Lý Văn Khánh * , Cao Mỹ Án Trần Ngọc Hải

* Tác giả liên hệ (lvkhanh@ctu.edu.vn)

Abstract

This experiment on nursing of pompano (Trachinotus blochii) fish fingerlings at different stocking densities in recirculating water system was conducted at the College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University from December 2018 to January 2019. The experiment had four treatments with different densities of 60; 90; 120 and 150 individuals/m3 and was designed with 3 replications. Pompano fingerlings with initial body weight of 2 g were reared in 500-L plastic tanks at water salimity of 20‰ and were continuously aerated. Fish were daily fed with pelleted feed (44% protein) at rate of 15% total body weight. After 30 days of rearing, treatment with 150 individuals/m3 showed the best results in growth rate (0,26 g/day and 5,30 %/day) and was significantly higher than those of the other treatments (p<0,05). The treatment with 60 individuals/m3 showed the lowest results in growth rate (0,20 g/day and 4,62 %/day). Survival rate reached 100% at all treatments. Rearing pompano in the recirculating aquaculture system gave the best results at stocking density 150 individuals/m3.

Keywords: Circulating water system, density, pompano

Tóm tắt

Thí nghiệm ương cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) với các mật độ khác nhau trong hệ thống nước lọc tuần hoàn được thực hiện trại thực nghiệm của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2018 đến tháng 01/2019. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mật độ khác nhau: (1) 60 con/m3, (2) 90 con/m3, (3) 120 con/m3 và (4) 150 con/m3, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá chim vây vàng giống có khối lượng trung bình ban đầu 2 g/con được bố trí ương trong bể nhựa 500 L với hệ thống nước lọc tuần hoàn, độ mặn 20‰ và sục khí liên tục. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 44% (thức ăn dành cho cá chẽm) và được điều chỉnh theo nhu cầu ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức mật độ 150 con/m3 (0,26 g/ngày và 5,30 %/ngày) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ba nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức mật độ 60 con/m3 (0,20 g/ngày và 4,62%/ngày) thấp nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Tỷ lệ sống đạt 100% ở tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)...

Từ khóa: Cá chim vây vàng, hệ thống tuần hoàn, mật độ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, C.E. (1998). Water quality in ponds for aquacuture. Research and Development, series No. 43. International Center for aquaculture & aquatic environment. Alabama agricultural experiment station, Auburn University.

Chu Chí Thiết. (2010). Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ ương nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) từ giai đoạn cá hương lên cá giống (Luận văn Thạc sĩ). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải & Nguyễn Anh Tuấn. (2010). Ảnh hưởng mật độ ương và thức ăn có hàm lượng protein khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đối (Liza subviridis) từ giai đoạn cá hương lên giống. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2010, 15a, 189-197.

Ngô Vĩnh Hạnh. (2007). Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801). Báo cáo khoa học Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh.

Ngọc Thúy. (2014). Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Việt Nam. Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

Thân Thị Hằng & Đỗ Thị Hòa. (2013). Ảnh hưởng của mật độ, loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giống ương bằng giai đặt trong ao đất. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản Trường Đại học Nha Trang, 3, trang 95-99.

Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh, Lê Quốc Việt & Nguyễn Thanh Phương. (2017). Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.