Ngày xuất bản: 01-05-2012

KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG RẦY NÂU (NILAPARVATA LUGEN STAL) TRÊN CÁC GIỐNG LÚA (ORYZA SATIVA L.) BẰNG HAI DẤU PHÂN TỬ RG457 VÀ RM190

Nguyễn Thị Diễm Thúy, Lê Vĩnh Thúc, Trần Nhân Dũng
Tóm tắt | PDF
Khảo sát tính kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) của ba mươi bốn giống lúa Oryza sativa L. thu thập từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL trong đó có 2 giống chuẩn kháng (PTB33 và OM4495) và 1 giống chuẩn nhiễm (TN1) bằng dấu phân tử RG457 và RM190 và phương pháp hộp mạ của IRRI (1996). Đối với dấu phân tử RM190 có 25 giống thể hiện tính kháng rầy với kích thước băng khoảng 130 bp và 9 giống thể hiện tính nhiễm rầy với kích thước băng khoảng 120 bp. Kết quả kiểm tra bằng dấu phân tử RG457 cho thấy 5 giống mang kiểu gen dị hợp tử kháng gồm các giống với kích thước các băng khoảng 200, 250, 350 và 600 bp, 9 giống mang kiểu gen đồng hợp kháng gồm các giống với kích thước các băng khoảng 200, 250 và 350 bp và 20 giống mang kiểu gen đồng hợp nhiễm với kích thước các băng khoảng 200 và 600 bp. Trong 34 giống lúa có 13 giống lúa trong đó có giống OM4495 mang gen kháng rầy Bph10 và bph4 (Bph3) liên kết với 2 dấu phân tử RG457 và RM190, 2 giống OM2395 và PTB33 chỉ mang gen kháng rầy Bph10 liên kết với dấu phân tử RG457, 12 giống chỉ mang gen kháng rầy bph4 (Bph3) liên kết với dấu phân tử RM190 và 7 giống kể cả giống chuẩn nhiễm TN1 không mang gen kháng. So với phương pháp đánh giá hộp mạ của IRRI (1996) hầu hết các giống lúa mang gen kháng rầy kiểm tra bằng 2 dấu phân tử RG457 và RM190 đều nhiễm nặng từ cấp 7 đến cấp 9. Giống lúa OM6377, OM4103 và AS996 mang gen kháng rầy Bph10 và bph4 (Bph3) thì nhiễm nhẹ và kháng nhẹ với rầy nâu từ cấp 3 - 5.

ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC ĐẤT CỦA NHÓM ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Bé Tí
Tóm tắt | PDF
Sự phát triển hình thái và cấu trúc đất sẽ góp phần quan trọng cho việc nâng cao độ phì tự nhiên của đất. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định đặc tính hình thái, sự phát triển cấu trúc đất và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cấu trúc đất. Hai tầng đất phát sinh (tầng A và tầng B) của năm loại đất điển hình thuộc nhóm đất phù sa ven sông (PSVS) và xa sông (PSXS) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được chọn để nghiên cứu. Với 100 mẫu đất và 50 phiếu điều tra từ hộ gia đình nông dân trong vùng được thu thập. Phẩu diện đất điển hình được đào và mô tả chi tiết theo Hướng dẫn của FAO, 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy phẩu diện đất phù sa ở ĐBSCL được phân hóa tha?nh 04 tâ?ng phát sinh, theo thứ tự ApBg1Bg2Cg(Cr) trong vo?ng đô? sâu 200 cm tư? mă?t đất. Đất PSVS co? tâ?ng A, đâ?t mă?t được phu? sa bô?i dày khoảng 20-25 cm có ma?u nâu tươi hoặc nâu đỏ; đâ?t pha?t triê?n câ?u tru?c ơ? ca?c tâ?ng A va? B, câ?u tru?c đất phát triển trung bi?nh ơ? tâ?ng B (15-50 cm), dạng lăng tru? kê?t hơ?p dạng khô?i go?c ca?nh (50-100 mm va? 10-20 mm); kha? nhiê?u đô?m ri? ma?u nâu sâ?m xuẩt hiện ơ? đô? sâu 15-50 cm. Trong khi đó, đâ?t PSXS co? tâ?ng A, đâ?t mă?t mo?ng (10-15cm) co? ma?u xám sậm hoặc nâu sâ?m; nhiê?u ô? hư?u cơ đen phân hu?y lâ?n trong nê?n se?t, tâ?ng đâ?t mă?t không co? câ?u tru?c hoặc cấu trúc phát triển yếu. Đâ?t pha?t triê?n câ?u tru?c trung bi?nh va? kha? ơ? tầng B, dạng khô?i go?c ca?nh (20-50 mm, 50-100 mm va? 10-20 mm) ơ? đô? sâu tầng đất 10-80 cm. Cấu trúc đẩt phù sa được hình thành và phát triển từ tiến trình thuần thục vật l?ý. Độc canh cây lúa, làm đất quá ướt bằng cơ giới nặng, đất bị ngập úng lâu dài đã làm cho đất suy thoái cấu trúc. Do đó, luân canh với cây màu trên đất lúa, bón phân hữu cơ, làm đất với ẩm độ thích hợp là các hoạt động canh tác cần thực hiện để cải thiện và phát triển cấu trúc đất vùng ĐBSCL.

TỶ LỆ NHIỄM VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN THỦY CẦM VÀ SẢN PHẨM THỦY CẦM TẠI TỈNH HẬU GIANG

Trần Ngọc Bích
Tóm tắt | PDF
Đề tài nhằm khảo sát tỷ lệ nhiễm Salmonella trên đàn thủy cầm (vịt, vịt xiêm, ngỗng) nuôi tại tỉnh Hậu Giang và xác định sự hiện diện của 2 chủng Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium (liên quan đến ngộ độc thực trên người) trong sản phẩm thủy cầm (thịt, trứng) thực hiện từ tháng 03 đến tháng 11 năm 2011. Kết quả qua kiểm tra 298 mẫu (58 mẫu thịt, 102 mẫu trứng, 138 mẫu phân) đã xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. trên đàn thủy cầm là 19,13%; Trong đó, tỷ lệ nhiễm của vịt là 17,43; vịt xiêm là 23,44 và ngỗng là 25%. Tỷ lệ nhiễm theo loại mẫu (thân thịt, phân, vỏ trứng, lòng đỏ) lần lượt là 32,76%, 21,01%, 13,73%, 0,13. Chỉ phát hiện được salmonella enteritidis trên mẫu thịt (3,45%) và mẫu phân (0,72%), không tìm thấy sự hiện diện của Salmonella typhimurium trong nghiên cứu này.

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ LÂN TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG ĐẤT ĐỎ BAZAN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Cô Thị Kính, Lê Anh Kha, Phạm Việt Nữ, Lê Văn Chiến
Tóm tắt | PDF
Ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ nước thải nhà máy chế biến thủy sản đang là một vấn đềđược sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Sự hiện diện của các hợp chất có chứa lân sau quá trình xử lý nước thải được xem là một trong những nguyên nhân chính của quá trình tích lũy dinh dưỡng dẫn đến sự phú dưỡng ở các hệ thống sông ngòi nơi tiếp nhận nguồn nước này. Để tìm ra những giải pháp xử lý lân hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm hiệu quả xử lý trên vật liệu đất đỏ bazan. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại vật liệu này có tiểm năng dùng để xử lý nước thải của nhà máy chế biên thủy sản. Với 1 g đất đỏ bazan có thể hấp phụđược 1,51 mg PO43-. Kết quả cho thấy hiệu suất xửlý lân bởi vật liệu này rất hiệu quả, đạt 99,7 % và hàm lượng lân còn lại trung bình trong nước đầu ra chỉ khoảng 0,31 mg/L.

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐÊ BAO LỬNG TỈNH AN GIANG

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Tỷ, Văn Phạm Đăng Trí, Huỳnh Vương Thu Minh
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự tác động của yếu tố khí tượng - thủy văn khác nhau (bao gồm: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và mực nước) đến năng suất lúa ở tỉnh An Giang bằng cách phân tích các xu hướng và sự tương quan giữa các yếu tố thực đo với năng suất lúa thực tế. Bên cạnh các yếu tố khí tượng - thủy văn, tác động của các yếu tố sản xuất nông nghiệp (bao gồm: Giống lúa, phân bón, và sâu bệnh) lên năng suất lúa cũng được phân tích. Kết quả cho thấy nhiệt độ thấp và lượng mưa có xu hướng gia tăng; nhiệt độ cao và số giờ nắng có xu hướng suy giảm. Ngoài ra, sự tương quan giữa số giờ nắng, nhiệt độ cao và mực nước thấp với năng suất lúa có giá trị thấp (giá trị thấp nhất của sự tương quan trong vụ Đông-Xuân là 0,03% và trong vụ Hè-Thu là 3,2%). Tuy nhiên, tương quan giữa năng suất lúa với sâu bệnh và lượng mưa tương đối cao (giá trị lớn nhất tương ứng là 44,6 và 79,2%). Do vậy, sự thay đổi của lượng mưa (đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong tương lai) cần được nghiên cứu sâu hơn vì sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, và do đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU RỪNG ĐƯỚC (CRASSOSTREA SP.)

Ngô Thị Thu Thảo, Trần Tuấn Phong
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau (từ 5-30?) đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Hàu rừng đước Crassostrea sp đã được nghiên cứu. Hàu thí nghiệm được thu tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau với chiều dài từ 55-60mm và khối lượng từ 18-20g. Thức ăn dùng trong thí nghiệm bao gồm tảo Chaetoceros, Chlorella, tảo khô và men bánh mì. Sau 120 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng chiều dài của Hàu ở các nghiệm thức không có sự khác biệt  (p>0,05). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khối lượng của Hàu ở nghiệm thức 5? thấp hơn và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại (p

ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG/DÒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) DỰA TRÊN DẤU PHÂN TỬ ISSR Ở BÌNH DƯƠNG

Trần Nhân Dũng, Trần Thị Lê Quyên
Tóm tắt | PDF
Đa dạng di truyền của 32 dòng măng cụt ở Bình Dương đã được kiểm tra bằng kỹ thuật ISSR với 11 cặp mồi. Kết quả PCR đã khuếch đại được 87 băng, trong đó có 40 băng thể hiện sự đa hình (45,98%) và 47 băng đơn hình (54,02%). Trong số 11 mồi thực hiện phản ứng có 10 mồi cho kết quả đa hình, trong đó mồi ISSRED-14 cho kết quả đa hình khá cao, có thể là mồi hữu dụng để nghiên cứu khác biệt di truyền giữa các dòng măng cụt trên cùng vị trí địa lý. Kết quả phân tích bằng phần mềm NTSYSpc 2.11a theo phương pháp UPGMA cho thấy mức độ tương đồng của 32 dòng măng cụt dựa trên dấu phân tử ISSR nằm trong khoảng 0,75-1,00. Dựa vào giản đồ phả hệ có thể chia 32 mẫu măng cụt thành 2 nhóm lớn. Nhóm thứ nhất có mức tương đồng di truyền nằm trong khoảng 75-89%. Nhóm thứ hai có mức tương đồng khoảng 90,3-100% và có thể được chia thành 4 nhóm nhỏ. Các kết quả trên cho thấy có sự khác biệt về mặt di truyền giữa 32 dòng măng cụt ở Bình Dương mặc dù măng cụt có hình thức sinh sản là vô tính. Sự biến đổi di truyền này có thể là do sự tích lũy đột biến tự nhiên để thích ứng với môi trường sinh sống của chúng.

CANH TÁC LÚA ÍT KHÍ THẢI NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Việt Anh, Jane Hughes, Trần Thu Hà, Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Hồng Cúc, Trịnh Thị Hòa
Tóm tắt | PDF
Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới và là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Việt Nam, vì thế dự án canh tác lúa ít khí thải nhà kính ở Việt Nam được triển khai thí điểm tại tỉnh An Giang nhằm giúp nông dân thu được năng suất lúa, lợi nhận cao hơn và giảm lượng khí CH4 phát thải; Bốn mô hình nghiên cứu được triển khai với qui mô 100ha được với bố trí ngẫu nhiên, ba lặp lại; các số liệu nông học, lấy mẫu và phân tích khí thải được thực hiện định kỳ mỗi tuần. Kết phân tích số liệu cho thấy, mô hình áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng phân đạm theo bảng so màu lá cho năng suất lúa cao hơn 0.6-0.9t/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 8-13 triệu đồng/ha, và lượng khí CH4 phát thải thấp hơn 19-31% so với mô hình đối chứng. Thành tựu bước đầu của dự án, có thể đánh giá rằng đây là một dự án hoàn toàn mới, có qui mô thí nghiệm lớn và mang tính tiên phong trong trận chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; và mô hình này cần được Bộ - Ngành nông nghiệp trung ương và địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển nhanh trên diện rộng tại những vùng trồng lúa ở Việt Nam.

KHảO SáT VùNG GEN 16S RDNA CủA MộT Số DòNG VI KHUẩN Có KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM Ở ĐấT VùNG Rễ LúA TỉNH ĐồNG THáP

Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Mười sáu dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm được phân lập từ đất vùng rễ lúa được trồng tại bốn huyện thuộc Tỉnh Đồng Tháp là Lai Vung, Thanh Bình, Tam Nông và Tháp Mười (với 4 dòng ở mỗi Huyện) được phân tích vùng 16S rDNA bằng cặp mồi tổng 27F và 1495R, sản phẩm PCR được phân cắt bởi 4 enzyme cắt giới hạn (RE) là MspI, SmaI, EcoRI, HinfI. Kết quả enzyme MspI có mức đa hình cao nhất với chỉ số PIC là 0,9238, EcoRI có tỷ lệ đa hình thấp nhất với chỉ số PIC là 0,6104. Hai RE còn lại là HinfI và SmaI có chỉ số PIC lần lượt là 0,8298 và 0,7471. Kết quả phân nhóm bằng phần mềm NTSYS PC-2.1 cho thấy 16 dòng vi khuẩn được chia thành 6 nhóm ở mức khác biệt khảo sát là 0,654%. Các dòng vi khuẩn phân lập trong cùng một huyện cũng thể hiện sự khác biệt trên giản đồ phả hệ. Bốn dòng phân lập từ huyện Lai Vung có mức độ khác biệt 1,87%, huyện Thanh Bình khác biệt ở mức 0,38%, huyện Tam Nông là 1,70% và Tháp Mười là 1,21%. Tám dòng vi khuẩn thuộc nhóm đất phèn (huyện Tam Nông và huyện Tháp Mười) được phân thành 4 nhóm trong khi đó 8 dòng thuộc nhóm đất phù sa (huyện Thanh Bình và Lai Vung) phân bố trong 3 nhóm.

THAY ĐỔI CÁC ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC VÀ CẢM QUAN CỦA TRÁI CHÔM CHÔM NHÃN (NEPHELIUMLAPPACEUM L.) TRONG QUÁ TRÌNH THUẦN THỤC VÀ TỒN TRỮ

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Nguyễn Phú Cường, Trần Hồng Quân, Huỳnh Trần Toàn,
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát sự thay đổi chất lượng trái ở các giai đoạn thu hoạch khác nhau (90-95, 95-100, 100-105 và 105-110 ngày sau khi ra hoa) và tồn trữ ở 30oC. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về đặc tính lý hóa học và giá trị cảm quan của chôm chôm thu hoạch ở các độ tuổi khác nhau. Trái thu hoạch ở thời điểm 105-110 ngày tuổi có cường độ hô hấp thấp, chất lượng, giá trị cảm quan và khả năng chấp nhận cao của người tiêu dùng so với các độ tuổi thu hoạch khác. Bảng màu chôm chôm nhãn ở các độ tuổi thu hoạch cùng với các chỉ tiêu chất lượng được thiết lập. Sự thay đổi đặc tính lý hóa học và giá trị thương phẩm của trái theo thời gian tồn trữ cũng được phân tích. Theo độ tuổi thu hoạch khác nhau, trái thu hoạch ở 105ữ110 ngày tuổi có giá trị cảm quan tốt hơn so với các giai đoạn thu hoạch khác sau 4 ngày tồn trữ. Sự thay đổi chất lượng của trái chưa thể hiện rõ trong quá trình tồn trữ.

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PACLOBUTRAZOL VÀ THỜI ĐIỂM PHUN THIOURÊ LÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH MẬN AN PHƯỚC (SYZYGIUM SAMARANGENSE (BLUME) MERR. AND PERRY) TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Trần Văn Hâu, Nguyễn Thị Bích Phượng, , Trần Sỹ Hiếu
Tóm tắt | PDF
Đê? ta?i đươ?c thư?c hiê?n nhă?m mu?c tiêu xác định liều lượng paclobutrazol (PBZ) và thời điểm phun thiourê thích hợp nhất để kích thích trổ hoa cho cây mận An Phước (Syzygium samarangense (Blume) Merr. and Perry) vào mùa nghịch. Thí nghiệm được tiến hành ta?i vườn mận An Phước bốn năm tuổi của hộ nông dân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 7/2010 đến 2/2011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Nhân tố thứ nhất là liều lượng PBZ (0, 0,75, 1,00 và 1,25 g a.i./m đường kính tán) và nhân tố thứ hai là thời điểm phun thiourê 0,5% (20, 30 và 40 ngày sau khi xử lý PBZ) kích thích cho mận trổ hoa. Kết quả cho thấy xử lý PBZ với liều lượng  0,75 g a.i./m đường kính tán sau đó kích thích trổ hoa bằng cách phun thiourê 0,5% ở giai đoạn 40 ngày sau khi xử lý PBZ có tác dụng làm cho cây trổ hoa sớm, có tỷ lệ cành ra hoa/cây cao nhất (79,17%), làm tăng số chùm hoa trên cành (19 chùm/cành), dẫn đến tăng năng suất (127 kg/cây) nhưng không ảnh hưởng đến phẩm chất trái.

ẢNH HƯỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ MUỐI CLORUA NATRI (NACL) ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÁI SINH CHỒI CỦA MÔ SẸO MÍA (SACCHARUM OFFICINARUM L.)

Lâm Ngọc Phương, Lê Minh Lý, Võ Thị Mai Trinh
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu là chọn dòng mía chống chịu mặn bằng kỹ thuật đột biến gen in vitro. Mô sẹo được tạo thành từ lá non được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung 3 mg/1 2,4- D + 3 mg/1 kinetin. Mô sẹo có và không chiếu xạ được tái sinh trong môi trường muối 10 và 15?. Khả năng tái sinh của mô sẹo giảm còn ở 1- 15% ở lượng chiếu xạ 20-40 Gy và nồng độ muối (10-15%) so với đối chứng 58,3%.

SƯU TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DẠNG HOA SÚNG (NYMPHAEA SPP.) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Bé Năm, Mai Nguyệt Lan, Nguyễn Trọng Cần, Nguyễn Minh Chơn
Tóm tắt | PDF
ở Việt Nam, hoa súng được tìm thấy chủ yếu là các dạng hoang dại được dùng như rau bên cạnh một số loài được sưu tập hoặc nhập nội được dùng như hoa cảnh. Để bảo tồn và sử dụng hiệu quả các loài, cần thiết phải có những mô tả và phân loại chúng. Nhằm mục đích trên, đề tài ?Sưu tập và đánh giá các dạng hoa Súng (Nymphaea spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long? đã được thực hiện để phân nhóm các loài súng sưu tập được ở các vùng sinh thái khác nhau. Việc xác định các đặc điểm cơ bản và đặc biệt của chúng sẽ giúp cho việc nhận diện các loài súng nhằm tạo cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác thương mại và làm nguồn chọn tạo giống. Những mẫu súng thu được phân thành 10 loài và 6 loài chưa định danh được. Từ kết quả quan sát về những đặc điểm hình thái của các mẫu sưu tập và các phân tích khác đã xác định được 29 loài súng. Trong đó có 6 loài súng có hoa màu đỏ, 11 loài có hoa màu trắng, 2 loài có hoa màu vàng, 3 loài có hoa màu hồng, 6 loài có hoa màu tím và 1 loài có hoa màu cam. Đã xác định được 18 loài súng có hoa đẹp và trổ hoa đều đặn nên có thể được dùng để làm hoa kiểng. Các loài súng còn lại thì có thể dùng làm rau hoặc sử dụng cho các mục đích nghiên cứu khác.

KHẢO SÁT TÍNH TRẠNG BẠC BỤNG THEO CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TRÊN GIỐNG LÚA THƠM MTL250

Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Diệu Tánh
Tóm tắt | PDF
Bạc bụng là một trong những tiêu chí quan tâm đầu tiên của nhà chọn giống lúa. Bạc bụng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng xay chà mà còn ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào nói về đặc tính di truyền của tính trạng này. Chính vì thế đề tài này được thực hiện nhằm xác định vị trí xuất hiện tính trạng bạc bụng trên cùng một bông lúa, và tỷ lệ bạc bụng giữa các bông trong cùng một bụi và giữa các bụi lúa có sự giống hay khác nhau. Đề tài được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên bằng phương pháp cấy 1 tép/bụi trên giống lúa MTL250 và áp dụng các biện pháp canh tác như nhau trong vụ Hè Thu 2010. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ bạc bụng giữa các vị trí hạt trên cùng một bông hoặc giữa các bông trên cùng một bụi hoặc giữa các bụi khác nhau. Tỷ lệ bạc bụng cao nhất ở phần cổ bông, kế đến là phần giữa bông và thấp nhất ở phần chót bông. Tỷ lệ bạc bụng không ảnh hưởng đến độ trở hồ của hạt gạo trong cùng một giống. Tỷ lệ bạc bụng không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng amylose của giống. Hàm lượng amylose cao nhất ở phần chót bông và sau đó chúng giảm dần đến phần cổ bông.

ĐặC ĐIểM SINH HọC Và MÔI TRƯờNG SốNG CủA SEN (NELUMBO NUCIFERA), SúNG (NYMPHAEA PUBESCENS), RAU TRàNG (NYMPHOIDES INDICA) TạI VƯờN QUốC GIA TRàM CHIM, HUYệN TAM NÔNG, TỉNH ĐồNG THáP

Trương Thị Nga, Võ Như Thủy
Tóm tắt | PDF
Nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch phát triển các lòai thủy sinh thực vật đất ngập nước, đề tài “Đặc điểm sinh học và môi trường sống của sen (Nelumbo nucifera), súng (Nymphaea pubescens), rau tràng (Nymphoides indica”) đã được thực hiện tại Tràm Chim. Thí nghiệm thực hiện với nội dung khảo sát đặc điểm sinh học, thu mẫu đất, bùn đáy và mẫu cây trong các ô tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy sen sống trong môi trường có pH đất thấp 3,65; EC đất 3,23 mS/cm; hàm lượng chất hữu cơ trong đất 11,07%; đạm tổng số 0,63%; lân tổng số 0,13%; kali trao đổi 0,15 cmol/kg; sắt tự do 0,75%; nhôm trao đổi 15,54 cmol/kg. Súng (Nymphaea pubescens) phân bố trong điều kiện pH đất thấp 2,92; EC đất 3,69 mS/cm; hàm lượng chất hữu cơ trong đất 3,16%; đạm tổng số 0,11%; lân tổng số 0,03%; kali trao đổi 0,05 cmol/kg; sắt tự do 0,96%; nhôm trao đổi 10,80 cmol/kg. Rau tràng (Nymphoides indica) thích nghi pH đất thấp 3,65; EC đất 1,98 mS/cm; hàm lượng chất hữu cơ trong

PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU

Lê Tấn Lợi, Nguyễn Hữu Kiệt
Tóm tắt | PDF
Phân vùng sinh thái và đánh giá thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên và kinh tế là cơ sở cần thiết để giúp cho việc xác định khả năng thích nghi của các loại cây trồng phù hợp trong sản xuất nông nghiệp. Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu từ tháng 9/2010 đến tháng 10/2011. Bằng phương pháp điều tra thực tế và đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1976) kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin (ALES, PRIMER, IDRISI, MAPINFO) để đánh giá thích nghi và chọn lựa các mô hình canh tác có hiệu quả cho huyện. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 vùng sinh thái trên địa bàn huyện gồm: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn. Đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên đã phân ra thành 19 đơn vị bản đồ đất đai làm cơ sở để đánh giá khả năng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng có triển vọng. Đánh giá thích nghi đất đai kinh tế với hai chỉ tiêu là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) kết hợp với kết quả phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên đã phân được 5 vùng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng đất đai.

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTOBACILLUS SP. CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ ĐỐM ĐỎ TRÊN CÁ TRA

Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Ngọc Trai
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện với mục đích tìm ra dòng Lactobacillus sp. có những đặc tính tốt để sản xuất probiotics và bacteriocin trong phòng và trị bệnh cho cá tra. Từ các mẫu cá thu ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Hậu Giang đã phân lập được 45 dòng Lactobacillus sp. Tất cả chúng đều ức chế Aeromonas hydrophila nhưng chỉ 43 dòng có khả năng ức chế Edwardsiella ictaluri khi được kiểm tra bằng phương pháp nhỏ giọt. Chỉ duy nhất dòng Lb12 sinh bacteriocin ức chế cả hai loài vi khuẩn gây bệnh trên. Hoạt tính bacteriocin của dòng Lb12 tăng gấp đôi (160 AU/ml) so với môi trường đối chứng MRS broth (80 AU/ml) khi bổ sung yeast extract 2%w/v và 3%w/v. Kết quả định danh bằng phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S ribosomal RNA cho thấy dòng Lb12 đồng hình 100% với Lactobacillus suntoryeus LH5 (sử dụng phần mềm tìm kiếm BLASTN trên ngân hàng dữ liệu gen của NCBI).

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC-BÙN ĐÁY AO CÁ TRA NUÔI CÔNG NGHIỆP

Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Xuân Mỵ, Nguyễn Tân Bình
Tóm tắt | PDF
Chất lượng nước trong ao cá tra nuôi thâm canh thường không tốt. Vì thế, nhiều biện pháp xử lý nước ao cá được đề xuất. Biện pháp sinh học giúp loại bỏ các chất rắn lơ lững bằng cách gom chúng lại và tận dụng để sản xuất phân hữu cơ và loại bỏ N và P dư thừa đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả. Sử dụng chế phẩm sinh học bao gồm ba dòng vi khuẩn có hiệu quả kết tụ cao (dòng T2a, KT1 và P11) 3 dòng vi khuẩn khử đạm và lân (dòng N9b, 6Rc và LV1) để xử lý nước-bùn thải từ đáy ao cá tra, kết quả cho thấy hỗn hợp hai dòng KT1 và P11 cho hiệu quả kết tụ và lắng bùn tốt nhất (132,58 g/ lít), chỉ số TSS (tổng chất rắn lơ lững) giảm từ 359 mg/l (đối chứng) xuống 13 mg/l và hàm lượng COD (độ oxi hóa học) giảm từ 1440 mg/l (đối chứng) xuống 55 mg/l sau 48 giờ và giảm hàm lượng amoni xuống

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN GÂY BỆNH BẠC LÁ LÚA (XANTHOMONAS ORYZAE PV ORYZAE) BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐA THÀNH PHẦN

Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Pha, Trần Thị Xuân Mai
Tóm tắt | PDF
Bệnh bạc lá lúa (bacterial leaf blight) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra và là đối tượng gây hại nghiêm trọng đối với cây lúa làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm  của những vùng trồng lúa. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp đặc trị nào có thể khống chế được căn bệnh này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, 70 dòng vi khuẩn thuần chủng đã được phân lập với các nguồn gốc xuất xứ thu mẫu tại một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng kỹ thuật PCR đa thành phần để nhận diện các dòng vi khuẩn phân lập được với 2 cặp mồi chuyên biệt (XOR-F: 5?- GCATGACGTCATCGTCCTGT-3? và  XOR-R2: 5?-CTCGGAGCTATATGCCGTGC-3? và (XOO290F: 5?-GCGCACCGAGTATTCCTA-3? và XOO290R: 5?-CTTCGCCGGTCCAGATGA-3?). Cặp mồi XOR-F được thiết kế chuyên biệt để khuếch đại đoạn gen có kích thước khoảng 470bp có mặt ở tất cả các dòng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae. Cặp mồi XO290R-F được thiết kế để khuếch đại đoạn gen có kích thước khoảng 290bp - dựa trên gen rhs của Xanthomonas oryzae pv. oryzae.   Năm dòng vi khuẩn được nhận diện là: OM66-1, OM98,   OM98-1, TL6 và AG11. Đặc biệt một trong số năm dòng được nhận diện có chứa gen rhs ? một  gen gây bệnh có độc tính cao mới được phát hiện có trong Xanthomonas oryzae pv. oryzae. Các dòng vi khuẩn được nhận diện đều thể hiện khả năng gây bệnh của chúng khi được lây nhiễm trở lại trên cây lúa với các mức độ gây bệnh khác nhau. Mức độ gây bệnh được thể hiện qua chiều dài vết bệnh trên lá lúa đo được sau khi lây nhiễm khoảng ba tuần (OM66-1: 6.78, OM98:10.33,   OM98-1:4.22, TL6:6.28 và AG11:6.78(cm)).

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ SINH VẬT PHÙ DU PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU

Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả xác định được 232 loài thực vật nổi thuộc 79 giống của 4 ngành tảo phân bố ở vùng nghiên cứu. Trong đó, ngành tảo silic (Bacillariophyta) có số loài nhiều nhất với 173 loài (chiếm 74,57% tổng số loài), kế đến là ngành tảo giáp (Dinophyta) có 54 loài (23,28%), ngành vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 03 loài (1,29%), ngành tảo Lục (Chlorophyta) có 02 loài (0,86%). Biến động thành phần loài thực vật nổi theo mùa không lớn: mùa mưa có 198 loài (85,34%) và mùa khô có 174 loài (75%). Ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế ở cả hai mùa. Hàm lượng chlorophyll-a trung bình ở vùng nghiên cứu là 1,67àg/L. Đã tìm thấy 246 loài động vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu. Nhóm giáp xác chân mái chèo (Copepoda) có số loài phong phú nhất (105 loài, chiếm 42,68%); kế đến là nguyên sinh động vật (Protozoa) (60 loài, chiếm 24,39%); trùng bánh xe (Rotatoria) (31 loài, chiếm 12,60%); giáp xác râu ngành (Cladocera) có 24 loài, chiếm 9,76%; các Nhóm động vật nổi còn lại có từ  2-6 loài, chiếm 0,81-2,44%. Mật độ trung bình động vật nổi ở vùng nghiên cứu đạt 654 cá thể/m3. Mùa khô mật độ động vật nổi đạt gấp 2,74 lần so với mùa mưa. Nhóm copepoda đóng vai trò quyết định mức độ biến động số lượng động vật nổi trong vùng nghiên cứu ở cả mùa khô và mùa mưa.

KHả NăNG ĐệM KALI TRÊN ĐấT LúA THÂM CANH 3 Vụ Ở VùNG Có NGUY CƠ THIếU KALI Ở CAI LậY, TIềN GIANG Và CAO LãNH, ĐồNG THáP

Trần Ngọc Thái, Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Việc thâm canh 3 vụ lúa trong năm mà không chú ý hoàn trả và bổ sung kali (K) cho đất có thể dẫn đến sự thiếu hụt kali cho cây lúa. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng đệm kali trên những vùng có nguy cơ thiếu kali trên 5 mẫu đất ở Cai Lậy-Tiền Giang và 5 mẫu đất ở Cao Lãnh-Đồng Tháp bằng cách thêm kali với 5 liều lượng: 0, 1,5, 3, 7,5, 15 mgK.100g-1 đất. Khả năng đệm kali được xác định là hệ số góc của phương trình Freudlich ở dạng tuyến tính (hằng số mũ c=1) giữa lượng kali phóng thích và hàm lượng kali cân bằng trong dung dịch đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có khả năng cung cấp K khá cao, tương đương với lượng kali thêm vào là 1,5 mgK.100g-1 trong điều kiện không bón K. Khả năng đệm kali trong đa số các đất ở các điểm khảo sát đạt cao mặc dù đất có hàm lượng kali trao đổi thấp. Điều này là cơ sở lý giải cho sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân kali trên các đất này. Tuy nhiên, do ở những vùng này hàm lượng kali trao đổi thấp nên vẫn cần khuyến cáo bón phân kali để duy trì bền vững năng suất cây trồng và độ phì nhiêu K trong đất.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HẬU ẤU TRÙNG TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) QUA CÁC LẦN SINH SẢN CỦA TÔM MẸ

Châu Tài Tảo, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa số lần sinh sản của tôm mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Sau khi cắt mắt cho tôm sinh sản nhiều lần, mỗi lần tôm đẻ của từng nguồn tôm được thu ấu trùng bố trí để đánh giá chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú giảm dần qua các lần đẻ, tôm của lần đẻ thứ 1, 2 và 3 sau cắt mắt sinh trưởng tốt nhất; thấp nhất là các lần đẻ của tôm sau lột xác đẻ lại. ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm biển qua các lần đẻ đều tăng trưởng chiều dài tốt hơn tôm đầm. Tỷ lệ sống PL15 của tôm biển và đầm qua các lần đẻ sau khi cắt mắt đều cao, nhưng tôm biển luôn cao hơn tôm đầm dù khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cả tôm biển và tôm đầm thì ở lần đẻ 1 và 2 sau khi cắt mắt đạt chất lượng cao nhất nhưng từ lần đẻ thứ 3 trở đi thì chất lượng PL15 giảm dần và đặc biệt là các lần đẻ của tôm sau khi lột xác đẻ lại rất kém.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA COLCHICINE TRONG CHỌN TẠO GIỐNG QUÝT HỒNG LAI VUNG TỨ BỘI (CITRUS RETICULATA BLANCO)

Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Đỗ Tấn Khang, Trần Nhân Dũng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đã được thực hiện trên hai vật liệu khác nhau: cây con in vitro và mắt ghép trên cành bánh tẻ in vivo. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng nồng độ và thời gian xử lý colchicine để tạo ra thể tứ bội từ hai vật liệu này. Kết quả ghi nhận chiều cao mẫu cây con in vitro tối ưu để xử lý colchicine là từ 3cm trở lên và ngưỡng chết 100% của mẫu là 24 giờ ở tất cả các nồng độ colchicine xử lý. Tỉ lệ sống cao nhất của thí nghiệm này là hai nghiệm thức 0,05% và 0,1% trong 3 giờ xử lý. Đối với thí nghiệm xử lý colchicine trên mắt ghép cành bánh tẻ, kết quả ghi nhận tỉ lệ sống của mắt ghép cao nhất ở giai đoạn ngay sau xử lý, sau ghép 20 ngày và tỉ lệ bật chồi cao nhất đều nằm ở 2 nghiệm thức 0,1% colchicine, 24 giờ và 0,2% colchicine, 48 giờ. Cuối cùng, ngưỡng chết 100% của các mắt ghép là xử lý ở nồng độ colchicine 0,2% trong 72 giờ.

KHả NăNG CUNG CấP KALI Và Sự ĐáP ỨNG CủA LúA ĐốI VớI PHÂN KALI TRÊN ĐấT THÂM CANH BA Vụ LúA Ở CAI LậY - TIềN GIANG Và CAO LãNH - ĐồNG THáP

Nguyễn Đỗ Châu Giang, Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện trên vùng đất có khả năng thiếu kali (K) cao nhằm xác định các thành phần K trong đất, khảo sát sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K từ đất. Việc xác định các thành phần K trong đất được thực hiện trên 10 điểm ở Cai Lậy - Tiền Giang và 10 điểm ở Cao Lãnh - Đồng Tháp. Sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K cho cây lúa được khảo sát dựa vào kỹ thuật lô khuyết với nghiệm thức không bón K nhưng bón đủ đạm (N) và lân (P). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng K trao đổi (0,63 ? 2,71 mmol/kg) và K không trao đổi (1,60 ? 5,94 mmol/kg) được đánh giá ở mức thấp đến trung bình thấp, nhưng hàm lượng K tổng số ở mức giàu. Kết quả này cho thấy tiềm năng K trong đất cao trong đó lượng K dễ hữu dụng thấp; vì thế có thể dẫn đến nguy cơ thiếu K cho nhu cầu của cây lúa. Kết quả sự đáp ứng của cây lúa đối với phân K cho thấy có sự gia tăng năng suất rõ rệt ở nghiệm thức có bón K so với nghiệm thức không bón K. Tuy nhiên, khả năng cung cấp K từ đất ở nghiệm thức có bón và không bón K tương đương nhau. Do hàm lượng K trao đổi và không trao đổi đạt thấp nên việc bón kali trên vùng đất này cũng cần được thực hiện để duy trì ổn định năng suất trong thời gian dài và duy trì khả năng cung cấp kali trong đất.

ẢNH HƯỞNG CỦA ALPHA-CYPERMETHRIN LÊN ENZYME CHOLINESTERASE VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS)

Trần Sỹ Nam, Phạm Quốc Nguyên, Võ Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt | PDF
Alpha-cypermethrin là một trong những hoạt chất thuộc nhóm cúc tổng hợp, có trong nhiều tên thương mại của thuốc bảo vệ thực vật và được sử dụng khá phổ biến trong canh tác lúa ởđồng bằng sông Cửu Long. Ảnh hưởng của hoạt chất alpha-cypermethrin lên enzyme cholinesterase và sinh trưởng cá rô đồng (Anabas testudineus) được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy alpha-cypermethrin rất độc với cá rô đồng, giá trị LC50–96 giờ là 10,49μg/L. Hoạt tính ChE bịức chế lần lượt là 5,3%; 36,1%; 39,8% so với đối chứng tương ứng với các mức nồng độ alpha-cypermethrin (0,105, 1,049 và 2,623g/L) sau khi tiếp xúc với alpha-cypermethrin 36 giờ. Alpha-cypermethrin làm giảm không đáng kểđến tốc độ tăng trưởng tương đối, tăng không đáng kể hệ số chuyển hóa thức ăn. Qua nghiên cứu cho thấy, phun alpha-cypermethrin trên lúa theo liều chỉ dẫn có khả năng gây chết tức thời cá rô đồng. Theo dõi diễn biến nồng độ alpha-cypermethrin trong nước và đất trên ruộng sau khi phun và tác động của thuốc lên cá rô đồng trên ruộng là rất cần thiết.

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH TRÀ VINH SỬ DỤNG MÔ HÌNH MODFLOW

Huỳnh Văn Hiệp, Trần Văn Tỷ
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá và dự báo tài nguyên nước ngầm cho tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình MODFLOW. Trước tiên, hệ thống nước dưới đất vùng nghiên cứu được phân thành 7 lớp. Dữ liệu đầu vào bao gồm: dữ liệu về bổ cập, bốc hơi và khai thác; điều kiện biên (sông) và hệ thống giếng khoan quan trắc. Mô hình được hiệu chỉnh trong khoảng thời gian là 720 ngày (24 bước thời gian). Kết quả tính toán cho thấy trữ lượng khai thác nước dưới đất tầng Pleistocen dưới là 9.974 m3/ngày. Đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất trong vùng nghiên cứu. Kết quả dự báo mực nước và mực nước hạ thấp lần lượt là -9,5m và 3,9m. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm sáng tỏ được đặc điểm thủy động lực của các tầng chứa nước, làm cơ sở cho việc thiết lập mạng quan trắc động thái nước dưới đất trong tương lai.

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ CALCI ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (CITRUS RETICULATA BLANCO VAR. DUONG) SAU THU HOẠCH

Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Mỹ An, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Để hạn chế những tổn thất và kéo dài thời gian tồn trữ trái quýt Đường sau khi thu hoạch, thí nghiệm được thực hiện gồm 7 nghiệm thức (đối chứng, nhúng trái với dung dịch CaCl2 4%, 6%, 8% và Ca(NO3)2 4%,6%,8%) được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Trái quýt Đường được thu hoạch tại vườn, sau đó được vận chuyển và ba?o qua?n tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Khoa học Cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả được ghi nhận như sau: xử lý CaCl2 8%  sau thu hoạch có tác dụng trì hoãn tiến trình chín, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất (độ Brix, pH, vitamin C), giữ màu xanh vỏ trái lâu hơn, làm giảm hao hụt trọng lượng trái, hạn chế bệnh hại trên trái và rụng cuống trái trong quá trình tồn trữ và kéo dài thời gian tồn trữ đến 20 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 30-320C, ẩm độ    68-70%).

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT TƯỚI LUÂN PHIÊN LÊN SỰ KHOÁNG HÓA ĐẠM CỦA ĐẤT PHÙ SA TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Khương, Lý Ngọc Thanh Xuân, Nguyễn Minh Đông, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của chế độ tưới ngập liên tục và khô ngập luân phiên lên sự khoáng hóa đạm và tiềm năng nitrate hóa từ đất lúa ngập nước.  Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2010 dưới hai chế độ quản lý nước trên đất phù sa trồng lúa tại Viện lúa ĐBSCL. Tốc độ khoáng hóa NH4+-N được xác định bằng kỹ thuật bổ sung 15N. Hàm lượng NH4+-N và NO3- + NOư2--N trong đất gia tăng ở nghiệm thức khô ngập xen kẽ và tốc độ khoáng hóa NO3- + NOư2--N đạt cao nhất vào giai đoạn 65NSS, trong khi hàm lượng NO3--N trong điều kiện ngập liên tục hầu như biến mất sau 15 ngày sạ. Kỹ thuật tưới luân phiên được xem là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự khoáng hóa N trong đất lúa ở ĐBSCL.

SỰ PHÂN BỐ CỦA THỦY SINH THỰC VẬT BẬC CAO TRONG CÁC THỦY VỰC Ô NHIỄM HỮU CƠ VÀO MÙA MƯA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trương Hoàng Đan, Nguyễn Phương Duy, Bùi Trường Thọ
Tóm tắt | PDF
Thực vật thủy sinh là đối tượng nghiên cứu với nhiều mục tiêu khác nhau như chỉ thị môi trường, thay đổi môi trường, xử lý ô nhiễm và hấp thu dinh dưỡng. Để góp phần vào việc ứng dụng chỉ thị sinh học trong quản lý môi trường nước, nghiên cứu “Sự phân bố của thủy sinh thực vật trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ vào mùa mưa ở Thành Phố Cần Thơ” đã được thực hiện. Nghiên cứu đã chọn 3 kênh trong thành phố Cần Thơđể khảo sát là kênh Lộ 91, Cái Sơn – Hàng Bàng và kênh 51. Kết quả cho thấy các kênh nghiên cứu có hàm lượng COD dao động từ 32,07 mg/l đến 138,47 mg/l, Tổng đạm dao động từ3,89 mg/l đến 33,79 mg/l và tổng lân dao động từ 2,86 mg/l đến 11,14 mg/l. Nghiên cứu chủ yếu tập trung khảo sát nhóm thực vật bậc cao và đã xác định được 20 loài thực vật thủy sinh phổ biến thuộc 14 họ. Đặc biết có 9 loài xuất hiện trong cả 3 kênh. Năm loài thực vật thủy sinh ưu thếđược xác định là lục bình (Eichhornia crassipes), cỏ mồm (Hymenachne acutigluma), cỏ lông tây (Brachiaria mutica), môn nước (Colocasia esculenta L.) và rau muống (Ipomoea aquatica) với chỉ số quan trọng lần lượt là 75%, 55%, 48%, 46% và 34 %.

ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Lê Bảo Long, Trần Thị Bích Vân, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định nồng độ tối hảo của paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3) phun qua lá đến sự ra hoa của cây măng cụt 14 năm tuổi tại huyện Cầu Kè ? tỉnh Trà Vinh, mùa vụ 2010/2011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên), với ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Hai nhân tố là nồng độ PBZ (0; 500; và 1.000 ppm) và nồng độ KClO3 (0; 1.000; và   2.000 ppm). Paclobutrazol và KClO3 được phun khi lá được 2,0 tháng tuổi. Kết quả cho thấy: phun PBZ 1.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun ở nồng độ 0 và 500 ppm. Phun KClO3 2.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun ở nồng độ 0 và 1.000 ppm. Kết quả cũng cho thấy sự tương tác giữa PBZ và KClO3 không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây, phun kết hợp PBZ 1.000 ppm với KClO3 1.000 ppm hoặc 2.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn các tổ hợp tương tác khác. Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nồng độ PBZ và KClO3 cũng như các tổ hợp tương tác về phẩm chất trái.

HIỆU QUẢ PHÂN BÓN VI SINH ĐẾN NĂNG SUẤT RAU XANH (RAU ĂN QUẢ) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Văn Lễ, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Ba thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân bón vi sinh ảnh hưởng đến năng suất rau ăn quả như cà sọc lem lai TN 106 (Solanum melongena), đậu bắp (Abelmoschus esculentus), ớt sừng vàng (Capsicum fruitescens L.) trồng trên đất phù sa quận Ô Môn - Thành phố Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 10/2010. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân bón vi sinh gồm các chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis (cố định đạm), Pseudomonas stutzeri (hòa tan lân) và Bacillus subtilis (hòa tan kali) đã góp phần tiết kiệm từ 25% phân bón hóa học cho đậu bắp (30 kg N, 15 kg P2O5, 25 kg K2O/ha) và ớt sừng vàng (50 kg N,  37,5 kg P2O5, 37,5 kg K2O/ha) đến 50% phân bón hóa học cho cà sọc lem lai (50 kg N,  40 kg P2O5, 80 kg K2O/ha) mà năng suất tương đương với nghiệm thức bón 100% phân hóa học. Đồng thời phẩm chất sản phẩm từ các nghiệm thức sử dụng phân bón vi sinh được cải thiện thông qua hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn nghiệm thức bón 100% phân hóa học.