Phan Kỳ Trung * , Văn Phạm Đăng Trí , Trần Thị Lệ Hằng Nguyễn Thụy Kiều Diễm

* Tác giả liên hệ (phankytrung_tosoanctu@gmail.com)

Abstract

The study is to assess the current groundwater resources management in the coastal area of the Vietnamese Mekong Delta in the context of rising demands and climate change, with the case study of the Vinh Chau District, Soc Trang Province. Descriptive statistics and individual interview approaches are applied in order to evaluate the efficiency and transparency in terms of governing and using groundwater resources and to consider the possible interactions between different stakeholders. The obtained results showed that the groundwater resources have been degraded rapidly in terms of quality and quantity due to the over-exploitation and insufficient water use. Groundwater resources management in the study area has faced different limitations in terms of transparency and efficiency of legal documents system. The co-management between different agencies for groundwater resources has not been effective. In addition, participations in groundwater resources management generally have not been well-coordinated between local government, management agencies and users. Periodically processes of checking the exploitation and contacting to local residents have not been well-performed. Besides, awareness of users on possible impacts of exploitation on groundwater resources sustainability is still limited. The research provides a suitable base towards possible measures for more effective and comprehensive groundwater governance.
Keywords: Groundwater resources, transparency, efficiency, participation, community-based management

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh nhu cầu khai thác gia tăng và tác động ngày càng nhiều của hiện tượng biến đổi khí hậu; trường hợp nghiên cứu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phỏng vấn nông hộ được áp dụng nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính minh bạch trong công tác quản trị tài nguyên nước dưới đất cũng như xem xét sự tương tác đa thành phần, tác động qua lại giữa các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên nước dưới đất đang bị suy giảm nhanh chóng về cả chất và lượng do khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng còn nhiều vấn đề hạn chế về tính rõ ràng và hiệu quả của hệ thống văn bản pháp lý. Giữa các cơ quan chưa có sự phối hợp và liên kết hiệu quả trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất. Thêm vào đó, sự tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất chưa có sự tương tác và phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý và người sử dụng. Quá trình kiểm tra quá trình khai thác và tiếp xúc với người dân chưa được thực hiện định kỳ và tính chặt chẽ chưa cao. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về tác động của việc khai thác đến sự bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất còn hạn chế. Nghiên cứu còn là nền tảng cho việc hướng tới nghiên cứu các biện pháp quản trị nước dưới đất hiệu quả và toàn diện hơn.
Từ khóa: Nguồn tài nguyên nước dưới đất, sự rõ ràng, sự hiệu quả, thành phần tham gia, quản lý dựa trên cộng đồng

Article Details

Tài liệu tham khảo

An, Tran Dang et al. 2014. “Chemical Characteristics of Surface Water and Groundwater in Coastal Watershed, Mekong Delta, Vietnam.” Procedia Environmental Sciences 20: 712–21.

Anh, N.N. 2010. “Integrated Plan for Water Resources Development in Mekong Delta Adaptation to Climate Change and Sea Level Rising.” : 1–13.

Bộ Tư Pháp. 2012. Đề cương giới thiệu luật tài nguyên nước.

Brennan, G.a. 2000. “An Evaluation of the Sustainability of the Farming Systems in the Brackish Water Region of the Mekong Delta.” : 1–12.

IUCN. 2011. “Groundwater in the Mekong Delta.” MeKong water dialogues: 1–12.

Phuc, Dang Dinh. 2008. “General on Groundwater Resources.” : 1–12.

Ridolfi, E. 2010. “Water Challenges in Coastal Areas.” : 1–10.

Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng. 2010. Báo cáo quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

Đỗ Hồng Phấn. 2014. “Các mô hình quản trị tài nguyên nước quốc gia, phân tích so sánh kinh nghiệm một số nước trên thế giới.” 32.

Gupta, J., and C. Pahl-Wostl. 2013. “Editorial on global water governance.”Ecology and Society 18(4): 54.

So Kazama, Terumichi Hagiwara, Priyantha Ranjan, Masaki Sawamoto. 2007. “Evaluation of Groundwater Resources in Wide Inundation Areas of Mekong River Basin.” 11.

C. Colvin and I. Saayman. 2007. “Challenges to Groundwater Governance: A Case Study of Groundwater Governance in Cape Town, South Africa.” Water Policy 9 Supplement 2: 127 - 148.

Dave Huitema, Erik Mostert, Wouter Egas, Sabine MoellenKamp, Claudia Pahl-Wostl. 2009. “Adaptive Water Governance: Assessing the Institutional Prescriptions of Adaptive (Co-) Management from a GovernancePerspective and Defining a Research Agenda.” 21.

Peter Rogers and Alan W Hall. 2003. “Effective Water Governance.” 48.

Nguyễn Thị Thanh Duyên, Lâm Văn Thịnh, Hồ Bảo Hiếu, Lý Thị Ngọc Phượng, Huỳnh Vương Thu Minh, Trần Văn Tỷ. 2014. “Quản lý tài nguyên nước dưới đất tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng: hiện trạng và thách thức”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 30a: 94 - 104.