Ngày xuất bản: 20-06-2021
Số báo đầy đủ
Thủy sản
Ảnh hưởng của cao chiết từ ba loài nấm ăn đến khả năng chống oxy hoá dầu cá
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát khả năng chống oxy hóa của cao chiết từ ba loài nấm ăn, nấm rơm (Volvariella volvacea), bào ngư (Pleruotus sajor-caju) và kim châm (Flammulina velutipes), từ đó ứng dụng cao chiết trong bảo quản các sản phẩm thủy sản. Cao chiết từ ba loài nấm được chiết trong nước ở 95 ± 2oC trong 1 giờ. Hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ các loài nấm ăn được đánh giá thông qua khả năng khử gốc tự do 2,2-diphenylpicrylhydrazyl (DPPH) và tổng hàm lượng phenolic. Cao chiết từ các loài nấm ăn được bổ sung vào dầu cá hồi nhằm đánh giá khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ 60oC thông qua việc xác định chỉ số peroxide (PV) và thiobarbituric acid reactive substance (TBARS). Kết quả cho thấy khả năng khử gốc tự do DPPH (IC50) tăng dần từ nấm rơm, nấm bào ngư xám, gốc nấm và thân nấm kim châm lần lượt là 618 µg/mL, 919 µg/mL, 1114 µg/mL và 1354 µg/mL. Tổng hàm lượng phenolic của cao chiết giảm dần từ nấm rơm, gốc nấm kim châm, nấm bào ngư xám và thân nấm kim châm lần lượt là 0,60 mgGAE/100mg; 0,51 mgGAE/100mg; 0,43 mgGAE/100mg và 0,23 mgGAE/100mg cao chiết. Cao chiết từ ba loài nấm ăn có thể được sử dụng để bảo quản dầu cá hồi, thể hiện thông qua khả năng chống oxy hóa của chúng trong...
Nghiên cứu ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) theo công nghệ biofloc bằng cách bổ sung đường cát để đạt các tỷ lệ C/N khác nhau
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định bổ sung đường cát để đạt tỷ lệ C/N thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức bổ sung đường cát với tỷ lệ C/N khác nhau là 10; 15, 20, 25 và 30, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mật độ 150 con/L, độ mặn 30 ‰, bể ương có thể tích 0,5 m3. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài PL-12 (10,53±0,07 mm) cao nhất ở nghiệm thức bổ sung đường cát để đạt tỷ lệ C/N=20 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức C/N=10 và C/N=15. Tỷ lệ sống (60,9±1,4 %) và năng suất (91.449±2.094 con/m3) của PL-12 cao nhất ở nghiệm thức bổ sung đường cát C/N=20, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Xây dựng hệ thống tra cứu nguồn gốc thủy sản bằng mã QR
Tóm tắt
|
PDF
Hoạt động nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Làm cách nào để xác định được nguồn gốc, chất lượng một sản phẩm nuôi trồng thủy sản đang được bán trên thị trường rất được người tiêu dùng và các cơ quan chức năng quan tâm. Bài viết này đề xuất xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ xác định nguồn gốc thủy sản bằng mã QR (Quick Response code). Để thực hiện quy trình trong hệ thống, trước hết người nuôi (nông dân) đăng ký mã QR tương ứng cho sản phẩm của mình, sau đó cập nhật các biến động trong suốt quá trình nuôi (ví dụ, theo mô hình Việt GAP). Khi thu hoạch, sản phẩm (thô hoặc qua chế biến) sẽ được dán mã QR trước khi phân phối ra thị trường. Người tiêu dùng (khách hàng) khi mua sản phẩm có thể dễ dàng truy xuất lại thông tin nuôi trồng thông qua việc quét mã QR từ điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, hệ thống cũng quản lý và giới thiệu các loại thủy hải sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm hỗ trợ người dùng tra cứu và tìm kiếm thông tin. Sau khi phân tích, thiết kế, xây dựng và kiểm thứ hệ thống trên một số dữ liệu mẫu, kết quả cho thấy việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng thực tế...
Thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước vùng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng thành phần động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) và ứng dụng hệ thống điểm BMWPVIET-HR để đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu thuộc của thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Nghiên cứu được tiến hành gồm 2 đợt thu mẫu (tháng 3 và tháng 6 năm 2019). Tổng cộng có 19 điểm thu mẫu gồm 9 điểm tại thành phố Cần Thơ và 10 điểm ở tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy thành phần loài trên tuyến sông Hậu khá đa dạng với 62 loài và 33 họ được ghi nhận. Trong đó, Gastropoda có thành phần loài đa dạng (11 họ, 33%), kế đến là Insecta (10 họ, 30%), các lớp còn lại có số họ thấp hơn là Oligocheata, Polychaeta, Bivalvia và Malacostraca biến động từ 1-5 họ (3-15%). Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu biến động từ 7-20 loài và 6-18 loài lần lượt vào tháng 3 và tháng 6. Chỉ số BMWPVIET-HR tại các điểm thu mẫu biến động từ 18-51 điểm và 2,6-4,9 điểm đối với chỉ số trung bình bậc họ (ASPT) cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các điểm thu mẫu có mức độ ô nhiễm trung bình. Một số điểm thu vào tháng 6/2019 như Thạnh Mỹ, Cái sắn, Bến phà Bò Ót (Cần Thơ), Cồn Khánh Hòa và bến phà Rạch Gọc (An Giang) thì ô nhiễm nặng.
Khảo sát hoạt động khai thác và tiêu thụ tôm mũ ni (Thenus orientalis) tại vùng biển Nam Du và Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt
|
PDF
Khảo sát hiện trạng khai thác và tiêu thụ tôm mũ ni ở vùng biển Nam Du và xung Hà Tiên được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 40 hộ khai thác thủy sản và buôn bán tôm mũ ni ở Kiên Giang. Kết quả cho thấy tôm mũ ni không phải là đối tượng khai thác chính của các tàu khai thác thủy sản, vì tôm mũ ni tại vùng biển thuộc quần đảo Nam Du và xung quanh vùng biển Hà Tiên đều có xu hướng giảm mạnh về thành phần, kích cỡ cũng như sản lượng. Phần lớn sản lượng tôm mũ ni khai thác tập trung vào tháng 5 và tháng 6. Sản lượng tôm mũ ni khai thác trung bình trong một chuyến là 13,30±24,24 kg/chuyến, trong đó cao nhất là 90 kg/chuyến và thấp nhất là 1 kg/chuyến tùy thuộc vào thời gian của mỗi chuyến biển. Khó khăn chính của nghề là thời tiết xấu ảnh hưởng đến việc khai thác, nguồn lợi tôm mũ ni tự nhiên suy giảm đáng kể. Đối với nghề thu mua tôm mũ ni thì sản lượng tôm thu mua trong năm cao nhất là 7,5 tấn/năm và thấp nhất là 0,4 tấn/năm. Tổng chi phí thu mua tôm mũ ni trung bình là 823,48±530,28 triệu đồng/năm và tổng thu nhập ở mức 724,65±450,33 triệu đồng/năm với tỉ suất lợi nhuận 0,88±0,85.
Triển khai giải thuật dò điểm công suất cực đại cho hệ thống dùng năng lượng mặt trời trong nuôi trồng thủy sản
Tóm tắt
|
PDF
Sử dụng năng lượng mặt trời trong nuôi trồng thủy sản là giải pháp phát triển bền vững mà nhà nước đang khuyến khích. Bài báo này nhằm mục tiêu giới thiệu và cung cấp phương pháp triển khai giải thuật dò tìm và bám theo điểm công suất cực đại của tấm pin quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời) dựa trên độ điện dẫn của tấm pin (giải thuật Incremental Conductance Maximum Power Point Tracking – Ind. Cond. MPPT). Đây là phần quan trọng để tạo cơ sở triển khai sử dụng năng lượng mặt trời trong các ao nuôi, đặc biệt là giải quyết nhu cầu về năng lượng cho các dàn quạt nước ao tôm (dùng cho cung cấp ôxy và đảo nước trong ao), vì nó giúp khai thác tối đa nguồn năng lượng từ tấm pin năng lượng mặt trời. Dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình của tấm pin quang điện, giải thuật Incremental Conductance được triển khai trong cấu hình mạch chuyển đổi điện áp DC-DC kiểu boost xen kẽ được điều khiển bởi bộ điều khiển kỹ thuật số khả trình (vi điều khiển STM32F1). Kết quả triển khai cho thấy điện áp tại điểm công suất cực đại của hệ pin được duy trì ổn định, công suất trích xuất được điều khiển bám theo công suất khả dụng tối đa của hệ các tấm pin, hệ thống với giải thuật Ind...
Chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm hướng tới trở thành thủ phủ tôm của cả nước, Bạc Liêu đã định hướng phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với nền công nghiệp này. Bạc liêu được biết đến như là một trong những tỉnh có hoạt động nuôi tôm phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long với các mô hình nuôi khác nhau như là bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự biến động chất lượng nước theo không gian và thời gian nhằm cung cấp thông tin cho người nuôi trong việc quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi. Mẫu nước tầng mặt được thu hàng tháng tại 5 điểm ở các cửa sông trọng yếu trong khu vực nuôi tôm của tỉnh trong suốt 1 năm. Kết quả cho thấy chất lượng nước tự nhiên tại khu vực nuôi ít bị biến động, đạt yêu cầu theo các quy chuẩn về chất lượng nước tầng mặt, phù hợp đối với việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản của vùng, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Riêng hàm lượng vật chất lơ lửng TSS, H2S và PO43- trong nước tại một số điểm thu khá cao so với một số quy chuẩn về quản lý chất lượng nước...
Đặc điểm dinh dưỡng của cá lượng chấm đỏ Nemipterus nemurus (Bleeker, 1857)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá lượng chấm đỏ Nemipterus nemurus (Bleeker, 1857) được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019 tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu. Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng bằng tàu lưới kéo đáy với 2 nhóm kích cỡ gồm nhóm cá lớn (215 cá thể ở giai đoạn sinh sản-có chiều dài toàn thân từ 170,8 đến 340,0 mm) và nhóm cá nhỏ (55 cá thể ở giai đoạn sinh trưởng-có chiều dài toàn thân từ 121,5 đến 169,4 mm). Dạ dày của cá được thu thập và cố định trong formaline 10% ngay sau khi đánh bắt. Cá được do chiều dài toàn thân, chiều dài ruột theo phương pháp của Nikolsky (1963) và chiều dài xương hàm trên theo Shirota (1970). Kết quả cho thấy cá lượng chấm đỏ có miệng rộng, rạch miệng dài, xiên; xương hàm phát triển; lược mang thưa, ngắn và cứng; thực quản ngắn, vách dày, có nhiều nếp gấp; dạ dày hình túi, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp; manh tràng có 8-10 ống với một đầu bịt kín gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột; ruột ngắn, vách dày, gấp thành 2 khúc. Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài toàn thân (RLG) của cá lượng chấm đỏ nhỏ hơn 1, cho thấy loài cá này thuộc nhóm ăn động vật...
Khảo sát thành phần loài và thành phần hóa học giống hải sâm ngận Stichopus Brandt, 1835 (Stichopodidae) ở đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt
|
PDF
Khảo sát thành phần loài và thành phần hóa học của hải sâm ngận thuộc giống Stichopus Brandt, 1835 (Stichopodidae) ở đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang được thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 12/2018. Qua sáu đợt thu mẫu đã bắt gặp 6 loài hải sâm ngận gồm S. variegatus, S. hermanni, S. chloronotus, S. horren, S. naso và S. monotuberculatus, trong đó loài S. variegatus chiếm ưu thế nhất kế đến là loài S. hermanni và hai loài này được bắt gặp ở tất cả các đợt thu mẫu. Loài S. naso và loài S. chloronotus chỉ được tìm thấy một lần với tỉ lệ rất thấp (0,38%) so với tổng số mẫu thu. Thành phần hóa học của bốn loài hải sâm được tìm thấy phổ biến (S. variegatus, S. hermanni, S. horren và S. monotuberculatus) và biến động rất lớn giữa các loài với độ ẩm trung bình từ 87,61-89,35%, protein thô: 41,28-53,27%, lipid thô: 0,93-2,57%, tro: 18,95-31,75%, xơ: 0,64-0,83%, carbohydrate: 12,93-30,19%, canxi: 0,92-1,69% và phospho 0,35-0,67% khối lượng khô. Đặc biệt, loài S. variegatus and S. hermanni có hàm lượng protein cao hơn có ý nghĩa thống kê (p
Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Citrus trên vi nấm Achlya sp. gây bệnh trên cá lóc
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm khảo sát hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Citrus trên vi nấm Achlya sp. Tinh dầu từ vỏ của chanh giấy (Citrus aurantifolia), chanh núm (Citrus limon (L.) Burn.f.1768), bưởi da xanh (Citrus grandis var. Da xanh), bưởi năm roi (Citrus grandis var. Nam roi), cam sành (Citrus nonbillis) và cam mật (Citrus sinensis) được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tinh dầu được thực hiện với vi nấm Achlya sp. A.1910 và Achlya sp. A1924 gây bệnh trên cá lóc. Tinh dầu vỏ chanh giấy và vỏ cam mật có hiệu quả kháng nấm Achlya sp. tốt nhất ở nồng độ 0,78 mg/mL sau 24 giờ. Nồng độ MIC của tinh dầu vỏ bưởi năm roi và vỏ chanh núm từ 1,56 – 6,3 mg/mL. Khả năng kháng nấm của các chiết xuất tinh dầu lần lượt là vỏ chanh giấy, vỏ cam mật, vỏ bưởi năm roi và vỏ chanh núm. Sợi nấm Achlya sp. không phát triển khi ngâm trong tinh dầu Citrus ở các nồng độ 100, 50, 25 và 12,5 mg/mL.
Ảnh hưởng của dịch chiết cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus schum. and thonn) đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) trong điều kiện bảo quản lạnh
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng dịch chiết diệp hạ châu đến chất lượng của tôm sú trong điều kiện bảo quản lạnh. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức. Tôm (25-30 g/con) được ngâm trong dịch chiết diệp hạ châu với nồng độ khác nhau 7,71 mg/mL, 156 mg/mL và ngâm trong nước lạnh (nghiệm thức đối chứng) ở 4°C trong 30 phút. Tôm sau khi ngâm được bảo quản bằng nước đá và thu mẫu được thực hiện vào các ngày 1, 4, 8 và 12. Sự biến đổi chất lượng của tôm được đánh giá qua các chỉ tiêu như tổng số vi khuẩn hiếu khí, điểm cảm quan, độ đàn hồi, khả năng giữ nước, tổng lượng nitơ base bay hơi, chỉ số peroxyde, chỉ số TBARs, ẩm độ và pH. Kết quả cho thấy tôm sú có xử lý diệp hạ châu 7,71 mg/mL và 156 mg/mL có giá trị cảm quan cao hơn tôm sú ở mẫu đối chứng trong suốt 12 ngày của quá trình bảo quản lạnh. Tôm được xử lý với dịch chiết diệp hạ châu có khả năng làm giảm sự phát triển của tổng vi khuẩn hiếu khí và ức chế một phần hình thành sản phẩm oxy hóa sơ cấp và thứ cấp. Dựa vào kết quả đánh giá cảm quan và tổng số vi khuẩn hiếu khí cho thấy tôm sú có thể sử dụng đến 8 ngày.
Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) giống ương trong hệ thống tuần hoàn
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm ương cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) với các mật độ khác nhau trong hệ thống nước lọc tuần hoàn được thực hiện trại thực nghiệm của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2018 đến tháng 01/2019. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mật độ khác nhau: (1) 60 con/m3, (2) 90 con/m3, (3) 120 con/m3 và (4) 150 con/m3, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá chim vây vàng giống có khối lượng trung bình ban đầu 2 g/con được bố trí ương trong bể nhựa 500 L với hệ thống nước lọc tuần hoàn, độ mặn 20‰ và sục khí liên tục. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 44% (thức ăn dành cho cá chẽm) và được điều chỉnh theo nhu cầu ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức mật độ 150 con/m3 (0,26 g/ngày và 5,30 %/ngày) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Ảnh hưởng chu kỳ bổ sung chất chiết lá cách (Premna serratifolia L.) lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ bổ sung 2% chất chiết lá cách (Premna serratifolia) vào thức ăn lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh gan thận mủ của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 8 tuần với 3 nghiệm thức bao gồm hai nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách với nhịp bổ sung 2 tuần/tháng (tuần 1, 2 vả 5, 6); liên tục 4 tuần (tuần 1, 2, 3, 4) và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung lá cách), mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm tế bào máu, hoạt tính lysozyme, hoạt tính bổ thể và hoạt tính đại thực bào được theo dõi vào tuần thứ 2, 4 và 8 của thí nghiệm. Sau 8 tuần bổ sung lá cách, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Kết quả cho thấy cá ở các nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau đều gia tăng đáp ứng miễn dịch so với nhóm đối chứng. Nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá theo nhịp cách khoảng 2 tuần làm gia tăng chỉ tiêu huyết học và hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá. Tỉ lệ chết của cá ăn thức ăn bổ sung chiết lá cách theo nhịp 2 tuần/tháng cũng thấp hơn đối chứng...
Phân lập và tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ và kháng khuẩn ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và sàng lọc một số chủng xạ khuẩn từ bùn đáy ao nuôi tôm có khả năng phân hủy hữu cơ và kháng Vibrio parahaemolyticus trong điều kiện in vitro. Tổng cộng 40 mẫu bùn được thu từ ao nuôi tôm ở Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả phân lập được 161 chủng có khả năng phát triển trên môi trường Starch Casein Agar (SCA), trong đó 54 chủng có đặc điểm nhận dạng giống với giống Streptomyces với các đặc điểm hình thái như tế bào gram dương, dương tính với catalase, âm tính với oxidase và có khả năng hình thành bào tử. Trong số 54 chủng, 12 chủng thể hiện hoạt tính kháng Vibrio parahaemolyticus với đường kính vòng vô trùng dao động 2,3-32,8 mm, trong đó 04 chủng CM1.1, CM2.4, DH3.4 và TV1.4 thể hiện hoạt tính kháng cao nhất. Bên cạnh đó, chủng DH3.4 được coi là tiềm năng với khả năng sinh hoạt tính enzyme α-amylase, protease và cellulase tương đối cao. Do đó, các chủng này có thể được sử dụng cho các nghiên cứu in vitro and in vivo ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá lành canh (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) phân bố vùng cửa Sông Hậu
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá lành canh (Coilia rebentischii) được thực hiện ở khu vực cuối nguồn sông Hậu tại ba vị trí thuộc cửa sông Trần Đề và Định An từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Các mẫu cá lành canh đã được thu trong 12 tháng và thu liên tục 1 tháng/lần bằng lưới kéo, lưới đáy và vợt lưới với cỡ mẫu ít nhất 40 cá thể/tháng. Kết quả cho thấy hệ số thành thục (gonadosomatic index-GSI) của cá lành canh dao động từ 1,10-6,92% và biến động nhiều hơn so với hệ số tích luỹ năng lượng (hepatosomatic index-HSI) (từ 0,21-1,20%); nhân tố điều kiện (conditional factor-CF) của cá lành canh ít biến động và giá trị CF đạt cao nhất ở tháng 11. Sức sinh sản của cá lành canh khá cao (495±197 trứng/g cá cái) và có sự biến động lớn (218-943 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình là 10,4±1,8 cm và khối lượng toàn thân trung bình là 16,01±8,05 g. Chiều dài thành thục (Lm) của cá lành canh đực là 11,05 cm và cá lành canh cái là 13,69 cm. Kết quả cũng cho thấy mùa vụ sinh sản của cá lành canh khá dài kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 và tập trung nhiều nhất từ tháng 6-7 trong năm...
Kiểm thử giải thuật AI trong nhận diện bệnh tôm qua hình ảnh
Tóm tắt
|
PDF
Trí tuệ nhân tạo thường được dùng trong việc phân loại hình ảnh. Trong nghiên cứu này, các giải thuật trí tuệ nhân tạo được sử dụng kết hợp với các đặc trưng SURF, phân cụm dữ liệu với K-mean trên bộ dữ liệu bệnh tôm 6 lớp. Nhằm tìm kiếm giải thuật thích hợp nhất trong việc phân loại bệnh tôm qua hình ảnh, nghiên cứu đã tiến hành kiểm thử trên 4 giải thuật trí tuệ nhân tạo, gồm: giải thuật hồi qui logic, Naïve Bayes, K láng giềng gần nhất và rừng ngẫu nhiên. Tiêu chí đánh giá độ chính xác của các giải thuật này gồm precision, recall và F1. Kết quả thử nghiệm khi áp dụng trên các tập đặc trưng cho thấy đạt tỷ lệ thấp, độ chính xác cao nhất là giải thuật rừng ngẫu nhiên với tiêu chí đánh giá recall là 47,7%. Nghiên cứu tiếp tục tiến hành kết hợp ngẫu nhiên của 4 cụm được phân loại bởi giải thuật K-mean, kết quả thu được với độ chính xác cao nhất theo tiêu chí recall cho giải thuật rừng ngẫu nhiên là 85,9%.
Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) trong khu vực nuôi tôm ở Sóc Trăng
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) trong khu vực nuôi tôm thuộc tỉnh Sóc Trăng (ST). Nghiên cứu được tiến hành với 4 đợt (tháng 3, 6, 9 và 12) trong năm 2019 với 10 điểm (ST1 đến ST10) thu từ vùng cửa sông đi sâu vào nội đồng. Mẫu động vật đáy được thu với 10 gàu/điểm theo mặt cắt ngang của dòng sông và cách bờ sông từ 5-10 m. Mẫu được cố định bằng formalin với nồng độ 8-10%. Kết quả ghi nhận được tổng cộng 9 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 3 bộ thuộc lớp giun nhiều tơ (GNT). Số loài giun nhiều tơ tại 10 điểm thu mẫu dao động từ 2-5 loài. Số lượng dao động từ 0-6.307 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm ST5 (vào tháng 3) và ST2 (vào tháng 6). Sự tương đồng về thành phần loài giun nhiều tơ giữa các điểm thu, đợt thu và độ mặn thể hiện rất rõ tại khu vực nghiên cứu. Từ đó cho thấy, độ mặn ảnh hưởng đến sự phân bố về thành phần loài (8 loài ở độ mặn
Đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu răng nhỏ Panna microdon (Bleeker, 1849) ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Cá sửu răng nhỏ (Panna microdon) là một trong những loài có giá trị kinh tế cao do thịt ngon, thường được bán tươi, làm khô. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu răng nhỏ được thực hiện từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau. Mẫu cá với các kích cỡ khác nhau được thu bằng lưới kéo. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá sửu răng nhỏ có miệng rộng, rạch miệng xiên, răng nhọn, lược mang thưa và ngắn, thực quản ngắn có vách dày dạng hình ống, dạ dày hình túi, manh tràng có từ 3 đến 8 ống, ruột ngắn dạng hình chữ S. Chỉ số sinh trắc ruột - RLG < 1 cho thấy cá sửu răng nhỏ có tính ăn động vật. Thành phần thức ăn chủ yếu trong dạ dày của cá sửu răng nhỏ là cá, tôm, tôm tít, ruốc, cua/ghẹ và các loại thức ăn khác. Kết quả cũng cho thấy không có sự thay đổi thành phần thức ăn của cá sửu răng nhỏ ở các kích cỡ khác nhau.
Hiệu quả xử lý nước thải nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) thâm canh bằng hệ thống thực vật thủy sinh
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra loài thực vật thủy sinh có khả năng xử lý tốt chất thải trong hệ thống tuần hoàn nuôi trồng thủy sản. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức trồng bèo tai tượng (Pistia stratiotes), bèo tấm (Lemna minor), bèo nhật (Limnobium laevigatum) và nghiệm thức đối chứng (không trồng thực vật) thực hiện trong hệ thống tuần hoàn trong 15 ngày. Cá trê vàng có khối lượng trung bình 60 g/con được nuôi trong hệ thống tuần hoàn với mật độ 70 con/100L và cho ăn thức ăn viên nổi (41% protein). Kết quả nghiên cứu cho thấy bèo tai tượng xử lý tốt hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải nuôi cá trê vàng trong 10 ngày đầu thí nghiệm. Bèo tai tượng có khả năng làm giảm 65,83% CO2; 34,28% COD; 40,70% TAN; 46,70% N-NO3- 24,56 % P-PO43-; và 9,16% TP và làm tăng 37,68% oxy hòa tan trong nước thải so với nồng độ ban đầu.
Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên cấu trúc thành phần loài luân trùng (Rotifera) tại lưu vực hạ lưu sông Hậu
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự biến động của thành phần loài và số lượng luân trùng (Rotifera) dưới sự biến động của độ mặn ở hạ lưu sông Hậu. Kết quả sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu về các biện pháp quản lý chất lượng nước phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn ngày càng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu môi trường và sinh vật được thu hàng tháng từ 7/2017-6/2018 vào lúc triều cao và triều thấp tại 3 địa điểm gồm Cái Côn, Đại Ngãi và Trần Đề. Kết quả cho thấy có 47 loài luân trùng ghi nhận được với tổng mật độ 38.985-79.761 ct/m3 (trung bình 1.249-2.045 ct/m3). Độ mặn tác động mạnh mẽ đến luân trùng; theo đó, số lượng loài hiện diện (Y1), mật độ (Y2) đều có mối tương quan nghịch với độ mặn và được biểu diễn bằng phương trình: Y1=-1,47*X+23,3 (X: độ mặn; R12=0,537; sig.=0,003); Y2=-529,49*X+17.045,9 (R22=0,354; sig.=0,025). Khoảng độ mặn 0-4‰ thích hợp cho các loài luân trùng trên sông Hậu phát triển. Tại các thời điểm độ mặn thấp trong năm (
Hiện trạng khai thác thủy sản vùng cửa sông ven biển tỉnh Sóc Trăng
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2018 thông qua phỏng vấn 106 hộ ngư dân tại các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và Long Phú nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát đã xác định được 11 nghề khai thác thủy sản trong đó nghề lưới kéo và nghề te chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 40 và 35%, đồng thời việc sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ so với quy định như nghề lưới kéo 2a= 19,3 mm. Mặc dù có thể khai thác quanh năm, nhưng mùa vụ khai thác chính là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch. Nghề te xiệp và đáy biển có lợi nhuận cao nhất trong khi thấp nhất thuộc về nghề đáy sông. Về công tác quản lý, kết quả cho thấy số hộ có đăng kí ngư cụ khai thác chỉ chiếm 53%, được tham gia tập huấn là 54%, được tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản (73%) và 92% ngư dân cho rằng nguồn lợi thủy sản đang suy giảm nhanh chóng, trong đó nguyên nhân chính là do khai thác quá mức (60%).
Ảnh hưởng của mật độ thả giống lên hiệu quả nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh với lúa ở vùng nước lợ
Tóm tắt
|
PDF
Ảnh hưởng của mật độ thả giống lên hiệu quả nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa vùng nước lợ được thực hiện nhằm tìm ra mật độ nuôi thích hợp. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT1, NT2 và NT3) mật độ 1,5; 2 và 2,5 con/m²; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm giống có khối lượng 12,7 ± 2,14 g. Độ mặn trong ruộng dao động từ 0 - 7‰. Một số yếu tố môi trường nước và mật độ thủy sinh vật trong ruộng thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng. Sau 100 ngày, khối lượng tôm cao nhất ở NT1 (39,7 ± 0,38 g) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Sử dụng thức ăn bổ sung chất chiết lá lựu (Punica granatum) phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Tóm tắt
|
PDF
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính là một trong những nguyên nhân gây thất thoát sản lượng tôm nuôi hàng năm, dẫn đến gia tăng lượng kháng sinh dùng trong hệ thống nuôi tôm. Để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lá lựu đến tăng trưởng, thông số miễn dịch và khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần với chế độ bổ sung khác nhau, bao gồm nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức bổ sung 1% chất chiết lá lựu và nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá lựu. Kết quả cho thấy (i) chế độ cho ăn bổ sung chất chiết lá lựu mức 2% giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng (p>0,05), và một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu ở tôm thẻ chân trắng (p