Châu Tài Tảo * , Trần Ngọc Hải Nguyễn Thanh Phương

* Tác giả liên hệ (cttao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study evaluated the effects of arachidonic acid (ARA) supplemented in diets on maturation and reproductive capacity of tiger shrimp. Dietary treatments included three levels 0%, 0.45% and 1.06% of arachidonic acid. The experiment was conducted in 6 re-circulating water tanks. Male and female broodstock collected from the wild were stocked in separate tanks with the density of 20 individuals per tank. Female broodstock (initial weight 155g) was cultured in three 8- m3 tanks, andmales (initial weight 63g) was stocked in three 4-m3 tanks. The tank had a bio-filter installed at the bottom. After 3 months, female body weight across treatments averaged 173-174g, which is the standard size for induced spawning. The survival rate of shrimps was highest in treatment 3 (1.06% ARA). After eye stalk ablation, shrimp in all treatments matured and spawned until three times. However, fecundity decreased in successive spawning times, ranging from 538.450±56.498 to 799.067±22.983 eggs/shrimp. Shrimp in treatment 3 was more fecund than shrimp in the other treatments. The highest proportion of shrimps that re-matured after molting was also observed in  treatment 3. Meanwhile, in treatments 1 and 2, shrimps spawned only twice, and the fecundity and hatching rates were lower than those in treatment 3.
Keywords: shrimp broodstock culture, Acid Arachidonic

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung a-xít Arachidonic (ARA) trong thức ăn viên với các liều lượng khác nhau gồm (1) không có bổ sung a-xít Arachidonic, (2) bổ sung a-xít Arachidonic 0,45% và (3) bổ sung a-xít Arachidonic 1,06 % lên sự thành thục và sinh sản của tôm sú.  Thí nghiệm được tiến hành trong 6 bể composite trong đó 3 bể 8 m3/bể nuôi tôm mẹ và 3 bể 4 m3/bể nuôi tôm bố. Bễ nuôi có hệ thống lọc sinh học ở đáy. Tôm biển có kích cỡ trung bình ban đầu là 155  g đối với tôm mẹ  và 63 g đối với tôm bố. Tôm bố và mẹ được nuôi riêng với mật độ 20 con/bể. Sau 3 tháng nuôi, tôm mẹ ở 3 nghiệm thức đạt khối lượng trung bình từ 173-174 g, đạt chuẩn kích thích sinh sản. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 3 (1,06% ARA) cao hơn ở nghiệm thức 1(0% ARA) và 2 (0,45% ARA). Sau cắt mắt, 100% tôm ở cả 3 nghiệm thức đều đẻ đến lần 3. Số trứng tôm đẻ giảm dần qua các lần 2 và 3. Sức sinh sản sau cắt mắt của tôm ở 3 nghiệm thức từ 538.450±56.498 trứng/tôm đến 799.067±22.983 trứng/tôm. Sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 3 qua các lần đẻ luôn cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2. Sau khi tôm lột xác, nghiệm thức 3 có số tôm đẻ lại nhiều nhất. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 và 2 tôm chỉ đẻ lại lần 2 và sức sinh sản và tỷ lệ nở đều thấp hơn so với tôm ở  nghiệm thức 3.
Từ khóa: tôm sú, tôm bố mẹ, thành thục

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy sản. 2006. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển NTTS giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010. Hà Nội, tháng 3 năm 2006.

Boyd, C.E. (1998). Water quality for pond aquaculture. Research and development series No. 43, August 1998. International center for aquaculture and aquatic environments. Alabama Agricultural Experiment Station. Auburn University.

Chanratchakool (2003), problems in penaeus monodon culture in low salinity areas. Aquacuture Asia.

Châu Tài Tảo.(2005). Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục và ương nuôi ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Luận văn cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Cần Thơ. 59 trang.

Châu Tài Tảo, Hoàng Văn Súy và Nguyễn Thanh Phương, (2008). Hiện trạng khai thác và sử dụng tôm sú bố mẹ ở Cà Mau. Tập chí khoa học trường Đại học Cần Thơ (2): trang 188-197.

Đào Văn Trí và Nguyễn Hưng Điền (2004) Một số kết quả về nuôi thành thục tôm sú bố mẹ trong điều kiện nhân tạo. Tuyển tập các báo cáo tại Hội thảo Xây dựng qui trình kỹ thuật cho gia hóa tôm sú (Penaeus monodon) ở Việt Nam. Vũng Tàu, tháng 3, 2004.

Harrison, K.E., 1990. The role of nutrition in maturation, reproduction and embryonic development of decapod crustaceans: a review. J. Shellfish Res. 9 (9), 1-28.

Nguyễn Cơ Thạch và Phan Đình Phúc (2000). Nghiên cứu tạo nguồn tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ thành thục bằng phương pháp nuôi lồng ở biển. Hội thảo khoa học toàn quốc về Nuôi trồng thuỷ sản. Tháng 9/1998 - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.

Nguyễn Văn Chung. (2000). Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm sú. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N. Wilder. (2003) Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. NXB Nông Nghiệp.127 trang

Nguyện Thanh Phương, Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải (2009). So sánh sự thành thục và sinh sản của tôm sú (penaeus monodon) có nguồn gôc biển và đầm nuôi trong bể lọc tuần hoàn. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ

Phạm Văn Tình. (2004). Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú chất lượng cao. NXB Nông Nghiệp.75 trang.

Thạch Thanh, Trương Trọng Nghĩa & Nguyễn Thanh Phương (1999). Cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất giống tôm sú trong hệ thống lọc sinh học. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – Đại học Cần Thơ.

Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2008. Niên giám Thống kê năm 2007. Nhà xuất bản Thống kê.

Vũ Thế Trụ (2001). Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nxb Nông nghiệp.

Wouters, R., Molina, C., Lavens, P., Calderón, J., 1999b. Contenido de lípidos y vitaminasen reproductores silvestres durante la maduración ovảica y en nauplios de Penaeus vannamei. Proceedings of the Fifth Ecuadorion Aquaculture Confernce, Guayaquil, Ecuador, Fundación CENAIM-ESPOL, CDRom.