Nguyễn Hà Quốc Tín * Lê Tấn Lợi

* Tác giả liên hệ (nguyenhaquoctin_tosoanctu@gmail.com)

Abstract

The purpose of the study is to examine the biomass and above-ground carbon accumulation of mangrove ecosystems at the Ong Trang sand-bar in the Ngoc Hien District, Ca Mau Province. The research focused on determining the biomass and carbon accumulation of mangrove trees and wood debris on three different elevations (of the land surface) with three dominant plants species such as Avicennia alba, Rhizophora apiculata Blume and Bruguiera parviflora. Standard plots and actual survey measurement and analysis of laboratory methods were used in the study. The results showed that the biomass and carbon accumulation among three elevations with different species were significantly statistically different. The biomass and carbon accumulation of two species Avicennia alba and Bruguiera parviflora were not different, and Rhizophora apiculata Blume and Bruguiera parviflora were not either. However, there were significant differences between Rhizophora apiculata Blume and Avicennia alba. Biomass and carbon accumulation in Avicennia alba was the lowest, followed by Bruguiera parviflora and biomass and carbon accumulation of Rhizophora apiculata Blume was the greatest. The biomass and carbon accumulation of wood debris was the highest at the Bruguiera parviflora area, followed by Rhizophora apiculata, and the lowest was at the Avicennia alba area. In addition, statistical analysis showed that the biomass and carbon accumulation of wood debris was not different among the three topographies. In addition, the total biomass and above-ground carbon accumulation of mangrove ecosystems at study area was 555,98 tons/ha and 269,21 tons/ha, respectively.
Keywords: Biomass, mangrove, carbon accumulation, Ong Trang sand bar

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát sinh khối và tích lũy carbon trên mặt đất hệ sinh thái rừng ngập mặn tại cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu tập trung khảo sát sinh khối và sự tích lũy carbon trong cây và vật rụng trên ba địa hình tương ứng với ba loài cây chiếm ưu thế là Mắm trắng (Avicennia alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) và Vẹt tách (Bruguiera parviflora). Bằng phương pháp lập ô định vị, khảo sát đo đạc thực tế và phân tích phòng thí nghiệm đề tài đạt được kết quả: Sinh khối và tích lũy carbon giữa các loài cây có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, trong đó giữa hai loài Mắm Trắng và Vẹt Tách không có khác biệt, giữa Đước Đôi và loài Vẹt Tách không có khác biệt, tuy nhiên giữa loài Đước Đôi và loài Mắm Trắng khác biệt có ý nghĩa. Sinh khối và tích lũy carbon ở loài Mắm Trắng là thấp nhất, tiếp đến là Vẹt Tách, sinh khối và tích lũy carbon cây Đước Đôi là cao nhất. Sinh khối và tích lũy carbon của vật rụng cao nhất tại địa hình Vẹt Tách chiếm ưu thế, kế đến là địa hình Đước Đôi chiếm ưu thế và thấp nhất là địa hình Mắm Trắng chiếm ưu thế. Kết quả thống kê cho thấy sinh khối và tích lũy carbon vật rụng không có sự khác biệt giữa ba dạng địa hình. Tổng sinh khối và tích lũy carbon trên mặt đất tại vùng nghiên cứu lần lượt là 555,98 tấn/ha và 269,21 tấn/ha.
Từ khóa: Sinh khối, rừng ngập mặn, tích lũy Carbon, Cồn Ông Trang

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau. Trang web: http://www.camau.gov.vn/wps/portal/bando. Truy cập ngày: 06/10/2014.

Kauffman, J. B., & Donato, D. 2012. Protocols for the measurement, monitoring and reporting of structure, biomass and carbon stocks in mangrove forests. Bogor, Indonesia: Center for International Forestry Research (CIFOR), 50 pp.

Komiyama, A., Ong, J. E., & Poungparn, S. 2008. Allometry, biomass, and productivity of mangrove forests: A review. Aquatic Botany, 89(2), 128-137.

Tuan, L. D., T. T. Oanh, C. V. Thanh, and D. N. Qui, 2002. Can Gio Mangrove Biosphere Reserve. Agricultural Publishing House.

World Agroforest Center. 2013. GlobalWoodDensityDatabase.

Wilson N. 2010. Biomass and regeneration of mangrove vegetation in Kien Giang Province, Vietnam, A report for GTZ Kien Giang, Vietnam, pp. 23.