Dương Trí Dũng * , Tran Duc Thanh Bùi Thị Nga

* Tác giả liên hệ (dtdung@ctu.edu.vn)

Abstract

The experiments of rearing snakeskin gourami with industrial pellet, pig manure and biogas digester (BD) waste water were carried out simultaneously in 100 m2 ponds with the stock density of 10 ind./m2. In the 1st pond, the amount of industrial pellet (with nitrogen of concentration of 42%) was daily supplied at the rate of 5%, 35% and 30% of total fish weight during the 1st, 2nd and 3rd two-month period, respectively. The nitrogen of pig manure and BD waste water in the 2nd and 3rd pond was analyzed at the beginning of the experiment and supplied to fish with the same amount of that supplied in the 1st pond. It was found that 76 species of zooplankton including 4 groups in which Rotatoria was the most abundant. In the pond with BD waste water supply, the zooplankton biomass was the greatest with the density fluctuated from 163,520 – 1,504,800ind./m3. After 6 months rearing, the growth of fish in the pond fed by BD waste water was similar to the one fed by industrial pellet. All of fish in the experimental ponds were not contaminated by E. coli and Salmonella so it is safe for human consumption. The waste water from BD system can be used for rearing snakeskin gourami to increase the household’s income.
Keywords: Zooplankton, waste of biogas digester system, snakeskin gourami

Tóm tắt

Thí nghiệm nuôi cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp, phân heo tươi và nước thải biogas được tiến hành đồng thời trong ao 100 m2 và mật độ cá nuôi là 10 con/m2. Trong ao nuôi cá số 1, lượng thức ăn công nghiệp được cung cấp hàng ngày là 5% trọng lượng cá, hàm lượng đạm trong thức ăn là 42% trong 2 tháng đầu, 35% trong 2 tháng kế tiếp và 30% trong hai tháng cuối. Lượng đạm trong phân heo tươi và nước thải cung cấp cho ao số 2 và 3 được xác định ban đầu và cung cấp hàng ngày cho ao nuôi với số lượng sao cho lượng đạm của nó tương ứng với lượng đạm trong thức ăn công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 76 loài động vật phiêu sinh thuộc 4 nhóm. Trong đó ngành trùng bánh xe (Rotatoria) có số loài phong phú nhất. Ao nuôi cá bằng nước thải biogas có số lượng động vật nổi cao nhất và biến động từ 163.520 – 1.504.800 ct/m3. Sau 6 tháng, cá được nuôi bằng nước thải biogas có trọng lượng tương tự với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Chất lượng thịt cá trong 3 ao thí nghiệm đều không nhiễm vi sinh vật và rất an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Nên sử dụng nước thải từ hệ thống ủ biogas để nuôi cá sặc rằn góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.
Từ khóa: Zooplankton, chất thải biogas, cá sặc rằn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ y tế. 2012. QCVN 8-3:2012/BYT.

Dương Nhựt Long. 2004. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Trường Đại học Cần Thơ.

Dương Trí Dũng và Nguyễn Hoàng Oanh. 2011. Đặc điểm động vật nổi trên kênh rạch ô nhiễm ở Cần Thơ vào mùa khô. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Số 30 (64) 9/2011. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trang 108-116.

Dương Trí Dũng, Nguyễn Công Thuận và Nguyễn Hữu Chiếm. 2012. Nguồn lực trong nông hộ. Nghiên cứu phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch. Dự án CTU-JIRCAS. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang 40 – 61.

Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên. 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Ludwig, John A. and James F. Reynolds. 1988. Statistical ecology: a primer of methods and computing. Wiley Press, New York, New York. 337 pp.

Lưu Hữu Mãnh, Bùi Thị Lê Minh và Nguyễn Nhựt Xuân Dung. 2009. Đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước mặt và hiệu quả của các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo ở qui mô nông hộ. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Số 12: 2009, trang 33-41.