Nguyễn Thanh Hiệu * Dương Nhựt Long

* Tác giả liên hệ (old_thanhhieu@ctu.edu.vn)

Abstract

The current study was conducted in night paddy fields with areas ranged from 3.000-5.000 m2 in Long My and Vi Thuy districts, Hau Giang province. Three treatments of stocked fish compositions including 15, 20 and 25% of Vietnamese and Hungarian common carps; 50, 40 and 30% of tilapia; 10% of kissing gouramy and 10% of silver carp. The stocking density was 2 fingerlings/m2 for all treatments. In all treatment, the water quality parameters fluctuated in the suitable ranges for fish growth normally. However, transparency (8.3-9.3 cm) and DO (2.76-3.30 mg/l) decreased at the end of culture period. Chlorophyll-a in these fields were low, ranging from 9.63 to 26.5 mg/m3. The daily growth rates of Vietnamese carp, Hungarian carp, tilapia, snakeskin gourami, and silver carp was 1,28; 1,48; 1,01; 0,3, and 1,09g/day,  respectively. Survival rates and productivity of Vietnamese carp, Hungarian carp, tilapia, snakeskin gourami, and silver carp were 11,9% and 107 kg/ha; 16,4% and 186 kg/ha; 27,4% and 407 kg/ha; 31,9% and 36,4 kg/ha; and 46,3% and 182 kg/ha. There was an significant difference in productivity ofVietnam?s carp andHungary?s carp in 3 treatments. The productivity from the first to the third treatments were 1.006 kg/ha; 920 kg/ha; and 836 kg/ha, respectively. Profit and benefit-cost ratio in the first and second experiments were significantly higher than those in the third treatment. Hungary?s carp performed many advantage characteristics thanVietnam?s carp, The Hungarian carp could  be possibly replaced the Vietnamese carp in rice-fish integrated system.
Keywords: survival rate

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện trong chín ruộng lúa có diện tích từ 3.000-5.000 m2 tại hai huyện Long Mỹ và Vị Thủy thuộc tỉnh Hậu Giang từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2009. Nghiên cứu gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, các loài cá thả nuôi bao gồm chép Việt, chép Hungary với tỉ lệ là 15%, 20% và 25%; cá rô phi với tỉ lệ 50%, 40% và 30%; cá sặc rằn và cá mè trắng là 10%. Mật độ thả nuôi trong thí nghiệm là 2 con/m2 ở tất cả các nghiệm thức. Trong các ruộng thí nghiệm thì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho cá cho sinh trưởng bình thường của cá. Tuy nhiên, độ trong (8,3-9,3 cm) và oxy hòa tan  (2,76-3,30 mg/l) giảm thấp vào cuối vụ nuôi, Chlorophyll-a trong ruộng thí nghiệm thấp (9,63-26,5 mg/m3). Tăng trưởng ngày của cá chép Việt, chép Hungary, rô phi, sặc rằn và cá mè trắng ở các nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 1,28; 1,48; 1,01; 0,3 và 1,09 g/ngày. Tỉ lệ sống và năng suất cá chép Việt, chép Hungary, rô phi, sặc rằn và cá mè trắng ở các nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 11,9% và 107 kg/ha; 16,4% và 186 kg/ha; 27,4% và 407 kg/ha; 31,9% và 31,9 kg/ha; 46,3% và 182 kg/ha. Năng suất chép Việt và chépHungary khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) ở ba nghiệm thức. Năng suất cá ở 3 nghiệm thức lần lượt là 1.006 kg/ha; 920 kg/ha và 836 kg/ha. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở nghiệm thức 1 và 2 khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với nghiệm thức 3. Cá chépHungary có những đặc tính ưu việt hơn so với cá chép Việt nên có thể thay thế cá chép Việt trong mô hình lúa cá kết hợp.
Từ khóa: lúa - cá; cá chép

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd C. E, 1990. Water quality in ponds for aquaculture. Deparment of Fisheries and Allied Aquaculture. Alabana Agricultural Experiment Station Auburn University.

Cao Quốc Nam, 2006. Thử nghiệm mô hình nuôi cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan) và trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi trên bờ trong hệ thống lúa - cá - chăn nuôi kết hợp ở vùng ngập vừa của ĐBSCL. Đề tài cấp trường.

Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt bắc Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1980.

Dương Nhựt Long, Lam Mỹ Lan, Nguyễn Văn Lành và Jean Claude Micha. Thực nghiệm nuôi ghép cá trong mô hình Lúa - cá kết hợp ở vùng ĐBSCL. Tạp chí khoa học ĐHCT chuyên ngành Thủy sản, 2004. Trang 279.

Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc huyện Thốt nốt, TPCT. Luận án Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Khoa học môi trường. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường ĐHCT. Trang 36.

Lê Thành Đương, Cao Quốc Nam, Nguyễn Ngọc Sơn, Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Văn Nhựt, Huỳnh Cẩm Linh, Trần Dương Xuân Vinh, Phạm Thị Pari, Nguyễn Thanh Bình và Võ Văn Hà, 2010. Tổng kết và thử nghiệm mô hình nuôi cá đăng quầng trên nền đất lúa trong mùa lũ ở ĐBSCL năm 2006 - 2007.

Lê Thành Đương, Cao Quốc Nam, Trần Văn Sáu, Võ Thị Thu Hương Nguyễn Hoà Châu và Nico Vromat, 1998. Kết quả nghiên cứu Lúa - cá năm 1998. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, Cần Thơ, 1999. Trang 243.

Lê Thành Đương, Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Văn Nhật, Nguyễn Thanh Bình, Huỳnh Cẩm Linh, Dương Trí Dũng và Cao Quốc Nam 2002. Thử nghiệm mô hình nuôi bán thâm canh trong hệ thống canh tác lúa - cá nước ngọt ở vùng ĐBSCL. Đề tài cấp bộ.

Nguyễn Thị Thanh Nga, 2007. Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác Lúa - cá và lúa độc canh ở vùng dự án thủy lợi Ômôn - Xà No. Luận án thạc sĩ khoa học ngành nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy sản - Trường ĐHCT.

Nguyễn Văn Kiểm, 2004. So sánh một số đặc trưng hình thái, sinh thái sinh hóa và di truyền ba loại hình cá chép (chép vàng, chép trắng và chép Hungary) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ. Khoa Thủy Sản - Trường ĐHCT. Trang 89-92

Phan Văn Thành, 2008. Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình canh tác thủy sản - lúa trên ruộng ở Thành phố Cần Thơ. Luận án thạc sĩ ngành nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy Sản - Trường ĐHCT.

Trương Quốc Phú, 2006. Giáo Trình Quản Lý Chất Lượng Nước Nuôi Trồng Thủy Sản. Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng - ĐHCT.

Võ Văn Hà, 2005. Xác định mức nước tốt nhất cho lúa và cá trong hệ thống lúa - cá nước ngọt ở ĐBSCL. Luận văn thạc sĩ nông học 64 trang. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường ĐHCT.