Nguyễn Thị Thanh Trúc * Lê Anh Tuấn

* Tác giả liên hệ (8917@gmail.com)

Abstract

The Ben Tre province has the largest planted coconut area of Vietnam; coconut trees play a special role on local ecosystem, cultivation and landscape. The research entitled “The estimation of carbon-dioxide (CO2) absorptive capacity of coconut tree through biomass in Giong Trom district, Ben Tre province” was carried out in order to estimate amounts of biomass of coconut trees, accumulative carbon and absorbed CO2 in each part of the tree and on the total planted area. The study also investigated on the statistical interrelation between the two factors of diameter at breast height and dried biomass of the tree. Samples were collected on four standard-square cells which related to two groups of short and high coconut trees at the ages of 4 and 10 years. The research show that in average the fresh biomass volumes of  four-year coconut trees are  280.25 kg/tree and 160.4 kg/tree for the two groups of short and high coconut trees. Besides, the fresh biomass volumes of ten-year coconut trees are 861.478 kg/tree and 731.13 kg/tree of the high and short trees group, accordingly. According to the result, each hectare of 4–year coconut trees could absorb about 24.518 ton and 20.458 ton of CO2 with the reference to the high and short coconut tree groups, respectively. When the tree is at the age of ten, the absorbed amounts of CO2 are of the greatest. In fact, the groups of high and short coconut trees will absorb 75.2436 ton CO2/ha and 69.9189 ton CO2/ha, respectively. The interrelation factor between the diameter at breast height and dried biomass is fairly high (0.696 < r2 < 0.960).
Keywords: Absorbed CO2, Accumulative carbon, Diameter at breast height, Coconut tree biomass

Tóm tắt

Tỉnh Bến Tre là địa phương có diện tích dừa trồng lớn nhất Việt Nam; cây dừa đóng vai trò đặc biệt trong hệ sinh thái, canh tác và cảnh quan của địa phương. Đề tài nghiên cứu “Ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm xác định sinh khối của cây dừa, lượng carbon tích lũy và lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận của cây và trên tổng diện tích hecta, đồng thời xem xét mối tương quan thống kê giữa hai nhân tố là đường kính trung bình ngang ngực và sinh khối khô của cây. Mẫu cây được thu thập trên bốn ô tiêu chuẩn liên quan hai nhóm giống dừa cao và thấp, ở hai cấp tuổi là 4 và 10. Nghiên cứu cho thấy trung bình một cây dừa ở cấp tuổi 4 có sinh khối tươi là 280,25 kg/cây và 160,4 kg/cây cho hai nhóm giống dừa cao và thấp. Kết quả tính toán cho sinh khối tươi các cây ở cấp tuổi 10 sẽ là 861,478 kg/cây đối với nhóm giống dừa cao và 731,13 kg/cây cho nhóm giống dừa thấp. Theo đó, một hecta trồng dừa ở cấp tuổi 4 sẽ có khả năng hấp thụ được khoảng 24,518 tấn CO2/ha và 20,4583 tấn CO2/ha tương ứng với hai nhóm giống dừa cao và thấp. Lượng CO2 cây dừa hấp thụ tăng cao khi đo tính tại thời điểm cây được 10 năm tuổi. Cụ thể ở nhóm giống dừa cao sẽ hấp thụ được 75,2436 tấn CO2/ha và ở nhóm giống dừa thấp là 69,9189 tấn CO2/ha. Giữa đường kính trung bình ngang ngực và sinh khối khô có mối tương quan với nhau khá cao (0,834 <  r < 0,979).
Từ khóa: CO2 hấp thụ, Carbon tích lũy, Đường kính ngang ngực, Sinh khối cây dừa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 4 – 2011 chuyên đề Cây dừa các tỉnh phía Nam – Thực trạng và Giải pháp.

Brown, S. and A. E. Lugo, 1992. Above ground biomass estimates for tropical moist forests of the Brazilian Amazon. Interciencia 17:8-18.

Brown, K. and Pearce. D., 1994. The causes of tropical deforestation. (Eds,.) UCL Press, London, 338p.

FAO, 1997. Estimating Biomass and Biomass Change of Tropical Forests: a Primer. FAO Forestry Paper - 134.

FAO, 2009. Food and Agriculture Organization State of the World’s Forest 2009. Rome, Italy.

FAO, 2012. Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ. Tài liệu dành cho cán bộ kỹ thuật thuốc Chương trình FAO - UN-REDD Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp.

Hà Văn Tuế, 1994. Nghiên cứu cấu trúc và năng suất của một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phú. Tóm tắt luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sinh học. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Viện Sinh thái và Tài nguyên Thực vật.

Hoàng Mạnh Trí, 1986. Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã Đước Đôi ở Cà Mau, Minh Hải. Luận án Phó tiến sỹ. Đại học Sư phạm Hà Nội.

IPCC, 2003, Good Practice Guidance for Land Use, Land-Use Change and Forestry. Institute for Global Environmental Strategies (IGES), Hayama, Japan, ISBN 4-88788-003-0–7.

ICRAF, 2007. Rapid carbon stock appraisal (RaCSA).

Magat, Severino S., 2009. Productive and Sustainable Coconut Farming Ecosystems as Potential Carbon “Sinks” in Climate – Change Minimization. Philippine Association of Career Scientists, Inc. 4th Scientific Symposium. “S & T Challenges and Opportunities in the Midst of Climate-Change”. Pasig City, Metro Manila.

Ngô Đình Quế, Nguyễn Đức Minh, Vũ Tấn Phương, Lê Quốc Huy, Đinh Thanh Giang, Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Văn Thắng 2006. Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, số 7, 2006.

Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2012. Tình hình cây dừa thế giới và Việt Nam. Hiệp hội Dừa tỉnh Bến Tre. http://hiephoiduabentre.com.vn. Ngày truy cập 16/08/2012.

Perry, T.O. 1982. The ecology of tree roots and the practical significance thereof. Journal of Arboriculture 8: 1970211.

Rodel D. Lasco, 2002. Forest carbon budgets in Southeast Asia following harvesting and land cover change, Report to Asia Pacific Regional workshop on Forest for Poverty Reduction: opportunity with CDM. Environmental Services and Biodiversity. Seoul, South Korea.

Sharma, N. 1985. Biomass and nutried distribution in an age series of Eucalyptus hybrid plantation in Tamil Nadu District. Organic Matter 4: 1111-1122.

Smithwick, E.A.H., M.E. Harmon, S.M. Remillard, S.A. Acker, and J.F. Franklin (2002), Potential upper bounds of carbon stores in forests of the Pacific Northwest, Ecol. Appl., 12(5), 1303–1317.

Tandon, V.N., Pande, M. C., Singh, R., 1988. Biomass estimation and distribution of nutrient in five different aged Eucalyptus grandis plantations in Kerala state. Indian For. 114: 184-199.

Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu trữ lượng các bon của thảm tươi và cây bụi: cơ sở xác định đường các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, 8/2006: 81-84.