Nguyễn Trường Giang * Phạm Văn Phượng

* Tác giả liên hệNguyễn Trường Giang

Abstract

This study was conducted to determine rice yields under different seeding rates in the 2010-Summer-Auturmn crop in Phung Hiep district, Hau Giang province. Experiments were arranged according to Randomized Complete Block Design with 3 replications, including 4 treatments: SH 50 (row seeding 50kg/ha), SH 100 (row seeding 100kg/ha), SL (broadcast 100 kg/ha) and SL 200 (broadcast 200 kg/ha). Results indicated that all the row seeding with 50, 100 kg/ha and broadcast with 100 kg/ha (6.65, 6.79 and 6.08 tons/ha) produced higher yields than broadcast with 200 kg/ha (5.67 tons/ha). Row seeding with 100kg/ha had the highest yield (6.79 tons/ha) equivalent to 19.75% increase in yield compared to SL 200. Row seeding 50 and 100kg/ha have had effective positive  limited damage of nivaparvata lugens, blast disease, mouse and anti fall for rice in the Summer-Auturmn  crop.
Keywords: seeding rate, row seeding, broadcast

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định năng suất lúa khi gieo sạ ở các mật độ khác nhau trong vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, gồm các nghiệm thức: SH 50 (sạ hàng mật độ 50 kg/ha), SH 100 (sạ hàng mật độ 100 kg/ha), SL 100 (sạ lan mật độ 100 kg/ha) và SL 200 (sạ lan mật độ 200 kg/ha). Kết quả thí nghiệm cho thấy sạ hàng ở mật độ 50, 100 kg/ha và sạ lan mật độ 100 kg/ha (6,56, 6,79 và 6,08 tấn/ha) đều cho năng suất cao hơn sạ lan ở mật độ 200 kg/ha (5,67 tấn/ha). Trong đó, sạ hàng mật độ 100 kg/ha có năng suất cao nhất (6,79 tấn/ha) và tăng năng suất đến 19,75% so với nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha (SL 200). Trong vụ Hè Thu, sạ hàng mật độ 50 và 100 kg/ha đều có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự gây hại của rầy nâu, bệnh đạo ôn, chuột và chống đỗ ngã cho cây lúa.
Từ khóa: năng suất, mật độ sạ, sạ hàng, sạ lan

Article Details

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn, 2004. Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp cho nhóm lúa thơm xuất khẩu tại vùng ven biển cao ở ĐBSCL (2002-2004). Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác ĐBSCL – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005. Ảnh hưởng của phương pháp sạ và các mức độ phân đạm lên sinh trưởng và năng suất lúa ngắn ngày. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, trang 161-187.

Lê Trường Giang, 2005. Năng suất và lợi nhuận của phương pháp sạ hàng trong sản xuất lúa vụ ĐX 2002-2003 tại tỉnh Cần Thơ. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, tr. 23-35.

Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy và Dương Ngọc Thành, 2006. Ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất và chất lượng xay xát của lúa gạo ở hai mật độ sạ và các lượng phân đạm. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng 2006, quyển 2: Bảo vệ thực vật – Khoa học cây trồng – Di truyền giống nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ, tr. 77-82.

Trương Thị Ngọc Chi, 2008. Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long: phân tích số liệu điều tra từ nông dân. Tạp Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông số 11/2008, tr. 7-12.

Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khương, Phạm Sỹ Tân và Hiraoka, 1999. Phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng dưới ảnh hưởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999, tr. 85-90.