Lê Tấn Lợi * Lý Hằng Ni

* Tác giả liên hệ (ltloi@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study was to determine the belowground carbon accumulation of three dominant mangrove species at three land surface elevation levels, including: Avicennia alba, Rhizophora apiculata Blume and Bruguiera parviflora at low, medium and high elevations, respectively on the Ong Trang sand bar. The findings provided basis data for the payment of environmental services and forest management and protection. The plotting method of Kauffman& Donato (2012) was applied and three circle plots were designed along the transect of each land surface elevation level. On each plot, diameter at breast height (DBH1,3) was measured and soil samples were collected to analyse carbon accumulation in roots and soil carbon. The result showed that the carbon accumulation in roots was significantly different given land surface elevation, in which the carbon accumulation in roots of the medium elevation area (Rhizophora apiculata Blume) was the highest 38.14 tons/ha, followed by carbon accumulation in roots of high elevation area (Bruguiera parviflora) with 30.21 tons/ha and carbon accumulation in roots of low elevation area (Avicennia alba) was the lowest is 21.17 tons/ha. In the same context, the soil carbon accumulation was not significantly different, in which soil carbon accumulation of low elevation area (Avicennia alba) was the highest 304.7 tons/ha, followed by soil carbon accumulation of high elevation (Bruguiera parviflora) 303.88 tons/ha and soil carbon accumulation of medium elevation area (Rhizophora apiculata Blume) was the lowest 292.55 tons/ha. The carbon accumulation of soil layers was of significant differences and increased with soil depths.
Keywords: Elevation, Ong Trang sand bar, mangrove, carbon accumulation

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tính toán lượng carbon tích lũy dưới mặt đất rừng ngập mặn trên ba dạng địa hình tương ứng ba loài cây chiếm ưu thế là Vẹt Tách (Avicennia alba) tại địa hình cao, Đước Đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại địa hình trung bình và Mắm Trắng (Bruguiera parviflora) tại địa hình thấp ở cồn Ông Trang làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Áp dụng phương pháp lập ô định vị của Kauffman & Donato (2012) trên mỗi dạng địa hình lập ba ô tiêu chuẩn theo dạng hình tròn, tại mỗi ô tiêu chuẩn đo đạc đường kính thân cây ngang ngực (DBH1,3) và thu mẫu đất để tính toán khả năng tích lũy carbon rễ cây và carbon đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tích lũy carbon rễ tại địa hình trung bình (Đước Đôi) cao nhất 38,14 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 30,21 tấn/ha, thấp nhất là địa hình thấp (Mắm Trắng) là 21,17 tấn/ha. Tích lũy carbon đất cao nhất tại địa hình thấp (Mắm Trắng) với giá trị 304,70 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 303,88 tấn/ha và thấp nhất là địa hình trung bình (Đước Đôi) 292,55 tấn/ha. Tích lũy carbon giữa các tầng đất khác biệt có ý nghĩa thống kê và tăng dần khi càng xuống sâu.
Từ khóa: Cao trình, cồn Ông Trang, rừng ngập mặn, tích lũy carbon

Article Details

Tài liệu tham khảo

Kauffman, J. B., & Donato, D, 2012. Protocols for the measurement, monitoring and reporting of structure, biomass and carbon stocks in mangrove forests. Bogor, Indonesia: Center for International Forestry Research (CIFOR). 50 pp.

Komiyama, A., Ong, J. E., & Poungparn, S, 2008. Allometry, biomass, and productivity of mangrove forests: A review Aquatic Botany, 89(2), 128-137.

Lý Hằng Ni, 2014. Nghiên cứu sự tích lũy carbon tại rừng ngập mặn cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Đất đai, Trường Đại học Cần Thơ. Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.

Phan Minh Sang, & Lưu Cảnh Trung, 2005. Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương Hấp thụ các bon. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 85 trang.