Nguyen Van Manh * Bùi Thị Nga

* Tác giả liên hệ (nguyenvanmanh@gmail.com)

Abstract

Organic fertilizers of intensive shrimp farming pond were used in this study to grow two continuous crops of pak choy (Brassica integrifolia) in order to evaluate the effectiveness of such organic fertilizers on the growth rate, productivity and profits of the crop. The study aimed to assess the effect of compost from shrimp pond sediment on brassica interrifolia growing in Dam Doi. The results showed that the growth of pak choy was significantly different in the treatment of mixing of 1kg/m2 organic fertilizers and 0.014kg/m2 NPK (16-16-8) fertilizer from the control treatment including the height average of 21,53± 0,23 cm, length of leaf 13,47±0,37 cm and width of leaf 10,1±0,26 cm. The height, length and width of the control were 18,93±0,98 cm, 11,57±0,72 cm and 8,27±0,24 cm respectively after five weeks growing. The yield of pak choy was significantly higher in the treatment of organic fertilizers and NPK (16-16-8) fertilizers (2,68-2,86 kg/m2) than in the control treatment (1,72-1,85 kg/m2) and in the organic fertilizers treatment (1,79-1,88 kg/m2). The profit from pak choy was higher in the treatment of organic fertilizers with NPK (16-16-8) fertilizers (33.326 VND/m2/crop) than that in of control treatment (19.135 VND/m2/crop) and the organic fertilizers treatment (19.025 VND/m2/crop).
Keywords: Organic fertilizers, pak choy, Inorganic fertilizer, productivity, profits

Tóm tắt

Phân hữu cơ bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm được sử dụng trồng cải ngọt liên tiếp trong 2 vụ nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và lợi nhuận của mỗi vụ. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của phân composst bùn đáy ao nuôi tôm đến sự sinh trưởng của cải ngọt tại huyện Đầm Dơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sinh trưởng cải ngọt của nghiệm thức bón kết hợp 1kg/m2 phân hữu cơ và 0,014kg/m2 phânNPK (16-16-8) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Trung bình chiều cao thân cây 21,53± 0,23 cm, chiều dài lá 13,47±0,37 cm và chiều rộng lá 10,1±0,26 cm. Nghiệm thức đối chứng có chiều cao thân cây, chiều dài lá, chiều rộng lá lần lượt là 18,93±0,98 cm, 11,57±0,72 cm và 8,27±0,24 cm sau 5 tuần gieo trồng. Năng suất cải ngọt của nghiệm thức bón kết hợp phân hữu cơ và phân NPK (16-16-8) (2,68 - 2,86 kg/m2) cao khác biệtcó ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (1,72-1,85 kg/m2) và nghiệm thức phân hữu cơ (1,79-1,88 kg/m2). Sử dụng phân hữu cơ và phânNPK (16-16-8) trồng cải ngọt đạt được lợi nhuận là33.326 đồng/m2/vụ cao hơn nghiệm thức đối chứng (19.135 đồng/m2/vụ) và nghiệm thức chỉ bón phân hữu cơ (19.025 đồng/m2/vụ).
Từ khóa: Phân bùn ao tôm, phân vô cơ, cải ngọt, năng suất, lợi nhuận

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Thị Nga và Nguyễn Văn Đạt, 2014. Hiệu quả của phân hữu cơ bùn cống thu gom trồng thử nghiệm trên rau xà lách (Lactuca sativa Var.capitata L.) tại vùng ven thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Số 33 (2014) trang 92-100.

Cao Văn Phụng, Stephanie Brich, Nguyễn Thủy Tiên và Richard Bell, 2010. Xử lý chất thải rắn bằng nuôi trùn đất – bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân trùn và trùn đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông. Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Thành phố Cần Thơ, Cần Thơ.

Đỗ Đình Thuận và Nguyễn Văn Bộ, 2001. Tăng nhanh sử dụng phân bón trong quá khứ và hiện tại. Tạp chí khoa học đất ISSN 0868-3743, 15, trang 81-89.

Lâm Tú Minh, Trần Văn Tuân, Nguyễn Tuấn và Nguyễn Thúy Châu, 2003. Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đơn chủng và đa chuẩn cho một số cây trồng. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội.

Nguyễn Mỹ Hoa và Đặng Duy Minh, 2006. Khảo sát các đặc tính lý, hóa và sinh học đất vùng trồng rau chuyên canh xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học đất 27/2006, trang 55-58.

Nguyễn Thị Thúy Tiên, 2010. Nghiên cứu sản xuất phân trùn từ bùn ao cá tra và phế phẩm nông nghiệp để phục vụ cho sản suất rau sạch. Luận văn thạc sĩ, ngành sinh thái học, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ (87).

Nguyễn Thị Yến và Lê Văn Tri, 2005. Nghiên cứu biến động dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và dinh dưỡng hữu cơ dưới tác dụng của phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon trên đất trồng mía vùng nguyên liệu nhà máy đường Hòa Bình – Phần I: Biến động dinh dưỡng đa lượng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 9, kỳ 1 tháng 5.

Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga, 2011. Đánh giá mức độ tích tụ và ô nhiễm bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9/2011. Trang 73-79. ISSN: 0866-7020.

Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga, 2014. Đánh giá và biện pháp quản lý ô nhiễm bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23/2014. Trang 91-98. ISSN: 1859-4581.

Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Sĩ Hiệp (2003). Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đa chức năng bón cho cây trên đất phù sa sông Hồng. Tạp chí Khoa học đất ISSN 0868-3743, 2003, (18).

Phan Quốc Thăm, 2009. Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất rau muống và cải thiện tính chất hóa học đất phèn ở Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang. Luận văn kỹ sư, ngành khoa học đất. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, (50), tr 39.

Trần Dương Xuân Vĩnh, 2009. Nghiên cứu quy trình xử lý bùn thải đáy ao nuôi cá tra thâm canh bằng trùn Peryonyx excavatus để sản xuất phân hữu cơ. Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Trần Kim Tính, 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì trong vùng đất thâm canh ba vụ lúa tại Cai Lậy, Tiền Giang. Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Trần Thị Ba, 2006. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, Phùng Thị Nguyệt Hồng, Nguyễn Mỹ Hoa, Lê Phú Duy và Tô Như Ái, 2009b. Hiệu quả phân hữu cơ sinh học lên năng suất rau muống tại Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, (11), tr 335-344.