SỰ PHÂN BỐ CỦA THỦY SINH THỰC VẬT BẬC CAO TRONG CÁC THỦY VỰC Ô NHIỄM HỮU CƠ VÀO MÙA MƯA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Abstract
Tóm tắt
Thực vật thủy sinh là đối tượng nghiên cứu với nhiều mục tiêu khác nhau như chỉ thị môi trường, thay đổi môi trường, xử lý ô nhiễm và hấp thu dinh dưỡng. Để góp phần vào việc ứng dụng chỉ thị sinh học trong quản lý môi trường nước, nghiên cứu “Sự phân bố của thủy sinh thực vật trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ vào mùa mưa ở Thành Phố Cần Thơ” đã được thực hiện. Nghiên cứu đã chọn 3 kênh trong thành phố Cần Thơđể khảo sát là kênh Lộ 91, Cái Sơn – Hàng Bàng và kênh 51. Kết quả cho thấy các kênh nghiên cứu có hàm lượng COD dao động từ 32,07 mg/l đến 138,47 mg/l, Tổng đạm dao động từ3,89 mg/l đến 33,79 mg/l và tổng lân dao động từ 2,86 mg/l đến 11,14 mg/l. Nghiên cứu chủ yếu tập trung khảo sát nhóm thực vật bậc cao và đã xác định được 20 loài thực vật thủy sinh phổ biến thuộc 14 họ. Đặc biết có 9 loài xuất hiện trong cả 3 kênh. Năm loài thực vật thủy sinh ưu thếđược xác định là lục bình (Eichhornia crassipes), cỏ mồm (Hymenachne acutigluma), cỏ lông tây (Brachiaria mutica), môn nước (Colocasia esculenta L.) và rau muống (Ipomoea aquatica) với chỉ số quan trọng lần lượt là 75%, 55%, 48%, 46% và 34 %.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Demars B.O.L. and A.C. Edwards (2008), “Distribution of aquatic macrophytes in contrasting river systems: A critique of compositional-based assessment of water quality”, Science of The Total Environment, 407(2), pp. 975-990
Dương Văn Chín và Hoàng Anh Cung (2000), Cỏ Dại Phổ Biến Tại Việt Nam, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 2918 trang.
Ghavzan N.J, V.R. Gunale, D.M. Mahajan and D.R. Shirke (2006), “Effects of Environmental Factors on Ecology and Distribution of Aquatic Macrophytes”, Asian Journal of Plant Sciences, 5(5), pp. 871-880.
Hamid A. and A. Khedr (1999), “Aquatic macrophyte distribution in Lake Manzala, Egypt”, International Journal of Salt Lake Research, 5(3), pp. 221-239.
Khedr A.H.A. and M.A.E. Demerdash (1997), “Distribution of aquatic plants in relation to environmental factors in Nile Delta”, Aquatic Botany, 56(1), pp. 75-86.
Kent M. and P. Coker (1992), Vegetation description and analysis: A practical Approach. Published in 1994 by John Wiley and Sons Ltd, 363 p.
Lam Mỹ Lan (2000), Bài Giảng Thực Vật Thủy Sinh, Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ, 135 trang.
Lê Văn Bé (2011), Nghiên cứu khả năng chịu ngập nước và ảnh hưởng của quá trình ngập đến năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum Swallen. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, ISSN 0866-7020, N0 9, trang 58-63.
Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh và Nguyễn Quốc Việt (2007). Chỉ thị sinh học môi trường, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 280 trang.
Phạm Hàng Hộ (2000), Cây Cỏ Việt Nam, tập I, II, III, Nhà Xuất Bản Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh
Rastogi, Ajaya (1999), Methods in applied Ethnobotany: lesson from the field. Kathmandu, Nepal: International Center for Integrated Mountain Development.
Trần Triết và Nguyễn Phi Ngà (2000), Tương quan giữa thủy thực vật và môi trường nước tại vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống: Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ hai, trang 776-782.