Nguyễn Văn Lễ * Cao Ngọc Điệp

* Tác giả liên hệNguyễn Văn Lễ

Abstract

Three field experiments were conducted to evaluate effect of biofertilizer on yield  of vegetable (fruit-eating vegetable) such as streaked egg-plant (Solanum melongena), okras (Abelmoschus esculentus), pungent pepper (Capsicum fruitescens L.) cultivated on alluvial soil of O Mon district - Can Tho city from April to October, 2010. The result of experiment showed that using liquid biofertilizer composing of some strains Azospirillum lipoferum and Burkholderia vietnamiensis (nitrogen-fixing bacteria), Pseudomonas stutzeri (phosphate-solubilizing bacteria) and Bacillus subtilis (potassium-solubilizing bacteria) saved up from 25% chemical fertilizer for okras (30 kg N, 15 kg P2O5, 25 kg K2O/ha) and pungent pepper (50 kg N, 37.5 kg P2O5, 37.5 kg K2O/ha) to 50% chemical fertilizer for streaked egg-plant (50 kg N, 40 kg P2O5, 80 kg K2O/ha), however, yield did not differ using 100% chemical fertilizer treatment. Concurrently, quality fruit of biofertilizer treatment to via nitrate content in fruit was lower than 100% chemical fertilizer treatment.
Keywords: economical effect, nitrate content in vegetable, fruit yield, fruit-eating vegetable

Tóm tắt

Ba thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân bón vi sinh ảnh hưởng đến năng suất rau ăn quả như cà sọc lem lai TN 106 (Solanum melongena), đậu bắp (Abelmoschus esculentus), ớt sừng vàng (Capsicum fruitescens L.) trồng trên đất phù sa quận Ô Môn - Thành phố Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 10/2010. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân bón vi sinh gồm các chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis (cố định đạm), Pseudomonas stutzeri (hòa tan lân) và Bacillus subtilis (hòa tan kali) đã góp phần tiết kiệm từ 25% phân bón hóa học cho đậu bắp (30 kg N, 15 kg P2O5, 25 kg K2O/ha) và ớt sừng vàng (50 kg N,  37,5 kg P2O5, 37,5 kg K2O/ha) đến 50% phân bón hóa học cho cà sọc lem lai (50 kg N,  40 kg P2O5, 80 kg K2O/ha) mà năng suất tương đương với nghiệm thức bón 100% phân hóa học. Đồng thời phẩm chất sản phẩm từ các nghiệm thức sử dụng phân bón vi sinh được cải thiện thông qua hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn nghiệm thức bón 100% phân hóa học.
Từ khóa: Hàm lượng nitrate trong rau, hiệu quả kinh tế, năng suất, phân sinh học, rau ăn quả

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bashan, Y., G. Holguin and R. Lifshitz, 1993. Isolation and characterization of plant growth promoting rhizobacteria: Methods in plant molecular biology and biotechnology, pp: 331-345.

Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Vân Anh và Trần Thị Giang, 2011. Hiệu quả phân hữu cơ vi sinh trên năng suất và chất lượng rau xanh trồng trên đất phù sa Long An. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 18b: 18-28.

Đỗ Thị Trường, 2009. Thử nghiệm ảnh hưởng của một số môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của rau cải xanh bằng kĩ thuật thủy canh tại Đà Nẵng. Tạp chí khoa học công nghệ, 5:103-104.

Hoben H.J. and P. Somasegaran, 1982. Comparison of the pour, spread and drop plate methods for enumeration of Rhizobium spp. in inoculants made from presterilized peat. Appl Environ Microbiol 44:122-124.

Lin Qi-mei, Rao Zheng-Hung, Sun Yan-Xing, Yao Jun and Xing Li-Jun, 2002. Identification and practical application of silicate-dissolving bacteria, Agric.Sci. China, 1: 81-85

Kirchhorf, G., V. M. Reis, J. I. Baldani, B. Eckert, J. Dobereiner and A. Hartmann, 1997. Occurrence, physiological and molecular analysis of endophytic diazotrophic bacteria in gramineous energy plant, Plant and Soil 194: 45-55.

Phan Thị Thu Hằng, 2008. Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên, tr. 1-27.

Phan Văn Lập, 2009. Tận dụng chất thải ao nuôi cá tra và xác bã thực vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón canh tác cây rau tại Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ khoa học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.

Quách Quốc Tuấn, 2008. Tận dụng chất thải ao nuôi cá tra và xác bã thực vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho canh tác rau an toàn tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.

Tạ Thu Cúc, 2005. Giáo trình kĩ thuật trồng rau. Nxb Hà Nội, tr. 5-83.

Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 110-126.