÌNH NUÔI HÂM CANH CÁ TRÊ VÀNG LAI TẠI XÃ GIAI XUÂN, UYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Mẫu nước và mẫu bùn đáy được thu tại 9 ao nuôi thâm canh cá trê vàng lai với 3 mật độ nuôi là 100, 150 và 180 con/m2. Kết quả cho thấy lượng COD thải ra sông rạch và phần trăm chất hữu cơ trong bùn đáy ao thấp hơn có ý nghĩa ở mật độ thấp so với mật độ cao. Nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa nồng độ COD, TKN, TP, P-PO43, H2S và chất hữu cơ bùn đáy với thời gian nuôi ở mỗi mật độ nuôi, điều này cho thấy thời gian nuôi càng kéo dài thì hàm lượng các chất này càng tăng, đặc biệt nồng độ H2S trong ao nuôi vượt tiêu chuẩn nuôi thủy sản. Mức độ rủi ro của nuôi thâm canh gia tăng theo mật độ nuôi nhưng lợi nhuận giữa các mật độ nuôi không khác biệt. Do vậy người dân nên nuôi cá ở mật độ 100 con/m2 không chỉ bảo vệ môi trường nước mà còn giúp phát triển nghề nuôi bền vững.
HIỆN TRẠNG ĐẤT KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ- TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý rừng Tràm Trà Sư, An Giang, ?Hiện trạng đất khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư - tỉnh An Giang? được thực hiện nhằm tiến hành khảo sát, đánh giá thành các thành phần hóa học của đất trong khu rừng Tràm Trà Sư. Có 12 mẫu đất tại 2 khu vực quản lý nước khác nhau, (chia thành 12 khoảng đất) được thu thập và đo các chỉ tiêu lý hóa đất. Kết quả cho thấy Trà Sư là một vùng đất phèn nặng với pH được đánh giá là chua đến rất chua ở tất cả các khoảnh. Al3+ trao đổi và acid tổng số đều cao, cao nhất là khoảnh 1a (18.10 meq/100g Al3+ trao đổi và 29.21meq/100g acid tổng). Cả hai chỉ tiêu này đều được đánh giá là cao ở tầng mặt. Chất hữu cơ, đạm, lân tổng cao ở tầng mặt của hầu hết các khoảnh. Giá trị hữu cơ và đạm cao nhất là ở tầng mặt khoảnh 1a (51.59%). Hàm lượng lân không có sự dao động lớn giữa các khoảnh. Hàm lượng đạm và lân đặc biệt cao ở các khu vực có chim cư trú nhiều. Trong khi đó, hữu cơ có giá trị cao do lớp thảm thực vật rừng tạo nên. Sự biến động các thành phần hóa học đất theo vị trí chủ yếu phụ thuộc vào chế độ quản lý nước ở các khoảnh và do đó các nhà quản lý cần quan tâm đặc biệt chế độ quản lý nước tại Trà sư để rừng phát triển tốt và đa dạng.
ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ HÓA TẠI KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu ?Đặc điểm thuỷ lý hóa tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư? được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2008. Kết quả đề tài cho thấy các yếu tố thủy lý hóa vượt tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh (TCVN 6774: 2000): pH, độ trong, oxy hòa tan (DO) và sắt. Đặc biệt, giá trị pH và hàm lượng sắt thích hợp với sự phát triển của cây tràm thì lại không thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của thuỷ sinh vật. Nước trong kênh Châu Phú, có nồng độ sắt, độ trong không phù hợp với mục đích sinh hoạt. Do vậy, cần quan tâm đặc biệt đến việc điều tiết nước thích hợp để phát triển rừng và để tận thu các nguồn thủy sinh vật cho hiệu quả.
ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO Ở QUI MÔ NÔNG HỘ
Tóm tắt
|
PDF
Một nghiên cứu đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước và hiệu quả của các phương pháp xử lý chất thải được thực hiện ở các hộ chăn nuôi ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ. Các chỉ tiêu đánh giá gồm nitrogen tổng số, phospho tổng số, SS, COD và BOD5 . Két quả cho thấy có 5 phương pháp xử lý khác nhau được áp dụng là túi biogas-ao cá (11,29%); hầm ủ biogas (4,84%); hầm lắng (11,29%); ao lục bình (46,47%) và chất thải đổ trực tiếp xuống sông rạch (25,81%).Giá trị SS ở ao lục bình và túi biogas-ao cá là thấp nhất, 120 mg/l và 73,33 mg/l theo thứ tự (P5của nước mặt trên sông An Binh là 1.75 mg/l, 48.27 mg/l, 46.67 mg/l, 12.7 mg/l and 5.6 mg/l theo thứ tự. Có thể kết luận mô hình túi biogas-ao cá và ao lục bình có hiệu quả tốt cho việc xử lý chất thải chăn nuôi heo ở nông hộ, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lương chất thải hiện hành và có thể áp dụng được ở điều kiện đồng bằng sông Cửu long.
SỰ Ô NHIỄM AS, CD TRONG TRẦM TÍCH, ĐẤT VÀ NƯỚC TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU
Tóm tắt
|
PDF
Mẫu trầm tích và mẫu nước được thu tại rạch, sông, cửa sông và bãi bồi; mẫu đất và mẫu nước được thu tại rừng ngập mặn vào mùa mưa và mùa nắng. Kết quả cho thấy As trong trầm tích tăng dần từ sông rạch trong nội ô đến cửa sông, đạt giá trị cao nhất tại cửa Gành Hào. Nồng độ của As trong nước tại vùng khảo sát cao vượt tiêu chuẩn nước cho nuôi thủy sản. Cd hiện diện cao trong sông rạch thuộc nội ô thành phố Cà Mau nhưng hàm lượng thấp ở phía biển. Yếu tố mùa có ảnh hưởng đến hàm lượng As, ngoại trừ Cd. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy mức độ ô nhiễm của As, Cd cần được quan tâm nghiên cứu về nguồn gốc, tính di động trong môi trường đất nước và sự tích tụ kim loại này trong các loài thuỷ sinh vật.
Giáo dục
Sự CHUYểN ĐổI SƯ PHạM TRONG DạY HọC KHáI NIệM Số Tự NHIÊN Ở BậC TIểU HọC
Tóm tắt
|
PDF
Việc giảng dạy toán học phải tính đến những nghiên cứu yếu tố lịch sử toán và trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng toán học được đưa vào chương trình vào sách giáo khoa (SGK) lại tách rời khỏi giai đoạn nảy sinh và phát triển của nó trong lịch sử. Điều này đã dẫn đến việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu đối tượng toán học bị hạn chế. Do đó, nghiên cứu sự chuyển đổi sư phạm trong dạy học toán sẽ mang lại ý nghĩa sư phạm cho người dạy lẫn người học. Bài báo này nhằm chỉ ra một trong các ý nghĩa đó thông qua tiến hành nghiên cứu sự chuyển đổi sư phạm trong dạy học khái niệm số tự nhiên ở bậc tiểu học.
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM VÙNG NGOẠI THÀNH DO TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Vấn đề đô thị hóa có ảnh hưởng và tác động nhất định đến nhiều mặt của cuộc sống như phát triển kinh tế, áp lực giải quyết lao động và việc làm, và di dân từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là vùng ngoại thành rất là nhanh chóng. Vì thế nghiên cứu về khả năng thích ứng về lao động và việc làm vùng ngoại thành TPCT do tiến trình đô thị hóa được thực hiện. Phương pháp KIP (phỏng vấn người am hiểu) và điều tra ngẫu nhiên 140 mẫu có thành viên tham gia chuyển dịch lao động trong tiến trình đô thị hóa được tiến hành. Thống kê mô tả và phân tích bảng chéo được áp dụng để phân tích số liệu điều tra. Kết quả cho thấy rằng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp (khu vực I) sang phi nông nghiệp của các khu vực kinh tế khác chậm do trình độ học vấn và trình độ tay nghề thấp. Do vậy chuyển dịch lao động không đáp ứng được tốc độ chuyển dịch kinh tế trong tiến trình đô thị hóa. Điều này sẽ dẫn đến thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo gia tăng trong vùng ven TPCT không phải cho hiện tại mà cho cả tương lai. Từ kết quả nghiên cứu trên, để chuyển dịch lao động TPCT tốt hơn trong tương lai, chính sách của TPCT cần quan tâm như sau: (1) đánh giá nhu cầu lao động dựa vào phát triển kinh tế trong tiến trình đô thị hoá thì cần ưu tiên cho mọi kế hoạch phát triển và sử dụng lao động cho vùng ngoại thành, (2) từ cầu về lao động, chương trình huấn luyện ngắn và dài hạn cho kế hoạch này cần tính toán kỹ lưỡng, (3) xã hội hóa công tác giáo dục và nâng cao kỹ năng lao động với sự tham gia của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nông hộ và đoàn thể thì rất cần thiết và mang tính liên tục.
AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA: NHÌN TỪ KHÍA CẠNH NÔNG DÂN TRỒNG LÚA VÀ GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VÙNG VÀ THAM GIA "4 NHÀ" TẠI VÙNG ĐBSCL
Tóm tắt
|
PDF
An ninh lương thực (ANLT) là vấn đề lớn được quan tâm, không những ở Việt nam, mà cả trên Thế giới. ý nghĩa chung về ANLT là làm thế nào sản xuất đủ lương thực cho mọi người, và tăng thu nhập người sản xuất lương thực thì mới bền vững. Vì vậy báo cáo này phân tích bối cảnh ANLT ở 4 cấp độ: Quốc tế, quốc gia, vùng và nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy xu thế chung Thế giơi và Việt Nam về sản xuất lương thực sẽ gặp nhiều khó khăn tại vì đất trồng lúa bị thu hẹp do tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, trong khi đó nhu cầu lương thực do tăng dân số, sử dụng lương thực cho thức ăn gia súc và làm xăng sinh học ngày càng tăng. Các yếu tố này sẽ tác động làm tăng và không ổn định giá lương thực trong tương lai. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước. Nhưng nông dân càng sản xuất lúa càng nghèo. Kết quả điều tra 334 hộ trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau cho thấy khả năng tích lũy bình quân trên hộ rất thấp, khoảng 6 triệu đồng/năm/hộ, thì không đủ trang trải tiêu xài cho gia đình.. Như thế rất khủng hoảng, không những cho người sản xuất mà cả ANLT quốc gia. Vì vậy để góp phần giải quyết các đối mặt này, việc nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kết vùng và tham gia ? 4 nhà? (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) nhằm chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác giảm giá thành, tổ chức sản xuất nông dân nối kết thị trường, và thông tin thị trường thì được đề nghị.
CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước, giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, điều đặc biệt đáng quan tâm hàng đầu là chất lượng giáo dục trung học phổ thông mà trong đó có việc dạy - học môn hóa học đã đạt được những thành tựu như thế nào so với các vùng, miền khác trong cả nước. Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tổng thể bức tranh ?hai màu? về chất lượng dạy - học và đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long; nhờ đó các nhà giáo dục có nhận định đúng đắn về thực trạng dạy và học, tìm ra các biện pháp khả thi để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ? đào tạo của vùng đất đầy tiềm năng, đáp ứng được nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA HỌC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tóm tắt
|
PDF
Việc thực hiện chương trình phân ban và sách giáo khoa (SGK) mới, môn hóa học bắt đầu từ năm học 2006 ? 2007 (thay SGK lớp 10) đến năm học 2008 ? 2009 (thay SGK lớp 12) đã được 3 năm, về hình thức lẫn nội dung có rất nhiều điểm mới so với chương trình và SGK hóa học trước đây, đặc biệt chương trình và SGK hóa học mới coi trọng việc vận dụng kiến thức, bồi dưỡng năng lực tự học và phương pháp tư duy, rèn luyện trí thông minh, bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của học sinh. Từ đó, tạo điều kiện cho giáo viên (GV) chuyển đổi từ mô hình dạy học truyền thống, truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều, đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay ở trường trung học phổ thông (THPT).
NGUỒN GỐC CỦA MỘT SỐ THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
Tóm tắt
|
PDF
Tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày, có khoảng 75% là những ngôn từ được vay mượn trực tiếp từ tiếng Hán, chúng ta thường gọi là từ Hán-Việt. Ngoài ra còn rất nhiều những từ ngữ khác cũng có xuất xứ từ nguồn gốc Hán-Việt, nhưng đã được ông cha chúng ta dịch hẳn sang tiếng Việt và chúng đã trở thành những ngôn ngữ thuần thục của người Việt. Trong quá trình sử dụng tiếng Việt, có rất nhiều trường hợp chúng ta dùng xen vào những câu tục ngữ, thành ngữ hoặc ngạn ngữ bằng tiếng Việt để cho lời nói được ngắn gọn hơn, câu văn được tế nhị hơn, có sức thuyết phục hơn, nhằm làm cho người nghe cảm nhận dễ dàng được ý nghĩa và tư tưởng trong những câu nói của người xưa, mà chúng ta không biết được những câu nói đó vốn có nguồn gốc từ những từ Hán-Việt. Những câu nói đó, hầu như đa số chúng ta chỉ hiểu được ý nghĩa của chúng và biết chúng được sử dụng trong những ngữ cảnh như thế nào, mà không mấy ai biết được nguồn gốc của chúng lại có xuất xứ từ những điển cố văn học của Trung Hoa. Xin giới thiệu đến quí độc giả một số điển cố Trung Hoa nhằm giải thích xuất xứ và nội dung của một vài thành ngữ đã được người Việt Nam chúng ta sử dụng hàng ngày như những thành ngữ thuần Việt.
ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP NHẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA (PTD) TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở ĐBSCL
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nầy nhằm đánh giá tiến trình các hoạt động Phát triển Kỹ thuật có sự Tham gia (PTD) ở ĐBSCL, ViệtNam. Nó cũng phản ảnh tiến trình nầy đã dẫn đến việc làm khuyến khích nông dân tham gia trong PTD và đã hấp dẫn sự quan tâm của các lãnh đạo và cán bộ khuyến nông về cách tiếp cận có sự tham gia nầy như thế nào. Sự đánh giá nầy bao gồm việc xem xét 3 yếu tố: (i) PTD có phù hợp với chính sách và mục tiêu khuyến nông không? (ii) cách tiếp cận và phương pháp của PTD có khả thi không? và (iii) Khả năng áp dụng của cách tiếp cận PTD?. Kết quả từ đánh giá cho thấy PTD là phương pháp phù hợp, nó khuyến khích nông dân tham gia trong phát triển kỹ thuật và nâng cao các kỹ năng khuyến nông của cán bộ khuyến nông cơ sở.
GIảI PHáP NÂNG CAO NăNG LựC ĐộI NGũ GIảNG VIÊN CáC TRƯờNG ĐạI HọC Ở VùNG ĐBSCL TRONG BốI CảNH HộI NHậP
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết nêu ra những loại hình cần thiết phải bồi dưỡng giảng viên; từ đó, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập.
Xã hội-Nhân văn
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NUÔI CÁ TRA TỰ PHÁT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này mô tả thực trạng nuôi cá tra tự phát của 110 hộ tại 3 tỉnh An Giang, Đồng tháp và Cần Thơ. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn hộ nuôi tự phát đã chuyển đổi đất vườn, ruộng sang đào ao nuôi cá với qui mô bình quân 1,3ha/hộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi cá tự phát do hiệu quả sản xuất cao, tận dụng đất của gia đình. Các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá đó là chất lượng cá giống, nguồn nước, thông tin thị trường. Hơn nữa, tình trạng nuôi cá tự phát diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh khảo sát, bởi vì hơn 70% hộ nuôi cá được hỏi sẵn sàng chịu phạt để tiếp tục nuôi.
Kinh tế xã hội
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
Tóm tắt
|
PDF
Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học của Mỹ đã đóng góp đặc biệt cho lịch sử tư tưởng triết học. Trường phái này hình thành vào nửa sau thế kỷ XIX - thời kỳ triết học lâm vào cuộc khủng hoảng thế giới quan và đặc biệt là phương pháp nhận thức. Các nhà thực dụng coi nhiệm vụ chính của triết học là định ra nhận thức luận và phương pháp luận khoa học, đặt đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học trong phạm vi đời sống hiện tại và kinh nghiệm có thể đề cập và nó được xem như thuyết công cụ (Instrumentalism). Công cụ được sử dụng vì mục đích hữu dụng và tiện lợi. Từ đó, luận về hiệu quả về lợi ích được thể hiện sâu sắc trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng. Phương pháp theo các nhà thực dụng như là một kỹ thuật để tìm kiếm hiệu quả nhanh nhất và ít tốn công sức.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
Tóm tắt
|
PDF
Nghèo đói là hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, nó xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển của tất cả các nền kinh tế. Việt Nam thuộc nhóm nước nghèo trên thế giới, cần phải vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Trước tình hình đó, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đặt ra từ lâu và trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh ra nước ViệtNamdân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển đất nước. Nó không những đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân ViệtNammà còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VỀ SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN Ở VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG , TIỀN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Phân tích và đánh giá những thay đổi về sản xuất và đời sống của nông dân vùng ngọt hóa Gò Công (NHGC) được thực hiện tại 7 điểm của 3 huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông. Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia, đặc biệt đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng cho các phân tích và đánh giá trong nghiên cứu nầy. Kết quả cho thấy có sự thay đổi rất lớn do quá trình ngọt hóa: thay đổi về sự sử dụng đất và hệ thống canh tác, thu nhập và mức sống của nông dân tăng lên, tuy nhiên môi trường trở nên xấu đi qua quá trình ngọt hóa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng tích cực về phát triển kinh tế của địa phương nhờ chương trình ngọt hóa nầy.
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI VĨNH LONG
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm đánh giá hiệu quả mô hình cung cấp thông tin tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến cấp xã tại tỉnh Vĩnh Long, một nghiên cứu đã được tiến hành trong tháng 8/2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình cung cấp thông tin KHCN đã phát huy hiệu quả đáng kể, hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo phát triển kinh tế tại địa phương, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về vai trò của thông tin qua mạng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chương trình cung cấp thông tin KHCN cho người dân cần (1) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mạng thông tin khoa học công nghệ; (2) Nâng cao năng lực cung cấp thông tin; (3) Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân; và (4) Phát triển mạng thông tin với phương châm kế thừa, liên kết, đồng bộ và từng bước.
HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN Ở ĐỔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Trong vài năm gần đây, đã có nhiều trại sản xuất giống cua biển được thành lập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Chỉ riêng ở Cà Mau có gần 100 trại sản xuất giống cua biển. Qua khảo sát, phỏng vấn về các khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả sản xuất của 28 trại sản xuất giống cua ở Cà Mau bằng biểu mẫu soạn sẵn, kết quả cho thấy, hầu hết các trại đều là các trại sản xuất giống tôm sú trước đây, nay chuyển sang sản xuất giống cua hoàn toàn hoặc luân phiên với sản xuất giống tôm sú theo thời vụ. Các trại áp dụng qui trình nước trong hở, sử dụng Artemia và thức ăn nhân tạo cho ương nuôi ấu trùng mà không dùng luân trùng. Tỷ lệ sống từ Zoea 1 đến C1 đạt khá cao từ 5-11%, trung bình 7,68 ±1,55%. Sản lượng trung bình mỗi trại 0,62 ± 0,49 con cua giống/trại/năm, đạt lợi nhuận 182,15 ± 181,95 triệu đồng/trại/năm. Kết quả này cho thấy nghề sản xuất giống cua biển hiện rất năng động, góp phần quan trọng vào phát triển nghề nuôi cua ở Cà Mau cũng như ĐBSCL nói chung.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN VÙNG ĐẤT LÚA VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG - TIỀN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm xác định các mô hình canh tác phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng ngọt hóa Gò Công, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát PRA tại huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông để xác định các mô hình triển vọng tại các tiểu vùng sinh thái của vùng ngọt hóa. Hai mươi tám nông dân được chọn để theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế trong 2 năm 2006-2007. Kết quả theo dõi qua hai năm (2006-2007) cho thấy các mô hình sản xuất đều đem lại nhuận cao, trung bình lợi nhuận mô hình 1 lúa - 2 màu là cao nhất (46 triệu/ha/năm), kế đến là mô hình 2 lúa - màu (35,6 triệu/ha/năm). Hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất ở mô hình 3 vụ lúa (1,24), kế đến là mô hình 1 lúa - 2 màu (1,1) và mô hình 2 lúa - màu (1,03). Về mặt hiệu quả kinh tế cao, 3 mô hình được khuyến cáo cho vùng ngọt hóa Gò Công là 1 lúa - 2 màu; 2 lúa - màu và 3 vụ lúa chất lượng cao.
ĐÁNH GIÁ CÁC PHẢN ỨNG CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết tập trung phân tích những nhận định của doanh nghiệp về những thay đổi trong môi trường kinh doanh gây ra bởi những tác động từ AFTA, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ cũng như nhận thức của doanh nghiệp về WTO và những cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Hơn thế, tác giả đã cố gắng khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc đánh giá những phản ứng/ thay đổi chiến lược có thể có của doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trường WTO. Kết quả phân tích cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định sự tác động tích cực của WTO đối với sự phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như sự chủ động thay đối trong chiến lược kinh doanh của họ để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt theo những quy tắc của WTO.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ĐỒNG THÁP, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tìm cho mình một giải pháp để có thể đứng vững và kinh doanh có hiệu quả nhất. Lối thoát cho các doanh nghiệp này chính là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua phân tích nhân tố, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thấy được sự thay đổi đáng kể về lợi ích doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, chất lượng lao động giữa việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và không ứng dụng khoa học kỹ thuật. Dựa trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp để tăng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp, Đồng bằng sông Cửu Long.
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của bài viết là phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của 120 hộ tại tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều đem lại lợi nhuận cho nông hộ trồng mía. Mía nguyên liệu được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năng suất và lợi nhuận mía của nông dân có ký hợp đồng với nhà máy đường cao hơn những hộ không ký hợp đồng. Giữa các vùng sản xuất mía trong tỉnh, cụ thể là khu vực thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp với thị xã Vị Thanh và huyện Long Mỹ có sự khác nhau cơ bản về điều kiện sản xuất, nên năng suất có sự chênh lệch khá nhiều.
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGHỀ DỆT THỔ CẨM AN GIANG THEO PHƯƠNG PHÁP PACA
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và lợi thế cạnh tranh của nghề dệt thổ cẩm An Giang thông qua các công cụ phân tích như khung sinh kế và PACA. Qua khảo sát 22 sơ sở dệt thổ cẩm tại An Giang, nghiên cứu đã phát hiện một số điểm sau: nghề dệt thổ cẩm hình thành khá lâu, thiết bị sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, lao động tham gia chủ yếu là nữ, nguyên nhân chính tham gia ngành do tính kế thừa. Hơn nữa, nghề dệt thổ cẩm có một số điểm lợi thế cạnh tranh đó là sử dụng nguồn tơ thiên nhiên, sản phẩm thể hiện nét văn hóa bản địa. Tuy nhiên, một số điểm bất lợi thế đó là thị trường đầu ra hạn chế, phụ thuộc ngành du lịch và tính thời vụ, bị thay thế bởi sản phẩm công nghiệp, khâu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm còn hạn chế.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TƠ XƠ DỪA Ở TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh. Sử dụng số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 41 chủ cơ sở sản xuất, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh còn thấp, chưa tương xứng với lợi thế mà các cơ sở này có được. Liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng quy mô của các cơ sở có tương quan tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu ROA, ROS và ROE. Bên cạnh đó, ROS có tương quan tỷ lệ thuận với trình độ của chủ cơ sở. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CHO HUYỆN TRI TÔN - AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Đánh giá thực trạng các hệ thống canh tác được thực hiện tại 4 xã đại diện của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhằm xác định các mô hình canh tác phù hợp và đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra phỏng vấn nông hộ được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp. Từ kết quả nghiên cứu, các điều kiện và nguồn lực nông hộ được đánh giá; các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích hợp với địa phương được xác định. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất các hệ thống canh tác bền vững phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại địa phương.
NĂNG SUẤT VÀ LỢI TỨC SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1995-2006
Tóm tắt
|
PDF
Báo cáo đã phân tích xu hướng sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL)giai đoạn 1995-2006 và nhận ra yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và lợi tức trồng lúa của nông dân. Phân tích số liệu thống kê cho thấy diện tích lúa tiếp tục gia tăng ở vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Sản xuất lúa ở các vùng của ĐBSCL tiếp tục theo hướng thâm canh, đặc biệt ở vùng thuận lợi. Phân tích kết quả của nông hộ cho thấy năng suất lúa và chi phí sản xuất lúa tăng trong khi lợi tức và hiệu quả đầu tư có khuynh hướng giảm trong giai đoạn 1995-2006 do giá đầu vào gia tăng. Khi nông dân giảm mật độ sạ, bón nhiều phân kali và lân và sử dụng nhiều thuốc phòng trị bệnh thì năng suất và lợi nhuận trồng lúa tăng lên cả 2 vụ đông xuân và hè thu. Tiếp tục thâm canh và độc canh lúa không phải là giải pháp giúp sản xuất lúa bền vững và tăng thu nhập cho nông dân nghèo.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XAY XÁT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết tập trung ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu long. Hơn thế, tác giả đã cố gắng khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc ước lượng và so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của hai lĩnh vực sản xuất. Với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp lựa chọn trong năm 2007, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy rằng các doanh nghiệp xay xát lúa gạo đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X CỦA ĐẢNG VỀ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Xuất phát từ quan điểm Nghị quyết TW 7 Khóa X của Đảng, bài viết khái quát đường lối, chính sách của Đảng và Đảng bộ các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long đối với nông dân và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong sự nghiệp đổi mới. Hơn nữa, khẳng định những chuyển biến tích cực trong đời sống của nông dân, nông nghiệp và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, chỉ ra những khó khăn cần giải quyết. Trên cơ sở đó, nêu ra những giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH MÍA ĐƯỜNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Bài viến này tập trung phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp ngành mía đường trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bằng các phương pháp tiếp cận như: phân tích thống kê mô tả, so sánh, sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng mía đường, với 4 tác nhân chính: Nông dân trồng mía, thương lái, nhà máy chế biến đường, nhà buôn sỉ, nhà buôn lẻ trên địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố nội bộ và khả năng phản ứng của các doanh nghiệp mía đường với môi trường bên ngoài trong xu thế hội nhập còn ở mức trung bình, sự phân phối lợi nhuận chưa hài hoà giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng mía đường. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những chiến lược thích hợp và các giải pháp cần thiết đồng thời mạnh dạn đề xuất những kiến nghị đối với nhà nước và nội bộ ngành nhằm góp phần ổn định và phát triển ngành hàng mía đường ĐBSCL trong tương lai.