Nguyễn Thị Mỹ Hạnh * , Trần Văn Tỷ , Văn Phạm Đăng Trí Huỳnh Vương Thu Minh

* Tác giả liên hệ (ntmhanh@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aims to assess impacts of different meteo-hydrological factors (including: Temperature, sunshine, rainfall, and water level) on rice yield in the An Giang province by analyzing the trends and correlations between the measured factors and actual rice yield. Apart from such the meteo-hydrological factors, the impacts of different agricultural practices factors (including: Seed, fertilizer, and insect) on the rice yield are also analyzed. The results showed that there is a trend of increase in low-temperature and rainfall, and another trend of decline in high-temperature and sunshine. In addition, there is a low correlation between temperature, sunshine and minimum water level with rice yield (the lowest value of correlation in Dong-Xuan season is 0.03% and in He-Thu season is 3.2%). However, the correlations between rice yield and insect and rainfall are relatively high (the greatest values are 44.6 and 79.2%, respectively). Therefore, the attention to the variations of rainfall (especially in the context of future climate change) should be taken into account for further research as such the variations give great impacts on rice yield, and thus livelihood of local residents of the Vietnamese Mekong Delta.
Keywords: affecting factors, rainfall, temperature, rice yield, Vietnamese Mekong Delta

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự tác động của yếu tố khí tượng - thủy văn khác nhau (bao gồm: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và mực nước) đến năng suất lúa ở tỉnh An Giang bằng cách phân tích các xu hướng và sự tương quan giữa các yếu tố thực đo với năng suất lúa thực tế. Bên cạnh các yếu tố khí tượng - thủy văn, tác động của các yếu tố sản xuất nông nghiệp (bao gồm: Giống lúa, phân bón, và sâu bệnh) lên năng suất lúa cũng được phân tích. Kết quả cho thấy nhiệt độ thấp và lượng mưa có xu hướng gia tăng; nhiệt độ cao và số giờ nắng có xu hướng suy giảm. Ngoài ra, sự tương quan giữa số giờ nắng, nhiệt độ cao và mực nước thấp với năng suất lúa có giá trị thấp (giá trị thấp nhất của sự tương quan trong vụ Đông-Xuân là 0,03% và trong vụ Hè-Thu là 3,2%). Tuy nhiên, tương quan giữa năng suất lúa với sâu bệnh và lượng mưa tương đối cao (giá trị lớn nhất tương ứng là 44,6 và 79,2%). Do vậy, sự thay đổi của lượng mưa (đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong tương lai) cần được nghiên cứu sâu hơn vì sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, và do đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: Sự tương quan, các yếu tố Ảnh hưởng, mưa, nhiệt độ, năng suất lúa, đồng bằng sông Cửu Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cục Thống kê An Giang, 2010. Niên giám thống kê năm 2010. Nhà xuất bản tổng cục thống kê.

IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability.

Lê Văn Khoa, 2003. Sự nén dẽ trong đất trồng lúa thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ: 95-101.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình Cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.

Rahmstorf, S. and Hans J. Schellnhuber, 2008 (người dịch: Trang Quan Sen). Khí hậu biến đổi. Nhà xuất bản Trẻ. 129 – 131.

Shouichi Yoshida, 1981 (Người dịch: Trần Minh Thành). Cơ sở khoa học cây lúa. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Trường Đại học Cần Thơ.