Châu Tài Tảo * , Trần Ngọc Hải , Đỗ Thị Thanh Hương Nguyễn Thanh Phương

* Tác giả liên hệ (cttao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aimed to find out the correlation between spawning numbers of black tiger shrimp and quality of their postlarvae. The study was conducted with pond reared and wild caught shrimp broodstocks of 190?210 g each. The broodstocks were reared individually in 200-L tank with recirculating water. After eye stalk ablation, shrimp spawned several times, and their larvae were reared for evaluation of quality. The results of study showed that growth of larvae and postlarvae reduced through diffent spawning numbers. The first three times of spawning after eye stalk ablation, broodstocks produced good larvae which had best growth. Those spawned after molting produced larvae with poorest growth. Larvae and postlarvae from different spawning of wild-caught shrimps performed better growth of body length than those of the pond-reared broodstocks. The survival rates of PL15, for both wild caught and farmed broodstocks were high through different spawning numbers after eye stalk ablation. Survival rate of PL15 from wild caught broodstocks were higher than those of the pond-reared ones though was not significantly different (p>0.05). The quality of PL15 of both wild caught and pond-reared broodstocks in the first three times of spawning after eye stalk ablation were highest, and it reduced from the forth spawning, especially spawnings after molting.
Keywords: Shrimp broodstocks, spawning, quality of shrimp larvae and postlarvae

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa số lần sinh sản của tôm mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Sau khi cắt mắt cho tôm sinh sản nhiều lần, mỗi lần tôm đẻ của từng nguồn tôm được thu ấu trùng bố trí để đánh giá chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú giảm dần qua các lần đẻ, tôm của lần đẻ thứ 1, 2 và 3 sau cắt mắt sinh trưởng tốt nhất; thấp nhất là các lần đẻ của tôm sau lột xác đẻ lại. ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm biển qua các lần đẻ đều tăng trưởng chiều dài tốt hơn tôm đầm. Tỷ lệ sống PL15 của tôm biển và đầm qua các lần đẻ sau khi cắt mắt đều cao, nhưng tôm biển luôn cao hơn tôm đầm dù khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cả tôm biển và tôm đầm thì ở lần đẻ 1 và 2 sau khi cắt mắt đạt chất lượng cao nhất nhưng từ lần đẻ thứ 3 trở đi thì chất lượng PL15 giảm dần và đặc biệt là các lần đẻ của tôm sau khi lột xác đẻ lại rất kém.
Từ khóa: Tôm sú, tôm bố mẹ, sinh sản, chất lượng Ấu trùng và tôm post

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy Sản (2001). Tài liệu hướng dẫn nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa. 13 trang.

Châu Tài Tảo (2005). Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục và ương nuôi ấu trùng tôm sú. Luận văn thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản. Đại học Cần Thơ. 82 trang.

Châu Tài Tảo, Hoàng Văn Súy, Nguyễn Thanh Phương (2008). Hiện trạng khai thác và sử dụng tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ ở Cà Mau. Tap chí Khoa học (quyển 2), Chuyên đề Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Trang 188-197.

Châu Tài Tảo, Huỳnh Hàn Châu và Nguyễn Thanh Phương (2006). Ảnh hưởng của chế độ thay nước lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học, số đặc biệt Chuyên đề Thủy sản (Quyển 1), Đại học Cần Thơ. Trang: 268-274.

FAO (2010a). The state of World fisheries and aquaculture 2010, 197p.

Kungvankij P., L. B. Tiro, Jr., B.J.Pudadera, Jr., I.O. Potestas, K.G. Corre, E. Borlongan, G. A. Talean, L. F. Bustilo, E.T. Tech, A. Unggui and T.E. Chua (1986). Shrimp Hatchery Design, Operation and Management. FAO and SEAFDEC. 88p.

Nguyễn Thanh Phương, Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải (2009). So sánh sự thành thục và sinh sản của tôm sú (Penaeus monodon) có nguồn gốc biển và đầm nuôi trong bể lọc tuần hoàn. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 11;183-193.

Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo (2006). Tình hình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số đặc biệt Chuyên đề Thủy sản (Quyển 2). Trang: 178-186.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N. Wilder (2003). Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.127 trang.

Phạm Văn Tình (2004). Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú chất lượng cao. NXB Nông Nghiệp. 75 trang.

Thạch Thanh, Trương Trọng Nghĩa & Nguyễn Thanh Phương (1999). Cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất giống tôm sú trong hệ thống lọc sinh học. Tuyển tập Công trình Nghiên cứu Khoa học, Đại học Cần Thơ. Trang 185-190.

Tổng cục thủy sản (2010). Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ cho năm 2011.

Trần Minh Anh (1989). Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Thế Trụ (2000). Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 108 trang.