Ngày xuất bản: 01-05-2011
Công nghệ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐA TIÊU CHÍ Ở HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Sử dụng đất đai hiệu quả đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới nên việc đánh giá đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Mục tiêu của đề tài là áp dụng phần mềm ALES kết nối với GIS để đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và đánh giá đa tiêu chí được thực hiện cho các kiểu sử dụng đất đai được đề xuất trên cơ sở các tiêu chí về an ninh lương thực, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả xã hội và môi trường bền vững, sự kết nối giúp đánh giá được hiệu quả các phương án trên cơ sở định tính và định lượng. Từ đó đề xuất ra các kiểu sử dụng đất đai hiệu quả nhất. Kết quả đánh giá cho thấy có 32 đơn vị bản đồ đất đai được xác lập, 08 kiểu sử dụng đất đai được chọn lựa và chia ra làm 3 vùng thích nghi tự nhiên với các kiểu sử dụng đất đai được đề xuất cho mỗi vùng. Kết hợp giữa đánh giá đất đai tự nhiên và đánh giá đa tiêu chí đã đề xuất ra 3 kiểu sử dụng có hiệu quả các mặt đó là: hai lúa + màu (LUT3), Câu ăn trái (LUT7) và lát (LUT8)
ĐỊNH DANH MỘT SỐ CHỦNG NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG TỪ HAI LOÀI NẤM METARHIZIUM ANISOPLIAE SOROKIN, BEAUVERIA BASSIANA VUILLEMIN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được thực tại Viện Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại học Cần Thơ nhằm định danh một số chủng nấm ký sinh côn trùng có triển vọng ở trên nhóm rau ăn lá ở bốn tỉnh bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bằng phương pháp PCR. Kết quả đã phân lập được 5 chủng nấm ký sinh côn trùng từ hai loài nấm Metarhizium anisopliae Sorok., Beauveria bassiana Vuill. trên một số loài sâu bị nhiễm bệnh từ 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Trong đó, các chủng nấm được kiểm chứng bằng phương pháp PCR với 2 cặp mồi đặc hiệu Mac spF-Mac spR (đối với nấm Metarhizium anisopliae) và Bebas spF-Bebas spR (đối với nấm Beauveria bassiana). Sản phẩm PCR của 3 chủng nấm xanh Ma-AG, Ma-VL, Ma-CT là những băng màu có kích thước 420 kb và của 2 chủng nấm trắng Bb-CT, Bb-ST là 540 kb. Điều này chứng tỏ chúng đều cùng thuộc loài Metarhizium anisopliae Sorok. và Beauveria bassiana Vuill.
ẢNH HƯỞNG CỦA CHLORINE ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH HỢP CHẤT CHLORAMINE VÀ METHEMOGLOBINE TRONG MÁU CÁ RÔ PHI (OREOCHROMIS NILOTICUS)
Tóm tắt
|
PDF
Chlorine là hóa chất xử lý nước được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây lãng phí và nguy hiểm đến sức khỏe cá, tôm. Khi môi trường có nhiều chất hữu cơ gốc amine, chlorine sẽ phản ứng để tạo thành hợp chất chloramine khá bền và độc đối với tôm, cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hình thành hợp chất chloramine và xác định độ độc của chlorine lên cá rô phi giống (trọng lượng 8-12 g/con, chiều dài 8-10 cm/con). Kết quả cho thấy chlorine độc đối với cá rô phi với giá trị LC50ư-96 giờ là 0,7 mg Cl/L. ảnh hưởng của chlorine lên sự hình thành các hợp chất chloramine được thực hiện trên 5 mức nồng độ chlorine (0; 0,03; 0,28; 0,35 và 0,7 mg Cl/L) với các mức thời gian (3, 6, 12, 24, 48, 72, 96 giờ). Kết quả thu được hàm lượng chlorine tự do và các hợp chất chloramine sinh ra tăng theo nồng độ chlorine xử lý và giảm theo thời gian, trong đó monochloramine hình thành là chủ yếu. Ngay sau khi xử lý chlorine, phản ứng chủ yếu hình thành chlorine tự do, hàm lượng monochloramine đạt giá trị cao nhất sau 6 giờ xử lý chlorine, dichloramine sinh ra nhiều nhất sau 72 giờ và sau 24 giờ trichloramine chủ yếu tạo thành, sau 96 giờ không phát hiện được sự tồn tại của chlorine tự do và các hợp chất chloramine. Nồng độ chlorine càng cao thì nồng độ methemoglobine trong máu cá càng tăng, khi đó máu cá chuyển sang màu nâu.
ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI, DI TRUYỀN VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY MEO GIỐNG CỦA NẤM BÀO NGƯ
Tóm tắt
|
PDF
Trong nghiên cứu này, 18 dòng nấm thuần đã được phân lập từ 6 mẫu nấm bào ngư tươi. Ba nhóm được xác định có hoạt tính phân giải tinh bột khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. ở mỗi nhóm có một dòng tiêu biểu được tuyển chọn để tiếp tục xác định đặc tính hình thái và di truyền, gồm ba dòng là 1.2 (TCT), 2.3 (TBT) và 5.2 (NBT). Kết quả định danh theo hình thái học và sinh học phân tử cho kết luận tương đồng, trong đó hai dòng nấm bào ngư trắng TCT và TBT thuộc loài Pleurotus floradinus, và một dòng nấm bào ngư nhật NBT thuộc loài Pleurotus cystidiosus. Dòng 1.2 (TCT) có hoạt tính phân giải tinh bột cao nhất được tuyển chọn cho thí nghiệm khảo sát điều kiện thích hợp nuôi cấy meo giống nấm bào ngư. Kết quả phân tích thống kê về mối tương tác của các tổ hợp gồm nhiệt độ, độ ẩm, và công thức môi trường cho thấy điều kiện thích hợp cho thời gian ủ làm meo giống là ở độ ẩm 57% và nhiệt độ ủ 27oC.
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VÙNG NGOẠI BIÊN VÀ VÙNG LÕI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ-CÀ MAU
Tóm tắt
|
PDF
Việc cháy rừng và các biện pháp quản lý nước khác nhau nhằm hạn chế cháy rừng vào mùa khô có thể ảnh hưởng đến tính chất hóa học môi trường đất và nước ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Cà Mau. Do đó mục tiêu của đề tài là: (1) Khảo sát đặc tính hóa học trong đất trong điều kiện giữ nước trong mùa khô ở vùng lõi và thoát nước tự nhiên ở vùng ngoại biên ở cả hai khu vực rừng than bùn tái sinh và rừng than bùn bị cháy. Mẫu đất được lấy ba lần lặp lại ở bốn tầng riêng biệt: than bùn tầng mặt, than bùn trên tầng khoáng, tầng đất khoáng và tầng sulfuric tại khu vực vùng lõi và vùng ngoại biên, mỗi 2 ? 3 tháng/lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy: pH và EC đất tươi ở vùng ngoại biên (4.9 ± 0.1 và 0.18mS/cm ± 0.03) đạt tương tự ở vùng lõi (4.8 ± 0.06 and 0.15mS/cm ± 0.02). Hàm lượng Fe (4474mg/kg) và Mn (170mg/kg) trích bằng EDTA pH 7 ở vùng ngoại biên đạt cao hơn vùng lõi (1509mg/kg Fe và 80mg/kg Mn, theo thứ tự). Việc quản lý nước ngập ở khu vực vùng lõi làm giảm hàm lượng Fe và Mn trong vật liệu than bùn, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng. Do đó biện pháp quản lý nước thích hợp trong vùng lõi cần được khảo sát.
ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ HÀM LƯỢNG TANNIN BỔ SUNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG SIM (RHODOMYRTUS TOMENTOSA WIGHT)
Tóm tắt
|
PDF
Với mục đích chọn lọc nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và các yếu tố tác động tốt đến quá trình sản xuất và ổn định chất lượng sản phẩm rượu vang sim rừng, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của (i) loại trái đến hiệu suất trích ly và chất lượng của rượu vang sim và (ii) biện pháp bổ sung tannin kết hợp trước và sau lên men ở các nồng độ từ 0,05ữ0,2% và sau lên men ở các nồng độ từ 0,025ữ0,075% đến khả năng duy trì chất lượng và màu sắc rượu vang sim rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trái sim rừng ở Phú Quốc, Kiên Giang có thể được phân thành 4 nhóm theo độ chín và kích thước, trong đó nhóm sim chín đen tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Sử dụng biện pháp kết hợp bổ sung tannin trước và sau lên men ở nồng độ 0,15% và 0,075% (tương ứng) tạo mùi vị tốt và duy trì màu sắc của vang sim rừng trong thời gian dài.
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ ? VI SINH TRÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU XANH TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI TỈNH LONG AN
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của đề tài là đánh giá phân hữu cơ-vi sinh (HCVS) từ sự phân hủy xác bã thực vật của nấm Trichoderma sp. kết hợp với hai chủng vi khuẩn có ích bón cho rau xanh với 50% lượng phân hóa học trên năng suất và chất lượng [thông qua hàm lượng nitrat trong rau]. Kết quả cho thấy bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha và 50 N ? 24 P2O5 ? 12 K2O kg/ha cho rau ăn lá có năng suất tương đương với bón 100 N - 48 P2O5 ? 24 K2O kg/ha nhưng hàm lượng nitrat thấp. Đối với rau gia vị, bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha và 50 N ? 42,5 P2O5 ? 20 K2O kg/ha cho năng suất tương đương với rau bón 100 N - 85 P2O5 ? 40 K2O kg/ha; bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha - 80 N ? 47 P2O5 ? 20 K2O kg/ha cho năng suất tương đương với bón 160 N - 94 P2O5 ? 40 K2O kg/ha cho hành lá; nhưng hàm lượng nitrat thấp. Tuy nhiên, bón 30 tấn phân HCVS/ha - 99 N ? 69 P2O5 ? 55 K2O kg/ha cho khổ qua, dưa leo, đậu bắp đều cải thiện năng suất và chất lượng. Hạch toán kinh tế cho thấy bón phân HCVS kết hợp với phân nửa lượng phân hóa học cho rau muống (vụ 1) và mòng tơi và cải xanh (vụ 2) có hiệu quả nhất; rau gia vị và khổ qua đều thu lợi cao nhất trong cả 2 vụ. Tuy nhiên, hiệu quả cao nhất ở vụ 2 với dưa leo và đậu bắp. Như vậy, bón phân HCVS cho rau xanh không những tiết kiệm phân nửa lượng phân hóa học mà còn đãm bảo chất lượng sản phẩm.
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA THƠM NĂNG SUẤT CAO CHẤT LƯỢNG TỐT TẠI TỈNH HẬU GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 15 nghiệm thức là 15 giống/dòng lúa: MTL 513, MTL495, MTL549, MTL 645, TPCT1, TPCT6, TPCT7, TPCT8, TPCT10, TPCT11, TPCT12, TPCT13, TPCT14, TPCT15 và giống Jasmine85 làm đối chứng. Thí nghiệm được thực hiện ở vụ Đông Xuân 2009-2010 tại huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy và Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang. Kết quả có 03 giống/dòng lúa thơm, thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), ít bị sâu bệnh, có năng suất cao hơn giống đối chứng, có hạt gạo thon dài và chất lượng gạo tốt, đạt mục tiêu đề ra.
PHỤC TRÁNG GIỐNG NẾP CK2003
Tóm tắt
|
PDF
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng vùng chuyên canh nếp cho huyện Phú Tân ? An Giang, đồng thời làm đa dạng hóa các giống nếp, nhằm tạo ra được giống nếp thơm, ngon đặc trưng cho vùng. Giống nếp CK2003 thu thập ban đầu tại địa phương, được thanh lọc và tuyển chọn bằng phương pháp điện di SDS-PAGE theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt và đã chọn được 5 dòng ưu tú. Khảo nghiệm cơ bản 5 dòng ưu tú và 1 giống đối chứng nếp CK2003 địa phương tại huyện Phú Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn được 3 dòng đạt mục tiêu năng suất cao 6,5 ? 7,5 tấn/ha, hàm lượng amylose thấp < 3%, hàm lượng protein cao > 10%, độ bền thể gel cấp 1.
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤ HÈ THU 2010 TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định năng suất lúa khi gieo sạ ở các mật độ khác nhau trong vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, gồm các nghiệm thức: SH 50 (sạ hàng mật độ 50 kg/ha), SH 100 (sạ hàng mật độ 100 kg/ha), SL 100 (sạ lan mật độ 100 kg/ha) và SL 200 (sạ lan mật độ 200 kg/ha). Kết quả thí nghiệm cho thấy sạ hàng ở mật độ 50, 100 kg/ha và sạ lan mật độ 100 kg/ha (6,56, 6,79 và 6,08 tấn/ha) đều cho năng suất cao hơn sạ lan ở mật độ 200 kg/ha (5,67 tấn/ha). Trong đó, sạ hàng mật độ 100 kg/ha có năng suất cao nhất (6,79 tấn/ha) và tăng năng suất đến 19,75% so với nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha (SL 200). Trong vụ Hè Thu, sạ hàng mật độ 50 và 100 kg/ha đều có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự gây hại của rầy nâu, bệnh đạo ôn, chuột và chống đỗ ngã cho cây lúa.
KHẢO SÁT KHÁNG THỂ THỤ ĐỘNG VÀ KHÁNG THỂ CHỦ ĐỘNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI VIRUS CÚM H5N1 Ở CÁC LOÀI GIA CẦM KHÁC NHAU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu kháng thể thụ động ở vịt con 1 ngày tuổi, các đối tượng không tiêm phòng gồm ngỗng, ngan, vịt và gà thả vườn cũng như sự lưu hành của virus H5N1 được khảo sát ở Đồng Tháp và Hậu Giang. Hiệu giá kháng thể HI được xác định bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu HI. Sự hiện diện của virus H5N1 xác định bằng kỹ thuật RT-PCR với bộ kit Mag MAXTM -96AI/ND viral RNA isolate kit (USA). Kết quả cho thấy: Vịt con giống Super M 1 ngày tuổi nhận được kháng thể thụ động kháng lại virus cúm gia cầm từ mẹ truyền sang, tỉ lệ bảo hộ 23,33% và giảm xuống còn 5% ở ngày tuổi thứ 13. Các đối tượng gia cầm thủy cầm không tiêm phòng như ngỗng, ngan, vịt thịt, gà chăn thả đều có huyết thanh dương tính với virus cúm A, sub type H5 với tỉ lệ từ 4% đến 20% trong số mẫu xét nghiệm. Các nhóm gia cầm này cũng có mang virus từ các mẫu huyết thanh và mẫu swab với tỉ lệ từ 3,84% đến 16,67%. ở khu vực chợ bán gia cầm sống, vịt và ngan ở đây có sự hiện diện của virus trong mẫu swab với tỉ lệ là 16,67%.
Ô NHIỄM ARSEN TRONG NƯỚC MẶT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài ?Đánh giá ô nhiễm As trong nước mặt ở đồng bằng sông Cửu Long? được thực hiện nhằm xác định mức độ ô nhiễm As ở các vùng sinh thái khác nhau. Kết quả của đề tài cho thấy nồng độ As trong nước tăng dần từ sông rạch trong nội địa ra đến cửa sông và từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Tiền và sông Hậu. Tại vùng mặn giá trị trung bình cao gấp 4 lần so với quy chuẩn nước mặt ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT). Nồng độ As trong nước khác biệt có ý nghĩa ở vùng mặn so với vùng lợ và vùng ngọt với giá trị trung bình tương ứng là 49,47 ± 23,57 àg.L-1; 8,51 ± 7,79 àg.L-1 và 1,48 ± 1,26 àg.L-1. Đề tài tìm thấy tương quan thuận giữa As trong nước với pH, EC và SS ở vùng mặn và tương quan thuận với EC, SS ở vùng lợ. Nồng độ As trong nước cao hơn có ý nghĩa ở vùng hạ nguồn so với thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu. Cần có những biện pháp nghiên cứu giảm thiểu nồng độ As trong nước nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe của người dân.
TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG NẤM MEN ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ NƯỚC THỐT NỐT
Tóm tắt
|
PDF
Với mục đích tuyển chọn các dòng nấm men có hoạt lực cao sử dụng hiệu quả cho quá trình sản xuất rượu vang thốt nốt, thí nghiệm được thực hiện các hoạt động (i) nhân giống nấm men phân lập, (ii) chọn lựa các thông số kỹ thuật thích hợp cho quá trình lên men rượu từ giống nấm men thuần chủng và (iii) so sánh với chất lượng rượu vang thốt nốt được sản xuất từ nguồn nấm men hiện có trên thị trường (saccharomyces cerevisiae). Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng nấm men phân lập được từ nước thốt nốt thu hoạch vào buổi sáng (xử lý metabisulfite sodium) được tuyển chọn từ 21 dòng nấm men phân lập được từ nước thốt nốt đã thể hiện hoạt lực lên men rượu tốt nhất, với các ưu điểm vượt trội như thời gian kết thúc chiều cao cột khí CO2 sớm nhất (2 giờ), hàm lượng ethanol cao nhất (13,7% v/v) và hàm lượng đường sót thấp nhất (1,65%).
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MÔ HÌNH HÓA NHẰM KIỂM SOÁT PHÂN BỐ HỆ SỐ TRUYỀN NHIỆT TRONG KHÔNG GIAN BA CHIỀU CỦA THIẾT BỊ THANH TRÙNG
Tóm tắt
|
PDF
Trong nghiên cứu, mô hình hộp đen có chứa tham số vật lý có ý nghĩa được sử dụng để tính toán phân bố hệ số truyền nhiệt bề mặt trong không gian 3 chiều của thiết bị thanh trùng giúp kiểm soát sự đồng nhất của các sản phẩm. 75 hộp (200x504) chứa nước cất biểu thị cho sản phẩm được sử dụng. Thí nghiệm ?bước? được thực hiện khi thay đổi nhiệt độ môi trường gia nhiệt từ 40oC đến 60oC. Sử dụng 36 cảm biến nhiệt độ ghi nhận thay đổi nhiệt độ môi trường và sản phẩm với khoảng cách 2 lần ghi là 10 s. Các cảm biến được bố trí theo ma trận 3x3x2 trong hệ thống thí nghiệm. Thuật toán SRIV được lựa chọn tính toán các tham số của hàm truyền. Kết quả, hàm truyền bậc 1 từ quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ bên trong hộp thu nhận từ thí nghiệm có hệ số tương quan cao, sai số thấp có chứa tham số liên quan đến hệ số truyền nhiệt bề mặt. Biểu diễn phân bố tham số liên quan đến hệ số truyền nhiệt bề mặt trong không gian 3 chiều là cơ sở để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế hệ thống điều khiển trực tuyến nhằm kiểm soát sự đồng nhất của sản phẩm.
ĐÁNH GIÁ NHANH ĐỘ TƯƠI TÔM SÚ NGUYÊN LIỆU (PENAEUS MONODON) BẢO QUẢN TRONG NƯỚC ĐÁ (0 - 4OC) THEO PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG QIM
Tóm tắt
|
PDF
Phương pháp chỉ số chất lượng (QIM) đáp ứng được yêu cầu đánh giá nhanh và chính xác chất lượng đồng thời cho phép ước tính thời gian tồn trữ nguyên liệu thủy sản. Xây dựng chương trình đánh giá nhanh chất lượng tôm sú nguyên liệu dựa trên cơ sở thiết lập thang điểm chỉ số chất lượng QI của nguyên liệu này. Thí nghiệm được tiến hành trên cơ sở khảo sát sự biến đổi chất lượng của tôm sú giữ trong nước đá ở 0?1oC, 1?2oC, 2?3oC và 3?4oC từ khi vừa gây chết đến khi ươn hỏng theo các chỉ tiêu cảm quan, pH, NH3 và tổng vi khuẩn hiếu khí. Thiết lập mối tương quan giữa các chỉ tiêu trên với thời gian bảo quản và xây dựng thang điểm QI. Kết quả cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa QI và thời gian bảo quản. Thang điểm QI = 0?14, thời gian bảo quản là 10, 9, 8 và 8 ngày tương ứng với các nhiệt độ bảo quản nêu trên. Mối tương quan này có độ tin cậy cao sau kiểm chứng thực tế và được thể hiện bằng chương trình phần mềm có hướng dẫn rõ ràng, dễ sử dụng để đánh giá độ tươi và ước tính thời gian tồn trữ của tôm sú được bảo quản từ 0 đến 4oC.
ẢNH HƯỞNG CỦA CANXI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN SINH PROLINE VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới để xác định ảnh hưởng của dạng calcium bổ sung lên sự tích lũy proline và sinh trưởng của cây lúa dưới điều kiện tưới mặn. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, bổ sung calcium gia tăng sự tích lũy proline trong cây lúa, trong đó dạng CaSO4 có hiệu quả cao nhất. Sử dụng calcium dạng CaSO4 và Ca(NO3)2 đã cải thiện chiều cao cây lúa khi so với tưới mặn không bón calcium. Dạng Ca(NO3)2 bổ sung được ghi nhận đã làm tăng phần trăm hạt chắc, trọng lượng 1.000 hạt và năng suất hạt trong điều kiện khủng hoảng mặn.
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN NẤM MEN VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG QUY TRÌNH LÊN MEN RƯỢU VANG DƯA HẤU
Tóm tắt
|
PDF
Dưa hâ?u là nguồn tra?i cây râ?t phô? biê?n ơ? ca?c nươ?c nhiê?t đơ?i, trong đo? co? Viê?t Nam. Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ dưa hấu co? thê? go?p phâ?n đa dạng hóa các sản phẩm lên men tư? tra?i cây và nâng cao giá trị sản phẩm. Nghiên cứu khảo sát quy trình lên men thích hợp để sản xuất rượu vang dưa hâ?u dựa trên các chỉ tiêu về loại nâ?m men và mật số nấm men, hàm lượng đường bô? sung va?o dịch lên men, chỉ tiêu về nhiệt độ ủ và thời gian lên men. Kết quả đạt được cho thấy quy trình lên men rượu vang dưa hâ?u cho độ cồn cao, có giá trị cảm quan tốt và đạt tiêu chuẩn về rượu TCVN 7045:2002 được tiến hành với dòng nấm men Saccharomyces cerevisiae với mật số nấm men trong dịch lên men là 107 tế bào/ml, di?ch lên men đươ?c bô? sung đươ?ng saccharose đa?t 30°Brix và lên men rươ?u ủ ở 25°C trong thời gian 10 ngày.
ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT CỦA VÙNG CANH TÁC LÚA NƯỚC TRỜI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở vị trí giáp biển phi?a Đông Nam cu?a vu?ng đô?ng bă?ng sông Cư?u Long, nên các vùng đất ven biển hâ?u hê?t đê?u bị nhiễm mặn. Việc sản xuất nông nghiệp phần lớn dựa vào nước trời. Việc thâm canh lúa với kỹ thuật canh tác chưa phù hợp, la?m đâ?t trong điê?u kiê?n ươ?t trong thơ?i gian qua đa? dẫn đến đâ?t co? vấn đề về độ phì nhiêu vật lý đất, la?m ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Hai nhóm chính điê?n hi?nh của đất phù sa nhiễm mặn đã được chọn nghiên cứu vơ?i 160 mâ?u đâ?t cu?a 8 tâ?ng đâ?t chi?nh đươ?c lâ?y đê? phân ti?ch 23 chi? tiêu vâ?t ly? va? hóa ho?c và 20 hộ nông dân sản xuất trong vùng được điều tra các thông tin về khai thác và sử dụng đất. Khả năng giữ nước và độ chặt của đất được đo trực tiếp ngoài đồng các đặc tính vật lý đất khác được xác định trong phòng Thí nghiệm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc tính vật lý đất thực tế va? tiềm năng sức sản xuất của vùng đất trồng lúa nước trời điển hình tỉnh Sóc Trăng. Kết quả cho thấy mô hình độc canh cây lúa trong thời gian dài đã làm suy thoái đặc tính vật lý đâ?t. Đất bị nén dẽ nhe? ở cả tầng canh tác và tầng bên dưới; độ bền cấu tru?c đâ?t thấp; hệ số thâ?m bão hòa khá nhanh ở tầng đâ?t mặt, ở các tầng đâ?t khác rất chậm; tổng lượng nước hữu dụng cu?a vu?ng đâ?t khá cao. Đa?nh gia? chung, ta?i nguyên đâ?t trong vu?ng co? nguy cơ suy thoa?i vâ?t ly? đâ?t, nê?u không co? như?ng biê?n pha?p canh ta?c phu? hơ?p.
BIệN PHáP LàM TRONG Và ỔN ĐịNH SảN PHẩM RƯợU VANG KHóM
Tóm tắt
|
PDF
Với mục tiêu hoàn thiện quy trình sản xuất rượu vang khóm, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của các tác nhân, bao gồm (i) xử lý dịch lên men bằng enzyme pectinase 0,2% trước giai đoạn lên men trong thời gian từ 16 đến 24 giờ, (ii) khả năng thanh trùng môi trường bằng metabisulfite kali và metabisulfite natri (0,0075, 0,01, 0,0125%) và (iii) hoạt động của các tác chất bentonite (2á6%), metabisulfite kali (0,01%) và acid ascorbic (0,0025%) đến khả năng làm trong và ổn định rượu vang khóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rượu vang khóm đạt chất lượng cao khi bổ sung enzyme pectinase 0,2% vào dịch khóm khoảng 20 giờ trước khi lên men. Thanh trùng dịch lên men bằng metabisulfite natri 0,01% có thể tạo sản phẩm có độ rượu cao và hàm lượng đường sót thấp. Bentonite (nồng độ 2%) được xem là chất làm trong hiệu quả rượu sau lên men và rượu được ổn định (màu sắc) khi bổ sung 0,0025% acid ascorbic.
NGHỀ NUÔI CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS, CUVIER 1816) Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
Tóm tắt
|
PDF
Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao (giá bán tại chợ 100.000 đ/kg, năm 2008) và đang được nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đặc biệt là hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Điều này làm tăng tính hấp dẫn đối với người nuôi. Nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về kỹ thuật và kinh tế trong nuôi cá kèo. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 72 hộ nuôi cá kèo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu từ tháng 12/2006 đến tháng 3 năm 2007. Kết quả cho thấy, nguồn giống cá kèo lệ thuộc vào tự nhiên, được nông dân mua và thả nuôi với 2 nhóm mật độ thấp (trung bình 16,2 con/m2) và cao (95,7 con/m2). Mùa vụ nuôi từ tháng 5 đến tháng 12. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp (Dollars). Năng suất cá nuôi đạt bình quân 0,8 tấn/ha ở các hộ nuôi cá với mật độ thấp và 6,4 tấn/ha ở các hộ nuôi cá với mật độ cao. Chi phí và lợi nhuận tương ứng là 16 triệu và 17,1 triệu đồng/ha ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ thấp; 143,5 triệu và 211 triệu đồng/ha ở nhóm hộ cá với nuôi mật độ cao. Cá kèo là đối tượng nuôi tiềm năng và có thể nuôi luân canh với tôm sú ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, một thách thức lớn là sinh sản nhân tạo cá kèo để chủ động nguồn giống cho phát triển nghề nuôi cũng như góp phần bảo vệ nguồn lợi cá kèo tự nhiên trong tương lai.
PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HỆ THỐNG CHÚ GIẢI FAO - WRB (2006)
Tóm tắt
|
PDF
Để phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) và tình hình quản lý sử dụng đất hiệu quả và bền vững thì đòi hỏi cần phải dựa trên nền tảng cơ bản là bản đồ phân bố các loại đất. Trong thời gian qua sự thay đổi sử dụng đất đai chuyển biến mạnh mẽ cũng như sự biến đổi của khí hậu tác động đến sử dụng đất đai làm cho một số nhóm đất có sự thay đổi về đặc tính đất và chất lượng đất. Từ đó, hệ thống phân loại đất trên thế giới cũng đã cải biên và cập nhật lại cho phù hợp hơn. Hệ thống WRB/FAO(2006) được bổ sung với những đặc tính bổ sung và nhận diện hình thái phẫu diện đất mới. Kết quả khảo sát kiểm tra, bổ sung ở ĐBSCL có 10 nhóm đất chính: Albeluvisols, Alisols, Arenosols, Fluvisols, Gleysols, Histosols, Leptosols, Luvisols, Plinthosols, Solonchaks với 60 biểu loại đất khác nhau.
KẾT QUẢ CHỌN DÒNG GIỐNG LÚA MỘT BỤI ĐỎ CÓ CHẤT LƯỢNG TỐT TẠI NHÀ LƯỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Giống lúa Một Bụi Đỏ là giống lúa đặc sản của Huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, nhưng đã dần bị thoái hóa. Xuất phát từ nhu cầu làm thuần giống cho huyện để mở rộng vùng chuyên canh giống Một Bụi Đỏ. Từ giống Một Bụi Đỏ ban đầu thu thập tại địa phương (hàm lượng amylose > 25%, hàm lượng protein < 8%, bị thoái hóa giống) chúng tôi tiến hành chọn lọc cá thể bằng kỹ thuật điện di Protein SDS- PAGE, phân tích hàm lượng Amylose, protein, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ. Sau hai vụ trồng tại nhà lưới chúng tôi chọn được hai dòng có hàm lượng amylose ? 20%, protein ? 10%, đạt độ thuần cao > 90%.
KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NẾP MỚI CHO VÙNG PHÙ SA NGỌT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Công tác chọn tạo giống nếp mới cho vùng phù sa ngọt nhằm mục đích cung ứng giống nếp chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và phù hợp vùng sản xuất. Các thí nghiệm được thực hiện tại Cần Thơ, An Giang và Tiền Giang theo phương pháp IRRI (1986), sử dụng đối chứng là OM85 và nếp Lá Xanh. Kết quả cho thấy MTL666, MTL670, MTL677 và MTL680 được đánh giá triển vọng nhất do có phẩm chất ngon dẻo, có mùi thơm, chống chịu được bệnh cháy lá và cháy bìa lá, đạt tiềm năng suất cao ở cả hai mùa vụ thuộc vùng phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long.
MứC ĐA BộI THể CủA TậP ĐOàN GIốNG CÂY Có MúI Ở VIệT NAM BằNG PHƯƠNG PHáP DòNG CHảY Tế BàO
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nhằm khảo sát mức độ đa bội thể 107 mẫu cây tự nhiên thuộc 4 nhóm chính: nhóm bưởi (Citrus maxima); nhóm quýt (Citrus reticulata); nhóm cam (Citrus sinensis); và nhóm chanh (Citrus aurantifolia), hạnh (Citrofortunella microcarpa), cần thăng (Limonia acidissima) trong tập đoàn cây có múi ở Việt Nam đang được trồng tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp phân tích dòng chảy tế bào (flow cytometry) sử dụng máy đo đa bội thể Partec Ploidy Analyser PA-I, Đức. Tiến hành ly trích nội dung DNA nhân lá các mẫu cần khảo sát và đo khả năng tán xạ ánh sáng ở các hiệu điện thế khác nhau để xác định bộ nhiễm sắc thể của chúng. Kết quả cho thấy 100% các cây được khảo sát, đều mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), không có dạng đa bội nào. Đặc biệt, chanh và cam không hạt cũng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM GLUCONACETOBACTER DIAZOTROPHICUS VÀ VI KHUẨN HÒA TAN LÂN PSEUDOMONAS STUTZERI TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (SACCHARUM OFFICINALIS L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN TỈNH LONG AN
Tóm tắt
|
PDF
Tỉnh Long An có vùng chuyên canh mía đường lớn (trên 15.600 ha) nhưng năng suất thấp (65,3 tấn mía cây/ha )[niên vụ 2009-2010] và mía cây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hai nhà máy đường trong tỉnh. Tuy nhiên, diện tích trồng mía thu hẹp dần do chi phí sản xuất mía cao (giá phân hóa học cao). Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả phân sinh học với hai chủng vi khuẩn cố định đạm Gluconacetobacter diazotrophicus và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri được đánh giá trên cây mía trồng trên đất phèn của hai huyện Thủ Thừa và Bến Lức, tỉnh Long An. Kết quả cho thấy khi bón 500 kg phân sinh học/ha ? 103,5 N - 80 P2O5 kg/ha cho năng suất mía cây tương đương với mía bón 207 N - 160 P2O5 kg/ha nhưng chữ đường và tổng lượng đường/ha cao hơn cây mía chỉ bón phân hóa học (207 N - 160 P2O5/ha) một cách rất có ý nghĩa. Như vậy việc bón 500 kg/ha phân sinh học cho cây mía không những tiết kiệm được 103,5 N - 80 P2O5/ha mà còn thu lợi cao nhất trong canh tác mía đường.
CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2009-2010
Tóm tắt
|
PDF
Trước tình hình dịch hại do rầy nâu lan truyền trong các năm vừa qua, chọn giống lúa vượt trội về năng suất, phẩm chất, chống chịu rầy nâu, thích nghi vùng đất phù sa, phèn mặn là một thách thức đặt ra không nhỏ cho các nhà chọn tạo giống. Đề tài được thực hiện trong 2 năm, các tổ hợp lai được thực hiện tại Viê?n NCPT ĐBSCL, Đa?i ho?c Câ?n Thơ, các thí nghiệm về năng suất được thực hiện trên các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL. Theo dõi các chỉ tiêu về nông học, sâu bệnh, thành phần năng suất và năng suất, phẩm chất gạo theo Tiêu chuâ?n đánh giá của IRRI. Qua kết quả nghiên cứu một số giống lúa triển vọng được chọn như chống chịu rầy nâu, vàng lùn, năng suất cao và ổn định, kháng bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích nghi đất phù sa và thâm canh cao, gạo có mùi thơm nhẹ, chất lượng gạo cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là MTL590, MTL603, MTL614, MTL631, MTL634, MTL637, MTL642, MTL645, MTL649, MTL653, MTL661, MTL662, MTL665, MTL706, MTL708.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN THU HOẠCH VÀ ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ ĐẾN KHẢ NĂNG PHÂN LẬP NẤM MEN TỪ NƯỚC THỐT NỐT (BORASSUS) TƯƠI
Tóm tắt
|
PDF
Với mục đích tìm ra các dòng nấm men thuần chủng có đặc tính lên men rượu tối ưu từ nước thốt nốt, nghiên cứu phân lập nấm men từ nước thốt nốt ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được tiến hành trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của thời gian thu hoạch (buổi sáng, buổi chiều) và điều kiện xử lý nước thốt nốt trước khi thu hoạch (không xử lý, xử lý metabisulfite sodium và xử lý gỗ sến) đến sự hiện diện của nấm men trong nước thốt nốt. Kết quả nghiên cứu đã thu nhận được 21 dòng nấm men từ nước thốt nốt với các điều kiện xử lý khác nhau. Ngoài ra, thời gian thu hoạch nước thốt nốt buổi sáng và buổi chiều có ảnh hưởng đến khả năng hiện diện của các dòng nấm men trong nước thốt nốt, các điều kiện xử lý nước thốt nốt không ảnh hưởng đến khả năng phân lập nấm men.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGÁT GIAI ĐOẠN GIỐNG (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON 1882)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm góp phần tìm ra loại thức ăn thích hợp cho ương nuôi cá ngát giống. Thí nghiệm được thực hiện có 9 nghiệm thức gồm 3 nghiệm thức cho ăn đơn thuần: trùn chỉ, cá tạp và thức ăn công nghiệp và 6 nghiệm thức cho ăn kết hợp của mỗi loại này với Artemia hoặc Moina với mật độ 1 con/ml. Cá ngát có khối lượng ban đầu 0,5g/con được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 1con/L trong các bể nhựa chứa 50L nước có độ mặn 10?. Cá được xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống sau mỗi 10 ngày và thí nghiệm kéo dài 30 ngày. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng chính của 3 loại thức ăn: cá tạp, trùn chỉ và thức ăn công nghiệp. Nhóm nghiệm thức có cá tạp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cao nhất, tiếp theo là nhóm nghiệm thức có trùn chỉ và thấp nhất có ý nghĩa là nhóm nghiệm thức có thức ăn công nghiệp.
ẢNH HƯỞNG CỦA A-XÍT ARACHIDONIC TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BỐ MẸ NUÔI TRONG BỂ LỌC TUẦN HOÀN
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung a-xít Arachidonic (ARA) trong thức ăn viên với các liều lượng khác nhau gồm (1) không có bổ sung a-xít Arachidonic, (2) bổ sung a-xít Arachidonic 0,45% và (3) bổ sung a-xít Arachidonic 1,06 % lên sự thành thục và sinh sản của tôm sú. Thí nghiệm được tiến hành trong 6 bể composite trong đó 3 bể 8 m3/bể nuôi tôm mẹ và 3 bể 4 m3/bể nuôi tôm bố. Bễ nuôi có hệ thống lọc sinh học ở đáy. Tôm biển có kích cỡ trung bình ban đầu là 155 g đối với tôm mẹ và 63 g đối với tôm bố. Tôm bố và mẹ được nuôi riêng với mật độ 20 con/bể. Sau 3 tháng nuôi, tôm mẹ ở 3 nghiệm thức đạt khối lượng trung bình từ 173-174 g, đạt chuẩn kích thích sinh sản. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 3 (1,06% ARA) cao hơn ở nghiệm thức 1(0% ARA) và 2 (0,45% ARA). Sau cắt mắt, 100% tôm ở cả 3 nghiệm thức đều đẻ đến lần 3. Số trứng tôm đẻ giảm dần qua các lần 2 và 3. Sức sinh sản sau cắt mắt của tôm ở 3 nghiệm thức từ 538.450±56.498 trứng/tôm đến 799.067±22.983 trứng/tôm. Sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 3 qua các lần đẻ luôn cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2. Sau khi tôm lột xác, nghiệm thức 3 có số tôm đẻ lại nhiều nhất. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 và 2 tôm chỉ đẻ lại lần 2 và sức sinh sản và tỷ lệ nở đều thấp hơn so với tôm ở nghiệm thức 3.
ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN THAN HẤP THỤ NƯỚC THẢI BIOGAS ĐẾN SỰ PHÁT THẢI NH3 VÀ SINH TRƯỞNG CỦA XÀ LÁCH
Tóm tắt
|
PDF
Sử dụng vật liệu than qua hấp thu nước thải biogas được nghiên cứu trong bón phân cho cây trồng. Mục đích của nghiên cứu này để xác định: (i) định lượng sự phát thải khí NH3 từ than xử lý và (ii) đánh giá sự sinh trưởng của rau qua bón than xử lý. Kết quả cho thấy sự phát thải khí NH3 ở nghiệm thức bón phân Urê (36 mgN/chậu) cao hơn so với nghiệm thức than đước (14 mgN/chậu) và than tràm (13 mgN/chậu). Do đó, vật liệu than cho năng suất rau xà lách 85 g/chậu) cao hơn so với bón urê (32 g/chậu). Điều này chứng tỏ rằng vật liệu than qua hấp phụ nước thải biogas có thể được tái sử dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY Ở RẠCH CÁI SAO, TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu sự phân bố động vật đáy ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang được thực hiện từ tháng 02/2009 đến 8/2009 tại 8 vị trí khảo sát khác nhau dọc theo tuyến rạch Cái Sao qua 7 đợt thu mẫu. Kết quả là đã phát hiện được 12 loài động vật đáy thuộc 5 lớp bao gồm Oligochaeta, Polychaeta, Crustacae, Gastropoda và Bivalvia. Số lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát biến động từ 110 ? 7.340 cá thể/m2. Biến động khối lượng qua các đợt khảo sát từ 21,03 ? 5.087,87g/m2. Chỉ số đa dạngShannon biến động từ 0,528 đến 2,019. Với mức tương đồng 50% sinh khối của động vật đáy, khu vực nghiên cứu được phân thành 2 vùng khác nhau vào mùa khô và 3 vùng vào mùa mưa. Kết quả phân tích chỉ số sinh học RBP III cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở rạch Cái Sao từ ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm rất nặng.
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 2 VỤ LÚA - 1 VỤ MÀU CỦA VÙNG ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TRỜI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở vị trí giáp biển phi?a Đông Nam cu?a vu?ng đô?ng bă?ng sông Cư?u Long, nên hâ?u hê?t diện tích đất đê?u bị nhiễm mặn. Việc sản xuất nông nghiệp phần lớn dựa vào nước trời. Đánh giá kha? năng sa?n xuâ?t 2 vu? lu?a va? 1 vu? ma?u cu?a vùng đất trồng lúa nước trời điển hình huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng đa? được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đa dạng hóa cây trồng trên vùng trồng lúa nước trời điển hình tỉnh Sóc Trăng. Kết quả chư?ng minh ră?ng, vùng đất na?y ngươ?i dân đi?a phương chi? có thể luân canh với cây trồng cạn trong điều kiện có nguồn nước ngọt trong mu?a khô hoă?c trong mùa mưa, trên nê?n đất phù sa nhiễm mặn địa hình trung bình - cao. Cây Đậu nành và cây Bắp có khả năng thích nghi cao va? triê?n vo?ng trong vùng.