Võ Văn Nhịn Trần Đắc Định *

* Tác giả liên hệ (tddinh@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted from August to December 2018 through interviewing 106 fishermen in Tran De, Cu Lao Dung, and Long Phu districts in order to assess the current status of the fisheries in Soc Trang province. The results showed that there are 11 major kinds of fishing gears, in which trawl net (40%) and push net (35%) are the most common fishing gears in Soc Trang. The results also indicated that the mesh size (2a, mm) of trawl net 2a= 19.3 mm is smaller than the fisheries regulations. Fishing seasons are all year round; however, the main fishing season is from the first - fourth month of lunar calendar. Push net and coastal bag-net fisheries earned the highest profit while the river bag-net fishery is the lowest profit. For the fisheries management, the registered fishing gears were only 53%, trained fishermen (54%), involved in fisheries management activities (73%) and 92% of fishermen stated that fisheries resources are over-fishing (60%).

Keywords: Coastal areas, fisheries management, fisheries resources, Soc Trang province

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2018 thông qua phỏng vấn 106 hộ ngư dân tại các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và Long Phú nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát đã xác định được 11 nghề khai thác thủy sản trong đó nghề lưới kéo và nghề te chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 40 và 35%, đồng thời việc sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ so với quy định như nghề lưới kéo 2a= 19,3 mm. Mặc dù có thể khai thác quanh năm, nhưng mùa vụ khai thác chính là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch. Nghề te xiệp và đáy biển có lợi nhuận cao nhất trong khi thấp nhất thuộc về nghề đáy sông. Về công tác quản lý, kết quả cho thấy số hộ có đăng kí ngư cụ khai thác chỉ chiếm 53%, được tham gia tập huấn là 54%, được tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản (73%) và 92% ngư dân cho rằng nguồn lợi thủy sản đang suy giảm nhanh chóng, trong đó nguyên nhân chính là do khai thác quá mức (60%).

Từ khóa: Nguồn lợi thủy sản, quản lý, thủy sản, tỉnh Sóc Trăng, vùng ven biển

Article Details

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền, Mai Viết Văn, Trần Đắc Định & Naoki Tojo. (2018). Đánh giá hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54, 102-109.

Nguyễn Thanh Long. (2019). Đánh giá các thông số ngư cụ và kỹ thuật khai thác của một số nghề khai thác thủ công ở vùng cửa sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 12, 189-192. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng. (2007). Dự án rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.

Bộ Thủy sản. (2006). Hướng dẫn thực hiện nghị định của chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (số 02/2006/TT-BTS). https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-02-2006-TT-BTS-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-59-2005-ND-CP-dieu-kien-san-xuat-kinh-doanh-nganh-nghe-thuy-san-10965.aspx#tab3

Trịnh Kiều Nhiên & Trần Đắc Định. (2012). Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 24b, 46-55.

Tổng cục Thống kê. (2018). Số liệu thống kê sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Sóc Trăng http:/www.gso.gov.vn.