Nguyễn Thành Tâm * Nguyễn Diệu Tánh

* Tác giả liên hệ (ngttam@ctu.edu.vn)

Abstract

Chalkiness rice is one of the basic standard for rice breeders. It is effected not only in rice quality but also in customers. However, nowadays, nobody published about the genetic characteristic of chalkiness rice. Therefore, this study was carried out to determine where chalkiness rice appear in the panicles, how about the different among panicles per hill, and among hills. This experiment was carried out with randomized design in transplanting a plant per hill in MTL250 rice varieties, and used the same farming technique in West Season 2010. The results showed that there was different about the proportion of chalkiness among three grain places in each panicle, or among panicles per hill, or rice hills. The proportion of chalkiness was highest in the part of panicle base, following in the part of panicle medium, and the lowest was the part of panicle top. The chalkiness was not effected in gelatinization temperature, and not significant influence in amylose content. Amylose content was highest in the part of panicle top and decreased into the part of panicle base.
Keywords: quality, MTL250

Tóm tắt

Bạc bụng là một trong những tiêu chí quan tâm đầu tiên của nhà chọn giống lúa. Bạc bụng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng xay chà mà còn ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào nói về đặc tính di truyền của tính trạng này. Chính vì thế đề tài này được thực hiện nhằm xác định vị trí xuất hiện tính trạng bạc bụng trên cùng một bông lúa, và tỷ lệ bạc bụng giữa các bông trong cùng một bụi và giữa các bụi lúa có sự giống hay khác nhau. Đề tài được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên bằng phương pháp cấy 1 tép/bụi trên giống lúa MTL250 và áp dụng các biện pháp canh tác như nhau trong vụ Hè Thu 2010. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ bạc bụng giữa các vị trí hạt trên cùng một bông hoặc giữa các bông trên cùng một bụi hoặc giữa các bụi khác nhau. Tỷ lệ bạc bụng cao nhất ở phần cổ bông, kế đến là phần giữa bông và thấp nhất ở phần chót bông. Tỷ lệ bạc bụng không ảnh hưởng đến độ trở hồ của hạt gạo trong cùng một giống. Tỷ lệ bạc bụng không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng amylose của giống. Hàm lượng amylose cao nhất ở phần chót bông và sau đó chúng giảm dần đến phần cổ bông.
Từ khóa: Bạc bụng, phẩm chất, MTL250

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

IRRI, 1996. SES (Standar Evaluation System). The International rice research institute. Los Banos, Laguna, Philippines.

Kiều Thị Ngọc, 2002. Nghiên cứu và sử dụng tập đoàn các giống lúa trong chương trình lai tạo giống có phẩm chất gạo cao ở vùng ĐBSCL. Luận văn tiến sĩ Nông Nghiệp. Viện KHKTNN Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Trâm, 2001. Chọn giống lúa lai. Nxb Nông Nghiệp.

Phạm Văn Chương, 2003. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến năng suất và chất lượng gạo làm cơ sở xây dựng quy trình thâm canh và bảo quản lúa chất lượng cao. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trần Thanh Sơn, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện canh tác đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng Amylose của các giống lúa ở tỉnh An Giang. Luận án Tiến sĩ