Ngày xuất bản: 01-05-2011

MÔ PHỎNG SỰ NGẬP LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH MẶT ĐẤT DO SỰ DÂNG CAO MỰC NƯỚC - BẰNG KỸ THUẬT THỐNG KÊ VÀ NỘI SUY KHÔNG GIAN

Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Bích Vân
Tóm tắt | PDF
Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất như nhiều dự đoán của các tổ chức thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mực nước biển dâng đối với điều kiện tự nhiên, môi trường và con người trên thế giới. Bên cạnh các nghiên cứu tập trung vào các mô hình truyền triều dưới ảnh hưởng của nước biển dâng, việc xây dựng các giả định sự thay đổi cao trình so với mực nước biển khi mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi mực nước nội đồng đưa đến sự ngập lụt trong vùng là một hướng và khía cạnh nghiên cứu khác giúp hỗ trợ công tác quản lý và quy hoạch cho các nhà quản lý xây dựng hệ thống chính sách, chương trình hành động. úng dụng phương pháp thống kê địa lý và nội suy không gian để xây dựng các bản đồ phân bố cao trình với các giả định mực nước dâng từ số liệu của 967 điểm cao trình ở vùng ĐBSCL cho thấy mô hình biến động không gian của cao trình ở ĐBSCL là mô hình Exponential (Mô hình hàm số mũ); với mô hình này được sử dụng để nội suy sự phân bố không gian của cao trình cho toàn vùng. Kết quả đã mô phỏng được sự phân bố không gian của 14 giả định ở các mực nước dâng từ 0,2 đến 2,8 m; cùng với các đánh giá về ảnh hưởng của sự ngập lụt đối với áp lực đất đai, dân số, hiện trạng sử dụng đất và an ninh lương thực của ĐBSCL. Qua đó cho thấy, diện tích đất bắt đầu bị ảnh hưởng khi mực nước dâng lên 0,6 m và khi mực nước trong vùng dâng lên đến 2,8m thì toàn bộ các tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng, và một phần của các tỉnh thuộc vùng bán đảo Cà Mau như tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang bị ảnh hưởng nhiều nhất.

THANH LỌC VÀ PHÂN TÍCH DI TRUYỀN CÁC GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU (NILAPARVATA LUGENS STAL.) Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bùi Thị Kim Vi, Trần Nhân Dũng, Vũ Anh Pháp, Nguyễn Vũ Linh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đánh giá tính kháng rầy nâu của 100 giống lúa ở Thành phố Cần Thơ và ứng dụng marker phân tử trong phân tích DNA để xác định gen kháng rầy nâu. Các giống lúa lọc ra từ Ngân hàng gen cây lúa của Viện Nghiên cứu & Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long được thử nghiệm cùng với giống chuẩn nhiễm TN1 và giống chuẩn kháng PTB33 tiến hành đánh giá tính chống chịu rầy nâu trong nhà lưới bằng phương pháp hộp mạ của IRRI có cải tiến, theo thang điểm 9 cấp (IRRI, 2002). Kết quả xác định 8 giống hơi kháng (cấp 3), 43 giống hơi nhiễm (cấp 5), 39 giống nhiễm (cấp 7) và 10 giống rất nhiễm (cấp 9). Từ kết quả thanh lọc trong nhà lưới chọn 43 giống lúa để kiểm tra sự hiện diện gen kháng rầy nâu bằng cặp mồi (primer) RG457FL/RL liên kết chặt chẽ với gen Bph-10 (theo công bố của IRRI), sản phẩm PCR, sau đó, được cắt bằng enzyme cắt giới hạn HinfI để tìm ra sự đa hình về kiểu gen của các giống lúa thực nghiệm. Kết quả cuối cùng cho thấy, có 4 giống mang kiểu gen dị hợp tử kháng, 7 giống đồng hợp tử (gồm cả giống đối chứng PTB33), 34 giống còn lại không mang gen kháng. Như vậy, qua kết quả thanh lọc hộp mạ và marker phân tử đã xác định được 10 giống mang gen kháng rầy nâu    Bph-10.

ĐáNH GIá TăNG TRƯởNG, Tỉ Lệ SốNG Và NăNG SUấT Cá CHéP (CYPRINUS CARPIO LINAEUS, 1758) NUÔI TRONG MÔ HìNH LúA - Cá KếT HợP

Nguyễn Thanh Hiệu, Dương Nhựt Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện trong chín ruộng lúa có diện tích từ 3.000-5.000 m2 tại hai huyện Long Mỹ và Vị Thủy thuộc tỉnh Hậu Giang từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2009. Nghiên cứu gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, các loài cá thả nuôi bao gồm chép Việt, chép Hungary với tỉ lệ là 15%, 20% và 25%; cá rô phi với tỉ lệ 50%, 40% và 30%; cá sặc rằn và cá mè trắng là 10%. Mật độ thả nuôi trong thí nghiệm là 2 con/m2 ở tất cả các nghiệm thức. Trong các ruộng thí nghiệm thì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho cá cho sinh trưởng bình thường của cá. Tuy nhiên, độ trong (8,3-9,3 cm) và oxy hòa tan  (2,76-3,30 mg/l) giảm thấp vào cuối vụ nuôi, Chlorophyll-a trong ruộng thí nghiệm thấp (9,63-26,5 mg/m3). Tăng trưởng ngày của cá chép Việt, chép Hungary, rô phi, sặc rằn và cá mè trắng ở các nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 1,28; 1,48; 1,01; 0,3 và 1,09 g/ngày. Tỉ lệ sống và năng suất cá chép Việt, chép Hungary, rô phi, sặc rằn và cá mè trắng ở các nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 11,9% và 107 kg/ha; 16,4% và 186 kg/ha; 27,4% và 407 kg/ha; 31,9% và 31,9 kg/ha; 46,3% và 182 kg/ha. Năng suất chép Việt và chépHungary khác biệt có ý nghĩa (P

GEN EG707, MỘT ĐÁNH DẤU PHÂN TỬ TRIỂN VỌNG ĐỂ KIỂM TRA SỰ HÌNH THÀNH PHÔI VÔ TÍNH TRÊN CÂY CỌ DẦU

Lê Vĩnh Thúc, Parameswari Namasivayam, Huỳnh Kỳ, Nguyễn Phước Đằng
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, gen Eg707 được phân lập từ tế bào nuôi cấy treo đã được khảo sát đặc tính phân tử. Kết quả phân tích Southern cho thấy Eg707 có thể là đơn gen trong bộ gen của cây cọ dầu. Gen Eg707 biểu hiện gen rất cao ở tế bào của mô được nuôi cấy hơn là ở những tế bào sinh dưỡng, điều đó chứng tỏ Eg707 có thể đóng góp trong quá trình hình thành phôi vô tính hay là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi. Kỹ thuật lai RNA in situ một lần nữa chứng minh gen Eg707 được biểu hiện trong suốt giai đoạn phát triển phôi, sự biểu hiện gen bắt đầu từ sự hình thành phôi, từ giai đoạn callus đến giai đoạn phôi trưởng thành. Bởi vì sự hình thành mầm phôi trong thời kỳ callus phát sinh phôi là một trong những nhân tố chính cho sự phát triển phôi vô tính của cây cọ dầu, nên Eg707 có thể được đề nghị như là một đánh dấu phân tử để kiểm tra sự hình thành phôi vô tính ở giai đoạn đầu của cây cọ dầu.

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TIÊU HÓA IN VITRO ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ SẢN XUẤT RƠM DINH DƯỠNG (NUTRITIONAL RICE STRAW) LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ

Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm 1 được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức (NT) với nguồn vi sinh vật là phân trâu và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức: rơm tươi (RT), RT+hỗn hợp urê-mật đường và khoáng (RT+HH), RT ủ với 5% urê trong 21 ngày (RTUU), RTUU+hỗn hợp urê-mật đường và khoáng (RTUU+HH), rơm khô (RK), RK+hỗn hợp urê-mật đường và khoáng (RK+HH), RK ủ với 5% urê trong 21 ngày (RKUU), RKUU+hỗn hợp urê-mật đường và khoáng (RKUU+HH). Thí nghiệm 2 gồm: TN 2a và 2b có bố trí thí nghiệm và NT tương tự như thí nghiệm 1 với nguồn vi sinh vật chủng từ phân và dịch dạ cỏ của bò sữa. Kỹ thuật đánh giá tỉ lệ tiêu hóa thức ăn ở in vitro với nguồn vi sinh vật từ phân và dịch dạ cỏ ở trâu và bò sữa có thể đánh giá tốt khả năng tiêu hóa và sản xuất rơm nâng cao dưỡng chất dùng để nuôi trâu bò.

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG NẤM TRICHODERMA THU THẬP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Dương Minh, Tô Huỳnh Như, Trần Thị Cẩm Nhụy, Nguyễn Hoàng Phúc
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng tiết cellulase của các chủng nấm Trichoderma trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy các chủng T-LM7a, T-VTa3d, T-BM5c và T-TTAG3b có hoạt tính enzym endo-cellulase cao ở 7 ngày sau khi nuôi cấy nấm Trichoderma và các chủng T-LM7a, T-LM7c, T-VTa3d và T-BM2a đạt hoạt tính exo-cellulase cao ở 10 ngày sau khi nuôi cấy. Hai chủng  T-LM7a và T-VTa3d đều có hoạt tính endo- và exo-cellulase cao nên có thể được áp dụng để phân hủy các xác bã thực vật.

NGHIÊN CỨU SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI CUA ĐỒNG (SOMANNIATHELPHUSA GERMAINI)

Nguyễn Chí Lâm, Vũ Nam Sơn, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Cua đồng (Somanniathelphusa germaini) là đối tượng nuôi mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tìm hiểu khả năng nuôi thành thục, sinh sản và ương cua đồng để tiến đến sản xuất giống phục vụ nghề nuôi. Nghiên cứu gồm (i) nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cua mẹ với các biện pháp cắt mắt và phun mưa khác nhau; và (ii) ương nuôi cua con với các loại thức ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức có phun mưa hoặc không phun mưa ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống và đẻ của cua. Các nghiệm thức không cắt mắt, cắt một và 2 mắt ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống nhưng các nghiệm thức cắt một và 2 mắt cho tỷ lệ đẻ trung bình (70,8±21,4% và 54,2±17,3%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p0,05). Trung bình mỗi cua mẹ cho 285±99,1 trứng và 265±114 cua con. Thời gian mang trứng của cua là 12,2±0,53 ngày, thời gian mang con là 38,9±4,6 ngày. Cua con ương 28 ngày bằng thức ăn là trùn chỉ có tỉ lệ sống cao nhất (75,6±17,7%) và tốc độ tăng trưởng chiều rộng mai cao nhất là 5,69%/ngày và tăng trưởng khối lượng là 9,63%/ngày. Kết quả của các thí nghiệm cho thấy có thể chủ động sản xuất giống cua đồng phục vụ nghề nuôi.

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH RA HOA CỦA MỘT SỐ GIỐNG DỪA (COCOS NUCIFERA L.) CAO ĐƯỢC TRỒNG TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE

Trần Văn Hâu, Nguyễn Chí Linh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu đặc tính ra hoa, đậu trái của một số giống dừa thuộc nhóm cao. Đề tài được thực hiện trên ba giống dừa cao là dừa Ta Xanh, Dâu và Sáp 17 năm tuổi trồng tại Trại thực nghiệm Đồng Gò, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre từ tháng 4/2006- tháng 3/2007. Kết quả cho thấy hiện tượng mo thui xuất hiện trên giống dừa như Ta Xanh vào tháng 7/2006 và dừa Dâu vào tháng 4 và tháng 9/2007. Tổng số mo/cây/năm rất cao (từ 18-20 mo/cây/năm. Tỉ lệ đậu trái có biến động theo mùa nhưng đều đạt trên 90%. Sự rụng trái non tập trung trong tháng thứ nhất sau đậu trái và giảm dần đến tháng thứ tư. Năng suất của các giống dừa cao biến động từ 59 trái/cây/năm (dừa Sáp) đến 72 trái/cây/năm (dừa Dâu). Giống dừa Sáp có hai dạng sáp là A (cơm trái hơi mềm và nước dừa hơi sệt hơn dạng bình thường) và B (cơm dừa dày hơn trái dừa bình thường, nước sệt), trong đó dạng B có tỉ lệ 83,33%.

TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Bé Mười
Tóm tắt | PDF
Khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại thành phố Cần Thơ được thực hiện bằng phản ứng vi ngưng kết với 12 chủng kháng nguyên sống Leptospira icterogans. Kết quả cho thấy có 21,33% (64/300) chó bị nhiễm Leptospira. Đồng thời, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu bạch cầu cho thấy nhóm chó dương tính với Leptospira có số lượng bạch cầu trung bình trong 1 ml máu (12,8±0,434) cao hơn so với nhóm chó âm tính (9,3±0,403), trong đó số lượng bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu đơn nhân lớn trung bình (69,4±0,54; 0,3±0,03 và 4,7±0,2) của chó dương tính cao hơn chó âm tính (64,7±0,29; 0,2±0,03 và 3,8±0,12), ngược lại bạch cầu ái toan và lâm ba cầu trung bình (5,1±0,24; 20,2±0,4) của chó dương tính thấp hơn chó âm tính (7,02±0,16; 24,0±0,18). Trong nhóm chó dương tính, 23 con có hiệu giá kháng thể từ 1:1.200 đến 1:1.600 được thử nghiệm điều trị với 2 loại kháng sinh là streptomycin và oxytetracycline, kết quả cho thấy oxytetracycline có hiệu quả điều trị (100%) cao hơn so với streptomycin (75%).

ĐIềU TRA ĐáNH GIá HIệN TƯợNG KHÔ MúI TRáI QUýT HồNG (CITRUS RETICULATA BLANCO) TạI HUYệN LAI VUNG, TỉNH ĐồNG THáP

Trần Văn Hâu, Phan Xuân Hà, Phan Yến Sơn
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra yếu tố có liên quan đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Điều tra và khảo sát hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng quýt Hồng có diện tích vườn trên 1.000 m2 từ tháng 12/2008 đến  tháng 03/2009. Kết quả cho thấy hiện tượng khô múi bao gồm hiện tượng khô đầu múi và trái bị chai. Trái bị chai có kích thước nhỏ, vỏ trái cứng, có màu xanh, xuất hiện chủ yếu ở những vị trí có bóng râm, dưới tán trong khi trái bị khô đầu múi có kích thước trái lớn, hơi xốp, xung quanh cuống trái hơi nhô lên, có gợn sóng. Trái bị khô đầu múi xuất hiện trên cây có năng suất thấp, cây mới cho trái một hai năm đầu, sinh trưởng mạnh và xuất hiện ở bất kỳ vị nào trên cây. Hai yếu tố chính có liên quan đến hiện tượng khô múi là sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái có lẽ dẫn đến sự canh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái và nguồn carbohydrate cung cấp cho quá trình phát triển trái.

XáC ĐịNH LƯợNG THOáT HƠI NƯớC CủA SậY BằNG PHƯƠNG TRìNH CÂN BằNG NƯớC Ở KHU ĐấT NGậP NƯớC KIếN TạO CHảY NGầM

Lê Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Cây sậy (Phragmites australis), hoặc gọi tắt là sậy, một loại cỏ cao và khỏe có thể tìm thấy tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới, đặc biệt là các vùng đất ngập nước, nước ngọt và nước hơi lợ. Sậy được sử dụng rộng rãi để xử lý nhiều loại nước thải trong các khu đất ngập nước kiến tạo. Sậy Phragmites australis chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng bên trong sinh khối của chúng. Giả thiết rằng các giá trị thoát hơi nước sẽ gia tăng như một hệ quả của sự tăng trưởng sinh khối của sậy. Dựa vào phương trình cân bằng nước của một hệ thống kín như khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm, lượng nước từ trong đất thoát ra không khí qua hệ thống cây trồng được xác định. Kết quả cho thấy sậy tiêu thụ một lượng nước thải lớn do sự thoát hơi. Sự gia tăng lượng thoát hơi của sậy trong một khu đất ngập nước kiến tạo (mm/12giờ) là một hàm của số ngày thực nghiệm.

BẢO QUẢN CAM MẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP MAP (MODIFIED ATMOSPHERE PACKAGING)

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Với mục đích kéo dài thời gian bảo quản trái Cam mật sau thu hoạch, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn trữ được khảo sát, bao gồm (i) phương pháp xử lý (ozone, KMnO4, Sorbate kali, vôi); (2) loại màng bao (CMC, chitosan, pectin); (3) loại bao bì (PE, PP) và (4) nhiệt độ tồn trữ (5-30oC) được quan tâm khảo sát trong nghiên cứu này. Các chỉ tiêu hóa học của cam mật (hàm lượng vitamin C, tổng chất khô hòa tan, hàm lượng acid) cùng với các giá trị vật lý (màu sắc, độ dày vỏ) và tổn thất khối lượng trái được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm tổn thất khối lượng của cam mật và kéo dài thời gian tồn trữ cam đến 9 tuần bằng biện pháp xử lý ozone kết hợp với bao màng CMC (hoặc màng pectin) và bảo quản trong bao bì PE (hoặc PP) không đục lỗ ở nhiệt độ 10oC.

SỬ DỤNG CÁC NGUỒN SINH KHỐI ARTEMIA ĐỂ ƯƠNG NUÔI LƯƠN ĐỒNG, MONOPTERUS ALBUS

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Hữu Lễ, Nguyễn Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Lươn đồng, Monopterus albus giai đoạn giống thu từ nguồn sản xuất nhân tạo có khối lượng và chiều dài ban đầu là 0,35± 0,10g; 7,55± 0,69cm được bố trí ương nuôi trong các bể nhựa có kích thước 60x40x30cm và bỏ giá thể, với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau là các loại sinh khối phế thải từ việc nuôi Artemia thu trứng bào xác trên ruộng muối gồm: 100% Artemia sinh khối tươi sống cuối mùa (NT2); 100% Artemia sinh khối đông lạnh (NT3); 100% Artemia sinh khối tận thu (NT4) và 100% cá tạp (NT1) được sử dụng như nghiệm thức đối chứng. Mật độ nuôi là 50con/bể và thời gian nuôi kéo dài 50 ngày. Kết quả sau 50 ngày nuôi cho thấy cả ba nghiệm thức sử dụng sinh khối Artemia tăng trưởng chiều dài và trọng lượng khá đồng đều (SGR đạt 5,26-5,35%/ngày; DWG đạt 0,089-0,093g/ngày, DLG đạt 0,21cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0.05)

XÁC ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Thị Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Công tác xác định nấm gây bệnh lem lép hạt lúa được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bệnh cây của Bộ môn Bảo vệ Thực vật trong năm 2006. Mẫu bệnh được thu thập tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Sóc Trăng trong vụ Đông Xuân 2005-2006 và Hè Thu 2006. Hạt lúa bệnh được ủ bằng phương pháp Blotter và để dưới ánh sáng đèn néon hoặc ánh sáng cận cực tím. Nấm được định danh dựa vào khóa phân loại của Barnett và Hunter (1973); Agrawal et al. (1989); Mew and Misra (1994); Miguel and Richard (2006). Kết quả ghi nhận có 11 loài nấm hiện diện được xác định là Fusarium spp., Helminthosporium oryzae, Curvularia lunata, Diplodina sp., Trichoconis padwickii, Trichothecium sp., Nigrospora oryzae, Cercospora oryzae, Tilletia barclayana, Pyricularia oryzae và Alternaria sp.. Trong đó, Fusarium là nấm hiện diện phổ biến nhưng chưa được xác định loài. Kết quả còn ghi nhận điều kiện ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tần số xuất hiện của một số loài nấm như Fusarium spp. có tần số xuất hiện cao ở ánh sáng đèn néon và Trichoconis có tần số xuất hiện cao ở ánh sáng cận cực tím.

ỨNG DỤNG GIS DỰ BÁO TRUNG HẠN KHẢ NĂNG NHIỄM RẦY NÂU TRÊN LÚA - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG THÁP

Trương Chí Quang, Trần Thanh Tâm, Trần Trọng Đức, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Dịch rầy nâu bộc phát trên diện rộng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long được xác định phần lớn do người dân canh tác liên tục các giống lúa nhiễm rầy trên diện tích lớn. Do vậy, nếu giám sát được diện tích canh tác, giống lúa sử dụng cũng như các giai đoạn phát triển của cây lúa sẽ là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả. Với yêu cầu đó và khả năng củaGIS, đã hỗ trợ quản lý dữ liệu canh tác lúa, hệ thống được phát triển trên nền ngôn ngữ lập trình Visual Studio.NET2008, thư viện bản đồ mã nguồn mở SharpMap và cơ sở dữ liệu không gian SQL Server 2008. Hệ thống đã được thực hiện và kiểm chứng với dữ liệu canh tác được thu thập tại tỉnh Đồng Tháp. Đã tìm được mối tương quan tuyến tính giữa diện tích canh tác giống kháng rầy và diện tích nhiễm rầy ở cấp huyện với hệ số tương quan R =-0.86. áp dụng phương trình hồi quy tuyến tính đã xây dựng bản đồ dự báo diện tích nhiễm rầy vào đầu vụ Đông Xuân 2008-2009, so sánh với dữ liệu nhiễm rầy thật của tỉnh trong vụ cho thấy bản đồ dự báo và số liệu phân tích đã giải thích được hầu hết các hiện tượng nhiễm rầy nâu của tỉnh.

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG DẦU PHỌNG VÀ MỠ CÁ TRA LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT BÉO CỦA TRỨNG GÀ ISA BROWN NUÔI TRONG CHUỒNG HỞ

Nguyễn Nhựt Xuân
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm (TN) được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng các mức độ bổ sung dầu phọng và mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng và hàm lượng cholesterol HDL-C và LDL-C trong trứng của 120 gà Isa Brown từ 40-48 tuần tuổi, với 4 nghiệm thức (NT) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 10 lần với 3 gà mái/ô. Các NT bổ sung lần lượt là 1 và 3% dầu phộng (NTDP1% và NTDP3%) và mỡ cá tra (NTMC1% và NTMC3%). Loại và mức độ bổ sung chất béo không ảnh hưởng tỉ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/ngày hay quả trứng (p>0,05). Bổ sung mỡ cá tra và dầu phọng vào khẩu phần đã có ảnh hưởng khác biệt lên chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và tỷ lệ lòng trắng (p

THử NGHIệM NUÔI KếT HợP ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA) Và Sò HUYếT (ANADARA GRANOSA) TRONG RừNG NGậP MặN

Ngô Thị Thu Thảo, , Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm nuôi kết hợp các mật độ ốc Len khác nhau với sò Huyết trong rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau  gồm 3 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3) với ba mật độ ốc Len (10, 20 và 30 con/m2) và một mật độ sò (10 con/m2) trong thời gian 6 tháng. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt thống kê về tăng trưởng chiều cao và khối lượng của ốc Len giữa các nghiệm thức thí nghiệm (p>0,05). Tỷ lệ sống của ốc Len ở mật độ 10con/m2 (86,3%) cao hơn (p

TẠO DÒNG BIỂU HIỆN MALQ TỪ ESCHERICHIA COLI K12 VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU CỦA ENZYM MALQ

Trần Phương Lan, Park Kwan-Hwa, Park Jong-Tea
Tóm tắt | PDF
Gen malQ giải mã enzym 4-?-glucanotransferase (amylomaltase) được định vị trong malPQ operon của Escherichia coli K12. Gen malQ có 2082 nucleotide mã hóa 694 amino acid hình thành protein có trọng lượng phân tử là 72 kDa. Để tìm hiểu đặc tính của enzym này từ E. coli, MalQ được biểu hiện bằng cách biến nạp trong vector pET29b. Điều kiện hoạt động tối thích của enzym MalQ được xác định ở nhiệt độ 37°C, pH 6.5 trong dung dịch sodium acetate 200 mM.

NGHIÊN CỨU NGUỒN Ô NHIỂM ARSEN TRONG NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG

Trần Anh Thư, Trần Kim Tính, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Vâ?n đê? ô nhiê?m Arsen trong nươ?c ngâ?m va? a?nh hươ?ng cu?a no? lên sư?c kho?e con ngươ?i đang la? sư? quan tâm cu?a nhiê?u quô?c gia trên thê? giơ?i. Ơ? đô?ng bă?ng sông Cư?u Long (ĐBCSL), nguy cơ vê? ô nhiê?m Arsen đa? đươ?c ca?nh ba?o. An Phú là huyện biên giới của tỉnh An Giang, tiếp giáp với Campuchia, có trên 800 giếng khoan nhiê?m As. Nô?ng đô? Arsen trong ca?c tâ?ng trâ?m ti?ch được khảo sát đê?n đô? sâu 40m.   Kê?t qua? phân ti?ch mâ?u đâ?t canh ta?c cho thâ?y không pha?t hiê?n Arsen trong đất ở như?ng vu?ng không sư? du?ng nươ?c ngâ?m đê? tươ?i. Tuy nhiên, ta?i như?ng vu?ng đang sư? du?ng giê?ng nươ?c ngâ?m nhiê?m Arsen đê? tươ?i cho cây trồng lại có nô?ng đô? Arsen trong tâ?ng đâ?t canh ta?c cao (33,45ppb). Kê?t qua? phân ti?ch ca?c mâ?u trâ?m ti?ch trong 3 lô? khoan đê?n đô? sâu 42m, cho thâ?y ha?m lươ?ng As, SO42- kha? cao trong tầng đất có sa cấu là thịt pha se?t, thịt pha ca?t mi?n ma?u xa?m xanh (69,01 đê?n 86,75ppb), thường ở độ sâu biến động từ 5 đến 36m. Không pha?t hiê?n thâ?y pyrite trong tâ?t ca? ca?c mâ?u trâ?m ti?ch ơ? trong 3 lô? khoan. Arsen trong vu?ng nghiên cư?u chu? yê?u tâ?p trung ở ca?c vu?ng ven sông, đô? sâu các giếng khoan biến động tư? 15m đê?n 36m. Nguô?n gây ô nhiê?m tư? trâ?m ti?ch biê?n ven bơ? có sa câ?u la? thịt pha ca?t mi?n i?t hư?u cơ ma?u xa?m xanh, va? không chư?a pyrite. Ca?c tâ?ng chư?a nươ?c ngo?t trong ca?c trâ?m ti?ch ca?t sông hiê?n ta?i thươ?ng không co? tâ?ng se?t ca?ch ly (tâ?ng ca?ch nươ?c). Nên nguy cơ nhiê?m mă?n trong đo? co? ca? Arsen tư? tâ?ng bên trên (đô?i vơ?i ca?c giê?ng > 60m) va? xung quanh (đô?i vơ?i giê?ng tư? 20-40m). Bươ?c đâ?u cho thâ?y, có nguy cơ lây nhiê?m Arsen va? nhiê?m mă?n tư? nươ?c ngâ?m va?o tâ?ng đâ?t canh ta?c ta?i ca?c vu?ng sư? du?ng nươ?c giê?ng nhiê?m Arsen đê? tươ?i tiêu.

THANH LỌC CÁC GIỐNG LÚA MANG GEN KHÁNG RẦY NÂU BẰNG DẤU PHÂN TỬ DNA

Nguyễn Văn Tú, Trần Nhân Dũng, Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Vũ Linh
Tóm tắt | PDF
Dấu phân tử RG457 (STS) được xác định là liên kết gần nhất với gen Bph10 trên NST số 12 của lúa với khoảng cách 1,7cM. Để thanh lọc các giống lúa mang gen kháng rầy nâu (thuộc loại hình sinh học 2 và 3), 169 giống lúa được sử dụng để ly trích DNA và các mẫu DNA được khuếch đại với cặp mồi RG457FL/RL. Sản phẩm PCR thu được có kích thước khoảng 750bp-800bp, chúng được cắt bằng enzyme cắt giới hạn HinfI với trình tự cắt là G/ANTC. Vị trí cắt của enzyme HinfI khác nhau tùy vào giống mang kiểu gen dị hợp hoặc đồng hợp tử. Trong đó, giống mang kiểu gen dị hợp tử gồm các băng với kích thước khoảng 200, 250, 350 và 600bp; giống mang kiểu gen đồng hợp kháng rầy nâu gồm các băng với kích thước khoảng 200, 250 và 350 bp; giống mang kiểu gen đồng hợp nhiễm rầy nâu gồm các băng với kích thước khoảng 600 và 200 bp. Ngoài ra, tính đa hình nucoletide đơn (SNP) cũng được dùng để xác định mức độ biến dị nucleotide giữa các giống. Sự đa hình của gen Bph10 được xác định ở 29 giống lúa thể hiện tính kháng rầy nâu loại hình 2 và 3.

KHẢ NĂNG THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Trần Thị Thanh Hiền, Lê Quốc Phong
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu trong khẩu phần thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai đoạn giống (cỡ ở 6,73 g/con). Sáu nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng mức đạm (35%) và năng lượng (4,6 kcal/g), với các mức thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu lần lượt là 0% (đối chứng), 20%, 40%, 60%, 80% và 100%. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Sau 8 tuần thí nghiệm, các chỉ tiêu về tăng trọng (WG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PER) của cá ở nghiệm thức đối chứng khác biệt không có ý nghĩa so với cá ở các nghiệm thức thay thế từ 20% - 60% đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu (p>0,05). Các chỉ tiêu WG, SGR, PER của cá ở nghiệm thức thay thế 80% và 100% protein bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu thì thấp hơn và có FCR cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (p0,05). Hàm lượng chất béo và tro trong cơ thể cá giảm đáng kể khi tăng lượng đạm bột đậu nành ly trích dầu trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy đạm bột đậu nành ly trích dầu có thể thay thế đến 60% đạm bột cá mà không làm giảm khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra ở giai đoạn giống.

ẢNH HƯỞNG CỦA ACID BORIC LÊN SỰ NẨY MẦM HẠT PHẤN, SỰ ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI NON TRÊN DỪA TA XANH (COCOS NUCIFERA L.) TẠI BẾN TRE

Trần Văn Hâu, Trần Thị Thúy Ái
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của Bo lên sự nẩy mầm của hạt phấn, sự đậu trái và rụng trái non trên giống dừa ta Xanh. Nội dung nghiên cứu gồm có hai phần: (1) ảnh hưởng của acid boric trên sự nẩy mầm của hạt phấn được thực hiện trong đĩa petri với năm nghiệm thức 0, 5, 10, 15 và 20 ppm acid boric. (2) ảnh hưởng của nồng độ (0, 5, 10 và 20 ppm) và thời điểm phun (15 ngày, 20 ngày và xử lý cả hai lần) acid boric lên sự đậu trái và rụng trái non được thực hiện trên cây dừa 10-15 năm tuổi trồng tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre trong mùa mưa và mùa khô năm 2008. Kết quả cho thấy acid boric ở nồng độ 10 ppm giúp cho hạt phấn dừa Ta Xanh nẩy mầm đạt tỉ lệ 100% sau 3 giờ nuôi cấy trong đĩa petri và giúp cho hạt phấn phát triển nhanh gấp 10 lần so với đối chứng. Phun acid boric ở nồng độ 10 ppm giai đoạn 15 ngày sau khi đậu trái có tác dụng làm tăng tỉ lệ đậu trái và hạn chế sự rụng trái non đến 20 ngày SKĐT trong mùa khô nhưng trong mùa mưa chỉ có hiệu quả tăng sự đậu trái mà không có hiệu quả trên sự   giữ trái.      

TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN CÁ LÓC ĐỒNG (CHANNA STRIATA)

Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Cá lóc đồng (Channa striata) là loài hô hấp khí trời bắt buộc, chịu đựng được sự biến động lớn của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và được tìm thấy ở nhiều loại hình thủy vực. Cá là loại thực phẩm ưa thích của đa số người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể cá lóc trong tự nhiên ngày càng giảm về số lượng quần thể và kích thước cá thể. Có nhiều nguyên nhân có khả năng ảnh hưởng đến sự suy giảm cá lóc trong tự nhiên như đánh bắt không hợp lý, khai thác quá mức, suy giảm nơi cư trú, sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác nông nghiệp... Qua tổng hợp kết quả từ các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy thuốc BVTV chứa hoạt chất diazinon rất độc đối với cá, nhất là cá ở giai đoạn bắt đầu đớp khí trời và cá cỡ giống. Những ảnh hưởng mà sử dụng diazinon trên ruộng lúa có khả năng xảy ra đối với cá lóc đã được phát hiện bao gồm: ức chế enzyeme cholinesterase, làm giảm tăng trưởng, gia tăng tập tính đớp khí và có khả năng gây chết cá con khi nó được sinh sản trên ruộng. Trước mắt, việc đưa diazinon vào danh mục thuốc hạn chế sử dụng là rất cần thiết; đồng thời tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc này đến các loài thủy sinh vật khác để có đủ cơ sở cho việc đưa diazinon vào danh mục thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam.   

HIỆU QUẢ CỦA BỐN LOẠI GIÁ THỂ THỦY CANH TỪ XƠ DỪA LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CÀ CHUA SAVIOR (LYCOPERSICON ESCULENTUM)

Đinh Trần Nguyễn, Trần Thị Ba, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích xác định hiệu quả của bốn loại giá thể có nguồn gốc từ xơ dừa trên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất giống cà chua Savior thủy canh. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lai 1 cây. Các nghiệm thức bao gồm bốn loại giá thể là (1) chỉ xơ dừa, (2) mụn xơ dừa, (3) xơ dừa nén và (4) xơ dừa nén vô bao plastic (slab). Giống cà chua được thí nghiệm là giống Savior. Môi trường dinh dưỡng được sử dụng trong nghiên cứu này là môi trường theo Benton (1999). Phương pháp thủy canh theo cách nhỏ giọt. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng bốn loại giá thể có nguồn gốc từ sản phẩm phụ của vỏ dừa thích hợp cho thủy canh cây cà chua giống Savior. Trong đó xơ dừa nén trong bao plastic (slab) là có hiệu quả hơn các giá thể khác, mặc dù có giá thành cao hơn các giá thể còn lại.

SỬ DỤNG CHITOSAN BẢO QUẢN FILLET CÁ TRA ĐÔNG LẠNH (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Lê Thị Minh Thủy, Trương Thị Mộng Thu
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng chitosan để bảo quản cá Tra fillet đông lạnh thay thế cho hợp chất polyphosphat. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chitosan và thời gian xử lý đến hiệu quả tăng trọng của cá Tra fillet. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng dung dịch chitosan 0,5% trong thời gian 25 để làm giảm đáng kể sự thay đổi chất lượng cá Tra fillet đông lạnh như hao hụt khối lượng, hàm lượng protein, hàm lượng lipid, đặc tính cảm quan và khả năng kháng khuẩn trong suốt 6 tháng bảo quản.

TÍNH CHẤT THỦY VĂN THEO ĐỊA HÌNH VÀ MÙA TẠI KHU SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Lê Tấn Lợi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả tính chất thủy văn theo địa hình và theo mùa tại hai vị trí Khe Vinh và Mũi ó thuộc khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố HCM, đồng thời nghiên cứu các ảnh hưởng và tương tác của yếu tố địa hình theo vị trí, vùng và mùa vụ lên tính chất thủy văn. Trong nghiên cứu đã ghi nhận định lượng các yếu tố về: cao trình mặt đất bằng phương pháp ?Laser leveling?, đo EC của nước dùng dung cụ ?Diver?, đo mực nước ngầm và sự thoát nước bằng phương pháp ?Peizometers?, tần số ngập được ghi nhận thực tế. Kết quả cho thấy tính chất thủy văn tại điểm nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi nước thượng nguồn từ sông Sài gòn và sông Đồng Nai cũng như chế độ triều Biển đông. Các yếu tố về mùa, vị trí nghiên cứu và cao trình trên các vùng có sự khác biệt và có ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất thủy văn của khu vực.  

QUI TRÌNH NESTED-PCR PHÁT HIỆN VIRÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV) VÀ NỘI CHUẨN GIÁP XÁC MƯỜI CHÂN TRÊN NHIỀU ĐỐI TƯỢNG CẢM NHIỄM

Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Virút gây bệnh đốm trắng (WSSV), thuộc họ virus mới có tên gọi Nimaviridae, là một trong những nhóm tác nhân virus gây tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi tôm. Để phát hiện WSSV, kỹ thuật PCR đã được thiết lập và cho thấy khả năng ứng dụng rất tốt. Trong nghiên cứu này, qui trình nested-PCR được thiết lập có tính nhạy và tính đặc hiệu cao, cho phép phát hiện WSSV và đoạn gen của giáp xác mười chân được sử dụng như là nội chuẩn của phản ứng. Sự kết hợp này là một trong những mục tiêu hàng đầu của nghiên cứu. Mồi P1, P2, P3 và P4 (Kimura et al., 1996) và mồi Deca-20a2 và Deca-20s9 (CSIRO, 2008) được sử dụng cho phản ứng PCR hai bước. Qui trình có thể ứng dụng để phát hiện WSSV cường độ rất thấp trên nhiều loại mẫu khác nhau: (i) Vật chủ trung gian, các mẫu cường độ nhiễm thấp như cua tự nhiên, hậu ấu trùng tôm cũng được phát hiện bằng phương pháp này; (ii) phương pháp cũng cho thấy khả năng ứng dụng trong trường hợp phát hiện WSSV ở giai đoạn sớm hay giai đoạn nhiễm cường độ rất nhẹ trước khi xảy ra dịch bệnh. Xét về độ nhạy của qui trình, thử nghiệm cho kết quả có thể phát hiện WSSV trong các mẫu thử có hàm lượng ADN thấp hơn 10pg.

SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG CẢI THIỆN ĐẶC TÍNH HÓA LÝ ĐẤT VÀ BỆNH HẠI TRÊN VƯỜN TRỒNG SẦU RIÊNG

Võ Thị Gương, Nguyễn Hoàng Cung, Dương Minh
Tóm tắt | PDF
Vấn đề khó khăn phổ biến trên vườn trồng sầu riêng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là năng suất trái kém, bệnh nứt thân chảy nhựa, chết cành và chết cả cây. Vì thế tìm biện pháp cải thiện chất lượng đất kiểm soát bệnh hại góp phần nâng cao năng suất trái và duy trì vườn sầu riêng là mục tiêu nghiên cứu được đặt ra. Thí nghiệm được thực hiện trên hai vườn sầu riêng đại diện tại xã Tam Bình, Cai Lậy Tiền Giang. Sử dụng phân bò ủ với rơm rạ (10T.ha-1) kết hợp với nấm Trichoderma sp. so sánh với nông dân chỉ bón phân vô cơ và sử dụng thuốc hóa học. Hiệu quả cải thiện một số đặc tính hóa lý và sinh học đất, bệnh hại và năng suất trái được ghi nhận. Phân bò ủ với rơm rạ kết hợp nấm Trichoderma sp. giúp cải thiện có ý nghĩa độ bền đoàn lạp của đất, giúp giảm sự đóng váng và rữa trôi lớp đất mặt, tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng P hữu dụng, tăng khả năng cung cấp N từ đất qua lượng N hữu cơ dễ phân hủy, có khuynh hướng tăng hoạt động của vi sinh vật đất. Bệnh nứt thân chảy nhựa (do nấm Phytophthora) giảm có ý nghĩa. Khả năng phục hồi rễ được cải thiện (p

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

Nguyễn Chí Lâm, Vũ Nam Sơn, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, và đang được mở rộng nuôi ở một số vùng nhiễm mặn nhẹ ven biển. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn đến thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá rất cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành trong bể 500L với cá có khối lượng trung bình 23,5 g, gồm sáu nghiệm thức là 0, 3, 6, 9, 12 và 15? với ba lần lặp lại. Mỗi tháng thu mẫu tăng trưởng và thu máu đo áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion. Sự thay đổi ASTT của máu cá (ycá, mOsm/kg) theo sự gia tăng độ mặn (x?0,?) theo hàm số ycá=275,63e0,0151x  (R2=0,4113, Sig.=0,00). Sự chênh lệch ASTT của máu cá so với ASTT của nước (ycá-nước) giảm dần theo độ mặn của nước nuôi (x?0,?) và đạt điểm đẳng trương thụ động là 13,2? theo hàm số ycá?nước=-1,4378x2?1,6496x+270,87 (R2=0,9274, Sig.=0,00). Tỉ lệ ion Na+:K+ ở nghiệm thức 0? là 16,8:1 thấp nhất; tỉ lệ ion Na+:Cl- ở nghiệm thức 9? là 1,28:1 thấp nhất; và tỉ lệ K+:Cl- ở nghiệm thức độ mặn 0? là 0,09 là cao nhất. Tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức nuôi ở 9? đạt cao nhất (0,5 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p

KHẢ NĂNG PHÂN HỦY RÁC THẢI HỮU CƠ CỦA VI KHUẨN PHÂN GIẢI TINH BỘT (AMYLOLYTIC BACTERIA)

Hà Thanh Toàn, Nguyễn Trần Ngọc Bích, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Ba dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy tinh bột tốt nhất gồm hai dòng vi khuẩn ái nhiệt (dòng e2 và dòng f) và một dòng vi khuẩn bình nhiệt (dòng 5c)(Hà Thanh Toàn et al., 2008) được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy rác thải hữu cơ trong thí nghiệm với bình lên men 10 lít. Thí nghiệm được bố trí để đánh giá khả năng phân hủy rác trong 22 ngày với 8 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, % thể tích sụt giảm, % trọng lượng khô mất đi, chất hữu cơ, N tổng số, tỉ lệ C/N, khí CO2, và CH4 cũng như mật số vi khuẩn phân giải tinh bột được ghi nhận. Kết quả cho thấy hai nghiệm thức A2(nghiệm thức có chủng vi khuẩn bình nhiệt 5c) và A4 (nghiệm thức có chủng vi khuẩn ái nhiệt f) đạt được các chỉ tiêu phù hợp nhất trong xử lý rác thải. Hơn nửa hai nghiệm thức này có lượng khí CO2 và CH4 thải ra thấp, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

BƯớC ĐầU ĐIềU TRA THựC TRạNG CÂY XANH BóNG MáT Và CÂY CảNH TRANG TRí Ở THàNH PHố CAO LãNH TỉNH ĐồNG THáP

Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã
Tóm tắt | PDF
Kết quả điều tra bước đầu, cây xanh bóng mát, cây cảnh trang trí Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đã xác định được 292 loài, 205 chi, 83 họ của 2 ngành thực vật bậc cao (ngành Magnoliophyta và Pinophyta). Trong đó ngành Magnoliophyta chiếm ưu thế với 282 loài (chiếm 96.6%) tổng số loài. Các họ có nhiều loài nhất là: Cactaceae (7 loài), Asteraceae (9 loài), Dracaenaceae (9 loài), Apocynaceae (13 loài), Araceae (14 loài), Orchidaceae (14 loài), Euphorbiaceae (15 loài), Moraceae (15 loài), Fabaceae (18 loài), Arecaceae (20 loài).

TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) NHIỄM VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI

Nguyễn Thị Thúy Liễu, Bùi Thị Bích Hằng, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự biến động về huyết học và khả năng diệt khuẩn của huyết thanh trên cá tra nhiễm bệnh mủ gan. Cá tra có dấu hiệu bệnh mủ gan được thu tại các ao nuôi cá tra giống thâm canh thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ. Có 57 mẫu được thu ở 5 ao, trong đó có 31 mẫu cá bệnh và 26 mẫu cá khỏe. Phân lập, định danh được 23/24 dòng là E. ictaluri. Kết quả phân tích các chỉ tiêu huyết học cho thấy số lượng hồng cầu giảm mạnh ở cá bị bệnh mủ gan (p

CHỌN TẠO DÒNG ĐẬU NÀNH CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN CAO, NGẮN NGÀY VÀ NĂNG SUẤT CAO

Võ Công Thành, Nguyễn Hoàng Tú
Tóm tắt | PDF
Nhằm mục tiêu chọn được các dòng đậu nành mới có hàm lượng protein cao, ngắn ngày và có triển vọng về năng suất. 7 tổ hợp lai đơn giữa giống đậu nành ĐH4 (TGST 75 ngày) và các giống đậu nành địa phương được thực hiện. Bằng việc kết hợp với các phân tích sinh hóa về phẩm chất hạt và chọn lọc cá thể theo hướng có hàm lượng protein cao bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE, kết quả đã chọn được 6 dòng đậu nành mới, thuần, có hàm lượng protein cao (từ 40,4% đến 43,14%) và thời gian sinh trưởng ngắn (86-87 ngày).