Bùi Thị Nga * Nguyễn Hoàng Nhớ

* Tác giả liên hệ (btnga@ctu.edu.vn)

Abstract

The study of “The use of collected sewage sludge compost in growing white radish (Raphanus sativus L.,)” was carried out from July to December in 2014 with following objectives (i) To assess vegetables productivity growing on the sewage sludge compost- chemical fertilizer treatment and the sewage sludge compost  treatment, (ii) To assess the nitrate concentration in vegetables grown on the sewage sludge compost treatment in comparing with the national standard defined by the Ministry of Agriculture and Rural Development (99/2008/QĐ-BNN). The result showed that the productivity of white radish in the sewage sludge compost- chemical fertilizer treatment was significantly higher than that in the sewage sludge compost treatment, but was not significantly different from that in the chemical fertilizer treatment with the yields ranged from 3.60 to 4.18 kg.m-2. The concentration of nitrate in white radish (Raphanus sativus L.,) at the treatment of the sewage sludge compost- chemical fertilizer treatment was less than that in the chemical fertilizer treatment and was unexceeded the standard of the Ministry of Agriculture and Rural Development (99/2008/QĐ-BNN). It is also found that E.coli did not present at white radish (Raphanus sativus L.,) after harvesting.
Keywords: Escherichia coli, nitrate, income, yield, sewage composts, chemical fertilizer

Tóm tắt

Nghiên cứu “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng rau cải củ (Raphanus sativus L.,)” đã được thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014 với các mục tiêu: (i) đánh giá năng suất rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học, rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt và rau sử dụng phân hóa học, (ii) đánh giá hàm lượng nitrat trong rau theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học trồng rau cải củ cho năng suất cao có ý nghĩa so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt và không khác biệt so với nghiệm thức bón phân hóa học với năng suất dao động trong khoảng 3,60 - 4,18 kg/m2. Dư lượng nitrate trong rau cải củ thấp hơn so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hóa học và thấp hơn mức giới hạn tối đa cho phép theo Quyết định 99/2008/QĐ-BNN. Không phát hiện E.coli trong rau sau khi thu hoạch.
Từ khóa: E.coli, đạm nitrate, năng suất, phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt, phân hóa học, rau cải củ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 về việc Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Hà Nội.

Bùi Thị Nga, Lê Nguyễn Trung Khanh, Nguyễn Xuân Hoàng, 2014. Sản xuất phân hữu cơ từ bùn cống thu gom. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 6, trang 38-48.

Bùi Thị Nga và Nguyễn Văn Đạt, 2014. Sử dụng phân hữu cơ bùn cống thu gom trồng rau muống (Ipomoea aquatica) tại vùng ven thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 14, trang 45-48.

Cao Văn Phụng, Stephanie Brich, Nguyễn Thủy Tiên và Richard Bell, 2010. Xử lý chất thải rắn bằng nuôi trùn đất – bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân trùn và trùn đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông. Viện lúa ĐBSCL. Thành phố Cần Thơ, trang 72-89.

Dương Minh Viễn, 2010. Sử dụng bã bùn mía làm phân hữu cơ trong cải thiện một số tính chất hóa học đất phèn. Đề tài nghiên cứu hợp tác giữa Bộ môn Khoa học đất - Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Đại học Cần Thơ và Công ty mía đường Cần Thơ.

Dương Minh Viễn, Trần Kim Tính và Võ Thị Gương, 2011. Ủ phân hữu cơ vi sinh và hiệu quả trong cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng đất. NXB Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 32-34

Đỗ Thị Thanh Ren (1999), Giáo trình Phì nhiêu đất và phân bón, Trường Đại học Cần Thơ.

Fytili D. and A. Zabaniotou, 2006. Utilization of sewage sludge in EU application of old and new methods – A review. Renewable and Sustainable Energy Reviews 12 (2008), P.116 - 140.

Houba V.J.G., J.J. Van der Lee, I. Novozamsky, and I. Walinga, 1995. Soil analysis procedures. epartment of Soil Science and Plant Nutrition. Wageningen Agricultrural University – The Netherland. pp. 6-8.

Lê Thị Thanh Chi, Võ Thị Gương và Joachim Clemens, 2010. Tác dụng của phân hữu cơ từ hầm ủ biogas trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2010), số 13, tr.160 – 169.

Phan Văn Lập, 2009. Tận dụng chất thải ao nuôi cá tra và xác bã thực vật để sản xuất phân hữu cơ - vi sinh bón cho một số rau củ tại Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ Sinh Thái học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Mỹ Hoa, Trịnh Thị Thu Trang, 2002. Ảnh hưởng của chất hữu cơ, phân urê và phân vôi đến sự khoáng hóa đạm trên đất phèn. Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Cần Thơ. Tr 282 - 291.

Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga, 2015. Sử dụng phân hữu cơ bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm thẻ trồng rau muống (Ipomoea aquatica) tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 20, kỳ 2, tháng 10/2015. ISSN: 1859-4581.

Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999. Sổ tay người trồng rau. NXB Nông nghiệp. Tr 162 - 165.

Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Hạ Văn, 2004. Hiệu quả phân hữu cơ vi sinh đa chức năng bón cho cây lạc trên đất bạc màu tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Đất số 20. Tr 73 – 75.

Trần Khắc Thi, Lê Thị Thủy và Tô Thị Thu Hà, 2008. Rau ăn củ rau gia vị. NXB Lao động. Trang 67-89.

Trần Thị Ba, 2010. Kỹ thuật sản xuất rau sạch. NXB Đại học Cần Thơ. Đại học Cần Thơ. Trang 95-117.

Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, Phùng Thị Nguyệt Hồng, Nguyễn Mỹ Hoa, Lê Phú Duy và Tô Như Ái, 2009. Hiệu quả phân hữu cơ sinh học lên năng suất rau muống tại Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 11a, Tr 335 - 344.

Võ Thị Gương, Dương Minh Viễn, Nguyễn Mỹ Hoa, Phan Văn Kim, Dương Minh, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Minh Đông, Phạm Nguyễn Minh Trung, Trần Bá Linh, 2010. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía, đề tài ươm tạo công nghệ. Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.