Ngày xuất bản: 17-12-2015

DIỄN BIẾN THÀNH PHẦN ĐẠM CỦA NƯỚC THẢI AO NUÔI THÂM CANH CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TRONG ĐIỀU KIỆN THỦY CANH CỎ MỒM MỠ (Hymenachne acutigluma)

Lê Diễm Kiều, Phạm Quốc Nguyên, Trần Thị Huỳnh Như, Ngô Thụy Diễm Trang
Tóm tắt | PDF
Cây mồm mỡ (Hymenachne acutigluma) được trồng trong nước thải ao nuôi thâm canh cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có nồng độ đạm vô cơ lần lượt là 5, 10, 20, 30 và 40 mg/L, tương ứng với lượng đạm vô cơ đã khảo sát được trong nước thải ao nuôi, nghiệm thức đối chứng nước thải ao nuôi cá tra không có thực vật. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Chất lượng nước được đánh giá định kỳ mỗi tuần trong 6 tuần và sinh khối của thực vật được đánh giá khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Cỏ mồm mỡ có khả năng giúp giảm NH4-N, NO2-N, NO3-N và TKN tương ứng 69,7-96,9; 96,6-97,3; 99,3-99,9; 48,5-73,5%. Ngoài ra, cỏ mồm mỡ còn giúp giảm TP và PO4-P với 84,8-95,6 và 85,7-92,5% so với thời điểm bắt đầu thí nghiệm. Bên cạnh đó, sinh khối tươi và khô của mồm mỡ ở nồng độ đạm 30-40 mg/L cao hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả ghi nhận, ở nồng độ đạm hòa tan càng cao thì cỏ mồm mỡ có kinh khối càng cao và loại bỏ đạm, lân trong nước thải càng nhiều. Qua đó cho thấy, mồm mỡ có tiềm năng trong ứng dụng vào các hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải ao nuôi thâm canh cá tra có nồng độ đạm hòa tan 5-40 mg N/L.  

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠ THẤP CAO ĐỘNƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Huỳnh Vương Thu Minh, Đinh Diệp Anh Tuấn, Nguyễn Hiếu Trung, Hồ Yến Ngân
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ hạ thấp cao độ nước dưới đất (NDĐ) và phân tích các yếu tố ảnh đến hạ thấp cao độ NDĐ tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu đã sử dụng: (i) phương pháp thống kê mô tả; và (ii) phương pháp phân tích tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cao độ NDĐ ở 3 tầng chứa nước (Pleistocen giữa – trên (qp2-3), Pleistocen dưới (qp1) và Miocen trên (n13) sụt giảm với tốc độ trung bình từ 0,3 – 0,39 m/năm; trong đó, tầng Pleistocen giữa – trên có tốc độ sụt giảm cao nhất (0,39 m/năm). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động khai thác NDĐ của con người có quan hệ mật thiết đến sự hạ thấp cao độ NDĐ tại vùng nghiên cứu. Số hộ dân sử dụng nước và lưu lượng tiêu thụ có tương quan cao với sự hạ thấp cao độ NDĐ; trong khi đó, các yếu tố tự nhiên như lượng mưa, nhiệt độ có tương quan thấp.  

Sự PHÁT TRIểN CủA ĐộNG VậT NổI TRONG AO NUÔI CÁ SặC RằN (Trichogaster pectoralis)

Dương Trí Dũng, Tran Duc Thanh, Bùi Thị Nga
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm nuôi cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp, phân heo tươi và nước thải biogas được tiến hành đồng thời trong ao 100 m2 và mật độ cá nuôi là 10 con/m2. Trong ao nuôi cá số 1, lượng thức ăn công nghiệp được cung cấp hàng ngày là 5% trọng lượng cá, hàm lượng đạm trong thức ăn là 42% trong 2 tháng đầu, 35% trong 2 tháng kế tiếp và 30% trong hai tháng cuối. Lượng đạm trong phân heo tươi và nước thải cung cấp cho ao số 2 và 3 được xác định ban đầu và cung cấp hàng ngày cho ao nuôi với số lượng sao cho lượng đạm của nó tương ứng với lượng đạm trong thức ăn công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 76 loài động vật phiêu sinh thuộc 4 nhóm. Trong đó ngành trùng bánh xe (Rotatoria) có số loài phong phú nhất. Ao nuôi cá bằng nước thải biogas có số lượng động vật nổi cao nhất và biến động từ 163.520 – 1.504.800 ct/m3. Sau 6 tháng, cá được nuôi bằng nước thải biogas có trọng lượng tương tự với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Chất lượng thịt cá trong 3 ao thí nghiệm đều không nhiễm vi sinh vật và rất an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Nên sử dụng nước thải từ hệ thống ủ biogas để nuôi cá sặc rằn góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Thị Kim Hồng, Dương Văn Ni, Phùng Thị Hằng, Lý Văn Lợi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng dựa trên 8 kiểu sử dụng đất (đã được nhóm lại từ 31 kiểu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ). Mức độ đa dạng được phân thành 4 cấp độ tiềm năng đa dạng sinh học (từ cao, trung bình, thấp và rất thấp). Từ bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học, các vị trí thu mẫu được chọn để nghiên cứu. Có 39 ô mẫu được khảo sát (diện tích mỗi ô mẫu là 1 km x 1 km = 1 km2). Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài trong hệ thực vật bậc cao ở Cần Thơ có tổng cộng 620 loài. Trong đó, nhóm thực vật hạt kín nhiều nhất với số lượng là 581 loài (293 loài đơn tử diệp và 288 loài song tử diệp), nhóm hạt trần là 11 loài và nhóm dương xỉ là 28 loài. Từ kết quả này, bản đồ đa dạng thực vật bậc cao thành phố Cần Thơ được xây dựng. Vùng có số loài hiện diện tương đối cao (từ 249 đến 439 loài) là các huyện Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai: nơi nổi tiếng với các vườn cây ăn trái với diện tích khá lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Cồn Ấu. Trong các sinh cảnh thì kiểu vườn tạp – vườn cây lâu năm có thành phần loài đa dạng nhất (82 loài), thấp nhất là đất trồng rẫy (9 loài).

THU HỒI NHIÊN LIỆU LỎNG TỪ NHỰA HDPE, PE VÀ LỐP XE PHẾ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT PHÂN

Nguyễn Văn Cường, Đoàn Vũ Chí, Lê Hùng Anh, Nguyễn Hữu Sơn, Trịnh Ngọc Nam, Phạm Hoàng Ái Lệ
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu hồi nhiên liệu lỏng từ chất thải rắn là nhựa HDPE, PP và cao su butyl từ lốp xe phế thải bằng phương pháp nhiệt phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, HDPE khi gia nhiệt theo chế độ chậm và chế độ nhanh cho hàm lượng sản phẩm lỏng (SPL) sau nhiệt phân bằng nhau (86%). Tuy nhiên SPL thu được ở chế độ gia nhiệt nhanh hơn bị đóng rắn tại nhiệt độ phòng. Với cao su butyl, kết quả cho thấy chế độ gia nhiệt chậm cho 44% SPL trong khi chế độ gia nhiệt nhanh cho 52% SPL. Khi phân tích, SPL có hàm lượng xăng 30% và 63% FO và DO. Đối với nhựa PP, chế độ gia nhiệt chậm SPL đạt 85% trong khi tại chế độ gia nhiệt nhanh đạt 93%. SPL từ nhiệt phân nhựa PP chứa thành phần xăng nhiều hơn so với chất thải rắn có nguồn gốc nhựa PE và cao su butyl. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xúc tác ảnh hưởng trực tiếp tới lượng SPL thu được sau nhiệt phân, tuy nhiên ít ảnh hưởng đến thành phần của sản phẩm thu được sau nhiệt phân. Các kết quả nghiên cứu bước đầu đóng góp vào việc sử dụng chất thải rắn để thu hồi năng lượng trong tương lai.

SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BÙN CỐNG SINH HOẠT TRỒNG RAU CẢI CỦ (Raphanus sativus L.,)

Bùi Thị Nga, Nguyễn Hoàng Nhớ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng rau cải củ (Raphanus sativus L.,)” đã được thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014 với các mục tiêu: (i) đánh giá năng suất rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học, rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt và rau sử dụng phân hóa học, (ii) đánh giá hàm lượng nitrat trong rau theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học trồng rau cải củ cho năng suất cao có ý nghĩa so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt và không khác biệt so với nghiệm thức bón phân hóa học với năng suất dao động trong khoảng 3,60 - 4,18 kg/m2. Dư lượng nitrate trong rau cải củ thấp hơn so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hóa học và thấp hơn mức giới hạn tối đa cho phép theo Quyết định 99/2008/QĐ-BNN. Không phát hiện E.coli trong rau sau khi thu hoạch.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TUẦN HOÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỂ NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) KẾT HỢP ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO

Bui Thanh Luan, Nguyen Hong Khoa, Huynh Thi Hong Ven, Ngô Thụy Diễm Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tốc độ tuần hoànđến chất lượng nước bể nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) kết hợp đất ngập nước kiến tạo trồng cây Huệ nước. Mẫu nước được thu và đánh giá trong 10 tuần, với 3 tốc độ tuần hoàn được vận hành là 50%, 100% và 200% tương ứng với lượng nước trong bể tôm được bơm tuần hoàn mỗi ngày là 0,5 m3, 1 m3 và 2 m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy, chất lượng nước trong bể tôm ở cả 3 tốc độ đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển. Trong đó tốc độ tuần hoàn càng cao thì nồng độ NO3-N và PO4-P có sự tích lũy dần theo thời gian càng nhiều. Ở tốc độ 100% tôm tăng trưởng tốt hơn so với 2 tốc độ còn lại. Trong thí nghiệm hiện tại, tốc độ tuần hoàn 100% được xem là tối ưu vì vừa đảm bảo chất lượng nước cũng như sự sinh trưởng của tôm tốt hơn.  

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IPCC (2006) NHẰM ƯỚC TÍNH PHÁT THẢI KHÍ METAN TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Thị Khánh Tuyền, Huỳnh Thị Kim Yến, Phạm Thị Thanh Tâm
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày phương pháp ước tính metan phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bằng mô hình bậc 1_FOD do IPCC 2006 đề xuất. Tải lượng CH4 phát sinh đến năm 2014 được ước tính từ số liệu phát sinh STRSH từ năm 2007. Ước tính tải lượng khí CH4 đến năm 2020 được thực hiện theo hai kịch bản: (1). Dựa trên đồ án Quy hoạch tổng thể Quản lý – Xử lý Chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 và (2). Vẫn giữ nguyên biện pháp quản lý, xử lý CTR như hiện tại. Kết quả cho thấy lượng khí CH4 phát sinh từ CTRSH tại thành phố Thủ Dầu Một năm 2014 là 17.384 tấn/năm (tương ứng với 434.600 tấn CO2/năm). Dự báo đến năm 2020, tổng lượng phát thải của khí metan sẽ giảm khoảng 270.048 tấn (tương đương 6.751.200 tấn CO2) trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2020. Những lợi ích của việc tái sử dụng CTR rất đáng quan tâm, bao gồm việc giảm phát thải khí nhà kính và khả năng tham gia thị trường bán chứng chỉ giảm phát thải.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Trương Thị Thúy Quỳnh, Văn Phạm Đăng Trí, Trần Thị Lệ Hằng, Võ Thị Phương Linh, Nguyễn Thụy Kiều Diễm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Vấn đề về thể chế quản lý và hệ thống văn bản pháp lý quản lý nguồn tài nguyên NDĐ của Việt Nam được nghiên cứu nhìn nhận trên phương diện tổng quan và cụ thể đối với tỉnh Sóc Trăng. Các bên có liên quan được phỏng vấn trực tiếp bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị khai thác nguồn tài nguyên NDĐ tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tính hợp lý khi áp dụng văn bản quản lý nguồn tài nguyên NDĐ cho địa phương. Công tác phổ biến các quy định nhà nước về khai thác, bảo vệ và đặc biệt là xin cấp phép khai thác NDĐ nhìn chung vẫn chưa triển khai chi tiết đến người dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xác định sự trùng lấp trong công tác quản lý giữa các bên có liên quan được quy định trong văn bản quản lý. Kết quả sau khi nghiên cứu được tham vấn đến các Sở, ban, ngành ở địa phương, nhằm hỗ trợ cán bộ quản lý chuyên trách trong công tác tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành văn bản quản lý tài nguyên NDĐ tỉnh Sóc Trăng.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA MỘT SỐ LOẠI THỦY SINH THỰC VẬT

Nguyễn Thành Lộc, Phùng Thị Hằng, Nguyễn Võ Châu Ngân, Võ Thị Cẩm Thu, Đặng Cường Thịnh, Nguyễn Trúc Linh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số loại thủy sinh thực vật” thực hiện trên hệ thống đất ngập nước nhân tạo ở quy mô phòng thí nghiệm. Có ba loại thực vật thủy sinh được chọn là cây Thủy trúc, Lục bình và Bèo Tai tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba loại thực vật thủy sinh đều xử lý tốt hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thông qua các chỉ tiêu pH, EC, DO, độ đục, COD, BOD5, TKN, TP và tổng Coliform. Tỉ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt rễ cây Thủy trúc tăng nhiều nhất 22,15%, Lục bình tăng 19,63%, thấp nhất là Bèo Tai tượng tăng 10,47%. Sự thành lập và gia tăng diện tích khoang khí được xem là một trong những cơ chế quan trọng giúp thực vật thủy sinh thích nghi với nước thải sinh hoạt.

SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ QUẢN LÝ BAO BÌ CHỨA THUỐC TRONG CANH TÁC LÚA TẠI TỈNH HẬU GIANG

Nguyen Phan Nhan, Bùi Thị Nga, Phạm Văn Toàn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014 tại huyện Long Mỹ, Vị Thuỷ và Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa 2 vụ, 3 vụ/năm và cách quản lý bao bì chứa thuốc BVTV sau khi sử dụng. Kết quả cho thấy tần suất phun thuốc và liều lượng pha thuốc vượt mức qui định không khác biệt theo thời gian, nhưng khác biệt giữa khu vực canh tác lúa 3 vụ/năm và 2 vụ/năm. Số lượng hoạt chất được sử dụng ở khu vực lúa 3 vụ/năm (57 hoạt chất) cao hơn khu vực lúa 2 vụ/năm (44 hoạt chất); có 2 hoạt chất cấm (Carbofuran và Methomyl) được sử dụng. Cách thức quản lý bao bì chứa thuốc BVTV của nông dân đã có sự thay đổi theo thời gian. Giai đoạn 2011-2012, 34,7% nông dân thải bỏ bao bì chứa thuốc tại ruộng, nhưng tỷ lệ này đã giảm ở giai đoạn 2012-2013 và 2013-2014 và bao bì được gom bán ve chai và đốt. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, canh tác lúa 3 vụ làm tăng lượng hoá chất BVTV sử dụng trên đồng ruộng. Tăng cường tập huấn sử dụng thuốc đúng qui định góp phần bảo vệ môi trường trong sản xuất canh tác lúa là cần thiết.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HIỆN TRẠNG CANH TÁC LÚA VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyễn Thị Hồng Điệp, Phan Kiều Diễm, Võ Quang Minh, Nguyễn Văn Tao
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và các tỉnh ven biển nói riêng là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và được xem là nơi chịu ảnh hưởng sớm và lớn nhất từ biến đổi khí hậu, những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế và an ninh lương thực của người dân và toàn xã hội. Trên cơ sở các kịch bản ngập và xâm nhập mặn được xây dựng cho toàn ĐBSCL do Viện quy hoạch Thủy Lợi xây dựng trong điều kiện năm cơ sở 2004 và kịch bản nước biển dâng đến năm 2030 và 2050. Nghiên cứu này đã sử dụng công nghệ GIS nhằm xác định các loại hiện trạng canh tác lúa có nguy cơ dễ bị tổn thương theo kịch bản mặn và ngập theo từng giai đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy vùng có nguy cơ dễ tổn thương do tác động của cả 2 yếu tố ngập và mặn tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu, một phần nhỏ diện tích ở Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh với tổng diện tích là 12.257 ha (2050). Các mô hình trồng lúa cũng bị ảnh hưởng với diện tích khá lớn nhưng nhiều nhất phân bố trên mô hình lúa 3 vụ, trong khi đó mô hình lúa 1 vụ và lúa màu có diện tích bị ảnh hưởng rất thấp do tác động của ngập và mặn trong kịch bản biến đổi khí hậu.

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HẠN HÁN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh, Đặng Thị Thu Hoài
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng hạn khí tượng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu mưa và nhiệt độ mô phỏng bởi SEA START (Kịch bản A2, B2) được kiểm tra độ tin cậy và hiệu chỉnh. Chỉ số khô hạn SPI (Standardized Precipitation Index) được tính toán cho 1, 3, 6 và 12 tháng hạn cho giai đoạn 1980-2012 và 2015-2047. Từ đó, đường cong Mức độ - Thời gian – Tần suất hạn (SDF) được thiết lập. Kết quả được thể hiện trên bản đồ cho ĐBSCL và khu vực hạn tiềm năng được xác định. Kết quả cho thấy tại ĐBSCL, sai lệch trung bình của lượng mưa (1980-2012) và nhiệt độ (2002-2012) mô phỏng so với số liệu thực đo lần lượt là +11,9% và +2,2oC. Trong những năm 2030, nhiệt độ (2025-2035) và lượng mưa (2015-2047) có sự biến động theo cả 2 kịch bản A2 và B2. Kết quả tính toán SPI giai đoạn 2015-2047 so với giai đoạn 1980-2012 có sự thay đổi theo không gian và tần số xuất hiện. Ở đây, tần số xuất hiện hạn không tăng nhưng mức độ hạn (nặng, trung bình, nhẹ) có sự thay đổi.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LOẠI BỎ CHẤT Ô NHIỄM AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BẰNG LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes) TRÊN MÔ HÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC DÒNG CHẢY MẶT

Phạm Quốc Nguyên, Đoàn Chí Linh, Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt | PDF
Để giảm thiểu các chất ô nhiễm từ nước thải ao nuôi cá tra trước khi đưa ra ngoài môi trường và tìm ra phương pháp xử lý thích hợp, thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức: (1) nước thải (đối chứng), (2) nước thải + lục bình, (3) nước thải + lục bình + sục khí, (4) nước thải + lục bình + sục khí + vi sinh, mỗi nghiệm thức có bốn ngăn với 4 lần lặp lại, ngăn có kích thước 63x43x50 cm, với lưu lượng nạp 150L/ngày/hệ thống. Sau khi bố trí thí nghiệm mẫu được thu để đánh giá ở các thời điểm 32, 64 và 96 ngày ở từng ngăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức lục bình có hàm lượng N-NH4+, NO2- và CO2 cao và chưa đạt quy chuẩn ngành sau khi qua 4 ngăn. Các nghiệm thức lục bình + sục khí và nghiệm thức lục bình + sục khí + vi sinh mang lại hiệu suất xử lý cao; các chỉ tiêu N-NH4+, H2S và CO2, đạt quy chuẩn ngành ở ngăn đầu tiên, chỉ tiêu NO2- đạt quy chuẩn ngành sau khi qua 2 ngăn. Điều đó thể hiện rất rõ vai trò của lục bình trong việc loại bỏ chất ô nhiễm nước thải ao nuôi cá tra bằng hệ thống đất ngập nước dòng chảy mặt. Trọng lượng tươi của lục bình sau 96 ngày ở ngăn đầu tiên của nghiệm thức 2 và 4 so với ban đầu tăng tương ứng 21,7; 31 và 26,4 lần. Lục bình chết theo thứ tự tăng dần ở ngăn 2, 3, 4 đối với các nghiệm thức có sục khí. Nghiệm thức 3 có hiệu quả xử lý tốt nhất ở ngăn đầu tiên.

CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Anh Tuấn, Võ Văn Ngoan, Hoàng Thị Thuỷ
Tóm tắt | PDF
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 48.822 ha đất giồng cát ven biển. Đó là những dải đất hẹp phân bố song song với bờ biển, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có cửa sông như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Vùng đất giồng là nơi có mật độ dân cư tương đối cao, tồn tại nhiều hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp khá đa dạng. Trong khoảng một thập niên vừa qua, thời tiết bất thường đã gây một số tác động cho vùng giồng cát. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phân tích tổng hợp các điều tra thực địa, thảo luận với các nhóm sinh kế khác nhau qua phỏng vấn và trao đổi với 160 nông dâng đang canh tác trên các giồng cát ven biển. Kết quả khảo sát cho thấy, mô hình đa canh cây màu được nông dân áp dụng nhiều nhất (85-95%), trong khi ươm nuôi thuỷ sản ít được nông dân chọn lựa (0-10% số nông dân được hỏi). Nghiên cứu ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông - lâm - ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, cộng đồng địa phương có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu. Năm giải pháp ứng phó phổ biến được người dân địa phương ưu tiên lựa chọn là (i) bố trí thời vụ hợp lý (88%); (ii) chọn lựa cây - con phù hợp (78,75%); (iii) áp dụng giải pháp kỹ thuật nông nghiệp (73,12%); (iv) tận dụng phụ phẩm để tăng thu nhập (60%) và (v) tổ chức hợp tác trong sản xuất (51,25%). Sai số thống kê trong năm ưu tiên chọn lựa nói trên là dưới 10%. Nghiên cứu đề xuất những cải tiến về chính sách tạo động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cho khu vực.

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VẬT RỤNG CÂY ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata), VẸT TÁCH (Bruguirea parviflora) VÀ MẮM TRẮNG (Avicennia alba) TẠI CỒN ÔNG TRANG, XÃ VIÊN AN, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

Võ Ngươn Thảo, Trương Thị Nga
Tóm tắt | PDF
Đánh giá năng suất vật rụng là cần thiết để xác định thực trạng của dòng dinh dưỡng và sức khỏe của rừng. Cồn Ông Trang là khu rừng ngập mặn tự nhiên với sự hiện diện của 3 loài cây ưu thế Đước Đôi (Rhizophora apiculata) Vẹt Tách (Bruguirea parviflora) và Mắm Trắng (Avicennia alba). Tuy nhiên, nghiên cứu về năng suất vật rụng của khu rừng này là rất ít. Vì vậy, năng suất vật rụng của ba loài cây Vẹt Tách, Đước Đôi và Mắm Trắng tại cồn Ông Trang được nghiên cứu bằng túi vật rụng từ tháng 2/2013 đến tháng 1/2014. Mỗi năm loài Đước Đôi cung cấp lượng vật rụng cho nền rừng ước tính khoảng 12,36 tấn trọng lượng khô/ha. Trong đó lá rụng là thành phần đóng góp nhiều nhất 67% của tổng vật rụng, tiếp theo là gỗ chiếm (17%), lá bẹ (8%), trụ mầm (5%) và các thành phần của hoa (3%). Loài Vẹt Tách, tổng trọng lượng khô vật rụng hàng năm ước tính 9,84 tấn/ha. Lá chiếm hơn (71%) tổng số vật rụng, tiếp đến là lá bẹ (13%), trụ mầm (8%), cành (7%) và những thành phần của hoa (1%). Loài Mắm Trắng mỗi năm cung cấp cho nền rừng ước tính khoảng 10,12 tấn trọng lượng khô/ha. Lá rụng là thành phần đóng góp nhiều nhất (65%), tiếp đến là trái (17%), cành (12%) và cuối cùng là hoa (6%). Tổng lượng vật rụng của rừng Vẹt Tách và rừng Đước Đôi không khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Tổng lượng vật rụng của rừng Mắm Trắng trong mùa khô cao hơn mùa mưa.

ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP MẶN CỒN ÔNG TRANG, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm tính toán lượng carbon tích lũy dưới mặt đất rừng ngập mặn trên ba dạng địa hình tương ứng ba loài cây chiếm ưu thế là Vẹt Tách (Avicennia alba) tại địa hình cao, Đước Đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại địa hình trung bình và Mắm Trắng (Bruguiera parviflora) tại địa hình thấp ở cồn Ông Trang làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Áp dụng phương pháp lập ô định vị của Kauffman & Donato (2012) trên mỗi dạng địa hình lập ba ô tiêu chuẩn theo dạng hình tròn, tại mỗi ô tiêu chuẩn đo đạc đường kính thân cây ngang ngực (DBH1,3) và thu mẫu đất để tính toán khả năng tích lũy carbon rễ cây và carbon đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tích lũy carbon rễ tại địa hình trung bình (Đước Đôi) cao nhất 38,14 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 30,21 tấn/ha, thấp nhất là địa hình thấp (Mắm Trắng) là 21,17 tấn/ha. Tích lũy carbon đất cao nhất tại địa hình thấp (Mắm Trắng) với giá trị 304,70 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 303,88 tấn/ha và thấp nhất là địa hình trung bình (Đước Đôi) 292,55 tấn/ha. Tích lũy carbon giữa các tầng đất khác biệt có ý nghĩa thống kê và tăng dần khi càng xuống sâu.

ĐỘNG THÁI XÂM NHẬP MẶN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH VÙNG HẠ LƯU SÔNG TIỀN DƯỚI TÁC ĐỘNG CÔNG TRÌNH CỐNG BA LAI

Trần Thị Lệ Hằng, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Thành Tựu
Tóm tắt | PDF
Xâm nhập mặn là hiện tượng tự nhiên xảy ra thường xuyên ở sông Tiền do vị trí địa lý tiếp giáp với biển Đông. Trong những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất (từ trồng lúa sang nuôi tôm chuyên canh hoặc bán thâm canh) ở vùng ven biển nhằm sử dụng hiệu quả vùng đất canh tác một cách tự phát đã làm cho tình trạng xâm nhập mặn càng trở nên phức tạp. Trong nghiên cứu này, mô hình thủy lực một chiều (HEC-RAS) được sử dụng để xem xét động thái dòng chảy vùng hạ lưu sông Tiền dưới tác động của công trình cống Ba Lai đồng thời dự báo tình hình xâm nhập mặn với các kịch bản khác nhau về mực nước biển dâng và lưu lượng nước thượng nguồn giảm. Kết quả mô phỏng thủy lực cho thấy cống Ba Lai chỉ làm thay đổi động thái dòng chảy trên sông Ba Lai và sông An Hóa mà ít làm ảnh hưởng đến động thái dòng chảy các nhánh sông khác. Ngoài ra, với độ mặn 4 g/L trên sông Hàm Luông xâm nhập sâu hơn 25 km so với kịch bản gốc năm 2010. Kết quả của nghiên cứu góp phần khẳng định khả năng ứng dụng mô hình toán vào công tác dự báo động thái dòng chảy và xâm nhập măn, phục vụ công tác quản lý và đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long.

SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthamus) THÂM CANH Ở ĐỒNG THÁP, VIỆT NAM

Le Minh Long, Hans Bix, Ngô Thụy Diễm Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định loại hóa chất và thuốc được sử dụng trong các ao nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Hiện trạng sử dụng thuốc và hoá chất được thu thập thông qua phỏng vấn 30 hộ nuôi cá tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 17 loại hóa chất được sử dụng để xử lý môi trường ao nuôi, 19 sản phẩm thuốc dùng để phòng và trị bệnh cho cá, 18 loại chất bổ sung chất dinh dưỡng và chế phẩm sinh học được sử dụng trong một vụ nuôi. Trong đó có Enrofloxacine là kháng sinh cấm sử dụng được sử dụng phổ biến (70% số hộ khảo sát sử dụng) và 10 loại kháng sinh hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo TT 03/2012/BNNPTNT như amoxicilin, trimethoprime, ciprofloxacin, oxytetracycline, florfenicol,... cũng được sử dụng rộng rãi. Nguồn gốc và liều lượng sử dụng thuốc chưa được kiểm soát chặt chẽ và thường được sử dụng liều lượng cao hơn so với hướng dẫn dựa vào kinh nghiệm của cá nhân người nuôi. Điều này có thể dẫn đến phát sinh nhiều bệnh trên cá và khả năng kháng các loại kháng sinh của cá. Ngoài ra, kết quả ghi nhận, chi phí đầu tư cho thuốc và hoá chất sử dụng trong một vụ nuôi chiếm 3,46% tổng chi phí và hầu hết các hộ nuôi được phỏng vấn (96,7%; n=30) có khu vực riêng để chứa thuốc, hóa chất và thức ăn cho cá. Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi cá tra trong vùng nghiên cứu vẫn còn hạn chế thông tin trong việc sử dụnghóa chất, liều lượng thích hợp, sự cẩn thận trong phương phápvàcách sử dụng cácchất hóa học.

ƯỚC LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÂY DỪA QUA SINH KHỐI TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE

Nguyễn Thị Thanh Trúc, Lê Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Tỉnh Bến Tre là địa phương có diện tích dừa trồng lớn nhất Việt Nam; cây dừa đóng vai trò đặc biệt trong hệ sinh thái, canh tác và cảnh quan của địa phương. Đề tài nghiên cứu “Ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm xác định sinh khối của cây dừa, lượng carbon tích lũy và lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận của cây và trên tổng diện tích hecta, đồng thời xem xét mối tương quan thống kê giữa hai nhân tố là đường kính trung bình ngang ngực và sinh khối khô của cây. Mẫu cây được thu thập trên bốn ô tiêu chuẩn liên quan hai nhóm giống dừa cao và thấp, ở hai cấp tuổi là 4 và 10. Nghiên cứu cho thấy trung bình một cây dừa ở cấp tuổi 4 có sinh khối tươi là 280,25 kg/cây và 160,4 kg/cây cho hai nhóm giống dừa cao và thấp. Kết quả tính toán cho sinh khối tươi các cây ở cấp tuổi 10 sẽ là 861,478 kg/cây đối với nhóm giống dừa cao và 731,13 kg/cây cho nhóm giống dừa thấp. Theo đó, một hecta trồng dừa ở cấp tuổi 4 sẽ có khả năng hấp thụ được khoảng 24,518 tấn CO2/ha và 20,4583 tấn CO2/ha tương ứng với hai nhóm giống dừa cao và thấp. Lượng CO2 cây dừa hấp thụ tăng cao khi đo tính tại thời điểm cây được 10 năm tuổi. Cụ thể ở nhóm giống dừa cao sẽ hấp thụ được 75,2436 tấn CO2/ha và ở nhóm giống dừa thấp là 69,9189 tấn CO2/ha. Giữa đường kính trung bình ngang ngực và sinh khối khô có mối tương quan với nhau khá cao (0,834

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

Phan Kỳ Trung, Văn Phạm Đăng Trí, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thụy Kiều Diễm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh nhu cầu khai thác gia tăng và tác động ngày càng nhiều của hiện tượng biến đổi khí hậu; trường hợp nghiên cứu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phỏng vấn nông hộ được áp dụng nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính minh bạch trong công tác quản trị tài nguyên nước dưới đất cũng như xem xét sự tương tác đa thành phần, tác động qua lại giữa các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên nước dưới đất đang bị suy giảm nhanh chóng về cả chất và lượng do khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng còn nhiều vấn đề hạn chế về tính rõ ràng và hiệu quả của hệ thống văn bản pháp lý. Giữa các cơ quan chưa có sự phối hợp và liên kết hiệu quả trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất. Thêm vào đó, sự tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất chưa có sự tương tác và phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý và người sử dụng. Quá trình kiểm tra quá trình khai thác và tiếp xúc với người dân chưa được thực hiện định kỳ và tính chặt chẽ chưa cao. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về tác động của việc khai thác đến sự bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất còn hạn chế. Nghiên cứu còn là nền tảng cho việc hướng tới nghiên cứu các biện pháp quản trị nước dưới đất hiệu quả và toàn diện hơn.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ SINH HọC LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes) LÊN KHẢ NĂNG SINH BIOGAS TRONG Ủ YẾM KHÍ THEO MẺ CÓ PHỐI TRỘN PHÂN HEO

Trần Sỹ Nam, Kjeld Ingvorsen, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Phương Chi
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp ủ yếm khí theo mẻ trong 60 ngày với các phương pháp tiền xử lý lục bình bằng (i) nước thải biogas, (ii) nước bùn đen, (iii) nước ao, (iv) nước máy và nghiệm thức 100% phân heo. Kết quả nghiên cứu cho thấy lục bình tiền xử lý bằng nước bùn đen giúp quá trình sinh khí diễn ra nhanh hơn và lượng biogas sinh ra hàng ngày cao hơn so với tiền xử lý bằng nước máy, nước thải biogas và nước ao. Ở thời điểm 30 ngày, lượng khí tích dồn của các bình ủ tiền xử lý bằng bùn đen và nước thải biogas cao hơn các nghiệm thức tiền xử lý khác (p

SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TÚI Ủ BIOGAS CÓ VẬT LIỆU NẠP LÀ PHÂN HEO VÀ BÈO TAI TƯỢNG (Pistia stratiotes)CANH TÁC CÂY ỚT (Capsicum frutescensL.)

Phạm Việt Nữ, Taro Izumi, Bùi Thị Nga
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Sử dụng nước thải túi ủ biogas có vật liệu nạp là phân heo và bèo tai tượng (Pistia stratiotes)canh tác cây Ớt (Capsicum frutescens L)” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Ớt (Capsicum frutescens L) giữa nghiêm thức tưới bằng nước thải biogas và tưới bằng phân hóa học. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức: nghiệm thức 1 tưới 100% nước thải túi ủ biogas, nghiệm thức 2 tưới 75% nước thải túi ủ biogas + 25% nước ao, nghiệm thức 3 tưới 50% nước thải túi ủ biogas + 50% nước ao, nghiệm thức 4 tưới 25% nước thải túi ủ biogas + 75% nước ao và nghiệm thức 5 sử dụng hoàn toàn phân hóa học (đối chứng). Kết quả cho thấy ở nghiệm thức tưới 75% nước thải phân heo có chiều cao cây đạt 62,3 cm/cây, số trái là 57,2 trái/cây và trọng lượng trái là 79,6 g/cây, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức phân hóa học. Với Nước thải có vật liệu nạp là bèo tai tượng cho số trái và trọng lượng trái thấp có ý nghĩa so với nghiệm thức phân hóa học. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nên tận dụng nguồn nước thải túi ủ biogas với vật liệu nạp là phân heo thay thế phân hóa học để trồng Ớt (Capsicum frutescens L.).

TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC TRỮ ĐỂ TƯỚI CHO CÂY BẮP VÀO MÙA KHÔ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Văn Tuyến, Lê Anh Tuấn, Phạm Văn Toàn, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hữu Chiếm
Tóm tắt | PDF
Hạn hán là một trong những vấn đề đang được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong mùa khô. Nhằm đảm bảo nhu cầu nước cho cây bắp, một nghiên cứu trữ nước trong mùa lũ để tưới cho mùa khô vùng đê bao tháng 8 được thực hiện tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam. Trong nghiên cứu này, bố trí thí nghiệm và phần mềm mô hình được thực hiện để đạt được các mục tiêu như sau: 1) Xác định các thông số thiết kế ao trữ nước bằng phương trình cân bằng nước và mô hình AquaCrop; và 2) Đề xuất mô hình trữ nước phù hợp để tưới cho cây bắp vụ Đông-Xuân. Kết quả cho thấy với lượng mưa trung bình 0,24 m3/ngày, lượng bốc hơi trên mặt ao trung bình khoảng 1,87 m3/ngày và lượng thấm lậu trong ao trung bình khoảng 4,12 m3/ngày, thì nhu cầu tưới của cây bắp là 8,30 m3/ngày.

HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ NGẬP NƯỚC

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Tạ Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Phủ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện trên hai mô hình bể lọc sinh học hiếu khí giá thể ngập nước vận hành theo hai nguyên tắc khí - nước cùng chiều và khí - nước ngược chiều. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bể lọc sinh học hiếu khí giá thể ngập nước thích hợp để xử lý nước thải chế biến cá da trơn, trong đó loại khí - nước ngược chiều cho hiệu quả xử lý cao hơn loại khí nước cùng chiều. Ở thời gian lưu 8 giờ, tải nạp chất hữu cơ 0,0066 kg BOD/m2*ngày, bể lọc sinh học có dòng khí - nước ngược chiều cho hiệu suất loại bỏ COD, BOD5, TKN, và TP lần lượt là 97,12%, 98,58%, 95,65%, 78,43%. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra đạt qui chuẩn xả thải của QCVN 11:2018/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT (cột A).  

SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BÙN ĐÁY AO NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ TRỒNG CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU QUY MÔ NÔNG HỘ

Nguyen Van Manh, Bùi Thị Nga
Tóm tắt | PDF
Phân hữu cơ bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm được sử dụng trồng cải ngọt liên tiếp trong 2 vụ nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và lợi nhuận của mỗi vụ. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của phân composst bùn đáy ao nuôi tôm đến sự sinh trưởng của cải ngọt tại huyện Đầm Dơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sinh trưởng cải ngọt của nghiệm thức bón kết hợp 1kg/m2 phân hữu cơ và 0,014kg/m2 phânNPK (16-16-8) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Trung bình chiều cao thân cây 21,53± 0,23 cm, chiều dài lá 13,47±0,37 cm và chiều rộng lá 10,1±0,26 cm. Nghiệm thức đối chứng có chiều cao thân cây, chiều dài lá, chiều rộng lá lần lượt là 18,93±0,98 cm, 11,57±0,72 cm và 8,27±0,24 cm sau 5 tuần gieo trồng. Năng suất cải ngọt của nghiệm thức bón kết hợp phân hữu cơ và phân NPK (16-16-8) (2,68 - 2,86 kg/m2) cao khác biệtcó ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (1,72-1,85 kg/m2) và nghiệm thức phân hữu cơ (1,79-1,88 kg/m2). Sử dụng phân hữu cơ và phânNPK (16-16-8) trồng cải ngọt đạt được lợi nhuận là33.326 đồng/m2/vụ cao hơn nghiệm thức đối chứng (19.135 đồng/m2/vụ) và nghiệm thức chỉ bón phân hữu cơ (19.025 đồng/m2/vụ).

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyễn Trần Khánh, Văn Phạm Đăng Trí, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thụy Kiều Diễm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản của người dân vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long ở hiện tại và từ đó xác định những giải pháp phù hợp dựa trên các mâu thuẫn giữa các mục đích sử dụng tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp (thủy sản) và nhận thức của người dân trước các mâu thuẫn trong mục đích sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt. Kết quả đạt được cho thấy, mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước giữa các hộ nông dân được xác định là do phương pháp quản lý nước chưa hợp lý của người dân địa phương dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, lây lan mầm bệnh và nhiễm mặn nguồn nước được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải trong hiện tại, những cơ hội và nguy cơ trong tương lai của người dân trong việc phát triển nông nghiệp ở vùng nghiên cứu. Ngoài ra, những khuyến nghị nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn, góp phần nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong canh tác nông nghiệp (bao gồm thủy sản) phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp hiện tại đã được đề xuất.

ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON TRÊN MẶT ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP MẶN CỒN ÔNG TRANG, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

Nguyễn Hà Quốc Tín, Lê Tấn Lợi
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát sinh khối và tích lũy carbon trên mặt đất hệ sinh thái rừng ngập mặn tại cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu tập trung khảo sát sinh khối và sự tích lũy carbon trong cây và vật rụng trên ba địa hình tương ứng với ba loài cây chiếm ưu thế là Mắm trắng (Avicennia alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) và Vẹt tách (Bruguiera parviflora). Bằng phương pháp lập ô định vị, khảo sát đo đạc thực tế và phân tích phòng thí nghiệm đề tài đạt được kết quả: Sinh khối và tích lũy carbon giữa các loài cây có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, trong đó giữa hai loài Mắm Trắng và Vẹt Tách không có khác biệt, giữa Đước Đôi và loài Vẹt Tách không có khác biệt, tuy nhiên giữa loài Đước Đôi và loài Mắm Trắng khác biệt có ý nghĩa. Sinh khối và tích lũy carbon ở loài Mắm Trắng là thấp nhất, tiếp đến là Vẹt Tách, sinh khối và tích lũy carbon cây Đước Đôi là cao nhất. Sinh khối và tích lũy carbon của vật rụng cao nhất tại địa hình Vẹt Tách chiếm ưu thế, kế đến là địa hình Đước Đôi chiếm ưu thế và thấp nhất là địa hình Mắm Trắng chiếm ưu thế. Kết quả thống kê cho thấy sinh khối và tích lũy carbon vật rụng không có sự khác biệt giữa ba dạng địa hình. Tổng sinh khối và tích lũy carbon trên mặt đất tại vùng nghiên cứu lần lượt là 555,98 tấn/ha và 269,21 tấn/ha.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ PHỐI TRỘN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH KHÍ CỦA MẺ Ủ YẾM KHÍ KẾT HỢP PHÂN BÒ VỚI THÂN CÂY BẮP (Zea mays) VÀ BÈO TAI TƯỢNG (Pistia stratiotes L)

Nguyễn Lệ Phương, Trương Minh Châu, Lâm Thanh Ải, Nguyễn Võ Châu Ngân, Võ Văn Đủ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn đến khả năng sinh khí trong mẻ ủ yếm khí kết hợp phân bò với 02 loại thực vật là thân bắp và bèo tai tượng theo các tỷ lệ phân bò:thực vật là 100:0, 75:25 và 50:50. Các thí nghiệm được tiến hành trên các mô hình lên men yếm khí theo mẻ 21 L trong điều kiện phòng thí nghiệm. Sau 60 ngày ủ, tổng thể tích khí sinh ra tăng theo lượng thân bắp phối trộn 100:0, 75:25, 50:50 tương ứng là 69±8,65 L; 102±3,4 L; 180±6,4 L; đồng thời năng suất sinh khí gia tăng tương ứng 196,1±5,55 L Kg-1VS-1; 241±5,3 L Kg-1VS-1; 560,2±11,1 L Kg-1VS-1. Nhóm nghiệm thức ủ phân bò với bèo tai tượng có tổng thể tích khí sinh ra gia tăng theo lượng bèo thêm vào 100:0, 75:25, 50:50 tương ứng là 69±8,65 L; 96,45±0,55 L; 142,3±9,5 L với năng suất sinh khí tăng tương ứng 196,1±5,55 L Kg-1VS-1; 226,7±11,6 L Kg-1VS-1; 314,2±12,1 L Kg-1VS-1. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện thí nghiệm yếm khí theo mẻ kết hợp phân bò với thực vật, việc kết hợp phân bò với thực vật giúp cải thiện hiệu quả sinh khí đồng thời khả năng sinh khí có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ nguyên liệu nạp thực vật.