Lê Anh Tuấn * , Võ Văn Ngoan Hoàng Thị Thuỷ

* Tác giả liên hệ (latuan@ctu.edu.vn)

Abstract

The Mekong Delta of Vietnam has about 48,830 hectares of coastal sand dunes. It is the narrow land strips distributing parallelly to the coastlines and allocated mainly in the coastal provinces with river mouths running through such as Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh and Soc Trang. The sand dunes are often characterized by relatively high population density with quite high diversity of agriculture - forestry - fishery production. During the past decade, the coastal sand dunes were under a number of adverse effects due to abnormal climate patterns. This study is carried out through synthesis analysis based on the field-surveys and discussions with groups of different livelihoods via direct interviews and discussions with 160 local farmers, who are cultivating in the coastal sand dunes. It is found that, multi-upland crop model is mostly applied (85-95%), while aquaculture nursery is of little choice (0-10% farmers surveyed). This study has recognized and evaluated the adaptability of the agriculture, forestry and fishery cultivation models in local communities, from which local residents are reasonably copings with climate change impacts. Five common solutions are selected in priority order as follows: (i) layout reasonable cropping calender (88%); (ii) selection of fitting plants - domestic animals (78.75%); (iii) application of agricultural technical solutions (73.12%); (iv) salvage of by-products for increasing income (60%); and, (v) organization of cooperation in production (51.25%). Statistical errors in the above preferential options are less than 10%. The study also suggested policy improvements for creating incentives in the long-term sustainable development for the region.
Keywords: Climate change, Mekong Delta, Coastal sand dunes, Cropping patterns, Reasonable coping

Tóm tắt

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 48.822 ha đất giồng cát ven biển. Đó là những dải đất hẹp phân bố song song với bờ biển, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có cửa sông như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Vùng đất giồng là nơi có mật độ dân cư tương đối cao, tồn tại nhiều hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp khá đa dạng. Trong khoảng một thập niên vừa qua, thời tiết bất thường đã gây một số tác động cho vùng giồng cát. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phân tích tổng hợp các điều tra thực địa, thảo luận với các nhóm sinh kế khác nhau qua phỏng vấn và trao đổi với 160 nông dâng đang canh tác trên các giồng cát ven biển. Kết quả khảo sát cho thấy, mô hình đa canh cây màu được nông dân áp dụng nhiều nhất (85-95%), trong khi ươm nuôi thuỷ sản ít được nông dân chọn lựa (0-10% số nông dân được hỏi). Nghiên cứu ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông - lâm - ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, cộng đồng địa phương có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu. Năm giải pháp ứng phó phổ biến được người dân địa phương ưu tiên lựa chọn là (i) bố trí thời vụ hợp lý (88%); (ii) chọn lựa cây - con phù hợp (78,75%); (iii) áp dụng giải pháp kỹ thuật nông nghiệp (73,12%); (iv) tận dụng phụ phẩm để tăng thu nhập (60%) và (v) tổ chức hợp tác trong sản xuất (51,25%). Sai số thống kê trong năm ưu tiên chọn lựa nói trên là dưới 10%. Nghiên cứu đề xuất những cải tiến về chính sách tạo động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cho khu vực.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Đồng bằng Cửu Long, Giồng cát ven biển, Mô hình canh tác, Ứng phó hợp lý

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bishnu B. Hhandari, 2013. Participatory Rapid Appraisal (PRA). Published by Institute for Global Environmental Strategies (IGES). 22 pages.

GTZ (2010). Sổ tay hướng dẫn Công cụ Phân tích Biến đổi Khí hậu. Nhà xuất bản Lao động.

Le Anh Tuan, Le Van Du and Skinner, T. (ed), 2012, Rapid Integrated & Ecosystem-Based Assessment of Climate Change Vulnerability & Adaptation for Ben Tre Province, Vietnam. Completed under the ‘Global Cooperation on Water Resource Management’ (WWF and Coca-Cola) and the ‘Capacity building and sustainable production’ programme (WWF – DANIDA) by World Wildlife Fund for Nature (WWF). Rapid Integrated & Ecosystem-Based Assessment of Climate Change Vulnerability & Adaptation for Ben Tre Province, Vietnam.

Lê Anh Tuấn, 2011. Method for Integrating Climate Change into Local Social Economic Development Planning.Agriculture Publishing House (in Vietnamese and English). 46p.

Lê Anh Tuấn, Trương Quốc Cần, Lê Văn Dũ, Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thế Thường, Trần Thị Thanh Toan và Trần Văn Lợi, 2013. Tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo Nghiên cứu kết hợp của SRD – DRAGON – AFAP, 76 trang.

Nguyễn Bảo Vệ, 2005. Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào dân tộc trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh. Đề tài Nghiên cứu Khoa học với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Trà Vinh.

Nguyễn Hồng Phượng, 2010. So sánh hiệu quả sản xuất của ba mô hình canh tác trên đất giồng cát tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, 124 trang.

Võ Quang Minh và Lê Văn Khoa, 2013. Giáo trình Quản lý và Khai thác Tài nguyên Đất đai. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 245 trang.

Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, Dương Nhựt Long, Nguyễn Duy Cần và Đặng Duy Minh, 2011. Xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre. Báo cáo dự án, tài liệu chưa xuất bản.

Vũ Trường Sơn, Nguyễn Biểu, Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Dình Lâm, Trịnh Nguyên Tính, Trần Trọng Thịnh, 2009. Tiến hóa Holocen vùng ven biển Hậu Giang. Có thể truy cập từ trang web: http://idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2009/a315/a58.htm