Lê Ngọc Thạch * Dương Thái Đức

* Tác giả liên hệLê Ngọc Thạch

Abstract

The study was carried out in the key provinces of the fruit trees in the Mekong Delta in order to analyze the current training activities of farmers. Qualitative research methods were used through the KIP, PRA survey with 183 samples surveying by questionnaire as quantitative method. The results showed that farmers are organized to attract farmers to participate in the largest. Knowledge of fruit tree farmers accumulated from neighbors and family farmers, agricultural extension programs showing on TV, and attending training courses. Opportunities for farmers to interact and communicate with extension agent is very limited. Training method was remained too theoretical, not combined with practice, visiting or crop-pattern applied. The method combines lecture materials and advertising are very popular. The biggest drawback is not meet demand for specialized training and the number of farmers involved. There should be coordination of the farmers, agricultural extension club and the local political organizations for training activities, transfer and application of science, technology, training for local human resources.
Keywords: extension, farmer, fruit tree

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh trọng điểm về cây ăn trái của vùng ĐBSCL nhằm phân tích thực trạng hoạt động huấn luyện nông dân. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua điều tra KIP, PRA kết hợp với điều tra 183 mẫu bằng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Kết quả cho thấy Hội nông dân là tổ chức thu hút nông dân làm vườn tham gia đông nhất. Kiến thức làm vườn của nông dân tích lũy được từ người hàng xóm và bà con dòng họ, xem chương trình khuyến nông trên TV, và tham dự các lớp tập huấn. Cơ hội cho các nhà vườn tiếp xúc và trao đổi với CBKN còn rất hạn chế. Hình thức tập huấn còn mang nặng lý thuyết, chưa kết hợp với thực hành, tham quan hoặc xây dựng mô hình. Phương pháp thuyết giảng kết hợp phát tài liệu và quản cáo còn rất phổ biến. Hạn chế lớn nhất là chưa đáp ứng nhu cầu về chuyên đề tập huấn và số lượng tham gia của nông dân. Cần có sự phối hợp của Hội nông dân, Câu lạc bộ khuyến nông và các tổ chức chính trị địa phương đối với hoạt động tập huấn, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Từ khóa: hoạt động huấn luyện, khuyến nông, nông dân, cây ăn trái

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành trung ương, 2008, Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Bộ NN&PTNT [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], 2004, Nghiên cứu nhu cầu nông dân. Dự án VIE/98/004/b/01/99. NXB. Thống kê Hà Nội.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích số liệu nghiên cứu với SPSS. NXB. Hồng Đức.

Howitt, D. and Cramer, D., 2005, Introduction to statistics in Psychology (3rd edd.). Pearson Prentice Hall.

Neuman, W. L. 2000, Social research methods: qualitative and quantitative approaches (4th edd.), Allyn and Bacon.

Phan Thành Khôi, 2006, Hoạt động khuyến nông Việt Nam ý nghĩa chính trị - xã hội. NXB. Lý luận Chính trị.

Trung tâm Thông tin Thương mại, 2006, Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015. Agroinfo. Truy cập ngày 28-8-2010 tại website: http://www.agro.gov.vn/

Võ-Tòng Xuân, 2005, Đồng bằng sông Cửu Long cần sự phát triển toàn vùng trong Nguyễn Thế Nghĩa, Bùi Quang Huy và Lê Thế Đạt (Chủ biên), 2005, Đồng bằng sông Cửu Long: Hội nhập và phát triển. NXB. Khoa học Xã hội.