Ngày xuất bản: 01-05-2012

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ ETHEPHON DẠNG ĐƠN VÀ KẾT HỢP VỚI GA3, CACL2 TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM MẬT (CITRUS SINENSIS (L.) OSBECK)

Lê Văn Hòa, Phạm Thị Phương Thảo, Lê Huyền Trang
Tóm tắt | PDF
Với mục đích cải thiện màu sắc và kéo dài thời gian bảo quản trái cam Mật, các nghiệm thức sử dụng ethephon dạng đơn và kết hợp được thực hiện. Các hóa chất đươ?c phun đều trên trái va?o thơ?i điê?m 1 tuâ?n (Ethephon) và 1 tháng (CaCl2 và GA3) trươ?c thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả tốt trong việc làm biến đổi màu sắc vỏ trái cam Mật với trị số ?E và luôn ở mức cao nhất. Các chỉ tiêu độ Brix, pH ổn định. Bên cạnh đó, khi xử lý Ethephon kết hợp với CaCl2 và GA3 giúp hạn chế sự tổn thất về trọng lượng và hàm lượng vitamin C trong quá trình tồn trữ, có thể kéo dài tuổi thọ trái cam Mật đến 5 tuần mà giá trị cảm quan trái vẫn ổn định trong suốt quá trình tồn trữ.

GIAI ĐOẠN CHO ĂN THÍCH HỢP CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ CÁ TẠP BẰNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES)

Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Hoàng Đức Trung, Trần Lê Cẩm Tú, Bùi Minh Tâm, Bùi Vũ Hội, Trịnh Mỹ Yến
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm này được tiến hành nhằm xác định thời điểm và phương thức tập ăn thức ăn chế biến hiệu quả trong ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes). Chín nghiệm thức với các thời điểm sử dụng thức ăn chế biến (TACB) khác nhau (20, 30, 40 ngày sau nở ) và phương thức thay thế thức ăn tươi sống bằng TACB khác nhau (10%/ngày, 10%/2 ngày, 10%/3 ngày) được thực hiện. Cá được bố trí trên 27 bể nhựa (V=100L) với mật độ 200 con/bể. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 10 tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng tỉ lệ sống của cá lóc bông giống tập ăn ở giai đoạn 20 ngày sau nở thấp hơn có ý nghĩa so với 30 và 40 ngày sau nở (p

THỰC TRẠNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Tấn Lợi, Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Văn Thao
Tóm tắt | PDF
Với mục tiêu sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của toàn huyện, bao gồm: (i) đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010, (ii) Xây dựng các phương án và đề xuất giải pháp cho từng phương án sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. Qua phương pháp thống kê, phân tích số liệu kinh tế xã hội và môi trường đã đánh giá được một số kết quả như sau: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền có sự thay đổi lớn so với năm 2005. Kết quả đánh giá nguồn tài nguyên phân ra được 4 vùng thích nghi với 4 loại hình sử dụng đất chính như 03 lúa, 02 lúa ? màu, cây ăn trái và chuyên màu trên những nhóm nông hộ theo 02 tiêu chí kinh tế xã hội và môi trường. Qua kết quả tổng hợp đề xuất được 02 phương án sử dụng đất được phù hợp theo từng vùng thích nghi với các giải pháp khác nhau. Kết quả của đề tài giúp huyện định hướng và hoạch định được chính sách về sử dụng đất đai ở nông thôn cho huyện mang tính bền vững và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, môi trường và thực tiễn địa phương.

THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN DƯA CẢI TẠI LÀNG NGHỀ TÂN LƯỢC (BÌNH TÂN - VĨNH LONG)

Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sơ bộ thực trạng chế biến dưa cải tại làng nghề Tân Lược (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) dựa trên việc đánh giá các vấn đề kỹ thuật và an toàn thực phẩm được áp dụng tại làng nghề. Dựa trên quy trình sản xuất và thủ tục làm vệ sinh tại 27 cơ sở chế biến, mẫu chọn lọc từ 3 cơ sở đại diện được sử dụng để xác định các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trong các mẫu nước rửa, nước muối, nguyên liệu và sản phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy, quy trình lên men truyền thống được phát triển rộng lớn như một nghệ thuật, ít quan tâm đến nguyên lý khoa học. Các thông số kỹ thuật không được kiểm soát chặt chẽ. Khối lượng mẫu lên men dao động từ 5 kg đến 50 kg. Lên men trong môi trường thích hợp cho vi khuẩn lactic hoạt động nhờ sự bổ sung từ 3,5% đến 4% NaCl trong dịch lên men. Thời gian lên men dao động trong khoảng 8 -12 ngày. Với quy trình chế biến và thiết bị sử dụng tương đối đơn giản, các vấn đề về vi sinh và biến đổi sinh hóa xảy ra trong quá trình chế biến vẫn chưa hiểu biết đầy đủ. Về phương diện vi sinh, các mẫu nước sử dụng, nguyên liệu và thành phẩm đều vượt quá giới hạn quy định.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ THỜI GIAN PHƠI BÃI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA)

Ngô Thị Thu Thảo, Lâm Thị Quang Mẫn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn và thời gian phơi bãi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata). Thí nghiệm hai nhân tố được tiến hành với 9 nghiệm thức và 3 lần lặp lại ở các độ mặn khác nhau (10, 20, 30?) kết hợp với thời gian phơi bãi khác nhau (2, 4, 6 giờ). Nghêu ở hai nhóm kích cỡ là loại lớn (dài: 23mm) và loại nhỏ (dài: 14mm) được thả vào trong bể Composite có thể tích 200 lít. Nghêu được cho ăn hàng ngày bằng khẩu phần tảo Chlorella sp. và  Chaetoceros sp. theo tỉ lệ (1:1) với mật độ tảo ~ 300.000 tb/ml. Kết quả sau 60 ngày thí nghiệm  đối với nghêu loại nhỏ, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 10? kết hợp với thời gian phơi bãi 2 giờ (87,78%), đối với nghêu loại lớn thì tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 10? và phơi bãi 4 giờ (97,8%). Độ mặn 30? kết hợp với thời gian phơi bãi 6 giờ đã làm giảm đáng kể tỉ lệ sống của nghêu ở các kích cỡ thí nghiệm (11,1 và 12,2%). Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu cho việc chọn lựa địa điểm nuôi và quản lý chăm sóc mô hình nuôi nghêu một cách có hiệu quả.

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PACLOBUTRAZOL VÀ BIỆN PHÁP PHỦ LIẾP LÊN SỰ RA HOA VỤ SỚM DÂU HẠ CHÂU (BACCAUREA RAMIFLORA LOUR.) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Lê Minh Quốc
Tóm tắt | PDF
Đê? ta?i đươ?c thư?c hiê?n nhă?m xác định liều lượng paclobutrazol (PBZ) trong điều kiện có và không phủ liếp lên sự ra hoa vụ sớm dâu Hạ Châu. Thí nghiệm được thực hiện trên cây dâu Hạ Châu 12 năm tuổi tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 7/1011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Nhân tố thứ nhất là liều lượng PBZ (0, 0,5, 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán) và nhân tố thứ hai là có và không có phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp. Kết quả cho thấy liều lượng PBZ xử lý có tương quan nghịch với hàm lượng chất giống như GA3 và tương quan thuận với tỉ lệ C/N trong lá. Biện pháp phủ liếp góp phần làm cho cây dâu ra hoa sớm hơn, tăng tỉ lệ ra hoa và tăng năng suất trái. Xử lý PBZ với liều lượng từ 0,5-1,0 g a.i./m đường kính tán kết hợp với phủ liếp làm cho dâu ra hoa sớm hơn từ 8-15 ngày, tăng tỉ lệ ra hoa, tăng khối lượng trung bình trái, khối lượng trái trên chùm và dẫn đến tăng năng suất hơn hai lần so với đối chứng.

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM PHUN THIOUREA SAU KHI XỬ LÝ PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI TƯỚI QUA ĐẤT ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT, VÀ PHẨM CHẤT MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Lê Bảo Long, Trần Thị Bích Vân, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Để xác định thời điểm phun Thiourea sau khi tưới Paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3), một thí nghiệm đã được thực hiện tại huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh, cây măng cụt 14 năm tuổi được chọn làm thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 7 nghiệm thức: (1) nghiệm thức đối chứng không phun thiourea cũng như áp dụng PBZ và KClO3; (2), (3), và (4) phun Thiourea 0,4% sau khi tưới PBZ (2 g a.i./m đường kính tán) 1, 2 và 3 tháng; (5), (6), và (7) phun Thiourea 0,4% sau khi tưới KClO3 (40 g a.i./m đường kính tán) 1, 2 và 3 tháng. Kết quả thí nghiệm cho thấy: thời điểm phun Thiourea có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa, năng suất, và phẩm chất trái. Phun thiourea 2 tháng sau khi áp dụng PBZ hoặc KClO3 có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun lúc 1 và 3 tháng. 

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LỤC BÌNH VÀ RƠM LÀM NGUYÊN LIỆU NẠP BỔ SUNG CHO HẦM Ủ BIOGAS

Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Trường Thành, , Nguyễn Trương Nhật Tân, Lê Ngọc Phúc, Nguyễn Trí Ngươn
Tóm tắt | PDF
Trong những năm qua hầm ủ biogas được triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long khá chậm do phân heo - nguồn nguyên liệu chính để nạp cho hầm ủ - cung cấp không ổn định bởi các yếu tố như dịch bệnh, giá cả. Vì vậy nghiên cứu này tập trung vào việc tìm kiếm một số loại nguyên liệu có thể dùng làm nguyên liệu nạp cho hầm ủ biogas bên cạnh nguồn nguyên liệu chính là phân heo (PM) để giải quyết vấn đề này. Hai loại nguyên liệu địa phương phổ biến là lục bình (WH) và rơm sau ủ nấm (RS) được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu trên các mô hình bể phản ứng yếm khí theo mẻ để phân hủy các hỗn hợp phân heo và lục bình (PM+WH); phân heo và rơm sau ủ nấm (PM+RS) trong 28 ngày. Kết quả thí nghiệm đã khẳng định có thể sử dụng lục bình và rơm sau ủ nấm làm nguyên liệu phối trộn với phân heo để nạp vào hầm ủ biogas trong trường hợp thiếu hoặc thậm chí không có nguồn phân heo.

TẠO TÁI TỔ HỢP ADN VP28 CỦA VI-RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV) TRÊN TÔM SÚ

Bùi Thị Bích Hằng
Tóm tắt | PDF
Vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) là một trong những vi-rút gây nguy hiểm cho tôm sú (Penaeus monodon). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tạo tái tổ hợp ADN của gen VP28 ở WSSV để sử dụng làm kháng nguyên cho việc phát triển kháng thể. Đoạn ADN của VP28 được khuếch đại từ vi-rút gây bệnh đốm trắng trên tôm sú thông qua biểu hiện vạch sáng đặc hiệu 516bp. Tiến hành phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme giới hạn BamHI và PstI, gắn kết với plasmid pUC18 bằng enzyme T4 DNA ligase. Tổ hợp VP28-pUC18 được biến nạp vào vi khuẩn Escherichia coli XL1Blue, tiến hành kiểm tra khuẩn lạc của vi khuẩn E.coli sau khi biến nạp cho thấy vi khuẩn có mang đoạn ADN VP28 của WSSV.

ĐA DẠNG LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở AN GIANG

Nguyễn Thanh Tùng, Hồ Minh Thuấn, Nguyễn Thị Kim Phước
Tóm tắt | PDF
Trên cơ sở phân tích 2.104 cá thể giun đất trong 235 hố định lượng ở 34 điểm thu mẫu ở An Giang. Kết quả cho thấy, có 27 loài giun đất, thuộc 7 giống và 5 họ, giống Pheretima chiếm ưu thế (19 loài). Trong các loài trên có 2 loài mới công bố cho khoa học (Ph. mangophila Nguyen, 2011; Ph. thaii Nguyen, 2011), 1 loài mới gặp lần đầu ở Việt Nam (Drawida barwelli), 6 loài mới ghi nhận lần đầu ở An Giang (Lampito mauritii, Ph. bahli, Ph. californica, Ph. peguana, Glyphidrilus papillatus, Dichogaster bolaui), có 11 taxon chưa định được tên khoa học đến loài (hầu hết là loài mới, đang chờ công bố). Khu hệ giun đất ở An Giang có mật độ và sinh khối trung bình là n = 64 con/m2, p = 36,15 g/m2, Ph. posthuma là loài chiếm ưu thế nhất. Đặc điểm phân bố giun đất ở khu vực này tuân theo quy luật phân bố của giun đất ở Việt Nam: vùng núi phong phú về số lượng loài nhưng mật độ và sinh khối thấp hơn đồng bằng; mùa mưa có số lượng loài, mật độ và sinh khối thấp hơn mùa khô (trừ vùng đồng bằng); hệ số đa dạng giảm dần theo mức độ tác động của con người lên các sinh cảnh nhưng, mật độ và sinh khối thì ngược lại.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN NÔNG DÂN CANH TÁC CÂY ĂN TRÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Ngọc Thạch, Dương Thái Đức
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh trọng điểm về cây ăn trái của vùng ĐBSCL nhằm phân tích thực trạng hoạt động huấn luyện nông dân. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua điều tra KIP, PRA kết hợp với điều tra 183 mẫu bằng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Kết quả cho thấy Hội nông dân là tổ chức thu hút nông dân làm vườn tham gia đông nhất. Kiến thức làm vườn của nông dân tích lũy được từ người hàng xóm và bà con dòng họ, xem chương trình khuyến nông trên TV, và tham dự các lớp tập huấn. Cơ hội cho các nhà vườn tiếp xúc và trao đổi với CBKN còn rất hạn chế. Hình thức tập huấn còn mang nặng lý thuyết, chưa kết hợp với thực hành, tham quan hoặc xây dựng mô hình. Phương pháp thuyết giảng kết hợp phát tài liệu và quản cáo còn rất phổ biến. Hạn chế lớn nhất là chưa đáp ứng nhu cầu về chuyên đề tập huấn và số lượng tham gia của nông dân. Cần có sự phối hợp của Hội nông dân, Câu lạc bộ khuyến nông và các tổ chức chính trị địa phương đối với hoạt động tập huấn, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ ĐẾN HOẠT ĐỘNG VI SINH VẬT ĐẤT VƯỜN DỪA TRỒNG XEN CACAO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH - BẾN TRE

Tất Anh Thư, Võ Hoài Chân, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ hợp lý đến việc cải tạo độ phì nhiêu đất về mặt sinh học đất thông qua việc đánh giá tổng vi sinh vật, vi sinh vật phân hủy cellulose và hoạt động của enzyme catalase. Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức so sánh giữa sử dụng chỉ phân bón vô cơ theo các liều lượng khác nhau với nghiệm thức sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ lượng thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy vào giai đoạn 30 ngày sau khi bón phân, bón hoàn toàn phân vô cơ có tổng mật số vi sinh vật trong đất cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với việc bón phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Tuy nhiên, mật số vi sinh vật phân huỷ cellulose và hoạt độ của enzyme catalase thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức bón hữu cơ kết hợp với phân vô cơ lượng thấp. Vào giai đoạn 90 ngày sau khi bón phân tổng vi sinh vật trong đất, mật số vi sinh vật phân huỷ cellulose và hoạt độ enzyme catalase trong đất ở các nghiệm thức sử dụng phân vô cơ đều thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kế so với các nghiệm thức bón phân hữu cơ kết hợp vô cơ lượng thấp...

SỰ TÍCH TỤ HÀM LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ TRONG NƯỚC VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Châu Minh Khôi, Châu Thị Nhiên, Hứa Hồng Nhã
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước từ nước thải của các ao nuôi cá tra thâm canh dựa vào khảo sát hàm lượng các dạng đạm (N), lân (P) vô cơ và hữu cơ tích lũy trong nước và đáy ao theo thời gian sinh trưởng của cá. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng N và P vô cơ hòa tan trong 9 mẫu nước lấy từ các ao nuôi cá tra thâm canh ở các địa phương khác nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long đều ở mức cao, biến động trong khoa?ng 0,5 ? 11,6 ppm đối với N và 0,05 ?   7,7 ppm đối với P. So với các thành phần hữu cơ, thành phần N và P vô cơ chiếm tỷ lệ cao trong nước ao và đạt cao nhất vào giai đọan cá 3-4 tháng tuổi. Tỷ lệ N/P trong nước ao đạt giá trị

QUAN HỆ GIỮA CÁC GIỐNG, LOÀI HOA LAN (ORCHIDACEAE) DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trần Nhân Dũng, Trương Trọng Ngôn
Tóm tắt | PDF
Mối quan hệ của 37 loài hoa lan thuộc hai họ phụ là Cypripedioideae và Orchidioideae được phân tích, xếp nhóm thông qua các chỉ tiêu hình thái và nông học. Các chỉ tiêu hình thái và nông học sau khi được thu thập, mã hóa và xử lý thống kê bằng chương trình NTSYSpc 2.1 được phân tích theo phương pháp UPGMA. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được ba loài Dendrobium pulchellum, Dendrobium Gatton Sunray và Dendrobium moschatum có mối quan hệ rất gần nhau, mức tương đồng lần lượt là 96,5% và 95%. Dendrobium anosmum 'Alba' và Dendrobium parishii 'Alba' có mối quan hệ rất gần nhau, mức tương đồng 98%. Tương tự, Dendrobium anosmum (Hawaii) và Dendrobium parishii giống nhau đến 95%. Ba loài Brassavola nodosa, Brassavola digbyana và Brassavola ?Jimminey Cricket? cho kết quả rất giống nhau. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 loài thuộc 5 chi/giống khác nhau là Renanthera, Rhynchostylis, Acampe, Aerides và Ascocentrum nhưng chúng có quan hệ khá gần và có khả năng lai tạo được với nhau để tạo cá thể mới có đặc tính mong muốn. Nghiên cứu kiểu hình này làm một bằng chứng cho việc đánh giá mối quan hệ giữa các loài lan thông qua các chỉ tiêu hình thái. Từ đó, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị để chọn lựa bố mẹ làm vật liệu lai tạo ra cá thể lai có đặc điểm mong muốn.

THÀNH PHẦN LOÀI MUỖI CULEX- MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ MUỖI VÀ TỶ LỆ NHIỄM VIRÚT VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO TẠI TP CẦN THƠ VÀ TỈNH BẠC LIÊU

Hồ Thị Việt Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu cắt ngang về thành phần loài muỗi Culex và tỷ lệ nhiễm virút VNNB trên heo được thực hiện đồng thời tại quận Ninh Kiều và huyện Cờ Đỏ thuộc thành phố Cần Thơ, huyện Vĩnh Lợi và huyện Đông Hải thuộc tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy muỗi Culex là giống muỗi có mật số cao nhất chiếm tỷ lệ 57,59% trong tổng số muỗi thu thập. Trong tổng số muỗi Culex thu thập được, Culex tritaeniorhynchus có số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ 52, 88%, kế đến là Culex vishnui với tỷ lệ 24,84%. Tỷ lệ nhiễm virút VNNB trên heo có mối tương quan cao với mật độ muỗi trung bình (MĐTB) của muỗi Culex (R2= 0,9996), trong đó tương quan cao với loài muỗi Culex tritaeniorhynchus (R2=0,9998) và Cx. vishnui (R2=0,6629) nhưng không có tương quan với các loài muỗi Culex khác.

HIỆU QUẢ XỬ LÝ RƠM RẠ VÀ PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI CHÂU THÀNH HẬU GIANG

Trần Thị Mil, Võ Thị Gương, Phạm Nguyễn Minh Trung
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiệu quả của việc xử lý rơm rạ và vùi vào đất và sử dụng phân hữu cơ từ bùn ao nuôi cá trong cải thiện năng suất lúa và một số đặc tính đất tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên: 1) Đối chứng, chỉ sử dụng phân vô cơ theo khuyến cáo (80-30-30); 2) Rơm rạ sau thu hoạch được rãi trên ruộng, tươ?i nấm Trichoderma sp. và cày vùi vào đất kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo; 3) Một tấn phân hư?u cơ được ủ từ bùn thải đáy ao nuôi cá  kết hợp 75% phân vô cơ theo khuyến cáo; 4) Rơm rạ sau khi thu hoạch được trãi trên ruộng và đốt kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo; 5) Chỉ sử dụng một tấn phân hữu cơ. Kết quả cho thấy vùi rơm rạ co? xư? ly? nấm Trichoderma, đốt rơm rạ kết hợp với phân vô cơ khuyến cáo giúp tăng hàm lượng chất hữu cơ, N hữu cơ dễ phân hủy và N hữu dụng trong đất có ý nghĩa. Mật số nấm tăng cao, mật số xạ khuẩn phân hủy cellulose có khuynh hướng tăng, nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất lúa ở nghiệm thức đốt rơm rạ không khác biệt so với vùi rơm rạ co? xư? ly? nấm Trichoderma, nhưng cao khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Do đó biện pháp vùi rơm rạ có xử lý Trichoderma và đốt rơm rạ kết hợp với phân vô cơ lượng thấp có triển vọng tốt trong cải thiện khả năng cung cấp N từ đất và giúp tăng năng suất lúa. 

ẢNH HƯỞNG CỦA GAM SORB P ĐẾN KHẢ NĂNG GIỮ ẨM CỦA ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG TRỒNG TRÊN ĐẤT PHONG HÓA TRONG MÙA KHÔ Ở HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Phạm Danh Tướng, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng giảm lượng nước tưới và ảnh hưởng đến năng suất trong canh tác đậu phộng bằng cách sử dụng GAM Sorb P, một dạng của polyme siêu hấp thu. Thí nghiệm trồng đậu phộng giống HL25 trên đất phong hoá tại chỗ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang từ tháng 01 ? 4/2011. Kết quả cho thấy, ẩm độ đất có sự khác biệt, nhưng năng suất thì tương đương nhau ở các nghiệm thức. Vì vậy, việc sử dụng GAM Sorb P ở thí nghiệm này đã giúp tiết kiệm được gần 2/3 tổng lượng nước tưới trong canh tác đậu phộng với chu kỳ tưới 18 ngày/lần (7 lần/vụ 3 tháng) so với đối chứng 6 ngày/lần (17 lần/vụ 3 tháng).

ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG THUỘC CHI DENDROBIUM BẰNG KỸ THUẬT RAPD

Nguyễn Thị Pha, Trần Đình Giỏi, Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hoàng Nhung
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 12 mẫu hoa lan thuộc 9 loài lan rừng và 02 loài lan lai có nguồn gốc từ Thái Lan của chi Dendrobium làm cơ sở di truyền cho công tác lai tạo, khai thác và nhân giống các loài lan rừng ở Việt Nam. Kết quả phân tích di truyền bằng 10 đoạn mồi ngẫu nhiên RAPD cho thấy, tất cả đều cho tính đa hình cao (gần 100% các band đa hình). Các band thu được có kích thước nằm trong khoảng 0.15 kb ? 2kb. Các band có tần số xuất hiện cao nhất ở vị trí 500bp và 600bp. Trong đó, primer OPF 04 cho sản phẩm khuếch đại DNA có số band nhiều nhất (29 band). Các primer cho sản phẩm khuếch đại DNA có số band trung bình là primer  OPF 01, OPF 02, OPF 05, OPF 08, OPR O7, OPA 08, OPA 12 (20-24 band), primer OPR 012 khuếch đại số lượng band ít nhất (14 band). Các band thu được mã hóa bằng hệ nhị phân để phân nhóm di truyền sử dụng phần mềm NTSYS2.1 theo phương pháp UPGMA. Kết quả phân nhóm di truyền 12 mẫu hoa lan thuộc chi Dendrobium cho thấy, sự khác biệt di truyền dao động trong khoảng 0- 42%. Xét ở khoảng tương đồng 59% có thể chia làm 3 nhóm chính: A, B,C. Nhóm A có 7 mẫu lan thuộc 7 loài, nhóm B có 1 mẫu của 1 loài, nhóm C có 4 mẫu thuộc 3 loài. Trong đó nhóm C, các loài có mối quan hệ gần hơn so với nhóm A và B với khoảng tương đồng là 80%, các loài trong nhóm A có quan hệ tương đồng khoảng 61,6%.

NGUỒN GEN KHÁNG RẦY NÂU CỦA CÁC GIỐNG LÚA PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2008-2011

Lê Xuân Thái, Nguyễn Hoàng Khải, Trần Nhân Dũng
Tóm tắt | PDF
Các giống lúa kháng rầy nâu trong bộ sưu tập giai đoạn 2008-2010 đã được thanh lọc khả năng kháng, khảo nghiệm đánh giá năng suất và tính thích nghi, đồng thời đánh giá sự biểu hiện của các gen kháng bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Kết quả cho thấy, có 77 giống chỉ mang gen kháng bph4, 44 giống chỉ mang gen kháng Bph18, và có 31 giống lúa mang cả hai gen kháng bph4 và Bph18. Kết quả khảo nghiệm năng suất các giống lúa tại 3 địa điểm Long An, Cần Thơ và An Giang cho thấy một số giống có năng suất trung bình khá cao và thích nghi tốt ở cả 3 điểm là MTL512, MTL649, MTL657 và OM10043. Trong đó, 2 giống lúa MTL649 và OM10043 vừa cho năng suất cao vừa có tính chống chịu rầy cao tại các điểm thí nghiệm. Hai giống này có triển vọng cao trong sản xuất và làm nguồn vật liệu trong chọn giống ở ĐBSCL.

ẢNH HƯỞNG CỦA QUINALPHOS LÊN MEN CHOLINESTERASE VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ MÈ VINH (BARBODES GONIONOTUS)

Trần Thiện Anh, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Kim Hà
Tóm tắt | PDF
Quinalphos là thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ được sử dụng rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thuốc thường được phun một vài lần trong một vụ lúa và có thể ảnh hưởng đến các loài cá nuôi kết hợp trong ruộng lúa, trong đó có cá mè vinh (Barbodes gonionotus). Thí nghiệm được tiến hành với cá mè vinh giống kích cỡ 10-15 g, cá được cho tiếp tiếp xúc với 4 nồng độ thuốc quinalphos gồm 0,0; 0,0856; 0,1712 và 0,428 mg/L để xác định những thay đổi hoạt tính men cholinesterase (ChE) của cá và với 5 nồng độ quinalphos gồm 0,0; 0,0856; 0,1875; 0,58 và 0,856 mg/L để xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc lên tăng trưởng của cá mè vinh. Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị LC50-96 giờ của  quinalphos đối với cá mè vinh là 0,856 mg/L; quinalphos làm giảm có ý nghĩa thống kê (p

XáC ĐịNH LƯU TốC CủA DòNG CHảY NƯớC THảI QUA VùNG Rễ KHU ĐấT NGậP NƯớC KIếN TạO CHảY NGầM BằNG PHƯƠNG PHáP LƯU VếT

Lê Anh Tuấn, Johan Dure, Guido Wyseure
Tóm tắt | PDF
Bốn thí nghiệm chất lưu vết là muối ăn (Sodium Chloride, NaCl) đã được tiến hành nhằm xác định lưu tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải sinh hoạt đi qua vùng rễ của khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Dòng chảy là đồng nhất qua mặt cắt ngang của hệ thống đất ngập nước kiến tạo đã được xây dựng tại Đại học Cần Thơ. Thời gian tồn lưu chuẩn (hoặc lý thuyết) qua tầng rễ là 18 ngày dựa theo tính toán tỉ số giữa thể tích rỗng của khu đất ngập nước, độ rỗng của môi trường xốp và lưu lượng đi qua hệ thống. Lưu tốc trung bình lớn nhất của dòng chảy được xác định là 0,67 m/ngày. Kết quả cũng đã chứng minh việc dùng muối ăn làm chất lưu vết là một biện pháp rẻ tiền và bền vững để xác định lưu tốc trong một khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Điều này có thể xem như một sáng tạo trong nghiên cứu đất ngập nước kiến tạo trong các nước đang phát triển như ViệtNam.

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN NẤM MEN TỪ NƯỚC THỐT NỐT THU HOẠCH Ở TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, Neáng Thơi
Tóm tắt | PDF
Với mong muốn tạo ra sản phẩm rượu vang thốt nốt từ nấm men thuần chủng, góp phần sử dụng hiệu quả nguyên liệu sau thu hoạch và tăng thu nhập cho người dân địa phương, nội dung nghiên cứu bao gồm (i) khảo sát các yếu tố thời gian thu mẫu (buổi sáng, buổi chiều), (ii) điều kiện xử lý nước thốt nốt đến khả năng phân lập nấm men và (iii) tuyển chọn nấm men có hoạt lực lên men cao. Kết quả thu được cho thấy có 18 dòng nấm men được phân lập từ nước thốt nốt thu hoạch ở Tri Tôn, An Giang. Điều kiện xử lý nước thốt nốt không ảnh hưởng nhưng thời gian thu hoạch mẫu ảnh hưởng đến khả năng phân lập nấm men. Dòng nấm men tuyển chọn, được phân lập từ nước thốt nốt buổi chiều không xử lý chứng tỏ là dòng nấm men tốt nhất để làm rượu vang thốt nốt có hàm lượng rượu cao (13-14% v/v).

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS ĐẾN HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE VÀ GLUTATHIONE-S-TRANSFERASE CỦA CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO)

Nguyễn Quang Trung, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất lúa để khống chế dịch bệnh; và dư lượng của thuốc có thế ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sinh vật nhất là cá và giáp xác. Sử dụng hoạt tính của men (enzyme) trong cá nhất là những loài nuôi phổ biến trên ruộng như cá chép, mè vinh,? để làm chất chỉ thị cho sự ô nhiễm thuốc trừ sâu là xu hướng mới. Nghiên cứu được thực hiện với hai thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất là xác định giá trị LC50-96 giờ của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên cá chép (Cyprinus carpio) cỡ giống. Thí nghiệm thứ hai là xác định sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos đến những thay đổi hoạt tính men cholinesterase (ChE) và glutathione-S-transferase (GST) của cá chép (Cyprinus carpio). Thí nghiệm được thực hiện với 4 nồng độ là 0; 0,076; 0,152 và 0,380 mg/L, mật độ cá thí nghiệm là 15 con/bểkính 60 L nước, mỗi nồng độ được lập lại 3 lần, và thời gian thí nghiệm là 28 ngày. Kết quả thí nghiệm đã xác định được giá trị LC50-96 giờ của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos đối với cá chép là 0,76 mg/L. Quinalphos làm giảm có ý nghĩa thống kê (p0,05) về hoạt tính của men glutathione-S-transferase (GST) ở não, cơ và mang của cá trong thời gian thí nghiệm. Mức độ ức chế hoạt tính ChE có thể sử dụng để đánh giá mức độ nhiễm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ trên đồng ruộng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH

Trương Quốc Phú, Trần Kim Tính
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định các loại thuốc, hóa chất được sử dụng trong nuôi cá tra và thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh. Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất được sử dụng trong nuôi cá được thu thập bằng cách phỏng vấn 30 hộ nuôi bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Thành phần hóa học được xác định bằng cách phân tích mẫu bùn đáy của 3 ao nuôi vào thời điểm giữa và cuối vụ nuôi. Kết quả cho thấy có 28 loại hóa chất cải tạo ao và khử trùng nước, 14 loại hóa chất bổ sung vào thức ăn và 14 loại kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi cá. Hầu hết các loại thuốc, hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi đều là các chất hữu cơ ở dạng hòa tan, ít có khả năng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của bùn đáy ao. Hàm lượng chất hữu cơ, TN và TP trong bùn đáy ao cá tra khá cao, hàm lượng yếu tố  đa, vi lượng ở mức trung bình và hàm kim loại nặng rất thấp. Có thể dùng bùn đáy ao nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng.    

TÁC ĐỘNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN NUÔI TÔM TỪ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG LÚA ? TÔM VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Cảnh Dũng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của việc trồng lúa đến hiệu quả nuôi tôm trong hệ thống lúa tôm quảng canh cải tiến ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể tại xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được thực hiện bằng điều tra với phiếu câu hỏi có cấu trúc trên 120 hộ đang canh tác mô hình này ở nhiều mức độ trồng lúa khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy rằng trồng lúa có tác động kinh tế tích cực đến hiệu quả nuôi tôm cũng như hiệu quả toàn hệ thống lúa tôm khi so sánh với mô hình chỉ nuôi tôm độc canh (không trồng lúa trên ruộng lúa ? tôm). Các chính sách khuyến khích và biện pháp giúp người dân trồng lúa luân canh hiệu quả trên ruộng lúa ? tôm, nhất là sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và tập huấn các kỹ thuật canh tác cho người dân là cần thiết thực hiện, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ven biển.

KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Thị Phương Thúy, Dương Thị Bích Huyền, Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Sự hấp phụ lân (P) trong đất có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp P dễ tiêu cho cây trồng và khả năng rửa trôi lân ra môi trường. Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng hấp phụ P trong đất trên 24 mẫu đất trồng rau màu ở Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành-Trà Vinh có hàm lượng lân dễ tiêu Bray 1 từ thấp đến cao. Khả năng hấp phụ P trong đất được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: (i) Phần trăm hấp phụ P trong đất, (ii) hàm lượng P hấp phụ lớn nhất qm trong đất xác định theo phương trình Langmuir và (iii) khả năng hấp phụ lân trong đất dựa vào hệ số góc của đường thẳng tiếp tuyến với đường cong biểu diễn mối tương quan giữa lượng hấp phụ lân (Q) và nồng độ lân cân bằng trong dung dịch (C). Kết qua? nghiên cứu cho thấy sự cố định lân đạt rất cao (>95% so với lượng lân bón vào) trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình và thấp hơn trên đất có hàm lượng lân cao (15-95% so với lượng lân bón vào) tùy thuộc vào sa cấu đất. Hàm lượng lân cố định tối đa trên đất có sa cấu sét và sét pha thịt là 400-714mgP/kg; trên đất có sa cấu thịt pha sét là 227-555mgP/kg; trên đất cát pha thịt là 200-357mgP/kg. Trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, sự hấp phụ lân thấp, nhất là trên đất có sa cấu cát do đó cần chú ý giảm hàm lượng lân sử dụng để tăng hiệu qua? phân lân và giảm tác hại môi trường.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BIOGRO, PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN RUỘNG LÚA

Tô Lan Phương, Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Kim Chung, Trần Minh Hải
Tóm tắt | PDF
Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm nhằm đánh giá tác động của phân BioGro và phương pháp tưới ngập - khô xen kẽ đến năng suất lúa và sự phát thải khí nhà kính metan và oxid nitơ.  Thí nghiệm 1 được bố trí 2 nhân tố theo lô phụ. Phương pháp tưới là lô chính bao gồm 2 mức độ: (1) ngập liên tục và (2) ngập - khô  xen kẽ. Liều lượng bón phân là lô phụ, gồm 3 mức độ (1) bón phân hóa học 90 kgN/ha, (2) bón phân BioGro và phân hóa học 45kgN/ha (giảm 50% N), (3) bón phân hóa học 45 kgN/ha. Thí nghiệm 2 thực hiện trong chậu xi măng sau khi loại bỏ nghiệm thức (3) bón phân hóa học 45 kgN/ha ở thí nghiệm 1. Thực hiện thí nghiệm 2 để thu thập và phân tích lượng khí thải metan và oxid nitơ. Kết quả cho thấy phương pháp bón phân BioGro và tưới tiết kiệm nước đều cho hiệu quả cao hơn phương pháp truyền thống trong vụ Hè Thu. Bón phân BioGro giảm 50%N cho năng suất 5tấn/ha tương đương với bón 100% phân N hóa học. Phương pháp tưới ướt khô xen kẽ giảm được 3 lần bơm tưới, tiết kiệm được 400m3 (khoảng 22%) ở vụ Hè Thu đồng thời làm tăng năng suất 170 kg/ha. ở thí nghiệm 2, phương pháp bón phân BioGro làm giảm lượng phát thải khí metan và oxid nitơ so với kỹ thuật trồng lúa thông thường. Phương pháp tưới tiết kiệm nước làm giảm lượng khí metan sinh ra nhưng lại làm tăng phát thải khí oxid nitơ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.

ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Nguyễn Thị Kim Hà, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Văn Toàn, Lê Thị Trúc Mơ, Đoàn Minh Hiếu
Tóm tắt | PDF
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nước ngọt phổ biến đang được nuôi và xuất  khẩu chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra giai đoạn giống. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm là: (i) ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng  và (ii) ảnh hưởng của oxy lên độ tiêu hóa của cá tra ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa (tương ứng với 2,38; 4,77 và 7,95 mgO2/l ở nhiệt độ 270C) trong bể 1m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa có tốc độ tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa đạm và năng lượng cao hơn  có ý nghĩa (p0,05). Tuy nhiên, hàm lượng glucose của cá tra khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60% bão hòa cao hơn có ý nghĩa (p

MÔ HÌNH CANH TÁC CÓ HIỆU QUẢ CHO VÙNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY KHÍ - ĐIỆN - ĐẠM TẠI XÃ KHÁNH AN, HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU

Lê Tấn Lợi, Nguyễn Hữu Kiệt, Hồ Minh Tâm
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong vùng dự án xây dựng nhà máy Khí - Điện - Đạm, nghiên cứu và đề xuất các mô hình canh tác có hiệu quả cho khu vực tái định canh xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Kê?t qua? cho thâ?y: Sau khi thực hiện dự án, đời sống kinh tế xã hội của người dân chưa được ổn định, số người không có việc làm tăng, số còn lại thì không có công việc ổn định. Công tác hỗ trợ tái định cư - định canh cho người dân đang gặp khó khăn do chưa xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Khó khăn trong canh tác nông nghiệp do đất bị nhiễm phèn, việc đầu tư cho sản xuất của người dân còn yếu. Khảo sát cu?ng cho thấy trong khu tái định canh có 4 loại mô hình canh tác: (1) đô?c canh lúa; (2) lúa ? chăn nuôi; (3) lúa ? chăn nuôi ? màu; (4) lúa ? cá ? chăn nuôi ? màu. Theo kết quả đánh giá cho thấy có 2 mô hình có hiệu quả được lựa chọn và đề xuất để canh tác là mô hình lúa ? chăn nuôi ? màu và mô hình lúa ? cá ? chăn nuôi ? màu.

SỰ RA HOA TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ XỬ LÝ ĐẾN SỰ RA HOA CỦA HAI GIỐNG PHÁT TÀI LÁ SỌC VÀ LÁ XANH (DRACAENA FRAGANS L.) TẠI CẦN THƠ

Trần Sỹ Hiếu, Trần Văn Hâu, Phạm Tuân
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiên nhằm tìm hiểu sự ra hoa trong điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ xử lý đến sự ra hoa của hai giống Phát Tài lá sọc và lá xanh. Khảo sát sự ra hoa được thực hiện trên 30 cây Phát Tài giống lá sọc đã ra hoa ở sáu hộ gia đình tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ trong tháng 2/2009. Thí nghiệm xử lý ra hoa là thí nghiệm thừa số ba nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với một cây. Nhân tố thứ nhất là thời gian xử lý (7, 14 và 21 ngày), nhân tố thứ hai là nhiệt độ xử lý (15oC và 18oC) và nhân tố thứ ba là giống Phát Tài (lá sọc và lá xanh). Hai nghiệm thức đối chứng (để tự nhiên, không xử lý) bao gồm ba cây giống lá sọc và ba cây giống lá xanh. Kết quả cho thấy cây Phát Tài ra hoa tự nhiên ở điều kiện nhiệt độ thấp nhất trung bình trong tháng Hai là 18,6oC. Cây ra hoa có độ tuổi từ 2-5 năm, chiều cao từ 0,52-2,8 m, tổng số lá/cây từ 23-124 lá. Xử lý ở nhiệt độ 15oC cho tỷ lệ ra hoa (82,5%) cao hơn so với xử lý ở nhiệt độ 18oC (26,3%). Thời gian xử lý nhiệt độ thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa nhưng thời gian xử lý 7 ngày có số chùm hoa/phát hoa nhiều hơn so với xử lý 14 hay 21 ngày. Giống lá sọc không ra hoa khi xử lý ở 18oC trong 14 hay 21 ngày. Có thể tiến hành xử lý cho cây Phát Tài ra hoa bằng cách đặt cây trong điều kiện nhiệt độ 15oC trong 7 ngày. 

TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG

Hồ Thị Việt Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tình hình bệnh Gumboro trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2010. Kết quả cho thấy có 18 đàn gà mắc bệnh Gumboro từ 22 đàn nghi ngờ. Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Gumboro là (22,30%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,62%). Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Gumboro cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà nhỏ hơn 30 ngày tuổi (62,5%), kế đến là gà từ 30-45 ngày tuổi (53,85%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (23,08%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm vaccine (70,0%), kế đến là các gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%) và gà được tiêm vaccine 2 lần (28,57%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ đàn nhiễm giữa các giống gà.

ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG XOÀI (MANGIFERA SP.) BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ

Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang
Tóm tắt | PDF
Ba mươi sáu giống xoài được thu thập trong một số tỉnh của Việt Nam, phần lớn tập trung ở tỉnh Đồng Tháp được phân tích đa dạng về di truyền thông qua việc sử dụng kỹ thuật Amplified Fragments Length Polymorphism (AFLP) và kỹ thuật giải trình tự dựa trên đoạn gen ITS (Internal Transcrip Space). Kết quả phân tích cho thấy, có 149 dấu phân tử AFLP được ghi nhận, trong đó có 49 dấu phân tử có tần số xuất hiện cao xuất hiện ở tất cả các giống xoài với tương quan di truyền r=0,853. Kết quả phân tích trình tự ITS của các giống tìm được 2934 cây phả hệ. Sau cùng phần mềm chọn được cây phả hệ chung nhất như giản đồ hình 4. Chỉ số CI (Consistency index) CI = 0.4594. Khi phân tích giống loài các cá thể có quan hệ cùng loài chỉ số này lớn hơn 7. CI=0,459 cho thấy các trình tự rất đa dạng, thay đổi nhiều. Trong tập đoàn phân tích có nhiều nhân tố biến động. Kết hợp tương quan phân tích AFLP và ITS, kết quả cho thấy hai giống xoài Đá và xoài Gạo chỉ là một; hai giống xoài Bôm, xoài úc Kensington Pride chỉ là một. Xoài Thủy Triều Nha Trang và những dạng xoài có dạng tương tự ở Nha Trang có cùng nguồn gốc với xoài Thanh Ca ở miền Nam. Xoài Bac-Tam-Bang, một giống xoài ưa thích của người Campuchia, là một dạng của xoài Hòn xanh 19. Xoài Cát Chu có nhiều kiểu hình và kiểu gen khác nhau. Xoài Thanh Ca có thể là tổ tiên của nhiều giống xoài phổ biến đương đại như xoài Tượng, Thơm, Cát Chu. Các giống xoài ăn xanh Thái Lan có kiểu hình, kiểu gen riêng khác với các giống xoài Việt Nam. Riêng giống xoài Manduongcao có gen nào đó giống xoài Tượng. Xoài Yên Châu ở miền Tây Bắc Việt Nam lại có cùng nguồn gốc với xoài úc Kensington Pride, xoài Bôm, hai giống xoài đồng dạng có nguồn gốc từ Mã Lai, Châu Đại Dương. Rất tiếc trong phân tích AFLP không có sử dụng các giống này để so sánh kết quả.