Nghiên cứu ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) theo công nghệ biofloc bằng cách bổ sung đường cát để đạt các tỷ lệ C/N khác nhau
Abstract
The study is aimed to determine the supplementation of sugar to achieve a ratio of C/N for the best growth and survival of white leg shrimp larvae and postlarvae. The experiment included five treatments of sugar supplement to achieve different C/N ratios as 10, 15, 20, 25, and 30; each treatment was triplicated; stocking density was 150 larvae/liter, and water salinity was 30‰; the experimental tank was 0.5 m3 in volume. Results of the experiment showed that the body length of postlarvae 12 (10.53±0.07 mm) in the sugar treatment to achieve C/N=20 was the highest and significantly different (p>0.05) compared to the sugar treatments with C/N=10, and C/N=15. The survival rate (60.9±1.4%) and productivity (91,449±2,094 ind/m3) of PL-12 in the sugar treatment with C/N=20 were also the highest and significantly different (p<0.05) compared to those of the others. This study showed that the sugar treatment to achieve C/N=20 was for nursing white-leg shrimp larvae in biofloc systems.
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định bổ sung đường cát để đạt tỷ lệ C/N thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức bổ sung đường cát với tỷ lệ C/N khác nhau là 10; 15, 20, 25 và 30, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mật độ 150 con/L, độ mặn 30 ‰, bể ương có thể tích 0,5 m3. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài PL-12 (10,53±0,07 mm) cao nhất ở nghiệm thức bổ sung đường cát để đạt tỷ lệ C/N=20 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức C/N=10 và C/N=15. Tỷ lệ sống (60,9±1,4 %) và năng suất (91.449±2.094 con/m3) của PL-12 cao nhất ở nghiệm thức bổ sung đường cát C/N=20, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung đường cát để đạt tỷ lệ C/N=20 trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc là tốt nhất.
Article Details
Tài liệu tham khảo
APHA, AWWA, & WEF. (1995). Standard methods for the examination of water and wastewater (19th ed.). American Public Health Association, Washington DC.
Avnimelech, Y. (2015). Biofloc Technology - A Practical Guide Book (3rd ed.). The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United States.
Bộ Khoa học và Công Nghệ. (2014). Quyết định 1990/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 08 năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10257:2014 về Tôm thẻ chân trắng - Tôm giống - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành.
Boyd, C.E., & Tucker, C.S. (1998). Pond Aquaculture Water Quality Management. Kluwer Academic Publishers. Boston, Massachusetts.
Chanratchakool, P. (2003). Advice on aquatic animal health care: Problems in Penaeus monodon culture in low salinity areas. Aquaculture Asia, 8(1), 54-56.
Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh & Trần Ngọc Hải. (2018). Nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) bằng công nghệ biofloc từ nguồn carbohydrate rỉ đường bổ sung ở các giai đoạn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(1), 27-34.
Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải & Nguyễn Thanh Phương. (2015). Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 14, 110 – 115.
Châu Tài Tảo, Trần Nguyễn Duy Khoa, Nguyễn Văn Hòa & Trần Ngọc Hải. (2020). Nghiên cứu ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofioc với các nguồn carbon bổ sung khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(Số chuyên đề Thủy sản)(2), 29-36.
Huys, G. 2002. Preservation of bacteria using commercial cryopreservation systems. Standard Operation Procedure, SOP Asia-Resist-Press.
McIntosh, B. J., Samocha, T. M., Jones, E. R., Lawrence, A. L., McKee, D. A., Horowitz, S. & Horowitz, A. (2000). The effect of a bacterial supplement on the high-density culturing of Litopenaeus vannamei with low-protein diet on outdoor tank system and no water exchange. Aquacultural Engineering, 21, 215-227.
Phạm Văn Tình. (2004). Kỹ thuật nuôi tôm sú chất lượng cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Thái Bá Hồ & Ngô Trọng Lư. (2003). Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Tổng cục Thủy sản. (2017). Sản xuất tôm giống – nền móng của ngành tôm hiện đại. https://tongcucthuysan.gov.vn/vivn/Nuôitrồngthủy-sản/-Sản-xuấtgiống/doctin/006970/201702-13/san-xuat-tomgiong-nenmong-cuanganh-tom-hien-dai
Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo & Nguyễn Thanh Phương. (2017). Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.