Huỳnh Quang Tín * , Nguyễn Việt Anh , Jane Hughes , Trịnh Thị Hòa , Trần Thu Hà , Nguyễn Hồng Cúc Nguyễn Văn Sánh

* Tác giả liên hệ (hqtin@ctu.edu.vn)

Abstract

Reducing greenhouse gas emission has been the trend of many counties and strategy of Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) of Viet Nam, therefore, the Vietnam Low Carbon Rice Project (VLCRP) has implemented in An Giang province aiming to reach triple win: more food, higher income and reducing environmental impacts. Four experimental models of 100ha were conducted in designing randomly with three replications; collecting data on growth of rice plant and sampling gas on the field were done weekly. Results from data analysis showed that the model of alternative wetting and drying irrigation and use of leaf color chart for applying nitrogen fertilizer reached higher yield (0.6-0.9 t/ha), higher in come (8-13 mil. VND/ha) and reduced CH4 emission (19-31%) comparing to the control model. The above mentioned initiative results can recognize that the VLCRP has been a new model with large experimented scope and pioneering project for adaptation and reduction to climate change, this model should be supported by the MARD and locals to expand in rice regions of Viet Nam.
Keywords: yield, net income, rice (Oryzar Sativa)

Tóm tắt

Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới và là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Việt Nam, vì thế dự án canh tác lúa ít khí thải nhà kính ở Việt Nam được triển khai thí điểm tại tỉnh An Giang nhằm giúp nông dân thu được năng suất lúa, lợi nhận cao hơn và giảm lượng khí CH4 phát thải; Bốn mô hình nghiên cứu được triển khai với qui mô 100ha được với bố trí ngẫu nhiên, ba lặp lại; các số liệu nông học, lấy mẫu và phân tích khí thải được thực hiện định kỳ mỗi tuần. Kết phân tích số liệu cho thấy, mô hình áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng phân đạm theo bảng so màu lá cho năng suất lúa cao hơn 0.6-0.9t/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 8-13 triệu đồng/ha, và lượng khí CH4 phát thải thấp hơn 19-31% so với mô hình đối chứng. Thành tựu bước đầu của dự án, có thể đánh giá rằng đây là một dự án hoàn toàn mới, có qui mô thí nghiệm lớn và mang tính tiên phong trong trận chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; và mô hình này cần được Bộ - Ngành nông nghiệp trung ương và địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển nhanh trên diện rộng tại những vùng trồng lúa ở Việt Nam.
Từ khóa: Ít khí thải nhà kính (CH4), năng suất, hiệu quả kinh tế, lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Giang, 2011. 2020, giảm 20% lượng khí phát thải từ nông nghiệp. www.greenbiz.vn/tin-tuc/844/2020-giam-20-luong-khi-phat-thai-tu-nong-nghiep.html.

Neue, H. 1993. Methane emission from rice fields: Wetland rice fields may make a major contribution to lobal warming. BioScience 43 (7): 466-473.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. http://www.mcdvietnam.org/Uploaded/admins/360%20do/Climate%20change/Tai%20lieu/Kich%20ban%20Bien%20doi%20khi%20hau.pdf.

Vietnam Second Communication (VSC), 2010. Vietnam Second Communication to UNFCCC, Ministry of Natural Resources and Environment, 2010 (Thông báo Quốc gia lần 2 của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm 2010).