Trương Thị Nga * , Đinh Hoài Ửng Nguyễn Công Thuận

* Tác giả liên hệ (truongnga@ctu.edu.vn)

Abstract

In order to get the  suitable solution for Tra Su melaleuca forest management  in An Giang province, ?The soil characteristics of  protected  melaleuca forest Tra Su-An Giang province? was carry out to survey and assess chemical characteristics soil in Tra Su melaleuca forest. Twelve  soil samples at two different water management compartments  (divided to twelve plots) were collected and measured for physical and chemical parameters. The result showed that Tra Su was severe acid soil range from slightly to severe acid at all plots. Exchanged Al3+ and total acidity were acid to very acid especially plot 1a (18,10 meq/100g   and 29,21meq/100g respectively). These two parameters were high at the top soil. The organic matter, total nitrogen, total phosphorus values were highest at the surface of all compartments. P content was not much changed  between compartments. N and P content particularly concentrated at the zone occupied by many birds. The chemical composition of soil mainly depend on water management of at different compartments. Therefore, the managers need to care about the water regime related to the strategy management  at TraSu in order to get the good and high biodiversity of  forest.
Keywords: melaleuca, nitrogen, phosphorus, C/N, acid soil

Tóm tắt

Để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý rừng Tràm Trà Sư, An Giang, ?Hiện trạng đất khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư - tỉnh An Giang? được thực hiện nhằm tiến hành khảo sát, đánh giá thành các thành phần hóa học của đất trong khu rừng Tràm Trà Sư. Có 12 mẫu đất  tại 2 khu vực quản lý nước khác nhau, (chia thành 12 khoảng đất) được thu thập và đo các chỉ tiêu lý hóa đất. Kết quả cho thấy Trà Sư là một vùng đất phèn nặng với pH được đánh giá là chua đến rất chua ở  tất cả các khoảnh. Al3+ trao đổi và acid tổng số đều cao, cao nhất là khoảnh 1a (18.10 meq/100g  Al3+ trao đổi và 29.21meq/100g acid tổng). Cả hai chỉ tiêu này đều được đánh giá là cao ở tầng mặt. Chất hữu cơ, đạm, lân tổng cao ở tầng mặt của hầu hết các khoảnh. Giá trị hữu cơ và đạm cao nhất là ở tầng mặt khoảnh 1a (51.59%). Hàm lượng lân không có sự dao động lớn giữa các khoảnh. Hàm lượng đạm và lân đặc biệt cao ở các khu vực có chim cư trú nhiều.  Trong khi đó, hữu cơ có giá trị cao do lớp thảm thực vật rừng tạo nên. Sự biến động các thành phần hóa học đất theo vị trí chủ yếu phụ thuộc vào chế độ quản lý nước ở các khoảnh và do đó các nhà quản lý cần quan tâm đặc biệt chế độ quản lý nước tại Trà sư để rừng phát triển tốt và đa dạng.
Từ khóa: Quản lý nước, tràm, đạm, lân, C/N, đất phèn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Mỹ Hoa, 1998. Tài liệu tập huấn chuyên đề: “Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu hoá lý đất và cây trồng”. Đại học Cần Thơ

Viện Thổ nhưỡng nông hoá, 1998. Sổ tay phân tích Đất_Nước_Phân Bón_cây trồng. NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Mỹ Hoa, 2004. Giáo trình thực tập: Phì nhiêu đất. Đại học Cần Thơ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 12/2004. Báo cáo: “Luận chứng khoa học thành lập khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư, tỉnh An Giang (giai đoạn 2005-2010)”. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.

Ngô Ngọc Hưng, 2005.Giáo trình: Thực tập thổ nhưỡng. Đại học Cần Thơ.

Ngô Ngọc Hưng, 2005.Giáo trình: Phì nhiêu đất. Đại học Cần Thơ.

Võ Thị Gương, 2004. Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Đại học Cần Thơ.