Nguyễn Thị Hồng Điệp * , Phan Kiều Diễm , Võ Quang Minh Nguyễn Văn Tao

* Tác giả liên hệ (nthdiep@ctu.edu.vn)

Abstract

The Mekong Delta, in general and the coastal provinces, in particular, will be strongly affected by climate change and these negative impacts will greatly affect livelihood of local residents and food security of the area and the country. The spatial distribution of flood inundation and salinity intrusion (simulated by the Institute of Water Resources Planning) for the whole Mekong Delta of Vietnam was developed based on the based-year of 2004 and sea level rise scenarios in 2030 and 2050. This study used GIS approaches to identify hot-spot areas of different rice crops according to different salinity and flooding scenarios. The results showed that the vulnerable areas influenced by both flooding and salinity intrusion were of Soc Trang, Ca Mau and Bac Lieu provinces, parts of Ben Tre, Tien Giang and Tra Vinh provinces with total areas 12,257 ha in 2050. Rice cultivation will be strongly affected with the greatest area accounted for the triple-rice crop while mono-rice crop and integrated system of rice and upland crop are of the least affected by both flooding and salinity intrusion factors according to climate change scenarios.
Keywords: Climate Change, GIS, Vulnerability, rice cultivation

Tóm tắt

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và các tỉnh ven biển nói riêng là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và được xem là nơi chịu ảnh hưởng sớm và lớn nhất từ biến đổi khí hậu, những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế và an ninh lương thực của người dân và toàn xã hội. Trên cơ sở các kịch bản ngập và xâm nhập mặn được xây dựng cho toàn ĐBSCL do Viện quy hoạch Thủy Lợi xây dựng trong điều kiện năm cơ sở 2004 và kịch bản nước biển dâng đến năm 2030 và 2050. Nghiên cứu này đã sử dụng công nghệ GIS nhằm xác định các loại hiện trạng canh tác lúa có nguy cơ dễ bị tổn thương theo kịch bản mặn và ngập theo từng giai đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy vùng có nguy cơ dễ tổn thương do tác động của cả 2 yếu tố ngập và mặn tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu, một phần nhỏ diện tích ở Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh với tổng diện tích là 12.257 ha (2050). Các mô hình trồng lúa cũng bị ảnh hưởng với diện tích khá lớn nhưng nhiều nhất phân bố trên mô hình lúa 3 vụ, trong khi đó mô hình lúa 1 vụ và lúa màu có diện tích bị ảnh hưởng rất thấp do tác động của ngập và mặn trong kịch bản biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, GIS, tổn thương, canh tác lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

ADB (Asian Development Bank) (1994). Climate Change in Asia: Vietnam Country Report, p.27.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007.

IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) (2007). Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability.

Lê Huy Bá, 2001. Biến đổi khí hậu và hiểm họa toàn cầu, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote, 2012. Mô phỏng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động mực nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn. Tạp chí Khoa học số 21b, trang 141-150. Trường Đại học Cần Thơ.

UNDP (United Nations Development Program) (2007). Human Development Report 2007/8, Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World. Palgrave MacMillan, New York.

Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Hà Nội.

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, 1997. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa, trang 36-40.

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2008. Quy hoạch tài nguyên nước vùng Bán đảo Cà Mau, 31/12/2008.